1. Ly thân là gì? Vài nét về ly thân

Hiện nay trong tất cả các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình không có khái niệm ly thân. Theo đó, ly thân được hiểu là việc hai vợ chồng không sống chung với nhau khi quan hệ tình cảm có rạn nứt nhưng chưa thực hiện các thủ tục ly hôn. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì quan hệ vợ chồng chỉ chấm dứt bằng bản án hoặc quyết định của Tòa Án khi thực hiện thủ tục ly hôn. Theo đó có thể thấy rằng, ly thân không phải sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhận hợp pháp. Đây chỉ là trạng thái mà hai vợ chồng không còn sống chung với nhau nữa khi không còn tình cảm vợ chồng và chưa thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định tại Tòa Án có thẩm quyền. Hay nói cách khác thì hai vợ chồng khi ly thân thì quan hệ hôn nhân và gia đình vẫn còn tồn tại , hai người vẫn là vợ chồng hợp pháp và có đầy đủ quyền cũng như phải thực hiện mọi nghĩa vụ giữa vợ và chồng

 

2. Phân biệt giữa ly hôn và ly thân 

Điểm giống nhau: Căn cứ ly thân và ly hôn: Về sơ bản căn cứ để có thể đi đến quyết định ly thân của hai vợ chồng đều giống nhau với căn cứ đế ly hôn, khi mâu thuẫn vợ chồng làmc ho quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng nghiêm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được. Tuy nhiên xét về mức độ trầm trọng thì chưa đến mức để hai bên phải ly hôn. Về mặt tình cảm giữa hai vợ chồng thì cả hai trường hợp này đều xét về mặt tình cảm cảu hai vợ chồng thì cả hai bên vợ chồng đều đã không còn mặn nòng với cuộc sống hôn nhân nữa, đã đến mức không còn muốn sống chung với nhau, không còn tôn trọng nhau nữa và không còn muốn ính hoạt cùng nhau như những cặp vợ chồng khác

Điềm khác nhau thì thể hiện ở chỗ: về mặt thân nhân thì ly thân không được pháp luật quy định, không được Tòa Án chấp thuận khi giai ruqyeest đơn ly thân, ly thân không là chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý giống như trường hợp ly hôn mà chỉ chấm dứt quan hệ sống chung của hai vợ chồng như không sống chung hoặc sống chung nhưng không có đời sống kinh tế và không có đời sống tinh thần chung hoặc không giao tiếp với nhau

Về mặt thủ tục: Do không được pháp luật thừa nhận cũng như không không có quy định một cách cụ thể giống nhau việc như ly hôn nên thủ tục ly thân sẽ có do các bên vợ chồng tực thỏa thuận với nhau, tự sắp xếp cới nhau mà không phải ra Tòa. Trường hợp vợ chồng tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa Án giải quyết theo quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. 

 

3. Lý do cần thêm chế định ly thân vào luật hôn nhân và gia đình 

3.1 Sống chung là nghĩa vụ của vợ chồng, muốn chấm dứt nghĩa vụ này vợ chồng cần tuân theo quy định pháp luật

Thứ nhất cần thừa nhận sống chung là nghĩa vụ của vợ chồng, do đó nếu muốn chấm dứt nghĩa vụ này, vợ chồng cần tuân theo quy định pháp luật. Trong đời sống vợ, chồng, khi có thể muốn sống riêng và muốn đối phương tôn trọng quyền được sống riêng của mình. Tuy nhiên nếu chỉ trên cơ sở thỏa thuận của vợ chồng thì có thể sẽ không đạt được mục đích sống riêng, do đó quyền sống riêng của một hoặc hai bên sẽ không được thực hiện trên thực tế. Công nhận ly thân sẽ giúp vợ chồng có thêm hướng giải quyết mâu thuẫn và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của bên yếu thế. Hiện nay, có thể thấy rằng, ly thân chủ yếu là hiện tượng tự phát do vợ chồng tự thỏa thuận hoặc không có thỏa thuận

Có thể chính vì điều này làm cho các mâu thuẫn vốn có càng thêm trầm trọng dễ phát sinh mâu thuẫn mới, bên yếu thế chủ yếu là phụ nữ và trẻ em không có căn cứ nào để được bảo vệ một cách toàn diện cả, do đó có thể thấy rằng nếu công nhận thêm chế định ly thân thì pháp luật sẽ là một công cụ hữu ích để bảo vệ quyền và lợi ích cho các bên, và khi vợ chồng tự thỏa thuận được với nhau vê quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi ly thân thì cũng không được trái với các quy định của pháp luật

