Mục lục bài viết
1. Công đoàn cơ sở là gì ?
Công đoàn cơ sở là tổ chức cấp cơ sở của công đoàn được thành lập tại đơn vị sử dụng lao động có từ 5 công đoàn viên trở lên tự nguyện tham gia, gia nhập, được công đoàn cấp trên quyết định công nhận.
Công đoàn cơ sở có tư cách pháp nhân. Pháp luật lao động Việt Nam thừa nhận công đoàn cơ SỞ (hoặc công đoàn lâm thời) là đại diện chính thức của tập thể người lao động, thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động, tập thể lao động trong đơn vị. Công đoàn cơ sở có quyền thương lượng kí kết thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động, tham gia với người sử dụng lao động để đảm bảo việc làm, tiền lương cho người lao động, tham gia giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức và lãnh đạo đình công...
Sau khi được thông báo chính thức về việc thành lập công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động phải thừa nhận, phải cộng tác và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện chức năng của mình. Người sử dụng lao động không được phân biệt đối xử và can thiệp vào các hoạt động nội bộ của tổ chức công đoàn cơ sở.
2. Luật công đoàn là gì ? Tìm hiểu về Luật Công Đoàn
Luật công đoàn năm 1990 được Quốc hội Khoá VIII thông qua ngày 30.6.1990. Luật này quy định chức năng, quyền và trách nhiệm của Công đoàn, gồm 19 điều, chia làm 4 chương: Chương l - Những quy định chung (Điều 1 đến Điều 3); Chương II - Quyền và trách nhiệm của Công đoàn (Điều 4 đến Điều 13); Chương III - Những bảo đảm hoạt động công đoàn (Điều 14 đến Điều 17); Chương IV - Điều khoản cuối cùng (Điều 18 đến Điều 19).
Đạo luật về Công đoàn đầu tiên được ban hành bởi Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vào ngày 05.11.1957. Luật công đoàn năm 1990 là đạo luật thứ 2 về công đoàn trong lịch sử lập pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là đạo luật của thời kì đổi mới, thời kì phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế mới này, người lao động không chỉ làm việc cho khu vực quốc doanh hoặc hợp tác xã như trước đây mà còn làm việc cho cả những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân hoặc doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Với bối cảnh đặc thù như vậy, Luật công đoàn năm 1957 trở nên không còn phù hợp và cần được thay thế bởi Luật công đoàn mới.
Luật công đoàn năm 1990 tiếp tục khẳng định bản chất, vai trò và vị trí của các tổ chức công đoàn: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sẵn Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học xã hội chủ nghĩa của người lao động'.
Luật công đoàn năm 1990 công nhận quyền được thành lập và tham gia hoạt động công đoàn của người lao động Việt Nam bất kể người đó tham gia lao động tại đơn vị sử dụng lao động của Nhà nước hay ngoài nhà nước. Luật cũng quy định rõ cấm mọi hành vi cản trở, vi phạm nguyên tắc tự nguyện tham gia tổ chức và hoạt động công đoàn; phân biệt đối quan, đơn vị, theo đó công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia với Nhà nước xây dựng và thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chính sách, cơ chế quản lí kinh tế, chủ trương, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.
Luật công đoàn năm 1990 cũng quy định rõ công đoàn có quyền tham gia xây dựng các chính sách xã hội, có trách nhiệm cùng cơ quan, đơn vị và tổ chức hữu quan chăm lo đời sống văn hoá, hoạt động thể dục, thể thao, tổ chức nghỉ ngơi, du lịch cho người lao động.
Công đoàn đại diện cho người lao động kí thoả ước lao động tập thể với các đơn vị sử dụng lao động và giám sát việc kí kết và thực hiện hợp đồng lao động. Trong phạm vi chức năng của mình, công đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hợp đồng lao động, tuyển dụng, cho thôi việc, tiền lương, tiền thưởng, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội và các chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động (Điều 9).
Một số quy định trong Luật công đoàn đã được bổ sung bằng các quy định trong Bộ luật lao động năm 1994 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002).
