1. Thành lập và đăng ký kinh doanh đối vói hộ kinh doanh

Việc thành lập hộ kinh doanh rất đơn giản. Pháp luật Việt Nam thường chi tập trung vào vân đề đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh, còn dường như không kiểm soát quá trình thành lập hộ kinh doanh dù hộ kinh doanh đó được thành lập bởi một hộ gia đình hoặc một nhóm. Tuy nhiên điểu kiện đề thành lập hộ kinh doanh luôn được đặt ra đối với cá nhân kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh. Trước hết cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam. Điểu đó có nghĩa là người nước ngoài không được kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình. Tiêp đó, cá nhân không thuộc diện pháp luật câm kinh doanh được thành lập hộ kinh doanh. Trong trường họp các cá nhân góp vốn đề thành lập hộ kinh doanh, thì các cá nhân này cũng không thuộc diện pháp luật cấm kinh doanh; nhưng họ có nhát thiết là công dân Việt Nam hay không thì Tuy nhiên, chắc hẳn theo suy luận logic thì cá nhân đứng tên đăng ký kinh doanh phải là công dân Việt Nam. Ngoài ra cá nhân kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh không được đổng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Đặc điểm chủ yếu trong thành lập và chấm dứt hoạt động của hộ kính doanh cá thể?

>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

2. Thủ tục đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh

2.1 Bước 1: Đề nghị đăng ký kinh doanh.

Cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình gửi "Giâỳ đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh" đến cơ quan đăng ký kinh doanh câp huyện kèm theo giây tờ chứng minh nhân thân của người gửi, và chứng chỉ hành nghề (nếu kinh doanh trong lĩnh vực pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề), và văn bản xác nhận vốn pháp định của nhà chức trách có thẩm quyền (nếu kinh doanh trong lĩnh vực đòi hỏi phải có vốn pháp định).

2.2 Bước 2: Xác nhận và thẩm tra.

Nhà chức trách có thẩm quyền khi tiếp nhận hổ sơ phải câp cho người nộp hồ sơ một giâỳ biên nhận làm bằng chứng cho việc tiếp nhận hồ sơ, rồi sau đó kiểm tra tính họp lệ của hổ sơ. Trong thời hạn năm ngày làm việc, nhà chức trách có thẩm quyền phải câ'p Giây chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ, hoặc phải thông báo những nội dung cần sửa đổi hay yêu cầu bổ sung văn bản, nêu hồ sơ không hợp lệ.

Hai bước này thật là đơn giản, nhưng là thành tựu to lớn của quá trình đơn giản hóa thủ tục hướng tói tự do kinh doanh ở Việt Nam mà phải mất hàng chục năm để có. Nội dung "Giâỳ đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh" bao gồm những thông tin xác định như: Tên hộ kinh doanh và địa điểm kinh doanh; ngành nghê' kinh doanh; sô' vốn kinh doanh; họ tên, chỗ ở, số và ngày câ'p Giâỳ chứng minh thư nhân dân, chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình. Dù vậy việc kê khai số vốn kinh doanh có lẽ là không cần thiết, bởi nó mang tính hình thức, trừ khi có sự đòi hỏi về vốn pháp định.

Tuy nhiên, cần có sự lưu ý thích đáng tới việc đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh được thành lập bởi một nhóm người. Thực ra pháp luật hiện nay đã quan niệm hộ kinh doanh loại này thuộc sở hữu chung của mọi thành viên trong nhóm. Người đăng ký kinh doanh như người đại diện đương nhiên của toàn nhóm.

Việc đăng ký kinh doanh không đặt ra đối với hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và làm muôi, cũng như đôì với những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động hoặc làm dịch vụ có thu nhập tháp, không kể việc kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật. Những người kinh doanh trong như vậy thường được gọi là thương nhân khuyết tư cách. Do tính chất bất ổn định, nhỏ lẻ, chủ yếu mưu sinh hàng ngày, và khó gây ảnh hưởng lớn tới cộng đổng, nên pháp luật không đòi hỏi ở họ nghĩa vụ đăng ký kinh doanh. Nhưng pháp luật không loại trừ nghĩa vụ này đôĩ với khi họ chuyên nghề thực hiện những hành vi thương mại có khả năng gây ảnh hưởng tới cộng đổng.

