ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/KH-UBND | Long Xuyên, ngày 20 tháng 7 năm 2005 |
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN DOANHNGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCHPHÁT TRIỂN DNNVV GIAI ĐOẠN 2006-2010
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh AnGiang chiếm tỷ lệ trên 98% tổng số doanh nghiệp của cả tỉnh. Doanh nghiệp nhỏvà vừa (sau đây gọi tắt là DNNVV) tuy không có được lợi thế so với các doanhnghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng trong thời gianqua các DNNVV trên địa bàn tỉnh đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảiquyết các vấn đề xã hội mà Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đề ra như xoá đói giảm nghèo,tạo việc làm... góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội 2001 -2005.
- Lãnh đạo tỉnh cũng đã xác định vai trò quantrọng, lâu dài của DNNVV trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vì nólà bộ phận cấu thành không thể thiếu được của nền kinh tế, có mối quan hệ tươnghỗ không thể tách rời nhau với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt trong việchình thành hoạt động công nghiệp bổ trợ và mạng lưới phân phối sản phẩm. Vớitính năng động cao, các DNNVV là trường học khởi nghiệp cho các doanh nhân vàlà môi trường tạo mối liên kết, tích tụ vốn để hình thành và phát triển cácdoanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các DNNVV ở nước ta nói chungvà An Giang nói riêng là mới phát triển, còn non kém, sức cạnh tranh kém, nêncần có các cơ chế chính sách hỗ trợ.
- Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới,đòi hỏi phải biết tận dụng các lợi thế so sánh để hội nhập, mà các DNNVV có cơhội sử dụng tốt nhất các lợi thế này, do đó nếu không phát triển DNNVV chúng takhông thể đẩy nhanh tiến trình thực hiện hội nhập kinh tế Thế giới.
Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010,nếu được triển khai thực hiện tốt, sẽ là một trong những cơ sở quan trọng đểtriển khai thực hịên thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh AnGiang trong giai đoạn 2006 - 2010.
II. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂNDNNVV GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giaiđoạn 2001-2010 được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua;
2. Chiến lược toàn diện tăng trưởng và giảmnghèo;
3. Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/3/2001 về sắpxếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;
4. Nghị quyết 14-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghịlần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX), ngày 18/3/2002 về tiếp tụcđổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tưnhân;
5. Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX về củng cố,phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Kinh tế tập thể;
6. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV;
7. Quyết định 94/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 củaThủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân;
8. Chỉ thị 33/2004/CT-TTg ngày 23/9/2004 của Thủtướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 - 2010;
9. Thông báo số 7681/BKH-TB ngày 30/11/2004 củaBộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội5 năm 2006 - 2010;
10. Các cam kết, thoả thuận của UBND tỉnh vềphát triển DNNVV với các tổ chức nước ngoài.
PHẦN I: THỰC TRẠNG PHÁTTRIỂN DNNVV GIAI ĐOẠN 2001 – 2005:
I. Thực trạng phát triển DNNVV thời gianqua:
- Đối tượng xây dựng kế hoạch là DNNVV, theođiều 3 Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúpphát triển DNNVV thì “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độclập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”
- Đến cuối năm 1999: tổng số DNNVV trên địa bàntỉnh An Giang là 1.166 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh gồm: 1.090 DNTN, 66 CtyTNHH, 10 Cty CP, với tổng vốn là 767.320 triệu đồng và 24 Chi nhánh/Văn phòngĐại diện; hộ cá thể có 31.484 hộ với vốn đăng ký kinh doanh 408.562 triệu đồng.
- Riêng từ đầu năm 2000 đến quí I năm 2005: cótổng số 1.140 DNNVV thành lập gồm: 772 DNTN, 340 Cty TNHH, 28 Cty CP, tổng vốnđăng ký là 2.114.639 triệu đồng và 386 Chi nhánh/Văn phòng Đại diện; Hộ kinhdoanh cá thể có 27.656 hộ, với tổng vốn đăng ký 912.590 triệu đồng.
- Đến quí I năm 2005 trên địa bàn tỉnh An Giangcó 2.306 Doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư gồm:1.862 DNTN, 406 Cty TNHH, 38 Cty CP, tổng vốn đăng ký là 2.881.959 triệu đồngvà 410 Chi nhánh/Văn phòng Đại diện; hộ kinh doanh cá thể có 59.140 hộ đăng kýhoạt động với tổng vốn đăng ký là 1.321.152 triệu đồng.
Cụ thể từng năm như sau:
TT | Chỉ tiêu | ĐVT | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 3th/2005 |
Số lượng đơn vị | đv | 44.284 | 49.445 | 53.991 | 60112 | 61.446 | |
a | Hộ kinh doanh cá thể | Hộ | 42.722 | 47.754 | 52.132 | 57.860 | 59.140 |
- Số đăng ký trong năm | Hộ | 4.720 | 5.032 | 4.378 | 5.728 | 1.280 | |
- Tổng vốn đầu tư | tỷ đ | 710 | 873 | 1.045 | 1.294 | 1.321 | |
- Tổng số lao động | người | 79.169 | 87.556 | 96.443 | 106.860 | 109.808 | |
b | DN dân doanh (DNDD) | đv | 1.512 | 1.691 | 1.859 | 2.252 | 2.306 |
Tổng vốn đầu tư | tỷ đồng | 1.402 | 1.760 | 2.054 | 2.786 | 2.881 | |
Tổng số lao động | người | 19.656 | 21.145 | 23.047 | 29.848 | 30.564 | |
chia ra theo loai hình: | |||||||
- Cty trách nhiệm hữu hạn | đv | 158 | 236 | 302 | 388 | 406 | |
- Cty cổ phần | đv | 15 | 18 | 25 | 34 | 38 | |
- DN tư nhân | đv | 1.339 | 1.437 | 1.532 | 1.830 | 1.862 |
03 tháng đầu năm 2005: tổng số doanh nghiệpthành lập mới là 54 DN trong đó có 32 DNTN, 18 Công ty TNHH, 04 Công ty cổ phầnvới tổng vốn đăng ký 97.244 triệu đồng và 26 Chi nhánh/Văn Phòng đại diện.
