BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 6672/TCHQ-GSQL
V/v xem xét chấp nhận CO và hợp đồng thương mại trong hồ sơ
hải quan

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2008

Kính gửi: Cục Hải quan TP. Cần Thơ

Trả lời công văn số 1274/HQCT-KTS ngày 27/11/2008 của CụcHải quan Cần Thơ về hai trường hợp vướng mắc trong việc xem xét chấp nhận mộtsố chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhập khẩu hàng hóa của Công ty Cổ phần TM-DLSóc Trăng, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Về C/O mẫu D do Thái Lan và Indonesia cấp.

Theo quy định tại Điều 4 và Điều 21 Mục F Phụ lục 2 về thủtục cấp C/O mẫu D trong Quy chế xuất xứ CEPT kèm theo Quyết định số 1420/2004/QĐ-BTM ngày 04/10/2004, nhà sản xuất và/hoặc nhà xuất khẩu đều có thểxin cấp C/O mẫu D; cơ quan Hải quan nước nhập khẩu chấp nhận C/O mẫu D có ghisố hóa đơn được phát hành bởi bên thứ ba là công ty có trụ sở ngoài khu vựcASEAN hoặc nhà xuất khẩu ASEAN cho công ty đó với điều kiện hàng hoá nhập khẩuphù hợp với quy tắc xuất xứ

Đối với trường hợp các tờ khai đề cập tại công văn trên củaCục Hải quan Cần Thơ thì:

- Bên ký kết hợp đồng thương mại là Super Trend House,HWALOON Co.(PTE)Ltd của Singapore hay bên thứ ba là A.R.P.Export Company Ltd.của Thái Lan, P.T.Saehan Textiles của Indonesia đều có thể xin cấp C/O mẫu Dcho lô hàng.

- Tại các hợp đồng đều có ghi rõ chấp nhận chứng từ bên thứba cấp và/ hoặc C/O do nước xuất xứ cấp (Thái Lan và Indonesia).

- C/O mẫu D được cấp không cùng số và ngày với số và ngàycủa hóa đơn lô hàng.

- Hàng hóa được mua bán giữa các nước thành viên ASEAN vàđáp ứng quy tắc vận tải thẳng của Quy chế xuất xứ.

- Quy định tại Điều 21 Mục F Phụ lục 2 Quy chế CEPT kèm theoQuyết định số 1420/2004/QĐ-BTM trên đây được hiểu là cơ quan Hải quan nước nhậpkhẩu chấp nhận C/O mẫu D có ghi số hoá đơn được phát hành bởi công ty có trụ sởtại nước thành viên ASEAN hoặc nước không phải là thành viên ASEAN miễn là hànghoá đã đáp ứng quy tắc xuất xứ.

Như vậy, C/O mẫu D được cấp theo đúng Quy chế CEPT và phùhợp với các chứng từ khác của lô hàng. Nếu không có nghi ngờ gì khác về xuất xứcác lô hàng đề nghị Cục Hải quan Cần Thơ chấp nhận C/O và áp dụng thuế suấtCEPT theo quy định.

2. Về chữ ký trên hợp đồng thương mại nhập khẩu mặt hàng vảitừ ấn Độ.

Theo Điều 23 Luật Hải quan, người khai hải quan phải chịutrách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của nội dung khai báo và các chứngtừ đã nộp, đã xuất trình. Trường hợp chữ ký người bán trên bản chính hợp đồngkhác với chữ ký trên bản sao y bản chính đã nộp cho cơ quan Hải quan thì đó làdấu hiệu nghi ngờ doanh nghiệp nộp hồ sơ không hợp lệ. Cục Hải quan Cần Thơphải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp giải trình, kiểm tra kỹ các chứng từ kháctrong bộ hồ sơ hải quan, thu thập thêm chứng cứ và làm rõ vấn đề, nếu có đủ cơsở kết luận vụ việc thì nghiêm khắc xử lý theo quy định.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn để Cục Hải quan Cần Thơ biết vàthực hiện./.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh