1. Vệ sinh công cộng và giá trị thời gian
Chadwick là người đi đầu không thể phủ nhận trong phong trào vệ sinh công cộng nói chung ở Anh trong thế kỷ 19, đặc điểm cơ bản trong cải cách hệ thống vệ sinh do đề xuất của ông liên quan đến việc phân phối nước. Hệ thống này yêu cầu người tiêu dùng phải chịu phí tổn đưa nước từ điểm phân phối đến nhà vì người ta yêu cầu phải mua nước từ các địa điểm trung tâm. Giá mua nước không nhiều nhưng phí tổn toàn bộ rất cao vì thời gian cần thiết để chuyên chở nước đến điểm sử dụng. Phân tích tình hình của Chadwick làm cho biết phí tổn cơ hội thời gian. Ông nêu rõ:
“Nếu người lao động hay vợ con anh ta không dùng đến, thậm chí với lao động trả lương thấp nhất hay trong nghề đan tất, thì phí tổn xách nước về vô cùng cao” (Report on the Sanitary Condition of the Labouring Population, trang 142).
Chadwick công nhận rằng toàn bộ chi phí nước là tổng số của giá mua nước cộng với mức lương cơ hội cho mỗi giờ nhân với số giờ cần thiết để xách nước về nhà dùng. Phải cung cấp khuyến khích kinh tế thích hợp nhằm cải thiện vệ sinh cá nhân, ông kêu gọi giảm phí tổn nước toàn bộ bằng cách mang nước đến tận nhà. Thêm một lần nữa, giải pháp vấn đề công cộng đòi hỏi thành lập sự nhận dạng quyền lợi cá nhân. Kết quả (công ích) đáng mong muốn của hệ thống vệ sinh trong nhà có thể được đảm bảo bằng cấu trúc thích đáng của các khuyến khích kinh tế. Cũng quan trọng là việc Chadwick thừa nhận giá trị thời gian và thêm vào giá trị này như một biến số liên quan trong phát biểu chính sách kinh tế có hệ thống.
2. Hình thức định chế cạnh tranh
Quan điểm cho rằng chức năng của chính trị và bộ máy tư pháp bao gồm việc thay đổi các cấu trúc định chế của xã hội cũng như mang đến tư lợi cho cá nhân phải hành xử theo cách có ích đối với công ích là một quan niệm dứt khoát theo kiểu Bentham. Cũng có một số thiên vị “chuyên chế” đối với quan niệm này vì thực tế chính trị Bentham được tạo điều kiện tốt nhất bằng cách tập trung quyền sở hữu và kiểm soát quyền sở hữu tài sản trong tay chính quyền trung ương. Chadwick hầu như xem việc kiểm soát tập quyền (tập trung) là điều kiện tiên quyết để giảm lãng phí, và ông cũng cam kết với nguyên tắc này đến mức ông phát biểu có hệ thống khái niệm cạnh tranh để điều tiết với nhu cầu cấp bách của chính quyền trung ương.
Sau 30 năm nghiên cứu, thiết kế và phát biểu có hệ thống vô số chính sách công cộng, Chadwick củng cố quan điểm của ông theo phương thức can thiệp chính đáng của chính phủ và trình bày trong “tờ quan điểm” gửi đến Hiệp hội Thống kê Hoàng gia. Viện dẫn sự đồng tồn tại của các nguyên tắc cạnh tranh “chính đáng và không chính đáng”, Chadwick làm ngược hẳn với quan điểm chính thống (cho rằng đối thủ số đông giữa các doanh nghiệp trong bối cảnh chia thị phần) với khái niệm cạnh tranh “mới” của ông giữa một vài nhà thầu để giành quyền độc quyền phục vụ toàn bộ thị trường. Chadwick gọi khái niệm trước là “sự cạnh tranh trong lĩnh vực” còn khái niệm sau là “sự cạnh tranh cho lĩnh vực”. Mô tả sự ủng hộ liên tục của mình đối với nguyên tắc sau, Chadwick tuyên bô:
“Trái với hình thức cạnh tranh ấy [trong lĩnh vực], Tôi đề xuất như nguyên tắc quản lý, sự cạnh tranh “cho lĩnh vực”, nghĩa là, toàn bộ lãnh vực phục vụ nên làm ra vẻ thay mặt công chúng để cạnh tranh - ra vẻ là điều kiện duy nhất mà tính hiệu quả cũng như sự rẻ tiền nhất, mang tính khả thi, nghĩa là sự sở hữu, bằng một đồng vốn hay bằng một sự thành lập, của toàn bộ lãnh vực, có thể được quản lý hiệu quả nhất và kinh tế nhất bằng một, với đầy đủ sự an toàn đối với công chúng trong việc tiến hành phục vụ tiên quyết trong một thời gian nhất định”. (.Results of Different Principles, trang 385).
