Mục lục bài viết
1. Cán bộ, công chức, viên chức có được thành lập công ty không?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Điểm b, khoản 2, điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020quy định:
Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức
Đồng thời Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định:
Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm
1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:
a) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;
d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.
5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.
Theo căn cứ trên thì cán bộ, công chức, viên chức không được phép thành lập doanh nghiệp, chỉ có thể tham gia góp vốn ở từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể là:
- Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì cán bộ, công chức, viên chức không thể tham gia góp vốn ở loại hình doanh nghệp này vì loại hình doanh nghiệp này khi tham gia đồng nghĩa với việc có tư cách thành viên mà có tư cách thành viên là có vai trò quản lý trong đó.
- Còn đối với công ty hợp danh thì cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn không được tham gia với tư cách hợp danh. Chỉ với tư cách hợp vốn thì họ mới không có khả năng quản lý doanh nghiệp.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
2. Điều kiện thành lập công ty hiện nay ?
Tư vấn thành lập doanh nghiệp mới, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Luật Minh Khuê xin trả lời như sau:
1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp quản lý nhà chung cư
Theo quy định tại điều 73, luật nhà ở về doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư phải tuân thủ các điều kiện:
1. Việc quản lý vận hành nhà chung cư phải do doanh nghiệp có năng lực chuyên môn về quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện.
Doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện việc quản lý, vận hành hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị, cung cấp các dịch vụ cho nhà chung cư, bảo trì nhà chung cư và thực hiện các công việc khác theo hợp đồng ký với Ban quản trị nhà chung cư.
2. Doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư được tổ chức để quản lý nhà chung cư ở các địa bàn khác nhau.
Trong trường hợp địa phương chưa có doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư thì Ban quản trị có thể ký hợp đồng với doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư ở địa phương khác thực hiện quản lý nhà chung cư hoặc chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện việc quản lý và cung cấp các dịch vụ cho nhà chung cư.
3. Dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được hưởng các chế độ như đối với dịch vụ công ích.
Đồng thời điều 50, nghị định 71/2010/NĐ-CP Quy định về quản lý vấn hành nhà chung cư:
1. Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu phải có Ban quản trị do các chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư bầu theo quy định tại Điều 71 của Luật Nhà ở và quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư. Chủ đầu tư có trách nhiệm chuẩn bị nội dung để thành lập Ban quản trị nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở.
2. Ban quản trị nhà chung cư có quyền và trách nhiệm theo quy định tại Điều 72 của Luật Nhà ở và quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư. Đối với nhà chung cư là nhà ở xã hội thì quyền hạn và trách nhiệm của Ban Quản trị nhà chung cư được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
3. Việc quản lý vận hành nhà chung cư do doanh nghiệp có năng lực chuyên môn về quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện.
4. Dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được hưởng các cơ chế như đối với dịch vụ công ích theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
5. Các chi phí dịch vụ khi sử dụng nhà chung cư, kể cả phí dịch vụ trông giữ xe ô tô không được cao hơn mức giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
6. Đối với nhà chung cư chỉ có một chủ sở hữu thì chủ sở hữu có trách nhiệm tổ chức quản lý vận hành nhà chung cư đó.
Bộ Xây dựng ban hành quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư để áp dụng thống nhất trong cả nước.
Theo quy định tại điều 78. nghị định 71/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về phát triển, quản lý nhà ở và thị trường bất động sản:
1. Cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực quản lý, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản của các cấp, các ngành ít nhất ba năm một lần phải tham dự lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về phát triển, quản lý nhà ở và thị trường bất động sản. Các cơ quan, đơn vị có liên quan đến lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản có trách nhiệm bố trí và tạo điều kiện để cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại Điều này.
Đối với các cá nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư (kể cả các công trình nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp) thì phải tham dự khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
2. Bộ Xây dựng quy định về kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo và phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về phát triển, quản lý nhà ở và thị trường bất động sản cho đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực quản lý, phát triển nhà ở và các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư quy định tại Điều này.
3. Kinh phí đào tạo do các cơ quan, đơn vị cử học viên tham dự khóa học thanh toán cho cơ sở đào tạo.
Theo Thông tư 14/2011/TT-BXD Bộ Xây dựng vừa ban hành, quy định về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư.Theo đó, các đối tượng phải có giấy chứng nhận đã qua đào tạo theo chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn do Bộ Xây dựng ban hành mới được tham gia quản lý vận hành chung cư.
Cũng theo Điều 2, thông tư 14/2011/TT-BXD quy định về đối tượng áp dụng:
1. Các đối tượng phải tham gia khóa đào tạo là các thành viên Ban giám đốc doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư, Tổ trưởng các tổ kỹ thuật, bảo vệ, an toàn phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, Trưởng ca vận hành nhà chung cư.
2. Khuyến khích các đối tượng là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư.
3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này được gọi chung là học viên.
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư.
