Mục lục bài viết
1. Điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự là gì ?
Trả lời:
Ngày 04/10/2018, Thượng tướng Phan Văn Giang, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký ban hành Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.
Theo đó, Thông tư này quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tuyển chọn và gọi công nhân nhập ngũ; áp dụng với UBND các cấp, cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác tổ chức, thực hiện tuyển quân.
Về nguyên tắc, yêu cầu tuyển quân gồm 04 nguyên tắc, cụ thể:
- Thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy trình, quy định trong công tác tuyển quân.
- Tuyển đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, lấy tiêu chuẩn từ cao xuống thấp; thực hiện dân chủ, công bằng, công khai, an toàn, tiết kiệm.
- Đề cao trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển quân.
- Chú trọng tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, người dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng thường trực, lực lượng dự bị động viên, góp phần tạo nguồn xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương vững mạnh, củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1. Tiêu chuẩn tuyển quân
Tiêu chuẩn tuyển quân được quy định chi tiết tại Điều 4 của Thông tư này.
Công dân phải thỏa mãn các điều kiện dưới đây:
a) Về tuổi đời:
Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
b) Về tiêu chuẩn chính trị:
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Về tiêu chuẩn sức khỏe:
Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng; Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
d) Về tiêu chuẩn văn hóa:
Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Căn cứ pháp lý: Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP.
2. Công dân không nằm trong trường hợp tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự
Khi đạt đủ những điều kiện tuyển quân nói trên thì phải là đối tượng nằm ngoại diện tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự thì mới có thể tham gia!
Những đối tượng được tạm hoãn, miễn gọi nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900 6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
2. Vừa trúng tuyển nghĩa vụ quân sự và cao đẳng thì xử lý thế nào ?
Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900 6162
Trả lời:
Thứ nhất, Đối tượng gọi nhập ngũ
Theo Điều 31 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy đinh về Tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân:
1. Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Lý lịch rõ ràng;
- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
- Có trình độ văn hóa phù hợp.
2. Tiêu chuẩn công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định tại Điều 7 của Luật Công an nhân dân.
Và theo Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ
Thứ nhất, tiêu chuẩn về tuổi đời:
- Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
- Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Thứ hai,Tiêu chuẩn chính trị:
- Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.
- Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội.
Thứ ba, Tiêu chuẩn sức khoẻ:
- Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
Thứ tư, Tiêu chuẩn văn hóa:
- Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
- Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Như vậy, nếu bạn đủ các điều kiện tuyển quân về tuổi đời, về tiêu chuẩn chính trị, tiêu chuẩn sức khỏe và tiêu chuẩn văn hóa bạn sẽ thuộc đối tượng gọi nhập ngũ.
Thứ hai, Điều kiện tạm hoãn gọi nhập ngũ
Theo Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về Tạm hoãn gọi nhập ngũ:
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
..................
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Theo thông tin bạn cung cấp, trong thời hạn chờ gọi đi nghĩa vụ quân sự thì bạn trúng tuyển vào trường Cao đẳng Vĩnh Long. Do đó, bạn có thể tạm hoãn nghĩa vụ dân sự để tham gia học tập theo quy định tại điểm g, Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015
Thứ ba, Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục tạm hoãn nghĩa vụ quân sự
Theo Khoản 1, Điều 42 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 của Luật này.
Theo quy định trên thì thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn nghĩa vụ quân sự thuộc về Chủ tịch Ủy bạn nhân dân cấp huyện.
* Về hồ sơ yêu cầu tạm hoãn nghĩa vụ quân sự bao gồm
- Bản chính đơn xin tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình
- Giấy tờ chứng minh đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình: Trong trường hợp của bạn là giấy xác nhận của trường Cao đẳng Vĩnh Long về việc bạn đang theo học tại trường.
Sau đó, bạn gửi hồ sơ tới Ủy ban nhân dân cấp xã , Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện danh sách tạm hoãn gọi nhập ngũ để Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh tổ chức xét duyệt việc tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Thứ tư, Mẫu đơn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự
Mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự áp dụng cho công dân trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ nhưng vì các lý do khác nhau theo quy định của luật nghĩa vụ quân sự để xin hoãn nghĩa vụ quân sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____***_____
ĐƠN XIN TẠM HOÃN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Kính gửi: Đồng chí Chủ tịch UBND…………………………………......
Tôi tên là…………………........................................ sinh ngày.................
Nghề nghiệp………………. ..............................
CMND/CCCD số……ngày cấp………………........nơi cấp.......................
Hộ khẩu thường trú..................................................................................
Nay tôi làm đơn này kính mong đồng chí Chủ tịch UBND…………………xem xét cho tôi được tạm hoãn/miễn nghĩa vụ quân sự.
Lý do: ……………………………………………………………………….....
.................................................................................................................
................................................................................................................
Tôi cam đoan những gì trình bày ở trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
...................,ngày...../...../....... Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự:
Một số lưu ý khi soạn thảo đơn xin hoãn nghĩa vụ quân sự (Chú ý):
- Ghi rõ lý do được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015
- Giấy tờ có liên quan như là: Giấy xác nhận trường cao đẳng Vĩnh Long về việc bạn đang tham gia học tại trường:
Thứ năm, Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự sau khi hết thời gian tạm hoãn
Theo Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về Độ tuổi gọi nhập ngũ
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì hiện nay bạn 21 tuổi do đó khi ra trường bạn vẫn trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự nên bạn vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự khi được gọi nhập ngũ.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.
3. Độ tuổi, sức khỏe thế nào là đủ tiêu chuẩn nghĩa vụ quân sự ?
Luật sư trả lời:
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của mỗi công dân, được pháp điển hóa trong Luật Nghĩa vụ quân sự. Thực hiện tốt Luật Nghĩa vụ quân sự có ý nghĩa quan trọng, quyết định chất lượng xây dựng Quân đội, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng cả trước mắt và lâu dài. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn dân.
Để được tham gia nghĩa vụ quân sự thì cần đảm bảo sức khỏe theo hội đồng giám định sức khỏe, cụ thể được quy định như sau:
Căn cứ điểm c, khoản 1, điều 31, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 có quy định chung về tiêu chuẩn sức khỏe có quy định như sau:
Điều 31. Tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
1. Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Lý lịch rõ ràng;
b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
d) Có trình độ văn hóa phù hợp.
2. Tiêu chuẩn công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định tại Điều 7 của Luật Công an nhân dân.
Căn cứ theo Điều 4, Thông tư 148/2018/TT-BQP tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ quy định về tiêu chuẩn tuyển quân như sau:
Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân
1. Về tuổi đời:
a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
b) Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
2. Tiêu chuẩn chính trị:
a) Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội.
3. Tiêu chuẩn sức khoẻ:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
4. Tiêu chuẩn văn hóa:
a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Cụ thể về điều kiện chiều cao cân nặng được quy định tại bảng số 1, Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế -Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định việc Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
I. TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI THEO THỂ LỰC (Bảng số 1)
LOẠI | NAM | NỮ | |||
Cao đứng (cm) | Cân nặng (kg) | Vòng ngực (cm) | Cao đứng (cm) | Cân nặng (kg) | |
1 | >=163 | >=51 | >=81 | >=154 | >=48 |
2 | 160 - 162 | 47 - 50 | 78 - 80 | 152 - 153 | 44 - 47 |
3 | 157 - 159 | 43 - 46 | 75 - 77 | 150 - 151 | 42 - 43 |
4 | 155 - 156 | 41 - 42 | 73 - 74 | 148 - 149 | 40 - 41 |
5 | 153 - 154 | 40 | 71 - 72 | 147 | 38 - 39 |
6 | =<> | = 39 | = 70 | = 146 | = 37 |
Như vậy, việc bạn có đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự hay không, điều này còn phụ thuộc vào buổi khám sức khỏe của bạn với cơ sở y tế. Nếu chiều cao cân nặng của bạn thuộc loại sức khỏe 1, 2, 3 thì bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự (đạt tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng).
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.6162 để được giải đáp.
4. Cán bộ công chức đi nghĩa vụ quân sự được hưởng quyền lợi gì ?
Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Được biết hiện nay bạn chưa thuộc diện vào biên chế nhà nước khi bạn đang làm hợp đồng trường cao đẳng nghề của nhà nước nhưng bạn nhận được giấy nhập ngũ. Và vấn đề sau sau 2 năm xuất ngũ bạn được hưởng quyền lợi gì , chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo Khoản 3 Điều 50 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định Chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân như sau:
" Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ:
a) Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;
b) Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó;
c) Được trợ cấp tạo việc làm;
d) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;
đ) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thi khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật;
e) Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
g) Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo."
Như vậy , Sau khi xuất ngũ, việc bạn vào được biên chế nhà nước là sai, bạn chỉ được hỗ trợ cộng điểm khi thi tuyển dụng vào công chức, viên chức mà thôi. Và sẽ được ưu tiên theo các quy định nêu trên. Tham khảo bài viết liên quan: Là viên chức nhà nước 3 năm có được tạm hoãn nhập ngũ ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
5. Những điều cần biết về nghĩa vụ quân sự ?
Trả lời:
Vấn đề 1: Hộ khẩu ở quê, sống ở thành phố thì đi thực hiện NVQS ở đâu?
Căn cứ Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về nơi đănh ký NVQS như sau:
Điều 17. Đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung; khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập; tạm vắng; đăng ký miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến
1. Đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung:
Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự phải đăng ký bổ sung tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập:
a) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký chuyển đến;
b) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự được gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục; sau khi thôi học phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới. Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự.
3. Đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng:
Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, nếu đi khỏi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên phải đến nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng; khi trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời hạn 10 ngày làm việc phải đăng ký lại.
4. Công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến được đăng ký theo quy định của Chính phủ
Như vậy, nếu trên thành phố bạn có đăng ký tạm trú, tạm vắng thì bạn thực hiện đăng ký thay đổi ở trên thành phố thì sẽ không phải quay về quê tham gia nữa.
Vấn đề 2: Khiếu nại
Khi bạn đang trong độ tuổi tham gia NVQS, bạn có nhu cầu xin sơ yếu lý lịch để xin việc thì bạn có quyền xin tại nơi bạn cư trú. Việc trong độ tuổi NQVS thì bạn chỉ cần tham gia khám tuyển đúng theo quy định.
Nếu UBND không giải quyết, bạn có quyền làm đơn khiều nại về hành vi hành chính đó.
Vấn đề 3: Tiêu chuẩn sức khỏe
3. Tiêu chuẩn sức khoẻ: (Thông tư 148/2018/TT-BQP )
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
Vấn đề 4: Tạm hoãn NVQS
Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Như vậy, Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân sẽ thuộc đối tượng tạm hoãn.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật NVQS - Công ty luật Minh Khuê