3. Quản trị và vận hành hộ kinh doanh

3.1 Quản trị hộ kinh doanh

Có lẽ nhiều người sẽ cảm thâỳ kỳ lạ khi pháp luật điều tiết vâh đề quản trị hộ kinh doanh. Cảm giác đó không tránh khỏi một khi cứ tâm niệm hộ kinh doanh là cá nhân kinh doanh. Như trên đã phân tích hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay không chỉ là cá nhân kinh doanh, mà còn là hộ giađình kinh doanh hoặc một nhóm người cùng nhau kinh doanh. Còn theo lẽ thường, một nhóm người cùng nhau góp vốn kinh doanh luôn luôn đòi hỏi một chế độ quản trị. Thế nhưng pháp luật Việt Nam hiện nay bỏ ngỏ câu chuyện này.

Bộ luật Dân sự 205 có những quy định rất không hợp lý vể chế độ quản trị hộ gia đình. Sự bất hợp lý này có lẽ xuất phát từ sự xung đột giữa tư tưởng gia trưởng ỵà tư tưởng sản nghiệp cá nhân của các thành viên trong gia đình. Một mặt đạo luật này thừa nhận thành viên của hộ gia đình có tài sản riêng và có tài sản chung cùng với các thành viên khác, và ấn định rằng các thành viên của hộ gia đình phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định với các khoản nợ của hộ gia đình. Nhưng mặt khác lại cho chủ hộ đại diện duy nhất cho hộ gia đình trong các giao dịch vì lợi ích chung của hộ, có nghĩa là hành vi của chủ hộ mang lại quyền và nghĩa vụ cho hộ gia đình. Ớ đây có sự mâu thuẫn lớn giữa chế độ quản trị và chế độ trách nhiệm. Hành vi của chủ hộ có thể dẫn tới việc làm sụp đổ toàn bộ hộ gia đình. Tài sản riêng của các thành viên hộ gia đình có thể bị tiêu tán. Vì vậy việc đổ dổn quyền đại diện cho chủ hộ là bất hợp lý và làm khơi dậy chế độ gia trưởng.

Pháp luật cho phép hộ kinh doanh được tạo lập bởi một nhóm người cùng nhau góp vốn, trong khi pháp luật chỉ quan tâm tới người đại diện cho nhóm và không cần biết tới từng người, và thỏa thuận giữa họ với nhau là không thỏa đáng cả về vấn để trách nhiệm của từng người đôì với các khoản nợ của hộ kinh doanh, lẫn vân đề quản trị.

Các chế độ quản trị liên quan tới hộ gia đình và liên quan tới nhóm người kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh vừa nói thiếu công bằng bởi không góp phần bảo đảm quyền lợi của từng thành viên và không xem các thành viên có vị thếbình đẳng.

3.2 Vận hành hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh được tiến hành kinh doanh ngay sau khi được cấp Giâỳ chứng nhận đăng ký kinh doanh và tại địa điểm kinh doanh xác định khi đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, hộ buôn chuyến, kinh doanh lưu động phải thông báo với nhà chức trách thuế và quản lý thị trường. Trong quá trình kinh doanh, hộ kinh doanh có thê’ thay đổi nội dung kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh quá ba mươi ngày nhưng phải thông báo cho nhà chức trách có thẩm quyền biết. Tuy nhiên hộ kinh doanh không được ngừng kinh doanh quá một năm.

Hộ kinh doanh hoạt động dưới tên riêng được đặt theo quy tắc bao gổm hai thành tố: Một thành tô' chỉ loại hình kinh doanh; và thành tố khác chỉ danh tính. Pháp luật chỉ yêu cầu trong thành tố thứ nhất cần ghi rõ: "hộ kinh doanh". Tuy nhiên mục đích của yêu cầu này khó đạt được đầy đủ vì trong hộ kinh doanh có tới ba loại như phân tích ở trên. Và chế độ trách nhiệm của hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ chưa được xác định rõ ràng.

Việc sử dụng, định đoạt tài sản của hộ kinh doanh được thành lập bởi hộ gia đình cần có sự bàn bạc trong các thành viên của hộ gia đình. Các tài sản có giá trị lớn hoặc tư liệu sản xuất được định đoạt theo nguyên tắc nhất trí, ngoài ra phải được sự ủng hộ của đa số. Các thành viên đủ mười lăm tuổi trở lên có quyền bàn bạc và biểu quyết. Tuy nhiên quá trình sử dụng và định đoạt hầu như phụ thuộc vào ý chí của chủ hộ.

Trong hoạt động quản trị và vận hành có một điều rất quan trọng cần phải ghi nhớ là nêu luôn luôn muốn kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh thì phải vận hành hộ kinh doanh làm sao để không sử dụng mười lao động thường xuyên trở lên, bởi việc sử dụng- mười lao động thường xuyên khiến hộ kinh doanh phải đăng ký dưới hình thức doanh nghiệp. Nhiều khi chủ hộ kinh doanh không muôn mâ't chi phí, bỏ lỡ cơ hội, thay đổi thói quen kinh doanh..., nên tính chất "thường xuyên" sử dụng trên mười lao động có thể tránh được bằng các cách lách luật khác nhau trong việc ký kết họp đổng lao động và sử dụng lao động. Nên chăng pháp luật nhìn nhận vân đề từ phía người lao động và lợi ích của chủ hộ kinh doanh?

4. Chấm dứt hộ kinh doanh

Việc châm dứt hộ kinh doanh cũng phải được xem xét từ bản chất pháp lý của hộ kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh là cá nhân kinh doanh, thì khi cá nhân thành lập hộ kinh doanh chết, hộ kinh doanh đương nhiên châm dứt sự tổn tại. Nhưng nếu hộ kinh doanh không phải do một cá nhân làm chủ thì chắc hẳn nguyên lý trên khó có thể được áp dụng, bởi hộ kinh doanh không hoàn toàn thuộc sản nghiệp của một cá nhân.

Hộ kinh doanh có thể châm dứt bởi ý chí của các chủ nhân của nó, có nghĩa là cá nhân, hộ gia đình hoặc một nhóm người có thể châm dứt hộ kinh doanh theo ý muôh của mình. Tuy nhiên vân đề mà pháp luật còn bỏ ngỏ là đôì với hộ kinh doanh được tạo lập nên bởi một nhóm người thì việc châm dứt phải theo nguyên tắc nhất trí hay nguyên tắc đa số, hay theo nguyên tắc phụ thuộc vào ý chí của người đại diện nhóm đứng tên đăng ký kinh doanh. Cần phải hiểu việc cùng nhau đóng góp vốn tạo lập ra một tổ chức kinh doanh về nguyên tắc những người cùng nhau góp vốn bình đẳng với nhau, nhất là tổ chức kinh doanh đó không có tư cách pháp nhân. 

Hộ kinh doanh cũng có thể bị châm dứt bởi pháp luật hay nói cách khác bởi hiệu lực của luật. Hiện nay pháp luật Việt Nam dự liệu một số trường họp có thể dẫn tới việc châm dứt hộ kinh doanh thông qua con đường thu hồi Giâỳ chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các trường họp dẫn tới việc thu hổi Giây chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm: (1) Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn sáu tháng kê’ từ ngày được câp Giây chứng nhận đăng ký kinh doanh; (2) ngừng hoạt động kinh doanh hon sáu tháng liên tục mà không thông báo vói cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền; (3) chuyển địa điểm kinh doanh sang quận, huyện khác; và (3) kinh doanh các ngành, nghề bị câm. Như vậy có thể hiểu hộ kinh doanh chỉ còn cách chấm dứt và thành lập lại nếu muôn ngừng kinh doanh quá một năm. Việc ép uổng kinh doanh như vậy gây khó khăn cho những người dân có ít vốn, trình độ kinh doanh tháp chỉ với những toan tính sinh hoạt hàng ngày, tuy nhiên tạo sự dễ dàng cho việc quản lý nhà nước.

Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê