Mục lục bài viết
Trả lời:
Kính chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của chúng tôi.Chúng tôi xin trả lời thắc mắc của bạn như sau:
1. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017
- Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017
2. Nội dung trả lời:
Do bạn không nêu rõ sự việc, nên trường hợp của bạn có thể giải quyết như sau:
>> Xem thêm: Chém người thế nào thì bị xử phạt hình sự ?
>> Xem thêm: Cố ý đâm, chém người khác bị phạt như thế nào ?
>> Xem thêm: Chém người khác có phải chịu hình phạt tù không?
3. Về việc xác định tỷ lệ thương tật
Việc xác định tỷ lệ thương tật để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ do cơ quan có thẩm quyền giám định tư pháp tiến hành giám định và kết luận về tỷ lệ thương tật. Bạn có thể tham khảo, đối chiếu với quy định của Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 06 năm 2014 của Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần để xác định tỷ lệ thương tật.
4. Gây thương tích cho người khác xử lý thể nào ?
Gia đình em đang xảy ra một vụ việc đang gây phiền toái và không biết phải xử lí như thế nào. Vụ việc liên quan đến một bà chị ruột trong gia đình vì lý do mâu thuẫn cá nhân gì đấy mà ganh ghét gia đình em chuyên phá đám trong làm ăn và cuộc sống. Mới đây gia đình em có trồng một đám rau muống trên một thửa ruộng mà mảnh đất đó là của em trai nhưng đã được nhà nước thu hồi lại và cũng có trả tiền bồi thường như vậy là đất của nhà nước chứ không phải của ai cả. Gia đình em cũng nghèo khổ nuôi bò nên lên trồng ké rau muống để cho bò mà bà chị Thứ 6 đã lên phá hoại tất cả mẹ em thấy thế rất tức giận, công sức mua rau rồi bơm nước trồng rau mất mấy ngày trời khổ cực mà đã bị phá như vậy thật quá đáng không thể chấp nhận được. Mẹ em có tới nói trồng lại rau chứ không là hăm dọa đánh bà ta cũng không chịu trồng lại thế là mẹ em tính đánh bằng tay cảnh cáo để khỏi phá nữa thôi. Qua hôm sau mẹ gặp bã rồi đánh bằng tay dô mặt bả mấy phát rồi bỏ đi về xong bà ấy kêu lại và lấy cây (có đinh trên cây) đập vào đầu liên hồi khiến đầu chảy máu mẹ em thấy thế tức quá lấy cây ném vào người bã và bị trúng tay chảy máu. Hiện tại đầu mẹ đang rất đau đi khám thì nói bị trúng phần mềm do đập vào đầu nhiều quá. Em biết mẹ là người đánh trước đã sai nhưng người này phòng vệ quá mức cho phép. Đây là cố tình gây thương tích. Và bây giờ bà ta còn đi kiện gia đình em về vấn đề trồng rau muống và cố ý đánh. Cho em hỏi trong tình huống này ai là người sai nhiều nhất và em nên xử lí như thế nào? Có nên kiện ngược lại vì tội phòng vệ quá đáng không ạ? Em xin cảm ơn.
Theo thông tin chị cung cấp, giữa mẹ chị và người chị thứ 6 có phát sinh tranh chấp liên quan đến việc sử dụng đất dẫn đến xô xát, các bên đều bị thương tích. Với hành vi gây thương tích này các bên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Cụ thể tại điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
“…3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;…”
Như vậy, với hành vi gây thương tích cho người khác thì các bên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, nếu mức độ thương tích đủ căn cứ để tiến hành khởi tố vụ án hình sự thì các bên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Cụ thể Điều 134 quy định như sau:
>> Xem thêm: Tổ chức nửa đêm xông vào nhà chém người phạm tội gì ?
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;…”
Trong trường hợp tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả xảy ra để cơ quan có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo các quy định nêu trên.
Đối với hành vi phòng vệ chính đáng, theo quy định của pháp luật thì phòng vệ chính đáng là hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên. Với các nội dung chị cung cấp, chưa thể xác định chắc chắn hành vi của người chị thứ 6 có phải là hành vi phòng vệ chính đáng hay không. Nếu sau khi mẹ chị đã đánh người này xong sau đó một khoảng thời gian họ mới thực hiện hành vi gây thương tích cho mẹ chị thì có căn cứ để xác định đó không phải là hành vi phòng vệ chính đáng. Khi đó, người này vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Tuy nhiên, để xác định chắc chắn hành vi vi phạm của các bên cũng như các vấn đề liên quan đến xử lý đối với trường hợp này vẫn cần có kết luận điều tra từ phía cơ quan có thẩm quyền. Gia đình chị có thể liên hệ với cơ quan công an để trình báo hành vi này làm căn cứ để cơ quan công an tiếp nhận giải quyết.
Đối với hành vi sử dụng đất để trồng rau của gia đình chị, theo thông tin chị cung cấp, phần diện tích đất này đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hiện tại không còn thuộc quyền sử dụng của anh trai chị do đó nếu gia đình chị muốn sử dụng phần diện tích đất này phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Nếu gia đình chị tự ý sử dụng không xin phép thì đây được xác định là hành vi vi phạm, có căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xử phạt gia đình chị về hành vi lấn chiếm đất. Mức phạt căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
>> Xem thêm: Xông vào nhà dân để chém người thì bị truy tố về tội gì?
5. Hành hung không cố ý nhưng gây thương tích nghiêm trọng
Trường hợp của bạn nếu tỉ lệ thương tích dưới 11%, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì về hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 5 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
"3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác".
Trường hợp của bạn nếu tỉ lệ thương tích lớn hơn 11%, thì bán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có yêu cầu của người bị hại căn cứ theo khoản 1, Điều 104 Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cụ thể là:
"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
I) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Và căn cứ tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về khởi tố cụ án hình sự theo yêu cầu người bị hại, như sau:
"1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức".
Như vậy, tùy theo tỉ lệ thương tật và người bị hại có yêu cầu khởi tố để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp này.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi.
Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT - CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ
>> Xem thêm: Dùng rựa chém người, nên xử lý thế nào ?