- Trong thời gian qua, các DNNVV trên địa bàntỉnh ngày một gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Cùng với xu hướng phát triểnnày là sự đóng góp của DNNVV vào nền kinh tế tỉnh nhà, tạo công ăn việc làm vàthu nhập cho xã hội:
+ Trong 5 năm qua đã tạo công ăn việc làm chotrên 52.000 lao động, trong đó các loại hình doanh nghiệp đã tạo việc làm chotrên 22.000 lao động, hộ kinh doanh cá thể trên 30.000 lao động. Các doanh nghiệpsử dụng nhiều lao động thuộc lĩnh vực gia công may mặc và chế biến thủy sảnxuất khẩu. Thu nhập bình quân 1 lao động khoảng 600.000 đồng/tháng, cao nhấtkhoảng 1.500.000 đồng/tháng, thấp nhất khoảng 400.000 đồng/tháng. Lao động cóthu nhập cao thuộc lĩnh vực kinh doanh chế biến nông thủy sản xuất khẩu, lao độngcó thu nhập thấp thuộc lĩnh vực xây dựng (công nhân xây dựng).
+ Từ năm 2000 đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩucủa địa phương trên 816 triệu USD (năm 2000: 108 triệu USD, năm 2001: 119 triệuUSD, năm 2002: 147 triệu USD, năm 2003: 182 triệu USD, năm 2004: 260 triệuUSD), mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là gạo và thủy sản đông lạnh. Tronglĩnh vực xuất khẩu của địa phương, trong 2 năm gần đây DNNVV đã tham gia xuấtkhẩu với kim ngạch và sản lượng chiếm khoảng 2/3, tham gia xuất khẩu trực tiếpchủ yếu là mặt hàng thủy sản, lúa gạo, các sản phẩm may mặc.
+ Tổng số thu thuế từ kinh tế trên địa bàn từnăm 2000 đến nay là 4.279 tỷ đồng (năm 2000 là 662 tỷ đồng, năm 2001 là 669 tỷđồng, năm 2002 là 766 tỷ đồng, năm 2003 là 925 tỷ đồng, năm 2004 là 1.257 tỷđồng), trong đó số thu từ các DNNVV là 1.078 tỷ đồng chiếm tỷ trọng trên 25%,thu từ kinh tế nhà nước là 761 tỷ đồng chiếm tỷ trọng trên 18%, thu từ kinh tếcó vốn đầu tư nước ngoài là 46 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 1%. Điều đó cho thấyDNNVV đã đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách tỉnh nhà.
- Phát triển DNNVV là một nguồn lực đáng kể đểthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là góp phần vào giải quyết việc làm,tham gia tích cực vào chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh (tạo công ănviệc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của công nhân lao động...). Trong05 năm qua, tổng số Hộ thoát nghèo là 32.673 (năm 2001: 5.751, năm 2002: 7.542,năm 2003: 9.121, năm 2004: 7.883 và kế hoạch năm 2005: 2.376), tỷ lệ Hộ nghèoqua các năm như sau: năm 2001: 7,86%, năm 2002: 6,70%, năm 2003: 4,96%, năm2004: 3,50% và kế hoạch 2005: 3%.
- Nhìn chung các DNNVV trên địa bàn tỉnh AnGiang năng động và thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường (như sự kiệnchống phá giá cá Tra, Basa của Mỹ), sức cạnh tranh của loại hình doanh nghiệpnày ngày một nâng cao; DNNVV đã góp phần vào việc gìn giữ và phát huy các ngànhnghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, tranh trên kiếng, dệt lụa...; biết pháttriển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và phân phối các sản phẩm hàng hóa, dịchvụ này đến các thị trường ở những huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa mà cácdoanh nghiệp lớn không tham gia, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế - xã hộiở những vùng này.
2. Những tồn tại yếu kém trong quá trình pháttriển DNNVV:
- Do điều kiện địa lý của tỉnh nằm xa các trungtâm thành phố lớn, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng xã hội còn nhiều yếu kém; mặtbằng là khâu thiết yếu trong quá trình sản xuất, kinh doanh của DNNVV, nhưngthời gian qua tỉnh chưa tạo được mặt bằng sẳn có để phục vụ cho nhu cầu đầu tưcủa DNNVV.
- Về phía DNNVV trong thời gian qua, số lượngDNNVV tuy đông đảo về số lượng, nhưng về cơ bản vẫn là quy mô nhỏ, thiếu vốn đểhoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ rất hạn chế, thiết bị, máymóc lạc hậu nhưng lại chậm thay đổi để thích ứng với môi trường kinh doanh luônngày càng cạnh tranh khốc liệt; công tác nghiên cứu và phát triển chưa được cácdoanh nghiệp chú trọng nên việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất kinhdoanh chưa được phổ biến và ứng dụng rộng rãi.
- Các DNNVV tập trung chủ yếu ở thành phố LongXuyên và thị xã Châu Đốc (là những nơi có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh).Những địa bàn khác, nơi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (Tri Tôn, TịnhBiên, An Phú, Thoại Sơn, Phú Tân) tuy có những chính sách ưu đãi đầu tư hấpdẫn, nhưng vẫn chưa thu hút các DNNVV đầu tư sản xuất, kinh doanh.
- Tuy đã được tỉnh chỉ đạo cho các Sở, ngành cóliên quan, các Trường Đại học, các Trung tâm đào tạo trên địa bàn phối hợp mởrất nhiều lớp đào tạo hoặc các khóa bồi dưỡng ngắn ngày, dài ngày về các kiếnthức có liên quan đến khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, tài chính -kế toán doanh nghiệp, quản trị chất lượng.... nhưng nhìn chung trình độ quản lýcủa DNNVV trên địa bàn tỉnh vẫn còn yếu kém, nhân viên thiếu kỹ năng, thiếukiến thức tiếp thị và thiếu thông tin về thị trường (trường hợp này là phổbiến)... Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnhcạnh tranh vùng, khu vực và quốc tế đang ngày một diễn ra gay gắt như hiện nay.
- Vấn đề khác mà các DNNVV thường mắc phải làthiếu chiến lược kinh doanh và phát triển thị trường; sức cạnh tranh của doanhnghiệp và sản phẩm, dịch vụ của DNNVV cung cấp còn thấp: hàm lượng tri thức vàcông nghệ trong sản phẩm chưa cao, thiếu tính đặc thù, độc đáo và giá trị giatăng trong tổng giá trị sản phẩm của doanh nghiệp nhìn chung còn thấp so vớimặt bằng của DNNVV ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như:TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng....
