1. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là gì? Hình thức xác lập của hợp đồng đó?

- Cơ sở pháp lý: Điều 146 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng) đã chia tahnfh 2 loại: Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển và Hợp đồng vận chuyển theo chuyến.

Theo Điều 146 của Bộ luật đã quy định về hai loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đó là:

- Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.

- Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

=> Vậy hợp đồng vận chuyển theo chuyến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến.

Theo đó:

Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.

Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.

- Hình thức của hợp đồng vận chuyển theo chuyến theo quy định của Bộ luật là phải được giao kết bằng văn bản. Vậy đây là hình thức bắt buộc. Nếu không xác lập bằng hình thức này sẽ không được áp dụng và vô hiệu.

Trân trọng!

2. Không có hàng để xếp (Loading) lên tàu, tàu phải đợi đến bao giờ?

Trường hợp tình trạng tàu đến cảng nhưng không có hàng hoặc phải chờ đợi “rất rất lâu” làm cho chủ tàu/người vận chuyển phải ở trong tình thế “tiến thoái luỡng nan” xảy ra không phải là hiếm trên thực tế.

Như vậy trường hợp này rõ ràng là người thuê vận chuyển đã gây ra chậm trễ cho tàu nhưng vấn đề không đơn giản chút nào nếu chủ tàu/người thuê vận chuyển tự ý cho tàu rời cảng mà không cân nhắc kỹ. Tuy ở trong tình trạng “bối rối” nhưng chủ tàu/người vận chuyển vẫn phải hành động một cách thận trọng để tránh việc nguời thuê vận chuyển có thể “kiện ngược” vì những việc làm vi phạm hợp đồng của chủ tàu/người vận chuyển, và họ có thể ngay lập tức chuyển từ vị trí nguồi bị khiếu nại sang nguời khiếu nại. Hơn nữa, họ còn có thể khởi kiện chủ tàu/ người vận chuyển.

Chủ tàu/người vận chuyển chỉ có thể ra lệnh cho tàu rời cảng và đòi người thuê vận chuyển bồi thường thiệt hại khi người thuê vận chuyển vi phạm hợp đồng; cụ thể là họ không thể cung cấp được hàng hóa cho tàu. Thực tiễn xét xử của nhiều trọng tài và toà án cho thấy nếu người thuê vận chuyển từ chối thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến thể hiện ở hành vi không cung cấp hàng hóa cho tàu thì chủ tàu/người vận chuyển có thể coi như hợp đồng đã bị chấm dứt và đòi người thuê vận chuyển bồi thường thiệt hại vì không thực hiện hợp đồng.

Theo cuốn sách “Gối đầu giường” của nhiều chủ tàu và thuyền trưởng: “Sổ tay cho Chủ tàu và Thuyền trưởng” (A Handy Book for Shipowers and Masters), xuất bản lần thứ 16, của tác giả H. Holman nói về hâu quả của việc người thuê vận chuyển không cung cấp hoặc cung cấp không đủ hàng hóa cho tàu. Việc không cung cấp hàng hóa cho tàu chỉ dẫn đến việc từ chối thực hiện hợp đồng nếu như roi vào các trường hợp :

"a. Người thuê vận chuyển thông báo cho chủ tàu/người vận chuyển rằng họ không hoặc không thể cung cấp hàng cho tàu, hoặc

b) Nếu như không có thông báo đó, thì cũng rõ ràng ràng không thể có hàng hóa để xếp cho tàu trước khi hợp đồng bị chấm dứt. Trong trường hợp sau là "trường hợp b" này thì chủ tàu/người vận chuyển không cần phải đợi cho đến hết thời hạn làm hàng (laytime) trước khi coi như hợp đồng bị chấm dứt. Chủ tàu/ người vận chuyển có thể thực hiện việc này ngay khi rõ ràng là người thuê vận chuyển không có hàng để xếp cho tàu kịp thời. Tuy vậy, nếu cần thiết chủ tàu/người vận chuyển nên đợi thêm một thời gian đủ để có thêm chứng cứ chứng minh lỗi của người thuê vận chuyển."

 

3. Xác định tình huống về trường hợp có được đòi bồi thường thiệt hại vì chờ hàng lâu?

 

Tình huống: Thưa Luật sư, trường hợp con tàu đến cảng đúng thời hạn theo như đã thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến để tàu xếp hàng nhưng người thuê vận chuyển lại cho biết tàu phải chờ khoản 8 ngày nữa thì mới có hàng.

Như vậy lúc này chủ tàu / Người vận chuyển có quyền ra lệnh cho tàu rời khỏi cảng vì thời gian đợi "quá lâu" và có được đòi bồi thường thiệt hại không?

Cảm ơn!

Trả lời:

Theo như quy định của pháp luật Việt Nam không có quy định về việc tàu chờ quá hạn thì tàu sẽ đòi được bồi thường thệt hại và chủ tàu/ người vận chuyển sẽ không có quyền ra lệnh cho tàu rời khỏi cảng.