Chadwick có khái niệm ban đầu về “công ích” - những khái niệm tạo ra lợi ích bên ngoài đối với người sử dụng trực tiếp và chính đối với việc sản xuất những hàng hóa này ông tìm cách áp dụng mạnh mẽ nhất nguyên tắc cạnh tranh trong lĩnh vực thị trường. Nỗ lực bổ sung hay thực thi một hệ thống cạnh tranh dựa trên quyền sở hữu tài sản phân quyền được Chadwick cho rằng lãng phí, vì thế ông đề xuất một hệ thống thay thế. Chính phủ, đại diện cho xã hội, mua toàn bộ cổ phần của các nhà sản xuất cạnh tranh và mở rộng các hợp đồng, thông qua tiến trình đấu thầu, đối với quyền độc quyền cung cấp công ích. Chadwick gọi nguyên tắc này là “quản lý hợp đồng”.
Nhiều thỏa thuận định chế và hợp đồng có thể xảy ra trong bối cảnh này. Chính phủ có thể hay không thể cung cấp nhà máy cố định và thiết bị vốn. Thời gian hợp đồng có thể là thời gian ấn định, hay được tái ký theo ý muốn của chính phủ. Tính chắc chắn và/hoặc thông tin hoàn hảo có thể hay không thể khoác lên một bộ phận hay một số đối tác. Ví dụ, xử lý lợi nhuận trời cho có thể là một phần trong mô hình. Dĩ nhiên, giải pháp thay đổi tùy theo tính chất giả định.
Chúng ta cứ cho rằng tính chắc chắn và thông tin hoàn hảo tồn tại ở một bộ phận trong chính phủ và những nhà thầu và cứ cho rằng chính phủ cung cấp vốn cố định. Khi đó, vấn đề là phải điều nghiên tính chất quy định hợp đồng thay đổi giải pháp ra sao. Rõ ràng, nếu các nhà cung cấp đưa ra giá tối đa cho chính phủ mà không có quy định giá và/hoặc hợp đồng số lượng, thì giải pháp vẫn giữ nguyên không đổi, ngoại trừ chuyển phúc lợi từ độc quyền sang xã hội hóa.
Trường hợp thông thường hơn - trường hợp mà Chadwick mô tả đặc điểm trong ví dụ đường sắt - là tình huống trong đó chính phủ theo hợp đồng nêu cụ thể một số lượng tối thiểu (và/hoặc là chất lượng) được đề nghị và để cho các nhà cung cấp tiềm năng tham gia vào tiến trình đấu thầu. Nếu cho rằng chính phủ cụ thể hóa trong hợp đồng phải cung cấp một số số lượng Qa, thì cuộc đấu thầu sẽ tăng đến giá PA, ở đây chỉ thu được lợi nhuận thông thường. Điểm quan trọng là nguyên tắc của Chadwick đạt đến giải pháp “cạnh tranh” (nơi thu nhập bình quân bằng phí tổn trung bình và lợi nhuận kinh tế bằng 0), một khả năng thông qua quyền sở hữu công cộng và điều hành của tư nhân. Tất cả điều này ngụ ý tiến trình đấu thầu cạnh tranh, căn cứ vào sự chỉ định quyền sở hữu tài sản thay đổi, ít nhất cũng ước chừng như một số kết quả của mô thức cạnh tranh chính thông, nơi sự cạnh tranh được xác định như một cơ cấu thị trường gồm nhiều doanh nghiệp độc lập, doanh nghiệp đối thủ. Liệu đây có phải là kết quả thực tế hay không còn tùy thuộc vào vô số tác động định chế, kể cả mô hình hợp nhất, thiết kê' hợp đồng, phí tổn thu thập thông tin và v.v
3. Chính sách cấp nước
Nghiên cứu của Chadwick về điều kiện cấp nước và y tế công cộng ở London cho thấy rằng vấn đề là một độc quyền tự nhiên. Vì thế ông xem việc cạnh tranh trong lĩnh vực này là không thích đáng. Ông nhận thấy lĩnh vực dịch vụ hiện hành chia thành bảy công ty riêng biệt, một số công ty này trở thành độc quyền đa hình thức, là bản sao các điều kiện thuận tiện của nhau, sao cho hai hay ba bộ đường ống cùng chạy xuống nhiều đường, cung cấp nhỏ giọt lượng nước không đầy đủ với chất lượng kém và thường có hại. Chadwick tính rằng sự hợp nhất theo nguyên tắc quản lý hợp đồng sẽ tiết kiệm 100.000 bảng Anh mỗi năm, sau đó dùng để khai thác, phát triển những đường ống cấp nước mới.
Chadwick lưu ý các công ty khí đốt trong thành phố Paris cạnh tranh trong tình huống hầu như giống hệt với độc quyền tự nhiên. Chính phủ nghiên cứu về phí tổn và điều kiện cung cấp của một số công ty khí đốt độc lập nhận thấy giá tiền phải trả là quá đáng. Lúc ấy thành phố thực hiện hợp nhất theo nguyên tắc Chadwick, kết quả khách hàng trả thấp hơn 30%, chất lượng khí đốt cung cấp tốt hơn, và giá trị tài sản của cổ đông tăng 24% (Results of Different Principles, trang 388). Chadwick đưa ra chứng cứ bổ sung của hai công ty khí đốt ở miền bắc Anh và phí tổn cung cấp khí đốt chính của họ giảm gần như là 2/3 sau khi áp dụng loại hợp nhất mà ông bảo vệ.
Đề xuất cải cách quản lý nước ở London của ông đã bị bác, do sự phản đối quyết liệt từ quyền lợi bất di bất dịch. Như thể phải nói lời sau cùng, Chadwick nhất mực khẳng định việc sử dụng hình thức cạnh tranh truyền thống trong suốt thập niên những năm 1850, người tiêu dùng phải gánh chịu giá cả cao hơn, cổ đông có lợi nhuận bấp bênh, và công chúng chưa được cải thiện thích đáng trong chất lượng nước và hệ thống phân phối.
4. Quốc hữu hóa đường sắt
“Chính phủ hoàn toàn không có khả năng quản lý sản xuất trực tiếp, hay bất kỳ những gì khác mang đặc điểm quản lý” (On the Proposal That the Railways Should Be Purchased by the Government, trang 202).
Tuy nhiên, cùng lúc đề xuất của ông lại kêu gọi tập trung quyền hành vào tay chính quyền trung ương. Ngoài ra, vào năm 1860, Chadwick viện dẫn sự thực hiện thành công của chính phủ trong kế hoạch quản lý hợp đồng khi cung cấp dịch vụ bưu chính.
5. Quản lý hợp đồng lĩnh vực lễ tang
Áp dụng nguyên tắc quản lý hợp đồng do Chadwick đề xuất không dừng lại ở sự lãng phí do độc quyền tự nhiên gây ra.
Nhiều thông tin và phí tổn nghiên cứu đối với người tiêu dùng thường tạo ra nguồn cạnh tranh không hoàn hảo. Chadwick thừa nhận thực tế này trong phân tích thị trường lễ tang ở London và Paris. Thêm một lần nữa ông đề nghị giải pháp là quản lý hợp đồng.