 

3.2 Công nhận ly thân giúp hệ thống pháp luật được toàn diện đồng bộ hơn

Có thể thấy rằng, mặc dù thuật ngữ ly thân cuất hiện nhiều trong các bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa Án nhân dân, xong trong các văn bản có thể thấy rằng ly thân nó chưa được coi là một tình trạng pháp lý. Sở dĩ đó mà bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng có quy định rằng Tòa án không được từ chối thụ lý đơn khởi kiện của đương sự vì lý do pháp luật không quy định để giải quyết một vụ việc, và để giải quyết thì khi áp dụng quy định này nếu như pháp luật không điều chỉnh về ly thân thì sẽ làm phát sinh các hiện tượng hoặc các trường hợp phía Tòa Án xét xử không có sự thống nhát giữa các Tòa Án tại các địa phương, có thể xảy ra việc cùng một tình tiết, nội dung vụ án về ly thân nhưng các Tòa Án lại xét xử không có sự thống nhất khi tiến hành giải quyết trong các vụ án ly hôn hoặc vụ việc ly hôn

 

3.3 Ly thân góp phần làm giảm tình trạng ly hôn

Hiện nay, với chủ trương mở cửa, giao lưu văn hóa - kinh tế giữa các quốc gia, văn hóa truyền thống của Việt Nam cũng sẽ có ít nhiều bị ảnh hưởng với các nêfn văn hóa khác. Vì vậy, nếu như chỉ quy định rằng cách giải quyết mâu thuẫn vợ chồng duy nhất là ly hôn thì số lượng vụ việc ly hôn sẽ gia tăng. Quy định ly thân cũng chính là một cách giải quyết mâu thuẫn hiệu quả, giúp làm giảm tình trạng ly hôn đang có chiều hướng tăng, bởi khi tình trạng hai vợ chồng ly thân thì họ sẽ có khoảng thời gian nhìn nhận lại bản thân, mỗi người có một cuộc sống riêng, nên có thể khi xảy ra việc ly thân như vậy có thể giảm bớt gánh nặng gia đình, giảm bớt căng thẳng vợ chồng, hạn chế việc ly hôn phần nào giữa các bên vợ chồng

 

3.4 Quy định ly thân làm minh bạch các giao dịch dân sự của vợ hoặc chồng với bên thứ ba

Ngăn chặn một bên lợi dụng tình trạng này để hoạt động giao dịch với bên thứ ba, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên kia, của con cái hoặc các thành viên khác trong gia đình khi vợ chồng ly thân. Theo đó, tình trạng giao dịch bất hợp pháp cũng giảm thiểu hoặc bị ngăn chặn ngay từ đầu, góp phần ổn định các quan hệ kinh doanh, thương mại. Khi ly thân tình trạng kinh tế của vợ chồng gần như tách biệt, do đó quy định về ly thân còn giúp cho vợ, chồng tránh được phát sinh mâu thuẫn mới về kinh tế, tài sản trong giai đoạn này. 

 

3.5 Tạo cơ sở pháp lý đối với vợ chồng trong thực hiện nghĩa vụ với con đảm bảo quyền lợi của con khi bố mẹ ly hôn 

Ly thân tạo cơ sở pháp lý rõ ràng đối với vợ chồng trong việc thực hiện quyền của cha mẹ đối với con chung nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con chung khi vợ chồng sống riêng. Xuất phát từ bản chất của ly thân là giai đoạn diễn ra khi vợ chồng mâu thuẫn sâu sắc, do đó, quyền lợi của con chung ít nhiều bị ảnh hưởng. Thực tế xảy ra nhiều trường hợp tranh giành quyền trực tiếp nuôi con, tác động xấu lên tâm lý và sức khỏe con cái. Vì vậy, quy định pháp luật về ly thân là cần thiết để Tòa Án giải quyết tranh chấp về con chung trên cơ sở đảm bảo quyền lợi ích chính đáng của các con. 

Mọi vướng mắc chữa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7, gọi ngay tới số 19006162 hoặc gửi email trực tuyến tại lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Trân trọng cám ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê