1. Mở đầu vấn đề
Cuối những năm 50, các cuộc tranh luận nhằm tạo ra một khu vục thương mại tự do rộng rãi tại châu Âu đã được tiến hành dưới sự bảo ttợ của Tổ chúc Hợp tác Kinh tế châu Âu (OEEC), sau này được biết đến là Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). OEEC là tổ chúc bảo trợ, được thành lập đầu tiên như một cơ quan phối hợp cho viện trợ Marshall sau Chiến tranh Thế giới lần thứ n. Các cuộc đàm phán trong OEEC, hay trong cái gọi là uỷ ban “Maulding” đi đến bế tắc do các nước thành viên có những khái niệm khác nhau về hội nhập kinh tế châu Âu. Mặt khác, 6 thành viên trong số đó (Bỉ, Hà Lan, Luxemburg, Pháp, Đức và Italia) đã dự tính châu Âu thống nhất như một Nhà nước Liên bang hay Liên bang cấc Quốc gia. Điều này bao gồm việc thành lập một liên minh thuế quan với một thị trường thống nhất, kể cả kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Những thể chế siêu quốc gia và hệ thống pháp luật hài hoà là những nỗ lực nhằm đạt mục đích này.
Mặt khác, quan điểm này chủ yếu được Anh tán thành, nhưng có 6 nước khác ủng hộ đồng tình việc nới lỏng hình thức hiệp hội thương mại tự do mà không cần các thể chế siêu quốc gia, cho phép các quốc gia duy trì chủ quyền; chỉ loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm công nghiệp. Các cuộc đàm phán tiếp theo giữa nhóm 6 nước dẫn đến kết quả ký kết Điều ước Roma và thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) năm 1957, sau này phát triển thành Cộng đồng Châu Âu (EC) và gần đây là Liên minh châu Âu (EU). Cũng cần ghi nhận rằng cội nguồn của chính sách thị trường chung do Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, ông Robert Schuman đề ra từ năm 1950, phát biểu ý kiến thiết lập sự kiểm soát siêu quốc gia của châu Âu đối với sản xuất thép và dự trữ than. Điều đó dẫn tới việc thành lập Cộng đồng than và thép châu Âu năm 1951.
Như một phản ứng đối với sự phát triển này, các nước Tây Âu còn lại tiếp tục tranh cãi về các lựa chọn hội nhập khác. Rõ ràng là các nước trung lập (Áo, Thuy điển, Thuy Sĩ) không sẵn sàng hy sinh vị trí chính trị của họ trong khi Anh có lý do khác để đứng ngoài việc vận động tiến tới một liên minh thuế quan. Tuy nhiên, mô hình của Điều ước Roma có sức lôi cuốn đối với nhiều chính khách ở những nước còn đúng ngoài. Hầu hết những cuộc tranh luận rộng rãi diễn ra tại 4 nước Bắc Âu (Đan Mạch, Phần lan, Na Uy và Thuy Điển), các nước này đang trong một giai đoạn gần kề với việc thành lập một liên minh thuế quan, nhưng thay vào đó, năm 1959 họ thoả thuận thiết lập Hội đồng Bắc Âu, một diễn đàn hợp tác kinh tế.
Cuối cùng, cảc cuộc đàm phán giữa nhóm “7 nước bên ngoài” kết thúc vào tháng 1.1960 bằng việc ký kết Công ước Stockholm, đặt nền tảng cho hiến chương của Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA). Phần Lan bày tỏ quan tâm chính trị trong các kế hoạch tạo ra một một khu vực thương mại tự do, nhưng lại không tham dự các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, họ lại nhanh chóng bước vào đàm phán với các nước EFTA và tháng 5.1960 ký kết một thoả thuận hiệp hội tại cuộc họp Bộ trưởng EFTA tại Lisbon. Thoả thuận này còn gọi là FINEFTA. Đối với Phần Lan, hiệp định này quan trọng cho việc củng cố các quan hệ thương mại đặc biệt với Liên xô song song với giải pháp EFTA. Điều đó đạt được bằng việc ký kết một hiệp định về thuế quan (thương mại tự do) với Liên Xô hồi đó.
2. Nền tảng của EFTA
Các cuộc đàm phán cuối cùng dẫn đến ký kết Công ước Stockholm tiến hành tại Saltjoebaden, một khách sạn nghỉ mát cạnh bờ biển Stockholm. Công ước này đầu tiên được ký kết ngày 4.1.1960 bởi các vị Bộ trưởng của Áo, Đan mạch, NaUy, Bồ Đào Nha, Thuy Điển Thuy Sĩ và Anh. Phần Lan trở thành một thành viên dự bị của Hiệp hội vào năm 1961 và tham gia đầy đủ vào Hiệp hội năm 1986 khi tình hình chính trị đã chín muồi cho một thành viên đầy đủ. Ngày nay, EFTA bao gồm Iceland (tham gia năm 1970), Liechtenstein (1991 )(2), Na Uy và Thuy Sĩ. Nước Anh và Đan Mạch ròi bỏ Hiệp hội năm 1972, Bồ Đào Nha năm 1985, Áo, Phần Lan và Thuy Điển vào cuối năm 1994. Tất cả cấc nước này gia nhập EC.