- Mặc dù là tỉnh có nguồn lao động dồi dào (hàngnăm có trên 1,3 triệu người trong độ tuổi lao động) nhưng tỷ lệ số lao động đãqua đào tạo chỉ chiếm khoảng 14,5% (188.500 lao động) trình độ tay nghề củangười lao động còn thấp, lao động giải quyết việc làm trong các DNNVV chủ yếulà lao động giản đơn, năng suất lao động kém....
- Bước đầu, chỉ mới hình thành được các Câu lạcbộ doanh nghiệp tại một số huyện, thị, thành như: Long Xuyên, Châu Thành, ChợMới... nhưng hoạt động của Câu lạc bộ doanh nghiệp này chưa thật sự hiệu quảtrong việc hỗ trợ quá trình sản xuất kinh doanh của thành viên Câu lạc bộ; Hiệphội DNNVV của tỉnh chưa ra đời; tỷ lệ DNNVV của tỉnh là thành viên VCCI cònthấp (khoảng 1,5%), việc chủ động liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp cóquy mô lớn với DNNVV còn thấp làm cho chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanhvà sức cạnh tranh của cả DNNVV và doanh nghiệp có quy mô lớn chưa cao, chưaphát huy hết tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp để tự vươn lên đáp ứng yêucầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.
- Một số DNNVV lợi dụng chính sách thông thoángcủa Nhà nước trong việc thành lập doanh nghiệp hoạt động không đúng pháp luậtnhư thành lập doanh nghiệp để mua bán hóa đơn, khấu trừ khống thuế VA cạnh tranhkhông lành mạnh chèn ép lẫn nhau hay sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trườngsinh thái...Mặc dù tình trạng này đã có khắc phục nhưng vẫn làm cho DNNVV cònnhiều mặt hạn chế trong quá trình phát triển.
- Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV chưakịp thời, đồng bộ, không nhất quán, đặc biệt là việc thực thi chính sách chưathống nhất từ Trung ương đến địa phương như việc ban hành chính sách khuyếnkhích và ưu đãi đầu tư, nhiều địa phương muốn thu hút đầu tư về phía mình nênđịa phương ban hành sau thường có chính sách ưu đãi cao hơn địa phương ban hànhchính sách trước hay việc ban hành chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV trênđịa bàn tuy có hướng dẫn nhưng khó thực hiện do nhiều quy định của TW chưa đápứng tình hình thực tế và chưa đồng bộ; mặt khác, chính sách ưu đãi của TW chưathật sự phù hợp với địa phương nên chưa hấp dẫn cho các nhà đầu tư là DNNVV.
- Cải cách thủ tục hành chính trong thời gianqua trên địa bàn diễn ra tích cực và bước đầu mang lại kết quả khả quan nhưngnhìn chung để khởi sự và đưa doanh nghiệp gia nhập thị trường còn mất rất nhiềuthời gian. Để đưa doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động doanh nghiệp mấtkhoảng 02 tháng đối với doanh nghiệp hoạt động thương mại, 09 tháng đối với doanhnghiệp sản xuất.
II. Vấn đề thể chế, chính sách, các yếu tốquản lý liên quan đến phát triển DNNVV:
Mặc dù các khung pháp lý, cơ chế chính sách đểthúc đẩy phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã có từ nhữngnăm 1992, 1993, 1994, trong đó có DNNVV nhưng để thực hiện quan điểm nhất quánphát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý Nhà nước những vấn đề này cũng cần được đánh giá với những mặt được và chưađược;
1. Khung pháp lý chung về phát triển doanhnghiệp:
Các quy định pháp lý như thành lập doanh nghiệp,gia nhập thị trường, hoạt động trong thị trường, rời khỏi thị trường (cụ thểlà: đăng ký kinh doanh, đăng ký con dấu, mã số thuế, thuế, đất đai, xây dựng,thương mại, tài chính - ngân hàng và nhiều vấn đề khác.v.v.) đều đã được cơquan có thẩm quyền ban hành để áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệpkhông kể quy mô (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Trong thời gianqua trong quá trình triển khai và áp dụng tại địa phương vẫn còn nhiều vấn đềcần phải được đánh giá.
a. Về các quy định liên quan đến đăng ký kinhdoanh, gia nhập và rút khỏi thị trường (ngưng nghỉ, giải thể và phá sản doanhnghiệp):
- Gia nhập thị trường:
Từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từngày 01/01/2000, đã có nhiều cởi mở hơn đối với quá trình đăng ký kinh doanh vàhoạt động của các doanh nghiệp, nhiều giấy phép con hoặc điều kiện kinh doanhkhông cần thiết đã được bãi bỏ, nhưng hiện vẫn tồn tại các quy định làm giảmhiệu lực pháp lý của Luật Doanh nghiệp như việc đăng ký kinh doanh không nhữngđược quy định trong Luật Doanh nghiệp mà một số Luật khác cũng ban hành vấn đềnày do đó chưa tạo được sự đồng bộ trong quá trình đăng ký kinh doanh - khởi sựdoanh nghiệp từ đó tạo ra những khó khăn không đáng có trong việc thực thi phápluật (Luật Thương mại, Luật Bảo hiểm, Luật Ngân hàng... cũng có điều khoản quyđịnh về đăng ký kinh doanh).
Luật Hợp tác xã năm 2003 đã khắc phục được cáctồn tại của Luật Hợp tác xã cũ (1996) nhằm phát huy cao hơn vai trò của kinh tếtập thể trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo địnhhướng XHCN, nhưng hiện nay một số Văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thihành Luật chưa được ban hành đầy đủ như biểu mẫu mới về đăng ký kinh doanh, lệphí . . .
Ngoài ra, sau khi doanh nghiệp được cấp Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh, để có thể gia nhập thị trường, cần thực hiệnnhiều công đoạn khác như khắc dấu, đăng ký mã số thuế, mua hoá đơn, thủ tụcđất đai, xin phép xây dựng… các công đoạn này đòi hỏi mất rất nhiều thời gianđi lại cho doanh nghiệp, chưa kể những chi phí “ngầm” phát sinh trong quá trìnhthực hiện các thủ tục này. Vì thế việc quy định một cơ quan đầu mối thực hiệncác thủ tục này cho doanh nghiệp trong thời gian tới là rất cần thiết.
- Rút khỏi thị trường:
Việc rút khỏi thị trường hoạt động sản xuất kinhdoanh, doanh nghiệp có thể chọn hình thức giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp.Thời gian qua, hầu như các doanh nghiệp ngưng, nghỉ đều chọn hình thức giải thểdoanh nghiệp do hình thức phá sản doanh nghiệp rất khó thực hiện bởi những quyđịnh về thủ tục, về điều kiện phá sản khi tuyên bố phá sản.
