NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚCVIỆT NAM -------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CT-NHNN | Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ CÁCGIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TRONGNHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2013
Thực hiện chỉ đạocủa Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/01/2013 vềnhững giải pháp điều hành thực hiện kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nướcnăm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/01/2013 vềmột số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sảnxuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, hệ thống ngân hàng đã vàđang thực hiện quyết liệt các giải pháp điều hành chínhsách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗtrợ thị trường và góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Việc điều hànhchính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 đã đạtđược những kết quả khả quan, lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp, thanhkhoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, lãi suất cho vay giảm mạnh, tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, thị trường vàng đượckiểm soát và dần ổn định, quá trình tái cơ cấu ngân hàngvà xử lý nợ xấu tiếp tục được triển khai. Tuy nhiên, điều hành chính sách tiềntệ và hoạt động ngân hàng trong thời gian tới vẫn còn những khó khăn, tháchthức cần được tiếp tục quan tâm xử lý, như: Tín dụng đãtăng trở lại nhưng còn ở mức thấp so với chỉ tiêu địnhhướng năm 2013; sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp do hoạt động sản xuấtkinh doanh vẫn gặp khó khăn; việc triển khai cho vay hỗtrợ nhà ở còn vướng mắc; tỷ giá có thời điểm biến động; nợxấu cao ảnh hưởng đến khả năng luân chuyển vốn trong nền kinhtế và giảm hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng.Để tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệvà hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu:
1. Hệ thống ngân hàng tiếp tụctriển khai và tổ chức thực hiện quyếtliệt, đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạtđộng ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ tại Nghị quyết số 01/N Q-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP các Nghị quyết họp phiên thường kỳ của Chính phủ, Chỉ thịsố 09/CT-TTg ngày 24/5/2013, chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Namtại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013 và các văn bản có liên quan.
2. Đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi chung là tổchức tín dụng):
2.1. Thực hiện đồng bộ và cóhiệu quả các giải pháp huy động vốn, chủ động cân đối giữanguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảothanh khoản, đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng đối với nền kinh tế, các nhu cầuthanh toán trong những tháng cuối năm 2013.
2.2. Thực hiện các giải phápmở rộng tín dụng có hiệu quả để đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ởmức 12% theo định hướng đề ra từ đầu năm nhằm tháo gỡ khókhăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường và góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ớ mức hợp lý; tăng cường kiểm soát chất lượngtín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo antoàn hệ thống:
- Thực hiện việc kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu thông báo của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam; tiếp tục chú trọng cho vay đối với các lĩnh vực nôngnghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanhnghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo chủ trương củaChính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Triển khaiquyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa tổchức tín dụng với khách hàng như: Cơ cấu lạithời hạn trả nợ; xem xét cơ cấu lại các khoản vay trên cơsở đánh giá các biện pháp khắc phục khó khăn trong hoạtđộng sản xuất-kinh doanh nhằm đảm bảo thời hạn cho vay phùhợp với chu kỳ sản xuất-kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng vay, nhưngkhông nhằm mục đích che giấu nợ xấu của tổ chức tín dụng, che giấu thực trạng hoạt động sản xuất-kinh doanh vàtình hình tài chính không lành mạnh của khách hàng vay; xem xét miễn, giảm lãivốn vay trên cơ sở khả năng tài chính của tổ chức tín dụng; ưu tiên thu nợ gốctrước, thu nợ lãi sau đối với các khoản nợ đến hạn mà khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ vốn vay; xem xét cho vay mới đối với các nhu cầuvốn vay có hiệu quả, tiếp tục cho vay đối với các hộ nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi nếu khách hàng đảm bảo khâu tiêu thụ và có khả năng trảnợ; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê.
- Tiếp tục tổ chức khảo sát nhu cầutín dụng để xây dựng các giải pháp, phương án tăng trưởng tín dụng cụ thể chotừng địa bàn, những ngành và lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.
- Các ngân hàng thương mại nhà nướctổ chức triển khai kịp thời và có hiệu quả về việc cho vaynhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam và Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15/5/2013 của Bộ Xâydựng. Chú trọng công tác hướng dẫn, giải thích chính sách để người dân hiểu đầy đủ và thực hiện đúng quy định;tổng hợp, phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc phátsinh gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Vụ Tín dụng) đểxem xét, xử lý.
- Tổ chức, triểnkhai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướngChính phủ, như: Chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôntheo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ;chính sách cho vay đối với chăn nuôi, cá tra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tạicông văn số 1149/TTg-KTN ngày 08/8/2012; chính sách hỗtrợnhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủysản theo quy định tại Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 và Quyết địnhsố 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ; cho vay thu mua, tạmtrữ lương thực, cà phê...
- Tăng cường công tác thẩm định, giám sát vốn vay để đảm bảo vốn vay được sửdụng đúng mục đích ghi trong hợp đồng tíndụng; kiểm tra, kiểm toán nội bộ về chất lượng tín dụng, kịp thời phát hiệnkhách hàng có biểu hiện khó khăn trả nợ để có biện pháp xửlý phù hợp.
- Trong quá trình thực hiện, nếu phátsinh vướng mắc thì tổ chức tín dụng báo cáo Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam để xem xét xử lý.
2.3. Trên cơ sở định hướngđiều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, xem xét ấn định lãi suấthuy động theo kỳ hạn hợp lý để ổn định mặt bằng lãi suấtthị trường và cải thiện cơ cấu nguồn vốn; thực hiện nghiêm túc quy định lãisuất tiền gửi tối đa, tiết kiệm chi phí để áp dụng lãisuất cho vay mới ở mức hợp lý; thực hiện đánh giá, rà soát dư nợ các khoản chovay cũ, trên cơ sở khả năng tài chính, xem xét tiếp tụcđiều chỉnh giảm lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn đốivới các doanh nghiệp và hộ dân.
2.4. Chấp hành nghiêm túc cácquy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định khác của pháp luật vềmua bán ngoại tệ, niêm yết tỷ giá, quản lý ngoại hối đểổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá; thực hiện đúng các quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định khác của pháp luật về quảnlý hoạt động kinh doanh vàng, về chấm dứt huy động, cho vay vốn bằng vàng, tấttoán số dư huy động vốn bằng vàng; xây dựng, triển khai lộtrình tất toán số dư cho vay vốn bằngvàng; thực hiện giữ hộ vàng theo đúng quy định, niêm yết công khai phí dịch vụquản lý, bảo quản, giữ hộ vàng; phảiđảm bảo đủ điều kiện, cơ sở vật chất khi thực hiện nghiệpvụ quản lý, bảo quản, giữ hộ vàng; không trả lãi, lợi tức, phí và các hình thứckhác cho khách hàng; hạch toán đúng tính chất tài khoản giữ hộ vàng theo quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và không sử dụng vàng giữ hộ để cầm cố, thế chấp và ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay tại tổchức tín dụng khác.
2.5. Chủ độngthực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng theo Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chứctín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủtướng Chính phủ, trong đó tăng cường việc phân loại nợ, trích lập và xử lý nợxấu bằng nguồn dự phòng rủi ro theoquy định của pháp luật; thực hiện đánh giá, xác định các khoản nợ xấu đủ điềukiện để bán cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chứctín dụng Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.6. Tiếp tục triển khai đồngbộ, khẩn trương các giải pháp cơ cấu lại theo phương ánphù hợp với Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật, trongđó tập trung triển khai các nội dung, giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng trong năm 2013 theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhànước Việt Nam.
2.7. Cung cấp đủ, kịp thời,chính xác các thông tin hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật và yêucầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắccho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương.
2.8. Chủ động cung cấp thôngtin cho báo chí về việc thực thi các giải pháp về tiền tệ,tín dụng và kết quả thực hiện để tạo sự đồng thuận, ủng hộcủa dư luận đối với hoạt động của ngành ngân hàng. Tích cực phối hợp chặt chẽvới Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong triển khai công tác truyềnthông của toàn ngành Ngân hàng. Tăng cường thông tin, tuyên truyền về sản phẩm,dịch vụ ngân hàng để người dân hiểuvà dễ dàng tiếp cận, nhất là các chương trình, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
3. Đối với các đơn vị thuộcNgân hàng Nhà nước Việt Nam:
3.1. Các đơn vị tại trụ sởchính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham mưu cho Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam và chủ động triển khai các giảipháp theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, trong đó tập trung vào các trọngtâm sau:
a) Bám sát diễn biến kinh tếvĩ mô, tiền tệ để chủ động điều hành linh hoạt tiền cungứng và các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trườngtiền tệ, đảm bảo thanh khoản và hỗ trợ nguồn vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế;điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt làdiễn biến lạm phát nhằm kiểm soát và điều tiết lãi suất thịtrường ở mức hợp lý, góp phần ổn định thị trường tiền tệvà hỗ trợ tăng trưởng tín dụng.
b) Theo dõi sát tình hình hoạtđộng tín dụng của tổ chức tín dụng, kịp thời xử lý các khókhăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho hệ thống tổ chức tín dụng đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng 12% theo định hướng đề ra từ đầu năm để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường và gópphần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý:
- Xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăngtrưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng có khả năngmở rộng tín dụng trên cơ sở nguồn vốn lành mạnh, vững chắc, trong đó tập trungvào các lĩnh vực ưu tiên, đảm bảo chất lượng tín dụng.
- Xem xét chấp thuận đề nghị của cáctổ chức tín dụng cho vay vốn bằngngoại tệ đối với nhu cầu vốn thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyếnkhích phát triển sản xuất - kinh doanh theo chủ trương củaChính phủ.
- Tích cực phối hợp với các Bộ, ngànhliên quan trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế đối với hoạtđộng tín dụng: Xây dựng Thông tư hướng dẫn về thủ tục thế chấp nhà ở hình thànhtrong tương lai; Xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn về xử lý tài sản bảođảm, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứngvà hợp đồng giao dịch bảo đảm...
- Tổ chức triển khai có hiệu quả cơchế cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP Thông tư số11/2013/TT-NHNN và Thông tư số 07/2013/TT-BXD: Cho vay tái cấp vốn đối với cácngân hàng thương mại nhà nước với thời hạn và khối lượng hợp lý, phù hợp vớitiến độ giải ngân các khoản cho vay mua nhà ở; theo dõi sát tình hình thực hiệncho vay mua nhà ở để phối hợp với Bộ Xây dựng xử lý kịp thời các vướng mắctrong quá trình tổ chức thực hiện.
- Tiếp tục theo dõi và xử lý kịp thờicác khó khăn, vướng mắc của các tổ chức tín dụng trong quátrình tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo củaChính phủ và Thủ tướng Chính phủ, như: Chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; chính sách cho vay đối với chăn nuôi cá tra; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; cho vay thu mua, tạmtrữ lương thực, cà phê...; xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh đểtạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụngcó hiệu quả đối với các ngành, lĩnh vực này.
c) Tổ chứctriển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp xử lý nợxấu theo Đề án xử lý nợ xấu của hệthống các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số843/QĐ-TTg ; khẩn trương hoàn thành xây dựng các văn bảnhướng dẫn tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động củaCông ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Namvà sớm đưa công ty đi vào hoạt động nhằm đẩy nhanh việc xửlý nợ xấu, khơi thông dòng vốn cho các tổ chức tín dụng.
d) Điều hành tỷ giá linh hoạt, đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam; thực hiệncác biện pháp đồng bộ để cải thiện cán cân thanh toán quốctế, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước và ổn định thị trường ngoại hối. Thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việcchấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chấm dứt huy động vàcho vay vốn bằng vàng; tất toán số dư huy động vốn bằng vàng; triển khai lộ trình tất toán số dư cho vay vốn bằng vàng và hoạt động giữhộ vàng của các tổ chức tín dụng; kiên quyết xử lý nghiêmcác tổ chức tín dụng không chấp hành đúng các quy định củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam.
đ) Tổchức triển khai quyết liệt và có hiệu quả kế hoạch thanh tra năm2013 nhằm góp phần hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu các tổ chứctín dụng và bảo đảm an toàn của hệ thống các tổ chức tíndụng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường tiền tệ,hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh vàng; kiểmsoát chặt chẽ chất lượng hoạt động và tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng nhằm phát hiện kịp thời những rủiro, vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạmtheo quy định của pháp luật.
e) Tổ chứctriển khai quyết liệt, đồng bộ kế hoạch cơ cấu lại các tổchức tín dụng năm 2013, đồng thời giám sát chặt chẽ các tổ chứctín dụng yếu kém, xây dựng và triển khai thực hiện cácphương án tái cơ cấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;tích cực triển khai việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ vàhoạt động ngân hàng nhằm hỗ trợ cho quá trình tái cấu trúc hệ thống các tổchức tín dụng, tạo lập khuôn khổ pháp lý chocác tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, lành mạnh.
g) Tiếptục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyêntruyền các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm định hướngdư luận và củng cố niềm tin của thị trường.
3.2. Ngân hàng Nhà nước chinhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiệm vụ và các giải pháp:
a) Chủ động nghiên cứu, đônđốc và hướng dẫn các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp vềtiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng nhằm góp phần thực hiện có hiệu quảtheo mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường theo chỉ đạo củaChính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
b) Tổng hợp, theo dõi việcthực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng của chi nhánh (sở giao dịch) tổ chức tín dụng trên địa bàn trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng củaHội sở chính tổ chức tín dụng giao cho chi nhánh (sở giaodịch). Trường hợp nhu cầu tăng trưởngtín dụng của địa phương và khả năng mở rộng tín dụng của chi nhánh (sở giaodịch) tổ chức tín dụng vượt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụngdo Hội sở chính tổ chức tín dụng giao, thì yêu cầu chinhánh tổ chức tín dụng báo cáo Hội sở chính để xem xét xửlý.
c) Chủ trì tổ chức làm việc với tổ chức tín dụng và doanh nghiệp trên địa bàn đểgiải quyết các khó khăn, vướng mắc và biện phápxử lý thích hợp trong quan hệ tín dụng. Chủ động xử lý theo thẩm quyền các vướngmắc, kiến nghị của tổ chức tín dụng và khách hàng. Chủ động, tích cực tham mưuvới cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan địa phươngvà đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các vấn đề liên quan nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trongquan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, nhưvấn đề hoàn thiện thủ tục pháp lý về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,nghiệm thu và thanh toán các công trình đã hoàn thành, hỗ trợ xử lý tài sản bảođảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, thủ tục công chứng...
d) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụngtrên địa bàn trong việc chấp hành quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vềtiền tệ, tỷ giá, ngoại hối, vàng, lãi suất, thu phí, tín dụng, phòng chống rửatiền... Xử lý theo thẩm quyền đối với các vi phạm của các tổ chức tín dụng trênđịa bàn.
đ) Thammưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chứctriển khai, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các giải pháp cơcấu lại các tổ chức tín dụng trên địa bàn như tham gia phương án cơ cấu lại cáctổ chức tín dụng yếu kém và thực hiện giám sát việc triển khai phương án cơ cấulại; chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện cơ cấu lại các Quỹ tín dụng nhân dân.
e) Chủ độngtuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, chủ trươngchỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đểdoanh nghiệp và người dân hiểu, thực hiện đúng các quyđịnh của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời thường xuyênbáo cáo tình hình thực hiện trên địa bàn về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tiếptục tăng cường công tác Quốc hội trên địa bàn, tích cực tham gia tiếp xúc cửtri và giải trình kịp thời những vấn đề Đại biểu Quốc hộivà cử tri trên địa bàn quan tâm về các giải pháp chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
4. Tổ chức thực hiện:
4.1. Chỉ thị này có hiệu lực kểtừ ngày ký.
4.2. Chánh Văn phòng, Vụtrưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổnggiám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện Chỉthị này./.
Nơi nhận: | THỐNG ĐỐC |