BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3079/BTP-KHTC
V/v hướng dẫn quy trình lập kế hoạch hàng năm của Bộ Tư pháp theo lĩnh vực chuyên môn

Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2014

Kính gửi: Thủ trưởng các đơn vị thuộcBộ

Ngày 22/01/2014, Bộ đã ban hành Công văn số 236/BTP-KHTC về việc hướng dẫn quy trình xây dựng một số loại kế hoạch của BộTư pháp.

Qua theo dõi, đánh giá bước đầu việc thực hiện Côngvăn hướng dẫn số 236/BTP-KHTC nêu trên cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được,vẫn còn một số đơn vị chưa thống nhất trong cách thức tổ chức xây dựng kế hoạch,đặc biệt là việc xây dựng kế hoạch công tác hàng năm của Bộ (hoặc ngành) Tư pháptheo lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp được quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều 1 Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp ban hành kèmtheo Quyết định số 1165/QĐ-BTP ngày 21/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Để bảo đảm thống nhất và nhằm góp phần nâng cao hơn nữachất lượng của các kế hoạch, Bộ Tư pháp tiếp tục hướng dẫn quy trình lập kế hoạchhàng năm của Bộ theo lĩnh vực chuyên môn như sau:

1. Đơn vị có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng trongviệc quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn có trách nhiệm xây dựng, trìnhLãnh đạo Bộ ban hành kế hoạch hàng năm của Bộ theo lĩnh vực chuyên môn đượcgiao phụ trách trong trường hợp lĩnh vực đó có các nhiệm vụ liên quan đến tráchnhiệm chủ trì phối hợp của nhiều đơn vịthuộc Bộ;

2. Hàng năm, căn cứ nhu cầu quản lý, chỉ đạo, điềuhành, đơn vị có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng trong việc quản lý nhà nước vềlĩnh vực chuyên môn có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộphụ trách để xây dựng một trong các hình thức kế hoạch sau: Kế hoạch hàng năm của Bộ Tư pháp để triển khaithực hiện 01 văn bản, đề án hoặc Kế hoạch hàng năm của Bộ Tư pháp trong một hoặcmột số lĩnh vực chuyên môn.

3. Để giảm bớt việc Bộ phải ban hành quá nhiều kế hoạchtheo lĩnh vực chuyên môn trong một năm, đối với trường hợp, trong một lĩnh vựcchuyên môn có nhiều văn bản, đề án được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt;nội dung liên quan đến trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị được giao phụtrách lĩnh vực chuyên môn đó chỉ xây dựng, trình Bộ ban hành 01 kế hoạch chunghàng năm của Bộ về một hoặc một số lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi trách nhiệm.

4. Trường hợp lĩnh vực chuyên môn mà đơn vị được giaophụ trách chỉ có các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm chủ trì của đơn vị mình thì đơn vị chủ động lồng ghép cácnhiệm vụ được giao vào kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị để trình Lãnh đạoBộ phê duyệt.

5. Trường hợp xây dựng Kếhoạchhàng năm của Bộ Tư pháp để triển khai thực hiện 01 văn bản, đề ánthì đơn vị áp dụng Quy trình xây dựng kế hoạch theo hướng dẫn tại Phụ lục IIban hành kèm theo Công văn số 236/BTP-KHTC ngày 22/01/2014 của Bộ Tư pháp.

6. Trường hợp xây dựng Kế hoạch hàng năm của Bộ Tưpháp trong một hoặc một số lĩnh vực chuyên môn thì đơn vị áp dụng Quy trình xâydựng kế hoạch theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Công văn này.

Đề nghị Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục tổ chứcnghiên cứu, vận dụng các quy trình xây dựng kế hoạch nêu trên trong việc tổ chứcxây dựng các kế hoạch được giao.

Quá trình áp dụng các Quy trình này, nếu có vấn đề vướngmắc, đề nghị các đơn vị gửi kiến nghị, phản ánh về Bộ (Vụ Kế hoạch - Tài chính)để được giải đáp, hướng dẫn hoặc tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, cho ýkiến chỉ đạo.