2. Thủ tục đăng ký thành lập công ty
Do đây cũng là một loại hình doanh nghiệp nên trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp sẽ tuân thủ theo quy định tại nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Đăng ký ngành nghề dịch vụ vận hành và quản lý tòa nhà chung cư của website Luật Minh Khuê về mã ngành đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ vận hành và quản lý tòa nhà chung cư mà bạn muốn đăng ký thành lập. Trân trọng./.
3. Quy trình, thủ tục thành lập công ty thực hiện như thế nào ?
Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp:
2. Chuẩn bị bản sao y công chứng CMND hoặc hộ chiếu của các thành viên ( đối với loại hình công ty TNHH), các cổ đông ( đối với loại hình công ty cổ phần).
3. Lựa chọn đặt tên công ty
4. Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.
5. Xác định ngành nghề kinh doanh mà công ty dự kiến kinh doanh.
6. Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.
7. Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty.
Bước 2: Tiến hành thủ tục soạn và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới
1. Soạn thảo hồ sơ thủ tục thành lập công ty.
Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:
Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm:
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia
Bước 4: Thủ tục khắc và phát hành mẫu dấu pháp nhân
1. Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp;
2. Mua token ( Chữ ký số) khai thuế qua mạng điện tử;
Bước 5: Các bước thủ tục sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp (Tư nhân, tnhh, cổ phần...)
3. Nộp tờ khai thuế môn bài;
TT | Số ngày chậm nộp | Mức phạt |
1 | 1 đến 5 ngày | Phạt cảnh cáo |
2 | 5 đến 10 ngày | 400.000 đến 1.000.000 đ |
3 | 10 đến 20 ngày | 800.000 đến 2.000.000 đ |
4 | 20 ngày đến 30 ngày | 1.200.000 đến 3.000.000 đ |
5 | 30 ngày đến 40 ngày | 1.600.000 đến 4.000000 đ |
6 | 40 ngày đến 90 ngay | 2.000.000 đến 5.000.000 đ |
4. Nộp thuế môn bài cho năm nay.
5. Mở tài khoản ngân hàng của công ty + nộp thông báo tài khoản ngân hàng lên sở KHĐT + kích hoạt bước 1, bước 2 nộp thuế điện điện tử.
6. Khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý công ty.
7. Hoàn tất thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp;
8. Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo "hóa đơn mẫu liên 2" tại trụ sở công ty.
9. Hoàn tất các điều kiện kinh doanh khác (đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Thủ tục sổ sách kế toán khi công ty đi vào hoạt động
Kết quả nhận được sau khi hoàn tất các bước thủ tục thành lập doanh nghiệp
4. Phí dịch vụ thành lập công ty kinh doanh đa cấp trọn gói ?
Trả lời:
Có hai vấn đề bạn cần quan tâm ở đây đó chính là:
Trước hết, Điều kiện thành lập doanh nghiệp bán hàng đa cấp:
+ Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ;
+ Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa phù hợp với ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Có đủ điều kiện kinh doanh hoặc được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật trong trường hợp kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện.
+ Có Chương trình bán hàng minh bạch và không trái pháp luật.
+ Có Chương trình đào tạo người tham gia rõ ràng.
Thứ hai, về mức phí:
Phí dịch vụ trọn gói thành lập doanh nghiệp là: 3.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Năm triệu đồng)
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề mức phí thành lập công ty bán hàng đa cấp. Không bao gồm xin giấy phép kinh doanh đa cấp, Còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc, quý khách hàng có thể liên lạc trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác từ phía quý khách hàng!
5. Phân tích ưu, nhược điểm khi thành lập Công ty Cổ phần ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162
Luật sư phân tích:
Công ty Cổ phần là loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và có những đặc điểm pháp lý sau:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; giá trị cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần, mua cổ phần là hình thức chính để góp vốn vào công ty cổ phần ;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Công ty Cổ phần có thể lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau ( trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác):
- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.
Những ưu điểm và nhược điểm của Công ty Cổ phần:
Ưu điểm:
- Chế độ trách nhiệm trong Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
- Khả năng huy động vốn cao từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau thông qua hình thức phát hành cổ phiếu ra thị trường, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần. Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện cho nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
- Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần dễ dàng và linh hoạt hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác, do đó phạm vi đối tượng được pham gia góp vốn vào công ty cổ phần rất rộng, có thể bao gồm cả cán bộ, công chức.
Nhược điểm:
- Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần tương đối phức tạp do số lượng các cổ đông lớn, và hầu như việc xây dựng công ty dựa trên số vốn góp của các cổ đông mà không phải xây dựng dựa trên mối quan hệ quen biết, tin tưởng như ở loại hình Công ty Hợp danh hay Công ty TNHH, thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
- Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần phức tạp hơn các loại hình doanh nghiệp khác và việc quản lý cũng rất khó khăn do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
Trên đây là nội dung chúng tôi cung cấp trong phạm vi bài viết này. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê