1. Quy định pháp luật Việt Nam về thương hiệu, nhãn hiệu 

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó

 Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam

 

2. Chi phí đăng ký Thương hiệu Độc quyền?

Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (sau đây gọi là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ

Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.

Văn bằng bảo hộ gồm Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ:

  • Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
  • Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
  • Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

- Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:

+ Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

+ Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

+ Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

- Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp

Mức phí phải nộp cho cơ quan nhà nước

Căn cứ theo quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp được ban hành kèm Thông tư 263/2016/TT-BTC thì mức phí đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu như sau:

Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ

Phí công bố đơn: 120.000VNĐ

Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ

Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ

Như vậy có thể hiểu:

- Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ: Trong trường hợp này, mỗi dịch vụ, hàng hoá chỉ bao gồm 06 sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trở xuống và bao gồm các loại chi phí: Phí nộp đơn; phí thẩm định nội dung, phí tra cứu thẩm định nhãn hiệu, lệ phí cấp giấy chứng nhận, đăng bạ và công bố nhãn hiệu.

Tổng mức phí nộp cho cơ quan Nhà nước trong trường hợp này là 01 triệu đồng.

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ: Trường hợp này áp dụng với việc đăng ký cho nhóm sản phẩm, dịch vụ từ sản phẩm hoặc dịch vụ từ thứ 07 trở đi gồm các mức phí: 1 triệu đồng cho 06 sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.

Bắt đầu từ sản phẩm/dịch vụ thứ 07 trở lên thì cộng thêm 50.000 đồng/sản phẩm hoặc dịch vụ (20.000 đồng cho phí phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ với nhãn hiệu và 30.000 đồng cho phí tra cứu thông tin để phục vụ thẩm định, giải quyết khiếu nại

 

3. Thủ tục Đăng ký Thương hiệu Độc Quyền

Bước 1: Tra cứu thương hiệu

Triển khai việc tra cứu, xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu mà Khách hàng dự định muốn đăng ký bằng việc tra cứu, đối chiếu nhãn hiệu đó trên nguồn thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ.

Triển khai tra cứu chuyên sâu, xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu mà Khách hàng dự định muốn đăng ký bằng việc tra cứu chuyên sâu, tra cứu và tham vấn ý kiến của những chuyên gia thẩm định nhãn hiệu cấp cao của văn phòng để đưa ra các khuyến nghị về khả năng đăng ký của nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ

+ Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản);

+ Mẫu nhãn hiệu (5 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai);

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản);

+ Giấy ủy quyền nộp đơn, nếu có (01 bản);

+ Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);

+ Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

+ Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra; dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng; huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản)

Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký 

Giai đoạn 1 được gọi là giai đoạn chấp nhận hình thức. Trong giai đoạn này, khi khách hàng (chủ đơn) nộp đơn, thời hạn để thẩm định hình thức của đơn là một tháng kể từ ngày nộp. Nếu đơn đăng ký đáp ứng được các yêu cầu về hình thức, chủ đơn sẽ nhận được Quyết định chấp nhận hình thức của đơn đã nộp 

Giai đoạn 2 được gọi là giai đoạn đăng công bố đơn. Sau khi chủ đơn đã nhận được Quyết định chấp nhận hình thức của đơn, thời hạn để công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là hai tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ đó. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời gian đó

Giai đoạn 3: Giai đoạn thẩm định nội dung. Khi Đơn đăng ký của Chủ đơn (Khách hàng) được công bố trên Công báo của Cục Sở hữu Trí tuệ thì khoảng thời gian để thẩm định nội dung của Đơn đăng ký là không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Giai đoạn 4 : Giai đoạn cấp văn bằng. Kết thúc quá trình thẩm định, cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho chủ đơn, đại diện của Chủ đơn về việc đơn đơn được cấp văn bằng, thể hiện thông qua Thông báo cấp văn bằng kèm theo số tiền phí và lệ phí cấp văn bằng cho phạm vi đăng ký mà chủ đơn đã nộp. Đăng ký thương hiệu logo, nhãn hiệu độc quyền nhanh nhất 

Công ty Luật Minh Khuê mong muốn gửi đến quý khách hàng những thông tin tư vấn hữu ích. Nếu quý khách hàng đang gặp phải bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, hãy liên hệ với Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.6162. Hoặc quý khách hàng gửi yêu cầu chi tiết qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!