EFTA là một khu vực thương mại tự do đầy đủ nhất phù hợp với Điều XXIV của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Công ước Stockholm bao trùm thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp chế biến, cá và các hải sản khác. Các sản phẩm nông nghiệp được đề cập trong các thoả thuận song phương (trao đổi thư tín) giữa tùng quốc gia EFTA, nhưng cần nhận rằng bất cứ thuế quan hoặc nhân nhượng nào dành cho một quốc gia EFTA khác trong hiệp định song phương cũng sẽ tự động áp dụng cho mọi quốc gia thành viên khác của EFTA, do vậy đảm bảo tính chất đa phương của các thoả thuận này. Người ta có thể coi đặc tính này như một loại đối xử tối huệ quốc ưu đãi “định sẵn”.
Mặc dù nguyên nhân trực tiếp nhất tạo ra EFTA có thể là mối đe doạ của sự phân biệt kinh tế từ lúc EEC mới thành lập, nhưng EFTA vẫn được xem là một cách thúc lựa chọn của sự họp tâc và hội nhập châu Âu. về mặt chính trị, EFTA cũng hấp dẫn hơn đối với 3 thành viên sáng lập trung lập và Anh quốc, một quốc gia đã không muốn dâng các quyền lợi và nghĩa vụ của Khối Thịnh vượng chung hoặc mối quan hệ Đại Tây Dưong đặc biệt cho Mỹ. Không cố trở thành một đối thủ của EEC, cấc quốc gia EFTA mong muốn chứng minh rằng một khu vục mậu dịch tự do có thể hoạt động hiệu quả và góp phần tích cục vào công cuộc hội nhập kinh tế ở Tây Âu.
Mục tiêu cuối cùng của các nhà sáng lập EFTA, như đã giới thiệu trong phần mở đầu của Công ước Stockholm là “tạo thuận lợi cho việc sớm thành lập một hiệp hội đa phưong để dỡ bỏ các rào cản thưong mại và khuyến khích họp tác kinh tế chặt chẽ hon nữa giữa các thành viên của Tổ chức Họp tác Kinh tế châu Âu, bao gồm cả các thành viên của Cộng đồng Kinh tế châu Âu”. Mục tiêu này trên thục tế đã đạt được bằng việc ký kết các hiệp định thưong mại tự do song phưong giữa cấc nước EFTA và EEC năm 1972/73, việc liên tiếp gia nhập của các nước nguyên là EFTA vào EEC/EC/EU và việc ký kết Hiệp định Khu vục Kinh tế Châu Âu (EEA) năm 1992.
3. Hiệp định chung EVFTA và IPA
Hiệp định EVFTA và IPA được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam-EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2019 đạt 56,45 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 41,5 tỷ USD, nhập khẩu từ EU đạt 14,9 tỷ USD. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên.
Nếu được đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Những cam kết dành đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau trong Hiệp định IPA cũng sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn đến từ EU và các nước khác.
Về mặt chiến lược, việc đàm phán và thực thi các Hiệp định này cũng gửi đi một thông điệp tích cực về quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tình hình kinh tế địa chính trị đang có nhiều diễn biến phức tạp và khó đoán định.
4. Nội dung thương mại hàng hóa của Hiệp định EVFTA và IPA
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế.
Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay.
Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.
Các nội dung khác liên quan tới thương mại hàng hóa: Việt Nam và EU cũng thống nhất các nội dung liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phòng vệ thương mại, v.v, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp.
5. Thương mại dịch vụ và đầu tư của Hiệp định EVFTA và IPA
Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO. Cam kết của EU cao hơn trong cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp định FTA gần đây của EU.
Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.
Một số nét chính trong các cam kết một số ngành dịch vụ như sau:
- Dịch vụ ngân hàng: Trong vòng 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 02 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Tuy nhiên, cam kết này không áp dụng với 04 ngân hàng thương mại cổ phần mà nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank.
- Dịch vụ bảo hiểm: Việt Nam cam kết cho phép nhượng tái bảo hiểm qua biên giới, cam kết dịch vụ bảo hiểm y tế tự nguyện theo luật Việt Nam. Riêng đối với yêu cầu cho phép thành lập chi nhánh công ty tái bảo hiểm, ta chỉ cho phép sau một giai đoạn quá độ.
- Dịch vụ viễn thông: Ta chấp nhận mức cam kết tương đương trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đặc biệt đối với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng, ta cho phép EU được lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sau một giai đoạn quá độ.
- Dịch vụ phân phối: Ta đồng ý bỏ yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế sau 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, tuy nhiên ta bảo lưu quyền thực hiện quy hoạch hệ thống phân phối trên cơ sở không phân biệt đối xử. Ta cũng đồng ý không phân biệt đối xử trong sản xuất, nhập khẩu và phân phối rượu, cho phép các doanh nghiệp EU được bảo lưu điều kiện hoạt động theo các giấy phép hiện hành và chỉ cần một giấy phép để thực hiện các hoạt động nhập khẩu, phân phối, bán buôn và bán lẻ.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.