Cần lưu ý rằng người thuê vận chuyển không bị coi là vi phạm hợp đồng dù họ tcó uyên bố rằng đến tận một ngày X, Y, Z nào đó mới có hàng để xếp lên tàu vì như vậy không phải là không có hàng mà chỉ là chậm... mà hợp đồng đã “thấy trước” việc này bằng điều khoản về tiền phạt dôi nhật mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Ví dụ điẻn hình về phán quyết dưới đây của hội đồng xét xử trong vụ kiện “nổi đình đám” ở đầu thế kỷ trước vẫn còn được công nhận rộng rãi: “Nếu hành vi của người thuê vận chuyển không dẫn đến việc đơn phuơng chấm dứt hợp đồng thì tàu vẫn phải đợi cho đến khi hàng sẵn sàng để xếp lên tàu. Nếu thời hạn xếp hàng đã hết do người thuê vận chuyển không có hàng kịp thời, chủ tàu/ người vận chuyển chỉ có quyền được hưỏng tiền phạt dôi nhật; chứ không được đòi tiền phạt lưu tàu (trừ khi có thoả thuận khác) (vụ “Inverkip” kiện “Bunge” năm 1917). Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau: “If the charterer’s conduct does not amount to repudiation of the chartererparty, the ship must wait until the cargo is made available for shipment. If the laytime is exceeded by the charterer failing to have the cargo in time the shipowner is entitled to demurrage; not to damages at large for the detention” (Inverkip V. Bunge, 1917).

=> Như vậy, chủ tàu/người vận chuyển có thể thực hiện quyền cầm giữ hàng hóa (lien on the cargo) sau khi hàng đã được xếp lên tàu để đòi tiền phạt dôi nhật do tàu phải chờ hàng. Để hạn chế thiệt hại, nhiều chủ tàu/người vận chuyển thường cố gắng đưa vào hợp đồng mức tiền phạt dôi nhật, phạt lưu tàu ở mức có thể bù đắp thiệt hại cùng với điều khoản về tàu có quyền rời cảng sau một thời gian chờ hàng nhất định và người thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại phát sinh.

 

Trân trọng!

4. Thời hạn bốc hàng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến hiện nay được quy đinh như thế nào?

- Cơ sở pháp lý: Điều 179 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

Điều 179. Thời hạn bốc hàng

1. Thời hạn bốc hàng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng tập quán địa phương.

2. Thời gian gián đoạn do người thuê vận chuyển gây ra, thời gian thay đổi nơi bốc hàng theo yêu cầu của người thuê vận chuyển được tính vào thời hạn bốc hàng.

3. Thời gian gián đoạn do người vận chuyển gây ra, do các nguyên nhân bất khả kháng, điều kiện thời tiết làm ảnh hưởng đến việc bốc hàng đúng kỹ thuật hoặc có thể gây nguy hiểm cho việc bốc hàng không được tính vào thời hạn bốc hàng.

4. Người thuê vận chuyển có thể thỏa thuận với người vận chuyển về chế độ thưởng cho việc bốc hàng xong trước thời hạn hoặc phạt đối với việc bốc hàng quá thời hạn bốc hàng đã thỏa thuận.

 

- Theo đó, thời hạn bốc hàng do các bên thỏa thuận (như bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển) trong hợp đồng, nếu trường hợp các bên không có thỏa thuận thì áp dụng tập quán địa phương.

- Thời gian gián đoạn do người thuê vận chuyển ( là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng) gây ra, thời gian thay đổi nơi bốc hàng theo yêu cầu của người thuê vận chuyển được tính vào thời hạn bốc hàng.

- Thời gian gián đoạn do người vận chuyển (Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển/ Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển) gây ra, do các nguyên nhân bất khả kháng, điều kiện thời tiết làm ảnh hưởng đến việc bốc hàng đúng kỹ thuật hoặc có thể gây nguy hiểm cho việc bốc hàng không được tính vào thời hạn bốc hàng.

- Người thuê vận chuyển có thể thỏa thuận với người vận chuyển về chế độ thưởng cho việc bốc hàng xong trước thời hạn hoặc phạt đối với việc bốc hàng quá thời hạn bốc hàng đã thỏa thuận.

 

5. Thời hạn dôi nhật là gì? Tại sao có thời hạn dôi nhật?

- Cơ sở pháp lý: Điều 180 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

- Theo quy định của điều luật, thời hạn dôi nhật là thời hạn mà các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận trong hợp đồng về thời gian cho phép ké dài ngoài thời hạn bốc hàng theo quy định mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng hay nói cách khác "các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận trong hợp đồng về thời gian cho phép kéo dài ngoài thời hạn bốc hàng quy định về thời hạn bốc hàng của Bộ luật này - sau đây gọi là thời hạn dôi nhật. Trường hợp trong hợp đồng không quy định cụ thể số ngày, giờ thì thời hạn dôi nhật được các bên liên quan xác định theo tập quán địa phương.

- Tiền thanh toán về thời hạn dôi nhật sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì xác định theo tập quán địa phương. Trường hợp tập quán địa phương không có thì khoản tiền này được xác định trên cơ sở tổng chi phí thực tế để duy trì tàu biển và thuyền bộ trong thời hạn dôi nhật.

- Trường hợp thời gian tàu biển phải lưu lại cảng nhận hàng sau thời hạn bốc hàng và thời hạn dôi nhật do người thuê vận chuyển gây ra gọi là thời gian lưu tàu. Người vận chuyển có quyền đòi bồi thường các thiệt hại phát sinh do lưu tàu.

=> Vậy do đôi khi các bên, hơn nữa là bên thuê vận chuyển đôi khi không thể chuẩn bị hàng kịp thời cho bên vận chuyển, chính vì vậy ngoài việc quy định về thời hạn giao hàng thì pháp luật sẽ quy định thêm về thời hạn dôi nhật và người vận chuyển có quyền đòi bồi thường các thiệt hại phát sinh do lưu tàu do người thuê vận chuyển gây ra tàu biển phải lưu lại cảng nhận hàng.

 

Trân trọng!