Dựa vào nghiên cứu ban đầu, Chadwick dự đoán rằng ở London có khoảng 600, 700 người làm dịch vụ lễ tang để thực hiện khoảng 120 đám tang mỗi ngày, sao cho có khoảng 6 người đảm trách một đám tang. Mặc dù tình huống thị trường bên ngoài có vẻ mang tính cạnh tranh ở mặt cung cấp, nhưng Chadwick nhận dạng một số đặc điểm ở mặt cầu làm thay đổi mức độ cạnh tranh: "trong tình huống có người chết, không có thời gian tìm kiếm hay dọ hỏi để làm cho các bên có khả năng chọn lựa dựa theo sự so sánh chi phí, nên dịch vụ trong thực tế mang tính độc quyền. Chi phí đối với người còn sống thuộc mọi giai cấp ngoài giai cấp bần cùng, và đặc biệt là đối với giai cấp công nhân cơ khí đáng kính nhất, hình thành một bổ sung tai hại cho những điều xấu và phiền toái khi tử thần cướp mất một người thân, mặc dù tiền phải trả thường rất cao, đặc điểm dịch vụ mang lại trong mỗi khía cạnh là đặc điểm khó chịu và ti tiện, thích hợp với điều kiện xã hội, tôn giáo hạ lưu”. (Results of Different Principles, trang 388).
Ngoài những tình huống này, độc quyền buộc phải trả cho dịch vụ tang lễ khuyến khích “tang lễ tại nhà” dẫn đến nguy cơ vệ sinh và y tế.
Nghị viện phớt lờ đề nghị của Chadwick, nhưng ở châu Âu, nhất là trong các thành phố Munich, Frankfurt, Berlin, và Paris, việc thực hiện nguyên tắc của ông đã đi quá xa trong việc làm giảm nhẹ hay loại trừ những điều xấu này. Ở Paris phí mai táng được điều tiết (trong khi không phải là hệ thống lý tưởng vì phí phải trả gồm cả tiền thuế giúp sự thờ cúng công cộng) là minh họa lợi ích mà ông nghĩ là rút ra từ sự cạnh tranh của lĩnh vực này:
“ở Paris, cũng như ở các thành phố khác thuộc châu Âu, ở những cách khoảng tính bằng năm đủ để làm đổi mới việc chuyên chở, cơ sở vật chất... toàn bộ lãnh vực phục vụ cho việc mai táng người quá cố được đặt trong sự cạnh tranh, vì hợp đồng mang lại cho dịch vụ tang lễ ở mức độ vật liệu, trang trí và phục vụ, phù hợp với tập quán và nguyện vọng của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, chia ra thành 9 loại, mức phí thay đổi từ 15 xu đến 145 bảng Anh... Trong hệ thống cạnh tranh này cho lĩnh vực này tỏ ra chiếm ưu thế ở châu Âu, công chúng có sự phục vụ cao cấp hơn, và có sự chọn lựa nhiều hơn, cũng như sự bảo vệ đôi với người còn sống nhiều hơn không được cung cấp trong quốc gia này”. (Results of Different Principles, trang 389-390).
Chadwick dự tính tổng phí tổn của 28.000 lần mai táng ở Paris khoảng 80.000 bảng Anh năm 1843, trong khi phí tổn ước tính 45.000 lần mai táng ở London cùng sự cạnh tranh trong lĩnh vực là 626.000 bảng Anh. Chadwick kết luận theo cơ cấu tỉ lệ ở Pháp, các tang lễ ở London lẽ ra phải có phí tổn 166.000 bảng Anh, tiết kiệm 460.000 bảng Anh, mà ông quy trực tiếp vào tỉ lệ thống nhất. Vì thế, quyển hạn độc quyền tạo ra bằng phí tổn thông tin cao có thể được loại trừ hay ít nhất giảm bớt bằng cách áp dụng nguyên tắc quản lý hợp đồng.