3. Công đoàn ngành là gì ? Tìm hiểu khái niệm công đoàn ngành
Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, hoạt động của công đoàn ngành rất đa dạng và hiệu quả. Tại Việt Nam, công đoàn ngành chưa phát triển đều khắp, mới được thành lập ở một số ngành.
Về tổ chức, công đoàn ngành gồm có công đoàn ngành trung ương và công đoàn ngành địa phương nhưng hoạt động tập trung chủ yếu ở cấp ngành trung ương để chỉ đạo công đoàn cơ quan bộ, ban Đảng, đoàn thể trung ương, công đoàn tổng công ti và công đoàn cơ sở của các đơn vị thuộc bộ. Các quyền của công đoàn ngành chủ yếu là phối hợp với các bộ, ngành về các vấn để liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động trong ngành, thương lượng và kí kết thoả ước lao động tập thể ngành...
4. Công đoàn là gì ? Khái niệm công đoàn được hiểu như thế nào ?
Công đoàn được thành lập, hoạt động theo Điêu lệ công đoàn Việt Nam, có các quyền và nghĩa Tỷ được quy định trong Hiến pháp, Luật công đoàn, B6 luật lao động và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Khi thành lập, mỗi tổ chức công đoàn thông báo cho cơ quan chính quyền, tổ chức hữu quan để xây dựng quan hệ công tác. Theo pháp luật hiện hành, công đoàn có các quyền và trách nhiệm sau: 1) Tham gia xây dựng nội quy, quy chế lao động trong các đơn vị sử dụng lao động; 2) Tham gia kí kết thoả ước tập thể; 3) Tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất; 4) Tham gia quản lí và phân phối quỹ phúc lợi; 5) Thảo luận về những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực lao động; 6) Quyền tham gia vào việc xử lí kỉ luật lao động; 7) Quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động; 8) Quyền đệ đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; 9) Quyền kiện tụng; 10) Quyền tham gia giải quyết các khiếu nại, tố cáo và giải quyết các tranh chấp lao động; 11) Quyền tổ chức đối thoại giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động và tổ chức đình công.
5. Tư vấn quy định định của pháp luật về phí công đoàn ?
1. Công ty mình hiện giờ có 20 nhân sự và vẫn đóng đầy đủ tiền công đoàn phí. Tuy nhiên công ty mình lại chưa tham gia công đoàn cấp trên.
2. Quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp cũng như NLĐ khi tham gia công đoàn cấp trên? 3. Một số điều luật cơ bản về Công đoàn.
Mình xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: T.V
>> Luật sư tư vấn luật lao động gọi: 1900.6162
Trả lời:
Hiện nay theo quy định của Bộ luật lao động 2019 và Luật công đoàn 2012 , điều lệ công đoàn Việt Nam thì không có quy định nào ghi nhận công doàn cấp cơ sở phải tham gia công đoàn cấp trên, tuy nhiên, trong Điều lệ công đoàn Việt Nam năm 2013 có quy định về trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cấp cơ sở :
"1. Người lao động thành lập Công đoàn cơ sở:
a. Người lao động tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và được Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ.
Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ đề nghị với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về hướng dẫn việc tuyên truyền, vận động, thu nhận đơn gia nhập Công đoàn của người lao động và chuẩn bị việc tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.
b. Khi có đủ số lượng người lao động tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn theo quy định tại khoản 1, Điều 16, Điều lệ này thì Ban vận động tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
c. Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ công bố danh sách người lao động xin gia nhập Công đoàn; tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở; bầu Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
d. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ra quyết định công nhận đoàn viên và Công đoàn cơ sở.
đ. Hoạt động của Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở chỉ hợp pháp sau khi có quyết định công nhận của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở".
Điều 171. Công đoàn cơ sở thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam
1. Công đoàn cơ sở thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
2. Việc thành lập, giải thể, tổ chức và hoạt động của Công đoàn cơ sở được thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn.
Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định".
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động - Công ty luật Minh Khuê