Nơi nhận:
-Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, KHTC.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH




Nguyễn Đình Tạp

PHỤ LỤC

QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH HÀNGNĂM CỦA BỘ TƯ PHÁP TRONG MỘT HOẶC MỘT SỐ LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN
(Ban hành theo Công văn số: 3079/BTP-KHTC ngày 11/07/2014của Bộ Tư pháp)

I. QUY TRÌNH

II. MÔ TẢ QUY TRÌNH

Bước 1: Xây dựng dự thảo kế hoạch

1.1. Đơn vị thuộc Bộ có chức năng tham mưu giúp Bộtrưởng về quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên môn (Đơn vị chủ trì xây dựng Dựthảo kế hoạch) có trách nhiệm phân côngcho Phòng chuyên môn hoặc nhóm chuyên viên chịu trách nhiệm xây dựng Dự thảo kếhoạch.

1.2. Phòng chuyên môn hoặc nhóm chuyên viên chịutrách nhiệm xây dựng kế hoạch có trách nhiệm:

Rà soát các nội dung nhiệm vụ đã được đề ra trong nhữngvăn bản đề án được cấp có thẩm quyền banhành hoặc phê duyệt, cần được triển khai hoặc tiếp tục triển khai thực hiện trongnăm kế hoạch;

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan để thống nhất về những nội dung nhiệmvụ; cách thức, tiến độ triển khai thực hiện nhiệm vụ; dự kiến về các nguồn lựcbảo đảm thực hiện nhiệm vụ.

Tổng hợp các ý kiến tham gia, đề xuất, xây dựngDự thảo I Kế hoạch năm của Bộ Tư pháptrong một hoặc một số lĩnh vực chuyên môn.

Bước 2: Lấy ý kiến góp ý Dự thảo kếhoạch

2.1. Đơn vị chủ trì xây dựng công văn đề nghị các cơquan, đơn vị tổ chức, cá nhân liên quan góp ý đối với Dự thảo I Kế hoạch.

Trường hợp đơn vị chủ trì tổ chức họp để lấy ý kiến tham gia góp ý đối với Dự thảo kế hoạch thì cần gửi Giấy mời họp cho các cơquan, đơn vị tổ chức cá nhân trước khi tổ chức cuộc họp.

Việc lấy ý kiến bằng văn bản của Vụ Kế hoạch - Tàichính, Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, VụCác vấn đề chung về xây dựng pháp luật về Dự thảo I Kế hoạch là thủ tục bắt buộc.

2.2. Các đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm nghiêncứu, cho ý kiến đối với Dự thảo I Kế hoạch.Việc góp ý thông qua các hình thức: trực tiếp gửi công văn góp ý hoặc gửi qua hệthống văn thư; gửi công văn góp ý qua hộp thư điện tử của Bộ hoặc góp ý trực tiếptại cuộc họp.

Trong trường hợpgóp ý bằng văn bản, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm gửi công văn góp ýtrong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn đề nghị tham giaý kiến của đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch.

2.3. Đơn vị chủ trì soạn thảo kế hoạch tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu hoặc giải trình đối với các ý kiến góp ý. Kết quả tiếp thu, giảitrình được lập thành Bản tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý trongđó ghi đầy đủ những nội dung tiếp thu hoặc không tiếp thu và nêu rõ lý do; chỉnhlý, hoàn thiện Dự thảo I thành Dự thảo II Kế hoạch.

Bước 3: Báo cáo xin ý kiến chỉ đạo củaLãnh đạo Bộ về dự thảo kế hoạch

3.1. Đơn vị chủ trì báo cáo bằng văn bản hoặc trực tiếpbáo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực, đơn vị về dự thảokế hoạch.

3.2. Lãnh đạo Bộ cho ý kiến chỉ đạo trực tiếp hoặc bằngvăn bản đối với Dự thảo II Kế hoạch trong thời gian từ 1 đến 5 ngày làm việc.

3.3. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, trongthời gian từ 1 đến 3 ngày làm việc, đơn vị chủ trì soạn thảo chỉnh lý, hoàn thiệnDự thảo II thành Dự thảo III Kế hoạch; chuẩn bị hồ sơ Dự thảo III Kế hoạch đểphục vụ cho bước thẩm tra tiếp theo.

Trong trường hợpđơn vị chủ trì đã báo cáo, xin ý kiến chỉđạo của Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực về những nội dung chủ yếu liên quan đếnviệc xây dựng Dự thảo Kế hoạch như về mụctiêu, định hướng, nội dung và giải pháp chủ yếu... trước khi tiến hành trình tự1 của Bước 1 thì có thể bỏ qua Bước này.