Luật Phá sản mới được ban hành, đã khắc phụcnhững vướng mắc, tồn tại của Luật Phá sản doanh nghiệp trên cơ sở tổng kết 9năm thi hành Luật này như vấn đề xác định tình trạng phá sản, thủ tục phá sản.
* Để các quy định về đăng ký kinh doanh, gianhập thị trường và rút khỏi thị trường nhanh chóng có hiệu lực và đi vào cuộcsống, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của DNNVV, các Bộ, ngành có liên quan cầnsớm nghiên cứu, ban hành các Văn bản hướng dẫn thực hiện và thống nhất trongcác vấn đề, tránh sự chồng chéo lẫn nhau, đặc biệt là việc sớm xây dựng và đưaBộ Luật Doanh nghiệp chung và Luật Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư vào thi hànhlà điều cần thiết.
b. Chế độ kế toán và tài chính:
Chế độ kế toán quy định còn phức tạp đối với cácDNNVV (thống kê chưa đầy đủ một DNNVV phải thực hiện đến 13 mẫu biểu báo cáotài chính - kế toán) và nhiều mẫu, biểu quy định về báo cáo tài chính, mặt kháctrình độ nghiệp vụ kế toán DNNVV còn hạn chế nên DNNVV khó có thể thực hiệnđược. Vì thế, việc thuê kế toán là cán bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyênngành để thực hiện nghiệp vụ kế toán cho doanh nghiệp tương đối phổ biến trongtình hình hiện nay.
c. Hệ thống thuế :
- Các chính sách thuế bao gồm thuế thu nhậpdoanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu,thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân,… được điềuchỉnh theo hướng xoá bỏ phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước với đầu tư nướcngoài, giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh và ngày càng minhbạch hơn. Tuy nhiên, một số quy định trong hệ thống thuế còn phức tạp về hồ sơthủ tục trong việc kê khai tính thuế, miễn, giảm, do đó DNNVV vẫn gặp khó khăntrong việc kê khai thuế, đã hạn chế các doanh nghiệp công khai hoạt động sảnxuất - kinh doanh của mình vì vậy một số doanh nghiệp vẫn còn đăng ký hoạt độngtheo hình thức Hộ kinh doanh cá thể để nhận thuế khoán.
- Về thuế giá trị gia tăng: vẫn duy trì hai phươngpháp tính thuế VA phương pháp khấu trừ áp dụng cho doanh nghiệp, gồm cả hợp tácxã, và phương pháp trực tiếp mà thực tế là thuế khoán áp dụng cho hộ kinhdoanh cá thể, đã tạo ra những bất bình đẳng, cụ thể là cùng kinh doanh mộtngành nghề nhưng nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ sẽphải nộp thuế cao hơn cơ sở nộp thuế theo phương pháp trực tiếp. Mặt khác, cácthủ tục hoàn thuế VA vẫn còn phức tạp và kéo dài, nhất là hoàn thuế khi xuấtnhập khẩu hàng hóa…
Các quy định về tài chính, kế toán, thuế còn cónhững hạn chế như trên, cũng là một trong những nguyên nhân chưa khuyến khíchDNNVV minh bạch hoá tình trạng tài chính, đồng thời cũng chưa khuyến khích cácHộ kinh doanh chính thức hoá hoạt động kinh doanh của mình (đăng ký thành lậpdoanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp) trừ khi có sự chế tài từ cơ quan quản lýNhà nước.
d. Hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng:
Điều chỉnh hành vi ký kết Hợp đồng và giải quyếttranh chấp hợp đồng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các loại hình doanhnghiệp có: Pháp lệnh về Hợp đồng kinh tế, Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại…, tuynhiên các quy định tại các văn bản luật này vẫn còn trùng lắp, phức tạp và mâuthuẫn với nhau, vẫn còn các khoảng trống về pháp lý và đặc biệt là hệ thốngtrọng tài thương mại chưa phát huy tác dụng tốt nên DNNVV không áp dụng để giảiquyết các tranh chấp liên quan.
e. Đất đai và mặt bằng sản xuất cho DNNVV:
- Quyền sử dụng đất: Luật Đất đai năm 2003 vàNghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai cónhững quy định, thông thoáng hơn trong quá trình tạo mặt bằng sản xuất kinh doanhcho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đất đai và mặt bằng sản xuất kinhdoanh vẫn là vấn đề lớn và khó đối với địa phương. Mặc dù đã được chỉ đạo chặtchẽ của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh trong việc tạo mặt bằng để phục vụ sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, trong đó có DNNVV, nhưng thời gian qua tỉnh chỉ mới tạođược mặt bằng Khu tiểu thủ công nghiệp Mỹ Quí - thành phố Long Xuyên với qui môkhoảng 40 ha với 14,2 ha đất công nghiệp đến nay đã lấp đầy, các Khu côngnghiệp tập trung khác như Bình Long - huyện Châu Phú, Bình Hòa - huyện ChâuThành, cụm công nghiệp Phú Hoà - huyện Thoại Sơn đang ở giai đoạn san lấp mặtbằng; các Cụm công nghiệp tại huyện, thị khác đang ở giai đoạn lập qui hoạchchi tiết hoặc đang bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Do đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long,đặc biệt An Giang là vùng đầu nguồn nên nền đất phù sa thấp và yếu, vì thế việcđầu tư hạ tầng kỹ thuật để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVVgặp khó khăn trong đầu tư về cao trình san lấp mặt bằng, nền móng, phải mấtnhiều thời gian và chi phí đầu tư.
g. Các tiêu chuẩn kỹ thuật và quản lý chất lượng:
Luật pháp liên quan đến quản lý chất lượng hànghoá chưa đầy đủ; các tiêu chuẩn kỹ thuật không phản ánh trình độ công nghệ củadoanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng; DNNVV ít có khả năng tiếp cận cácthông tin về tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn quốc gia của các nước khác, nênhàng hoá của DNNVV khó tiếp cận các thị trường nước ngoài. Mặt khác, các DNNVVtrên địa bàn tỉnh ít khi chú trọng đến công tác xây dựng quản lý chất lượngtheo các tiêu chuẩn thông dụng quốc tế như ISO, HACCAP, GMP... trong quản lýchất lượng hàng hóa, quản trị nội bộ doanh nghiệp. Công tác này chưa được DNNVVquan tâm là do phải mất nhiều thời gian, chi phí tư vấn, điều kiện sản xuấtkinh doanh phải nâng cao để đạt được tiêu chuẩn.