Bước 4: Thẩm tra dự thảo kế hoạch

a) Đơn vị chủ trì gửi hồ sơ Dự thảo III Kế hoạch hoặc hồ sơ Dự thảo II Kế hoạch (trong trườnghợpbỏ qua Bước 3) theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Quy chế xây dựng kếhoạch được ban hành kèm theo Quyết định số 1165/QĐ-BTP ngày 21/5/2013 của Bộtrưởng Bộ Tư pháp cho Vụ Kế hoạch - Tài chính để phục vụ cho việc thẩm tra.

Đơn vị chủ trì chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dự thảo kế hoạchtheo quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế xây dựngkế hoạch của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 1165/QĐ-BTP ngày 21tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

b) Vụ Kế hoạch - Tài chính thực hiện việc thẩm tra Dựthảo Kế hoạch trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ tàiliệu đề nghị thẩm tra. Trong thời gian thẩm tra, đơn vị chủ trì có trách nhiệmcung cấp thông tin về những vấn đề liên quan đến nội dung dự thảo kế hoạch hoặcdự họp theo đề nghị của Vụ Kế hoạch - Tàichính để phục vụ việc thẩm tra.

Kết quả thẩm tra đối với Dự thảo Kế hoạch của Vụ Kếhoạch - Tài chính được thể hiện bằng văn bản gửi đơn vị chủ trì và Lãnhđạo Bộ phụ trách lĩnh vực có liên quan đến nội dung Dự thảo Kế hoạch.

Bước 5: Trình Lãnh đạo Bộ ban hành kếhoạch

5.1. Đơn vị chủ trì tiếp thu ý kiến thẩm tra,chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Kế hoạch và hồ sơ để trình Lãnh đạo Bộ phụ trách đơn vị trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc,kể từ khi nhận được văn bản thẩm tra của Vụ Kế hoạch - Tài chính.

5.2. Đơn vị chủ trì gửi hồ sơ dự thảo kế hoạch choVăn phòng Bộ (Ban Thư ký/Thư ký Lãnh đạo Bộ) để kiểm tra về trình tự, thủ tục củahồ sơ trình thể thức văn bản và việc thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ đối với nội dung của dự thảo kế hoạch.

5.3. Văn phòng Bộ (Ban Thư ký/Thư ký Lãnh đạo Bộ) cótrách nhiệm kiểm tra hồ sơ dự thảo kế hoạch.Trường hợp hồ sơ trình chưa đúng, chưa đầy đủ hoặc chưa phù hợp, Văn phòng Bộ chuyển lại đơn vị trình chậm nhất là 02ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình theo đúng quy định yêu cầu bổsung hoặc giải trình (nếu có).

Đơn vị chủ trì có trách nhiệm chỉnh lý, hoàn thiện hồsơ dự thảo kế hoạch (nếu có) và gửi lại Văn phòng Bộ để trình Lãnh đạo Bộ.

5.4. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày Văn phòngBộ trình, Lãnh đạo Bộ xử lý hồ sơ trình và có ý kiến chính thức vào Dự thảo kếhoạch.

Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ khi Văn phòng Bộ nhậnđược đầy đủ hồ sơ, nếu chưa có quyết định cuối cùng của Lãnh đạo Bộ thì Vănphòng Bộ có trách nhiệm thông báo cho đơn vị trình biết và nêu rõ lý do.

Trường hợp xét thấy Dự thảo Kế hoạch còn có nhữngnội dung cần phải cân nhắc, làm rõ thêm, Lãnh đạo Bộ yêu cầu đơn vị chủ trì giảitrình về những nội dung đó hoặc làm thủ tục lấy ýkiến thêm của các cá nhân, đơn vịcó liên quan về nội dung Dự thảo Kế hoạch.

Nếu xét thấy hồ sơ đầy đủ, dự thảo kế hoạch được xâydựng đúng trình tự thủ tục và bảo đảm về mặt nội dung, Lãnh đạo Bộ ký Quyết địnhban hành Kế hoạch năm của Bộ Tư pháp trong một hoặc một số lĩnh vực chuyên môn.

Quyết định ban hành Kế hoạch năm của Bộ Tư pháp trong một hoặc một số lĩnh vực chuyênmôn đã được ban hành được công bố, pháthành và lưu trữ làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện trong năm kế hoạch.