Ngoài ra, các dịch vụ về quản lý chất lượng trongcả nước và trong vùng nói chung, trong tỉnh nói riêng chưa phát triển và cònnhiều yếu kém.
h. Giao dịch bảo đảm (thế chấp, cầm cố):
Hệ thống luật pháp về giao dịch bảo đảm chưathống nhất, thiếu rõ ràng, gây khó khăn trong việc xử lý tài sản thế chấp từ đótạo ra những khó khăn không đáng có của DNNVV trong quá trình tiếp cận cácnguồn tài chính - tín dụng phục vụ cho mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp. Việc cấp chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất còn chậm cũng chưaphát huy việc giao dịch bảo đảm cho các doanh nghiệp.
i. Tạo nguồn tài chính cho DNNVV:
- Thị trường chứng khoán tuy đã hình thành ởhai thành phố lớn (Hà Nội và Tp. HCM) nhưng nhìn chung còn chưa phát triển, cóquá ít công ty niêm yết trên thị trường, những quy định chặt chẽ của pháp luậttrong việc giao dịch trên thị trường và hầu như mọi thông tin về các phiên giaodịch trên thị trường này đến với doanh nghiệp rất chậm và thường thiếu, đặcbiệt là các DNNVV ở những vùng cách xa trung tâm thành phố như An Giang, đã hạnchế các kênh huy động vốn của DNNVV.
- Mặt khác, việc đảm bảo cho hệ thống tài chínhvi mô phát triển (đây là kênh mà DNNVV có thể tiếp cận các nguồn tài chínhnhanh nhất) lại thiếu các quy định của pháp luật điều chỉnh phạm vi này.
- Ngoài ra, việc cho vay đầu tư theo dự án - tàisản thế chấp hình thành từ vốn vay còn hạn chế, các ngân hàng thương mại chưađẩy mạnh công tác cho vay theo dự án, việc xác định giá trị quyền sử dụng đấtđể làm tài sản thế chấp khi vay vốn chưa phù hợp với giá trị thực tế trên thịtrường, đã làm hạn chế nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của DNNVV.
- Các quy định về cho thuê tài chínhvà cho thuê vận hành còn chưa phù hợp với điều kịên thựctế của doanh nghiệp (đặc biệt là điều kiện của DNNVV với qui mô sản xuất kinhdoanh nhỏ) .
k. Chính sách lao động
Tuy chúng ta đã có một hệ thống pháp luật về laođộng chặt chẽ, quy định trách nhiệm rõ ràng của người sử dụng lao động và ngườilao động; đặc biệt là Bộ Luật Lao động (sửa đổi) đang có hiệu lực quy địnhnhiều quyền hạn hơn của người lao động trong quá trình làm việc cho doanh nghiệp,nhưng lại là các chính sách áp dụng chung cho mọi loại doanh nghiệp không kểquy mô, trong khi các DNNVV do hạn chế về quy mô rất khó tuân thủ các quy địnhnày, cụ thể là các quy định về ký kết hợp đồng lao động, về chế độ bảo hiểm xãhội, bảo hiểm tai nạn....
2. Khung pháp lý dành riêngcho các DNNVV:
Cho đến nay, các văn bản pháp quy dành riêng chokhu vực DNNVV có một số Văn bản chi phối hoạt động của DNNVV như Nghị định90/2001/NĐ-CP ngày 23/10/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV, Quyếtđịnh số 193/2002/QĐ-TTg và số 115/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuy chế thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV, Quyếtđịnh 143/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình trợ giúp đào tạonguồn nhân lực cho DNNVV, Quyết định số 1473/2004/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầutư ban hành Quy chế quản lý Chương trình trợ giúp đào tạonguồn nhân lực cho DNNVV, Quyết định số 1177/1996/QĐ-BTC và 144/2001/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán áp dụng cho DNNVVvà Thông tư số 09/2000/TT-BYT hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ cho ngườilao động trong các DNNVV. . .
a. Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/10/2001 củaChính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV, đây được xem là khung pháp lý đầu tiênvề chính sách trợ giúp phát triển DNNVV. Nghị định số 90/CP của Chính phủ, tỉnhđã tạo những điều kiện cơ bản nhất để thúc đẩy DNNVV phát triển, một số nộidung tuy mới thực hiện bước đầu nhưng đã mang lại hiệu quả thiết thực:
- Đăng ký kinh doanh - khởi sự doanh nghiệp -gia nhập thị trường: thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ trong07 ngày làm việc (giảm 07 ngày so với quy định), đối với hồ sơ của doanh nghiệpở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thìthực hiện trong ngày làm việc; bước đầu đã hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành khắccon dấu, đăng ký mã số thuế để bước đầu doanh nghiệp gia nhập thị trường;
- Chính sách tài chính - thuế khóa: cải cách thủtục hành chính về đăng ký thuế, nâng cao vai trò tự kê khai và tự chịu tráchnhiệm về các khoản thuế mà doanh nghiệp đã kê khai; đã xây dựng được dự thảo cơchế bảo lãnh tín dụng cho DNNVV;
- Đất đai và xây dựng: thực hiện quy trình giaođất, cho thuê đất theo cơ chế “một cửa” nhằm rút ngăn thời gian giao đất chothuê đất cho doanh nghiệp; phân cấp mạnh cho huyện, thị, thành cấp phép xâydựng các công trình xây dựng, nhà làm việc... của DNNVV nhằm tạo điều kiện tốiđa để DNNVV sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chính sách đào tạo, chuyển giao khoa học côngnghệ: có chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với công tác đào tạo vàhọc nghề cho người lao động, cho thành tích đào tạo nghề; khuyến khích và ưuđãi đầu tư đối với doanh nghiệp thực hiện tốt công tác nghiên cứu và ứng dụngkhoa học công nghệ vào mục đích sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định90 của Chính phủ, địa phương vẫn còn gặp phải một số khó khăn nhất định:
- Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạtđộng đầu tư chưa đồng bộ, đặc biệt là cơ chế chính sách hỗ trợ DNNVV chỉ dừnglại ở hình thức văn bản là Nghị định của Chính phủ, từ đó vẫn còn những quyđịnh mang tính phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, loại hình doanhnghiệp, trong đó DNNVV chịu nhiều thiệt thòi nhất.
- Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãiđầu tư của Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn do quy định của Chính phủ chỉ giớihạn trong một số lĩnh vực ngành nghề và địa bàn đầu tư (Danh mục B, C) nên phầnnào hạn chế loại hình DNNVV phát triển.
- Chính sách thuế của Nhà nước không ổn định(đặc biệt là chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng) đãlàm cho DNNVV chưa yên tâm khi tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh.
- Thủ tục hành chính quy định ở từng lĩnh vựccòn rườm rà, nhiều cửa, nhiêu khê, tốn kém thời gian cho nhà đầu tư.
- Tỉnh mở ra các chính sách khuyến khích ưu đãiđầu tư theo thực tế tình hình của địa phương để thu hút đầu tư, chính sách nàycó những điểm quy định cụ thể hơn quy định của TW đối với một số lĩnh vực cầnphát triển trên địa bàn nên gặp khó khăn vướng mắc do công tác thanh tra, kiểmtra của các Bộ, ngành TW về thu chi ngân sách trên địa bàn.
b. Quyết định số 1177/1996/QĐ-BTC và 144/2001/QĐ-BTCcủa Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán áp dụng cho DNNVV,
Việc quy định một chế độ kế toán áp dụng riêngcho DNNVV như quy định tại Quyết định 1177 của Bộ Tài chính là rất cần thiết vànhận được sự quan tâm của DNNVV, bước đầu các DNNVV đã thực hiện tốt Quyết địnhnày, doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến công tác tài chính - kế toán doanhnghiệp, xem đây là công cụ hữu hiệu để quản lý doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều quy định về mẫubiểu báo cáo (hơn 13 mẫu, biểu) từ đó gây ra không ít khó khăn cho DNNVV trongquá trình lập báo cáo tài chính - kế toán doanh nghiệp do mất nhiều thời giandẫn đến tình trạng DNNVV chuyển đổi hình thức hoạt động từ doanh nghiệp sang Hộkinh doanh cá thể.
c. Thông tư số 09/2000/TT-BYT hướng dẫn chămsóc sức khoẻ cho người lao động trong các DNNVV.
Quy định các điều kiện y tế tối thiểu mà ngườilao động trong các DNNVV được hưởng tại Thông tư số 09 của Bộ Y tế đã phần nàoràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động trong các loại hình doanhnghiệp nói chung và DNNVV nói riêng, góp phần nâng cao nhận thức của DNNVV vềviệc cung cấp các sản phẩm, các dịch vụ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế vàkhu vực.
Tuy nhiên, những điều kiện về chăm sóc y tế tốithiểu mà DNNVV phải thực hiện chưa có quy định chế tài nên doanh nghiệp khôngthực hiện hoặc còn quá nhiều khó khăn để DNNVV thực hiện do vấn đề kinh phíhoặc cơ sở vật chất yếu kém. Vì thế cần phải có chính sách khuyến khích nhằmgiúp DNNVV thực hiện tốt chế độ chăm sóc y tế đối với người lao động.
III. Hệ thống hỗ trợ DNNVV:
1. Hệ thống cơ quan trợ giúp DNNVV:
a) Các cơ quan quản lý nhà nước có vai tròđiều phối hoạt động trợ giúp DNNVV:
* Trung ương:
- Hội đồng khuyến khích phát triểnDNNVV chịu trách nhiệm tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các vấn đề liên quanđến cơ chế chính sách khuyến khích phát triển DNNVV trên phạm vi cả nước;
- Cục Phát triển DNNVV thuộc BộKế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm giúp Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trongviệc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến, hỗ trợ phát triển DNNVV;
* Địa phương:
Hiện nay, công tác xúc tiến, hỗtrợ phát triển DNNVV được giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, việc quyđịnh bằng văn bản chính thức các chương trình trợ giúp phát triển loại hình doanhnghiệp này vẫn chưa được ban hành.
b) Các cơ quan chuyên mônvừa đóng vai trò tạo điều kiện, vừa trực tiếp tham gia thực hiện các chươngtrình trợ giúp, tham gia cung cấp dịch vụ cho DNNVV được nhà nước hỗ trợ mộtphần hoặc toàn bộ chi phí:
* Trung ương:
- Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Thươngmại;
- Các Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuậtDNNVV tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh thuộc Cục Phát triển DNNVV - Bộ Kếhoạch và Đầu tư, là cơ quan đầu mối thực hiện tư vấn về: công nghệ; cải tiếntrang thiết bị, hướng dẫn quản lý kỹ thuật và bảo dưỡng trang thiết bị; và tạomọi điều kiện để tiếp cận công nghệ trang thiết bị mới cho DNNVV;
- Các Trường dạy nghề, Trung tâmđào tạo kỹ thuật, các trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu...
- Các Bộ chuyên ngành
* Địa phương:
- Trung tâm Xúc tiến Thương mại- Du lịch và Đầu tư thuộc UBND tỉnh;
- Trường Đại học An Giang, TrườngDạy nghề tỉnh, Trường Kỹ thuật Nghiệp vụ Giao thông Vận tại tỉnh, các Trung tâmDịch vụ việc làm...
- Các Sở, Ngành có liên quan (Kếhoạch và Đầu tư, Thương mại – Du lịch, Công nghiệp và Nông nghiệp Phát triểnnông thôn. . .)
c) Các tổ chức doanh nghiệp,tổ chức kinh tế - xã hội:
* Trung ương:
- Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam (VCCI) là cơ quan đại diện cấp quốc gia cho cộng đồng doanh nghiệpViệt Nam;
- Liên minh Hợp tác xã Việt Namđại diện cho lợi ích của các hợp tác xã;
- Tổng Liên đoàn Lao động ViệtNam;
- Các Hiệp hội doanh nghiệp, Hộidoanh nghiệp;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam;
- Đoàn Thanh niên Cộng sản HồChí Minh.
* Địa phương:
- Chi nhánh Phòng Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) là cơ quan đại diện cấp vùng chocộng đồng doanh nghiệp trong khu vực;
- Liên minh Hợp tác xã An Giangđại diện cho lợi ích của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh;
- Liên đoàn Lao động tỉnh AnGiang;
- Các Câu lạc bộ doanh nghiệp, Hiệphội nghề cá tỉnh (AFA);
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Namtỉnh An Giang;
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh tỉnh An Giang.
Nhìn chung, hệ thống cơ quan hỗtrợ DNNVV đã được hình thành và đã đóng góp rất lớn cho DNNVV trong quá trìnhphát triển. Tuy nhiên, hệ thống cơ quan này còn tản mạn, chưa hỗ trợ cho DNNVVmột cách thiết thực, do mỗi cơ quan có chức năng riêng hoặc có cơ quan chỉ đượcthành lập ở cấp TW, cấp địa phương không được định biên nên chỉ làm công táckiêm nhiệm; VCCI là cơ quan hỗ trợ đắc lực nhất cho DNNVV nhưng ở cấp địaphương thì chỉ hình thành ở cấp vùng nên số lượng hội viên là DNNVV ở tỉnh thamgia rất ít (An Giang chỉ có khoảng 135 DNNVV tham gia); Ngay cả Cục Phát triểnDNNVV - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan quản lý và hỗ trợ DNNVV, cũng mới chỉđược hình thành hơn 03 năm qua nhưng hệ thống tổ chức tại địa phương thì chỉ cóở Hà Nội, Đà Nẳng và Tp. HCM nên việc phối hợp với các địa phương để hỗ trợ choDNNVV chưa được phát huy.
Tổ chức công đoàn, đoàn thanh niêntrong khối doanh nghiệp dân doanh (đặc biệt là DNNVV) trên địa bàn tỉnh cònnhiều lúng túng, bước đầu chỉ mới thành lập được một vài tổ chức công đoàn vàchi đoàn trong một số doanh nghiệp có qui mô tương đối, nhưng nhìn chung là phongtrào hoạt động chỉ mang tính hình thức chưa đi vào lợi ích thiết thực của ngườilao động...
2. Phối hợp thực hiện trợ giúp phát triểnDNNVV:
Trong công tác hỗ trợ DNNVV ở địaphương hiện nay còn phân tán rất nhiều, mỗi Sở quản lý ngành có chương trìnhriêng để thực hiện, các trung tâm, các trường đào tạo ...chưa có kế hoạch dàihạn để hỗ trợ đào tạo các chương trình phục vụ thiết thực cho công tác quản trịdoanh nghiệp. Hệ thống các cơ quan hỗ trợ mới chỉ được hình thành ở TW, địa phươngthì chưa có hướng dẫn thành lập nên thực tế đã gây ra sự lúng túng trong phươngthức hoạt động và phối hợp trong thực hiện các chương trình trợ giúp phát triểnDNNVV tại địa phương ở mỗi doanh nghiệp cũng chưa nêu được yêu cầu cần thiết đểhỗ trợ. Từ đó, dẫn đến thiếu sự thống nhất trong điều hành, trong phối hợp thựchiện công tác trợ giúp phát triển DNNVV trên địa bàn.
Thời gian qua việc theo dõi, quảnlý và hỗ trợ DNNVV trên địa bàn được Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhưng côngtác hỗ trợ thực hiện còn nhiều hạn chế, chưa có chương trình, kế hoạch, mới chỉthực hiện theo từng sự vụ, sự việc cụ thể. Nguyên nhân là do chưa có hệ thốngtổ chức và hướng dẫn thực hiện từ TW đến địa phương về tổ chức biên chế và kinhphí để thực hiện. Thời gian tới cần có hướng dẫn thống nhất từ TW để địa phươngtổ chức các hoạt động về Hỗ trợ Phát triển DNNVV của tỉnh.
IV. Những chương trình trợ giúp DNNVV đã thựchiện thời gian qua:
Các chương trình trợ giúp DNNVV quy định tạiNghị định 90/2001/NĐ-CP :
- Chương trình trợ giúp đào tạonguồn nhân lực: Quyết định 143/2004/QĐ-TTgcủa Thủtướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chương trình trợ giúp DNNVV trên phạm vi cảnước với tổng vốn trợ giúp giai đoạn 2004-2008 là 119,4 tỷ đồng. Thực hiệnchương trình này, An Giang đã thực hiện bước đầu với công tác khảo sát 1.980DNNVV về nhu cầu đào tạo của họ trong thời gian tới, kinh phí thực hiện là 10triệu đồng do Cục Phát triển DNNVV hỗ trợ (hiện đã có báo cáo tổng hợp).
Trước khi Quyết định số 134 củaThủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành, tỉnh An Giang đã tổ chức cho gần 1.000lượt doanh nghiệp tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, trung hạn về Quản trị Tàichính doanh nghiệp, về Marketing, về Quản trị chất lượng, về chuyển giao khoahọc công nghệ, về xuất nhập khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường chứngkhoán, khởi sự doanh nghiệp, phát triển du lịch bền vững .v.v. trong thời gianqua tỉnh đã phối hợp với Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh CầnThơ (VCCI) và Tổ chức GTZ - Đức, tổ chức các cuộc hội thảo về phát triển kinhtế địa phương với hơn 350 lượt doanh nghiệp và gần 100 cán bộ quản lý kinh tếđịa phương tham gia; thực hiện tiếp tục chương trình hợp tác này, tỉnh đã cử 02cán bộ tham gia khóa đào tạo 03 tháng tại Đức về kiến thức phát triển kinh tếđịa phương - thúc đẩy phát triển DNNVV.
- Chương trình trợ giúp xúc tiếnxuất khẩu: chương trình này được thực hiện bằng cách lồng ghép trong các chươngtrình xúc tiến thương mại trọng điểm của tỉnh, thông qua việc hỗ trợ DNNVV thamgia các cuộc hội thảo về xuất khẩu, tham dự hội chợ như: Hội chợ hàng Việt Namchất lượng cao, hội chợ giao thương với Campuchia....; Khuyến khích và hỗ trợDNNVV của tỉnh tham gia hội thảo quốc gia, quốc tế về phát triển các ngành,nghề truyền thống của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện chính sách khuyếnkhích xuất khẩu bằng cách thực hiện khen thưởng thành tích xuất khẩu với cáctiêu chí theo quy định của Bộ Thương mại.
- Thông tin thị trường: hằng tuầnphát hành Bản tin Thông tin thị trường để phục vụ cho các doanh nghiệp có nhucầu, Bản tin này còn được cập nhật thường xuyên hằng ngày, hằng tùân trên trangWeb của Trung Tâm Xúc tiến Thương mại địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiệntrong thời gian qua vẫn còn thiếu hệ thống thông tin đầy đủ nhằm cung cấp thôngtin quản lý doanh nghiệp cho các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như thông tinhữu ích cho sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
- Liên kết doanh nghiệp: Thời gianqua doanh nghiệp trên địa bàn (trong đó có DNNVV) đã tổ chức thành lập các CLBdoanh nghiệp theo địa giới hành hình cấp huyện, hiện nay đã có 6/11 huyện, thị,thành tổ chức thành lập các CLB doanh nghiệp tại địa phương (cấp tỉnh chưa tổchức được Hiệp hội doanh nghiệp); Thành lập Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủysản tỉnh (AFA); Ngoài ra, có khoảng gần 135 doanh nghiệp An Giang tham gia vớitư cách là hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh CầnThơ (VCCI Cần Thơ).
-Thựchiện Quyết định số 193/2002/QĐ-TTg và số 115/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tíndụng DNNVV: Tỉnh đã hoàn chỉnh Dự thảo, hiện đang chờ ý kiến của các Ngân hàngThương mại trên địa bàn về phần vốn góp tham gia thành lập Quỹ.
- Mặt bằng sản xuất:
Tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xâydựng Quy định của tỉnh về trình tự thủ tục thu hồi giao đất, cho thuê đất,chuyển mục đích sử dụng đất áp dụng cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện cácquyền về đất trên địa bàn tỉnh và tỉnh đã ban hành Quyết định 777/2005/QĐ-UB ngày 30/3/2005 Ban hành bản quy định trình tự, thủ tục thực hiện việc: thu hồiđất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh An Giang.
Đối với đất trong Khu Công nghiệp tập trung:tỉnh đã thực hiện quy hoạch hai Khu Công nghiệp tập trung (Bình Long - huyệnChâu Phú, Bình Hòa - huyện Châu Thành) với quy mô khoảng 190 ha và hiện đangthực hiện các thủ tục thực hiện dự án đầu tư; đang tiến hành khảo sát lập quyhoạch Khu Công nghiệp Vàm cống (khu mới) với quy mô trên 200 ha. Song song vớicông tác lập quy hoạch xây dựng các Khu Công nghiệp tập trung, theo đó tất cảcác dự án đầu tư vào Khu Công nghiệp sẽ được tỉnh thực hiện theo cơ chế "mộtcửa" trong giải quyết hồ sơ thủ tục liên quan đến đất đai...cơ quan đượctỉnh giao thực hiện nhiệm vụ là Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh.
PHẦN II. MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂNDNNVV GIAI ĐOẠN 2006-2010
I. Bối cảnh kinh tế - xã hội giai đoạn2006-2010:
1. Bối cảnh quốc tế:
- Xu hướng chung là kinh tế thế giới tiếp tụcđược phục hồi và phát triển, tiến hành thực hiện hội nhập kinh tế thế giới,chúng ta đã là thành viên của các Tổ chức như APEC, AFTA, song song đó chúng tacũng đang đàm phán và phấn đấu cuối năm 2005 để gia nhập WTO, điều đó sẽ mangđến thời cơ để các sản phẩm do các DNNVV của Việt Nam tham gia thị trường quốctế, nhưng đó cũng là thách thức chính đối với sự phát triển của các doanh nghiệpViệt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tự vươn lên, đủ sức cạnhtranh không những tại thị trường quốc tế, mà ngay ở thị trường nội địa.
- Các thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuậtmới không ngừng được phát minh và đưa vào ứng dụng. Đây cũng là yếu tố tác độngmang tính hai mặt đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệtlà DNNVV với qui mô nhỏ. Nếu các doanh nghiệp của chúng ta nắm bắt được các côngnghệ tiên tiến, chúng ta sẽ có được sự tăng trưởng nhanh và cạnh tranh caotrong quá trình hội nhập. Ngược lại, nếu để vượt mất các cơ hội thì nền kinhtế của ta sẽ bị tụt hậu và các doanh nghiệp sẽ bị đánh bại ngay trên “sân nhà”của mình.
- Khủng hoảng năng lượng kéo dài và chủ nghĩakhủng bố đang đe doạ, tình hình chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới diễnbiến theo chiều hướng phức tạp. Theo đó nền kinh tế thế giới sẽ gặp nhiều khókhăn, chủ nghĩa khủng bố ngày càng đe dọa tại nhiều nơi, nhiều khu vực trên thếgiới, làm cho nền kinh tế của nhiều nước sẽ gặp nhiều bất lợi.
2. Bối cảnh trong nước:
- Nước ta đựơc thế giới đánh giá có sự ổn địnhcao về chính trị kinh tế - xã hội; nền kinh tế thị trường đã bước đầu hìnhthành và vận hành có hiệu quả, bước đầu tăng trưởng ổn định tuy chưa thật sựbền vững.
- Chủ trương nhất quán của Đảng và Chính phủtrong việc xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướngXHCN có sự quản lý của Nhà nước, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế cùngphát triển bình đẳng và cam kết tạo điều kiện để phát triển mạnh khu vực kinhtế tư nhân, trong đó chú trọng đến mục tiêu phát triển ngày càng nhiều loạihình DNNVV.
- Việt Nam thực hiện các cam kết về AFTA và WTO,các hiệp định song phương và đa phương khác đây cũng vừa là cơ hội vừa làthách thức cho DNNVV Việt Nam trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
- Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngànhkinh tế đã tăng đáng kể; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiều hướng tíchcực; chất lượng tăng trưởng trong nhiều ngành, lĩnh vực đã có những cải thiện;các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế đã thích nghi dần với thị trường quốc tế(tập quán thương mại, tác động của thị trường thông tin...).
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những nămgần đây đã tăng về số lượng dự án và số vốn đầu tư, trong đó ngày càng có nhiềutập đoàn xuyên quốc gia đã có mặt tại Việt Nam, đây là một trong những yếu tốkích thích phát triển DNNVV với vai trò là các nhà cung cấp sản phẩm đầu vàocũng như phân phối sản phẩm đầu ra.
3. Các thách thức đối với công tác phát triểnDNNVV thời gian tới:
Bên cạnh những thuận lợi, các khó khăn và tháchthức đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển DNNVV nói riêngcũng gặp rất nhiều khó khăn.
- Tuy đã đạt được một số thành tựu về pháttriển kinh tế - xã hội, nhưng nhìn chung xuất phát điểm của nền kinh tế ViệtNam nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong đó có An Giang nói riêngvẫn ở trình độ thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng (hệ thống giao thông, thông tinliên lạc, điện, nước) còn thiếu và yếu; mặt bằng sản xuất - kinh doanh chậthẹp, nằm xen kẽ trong các khu dân cư, khó cung cấp các tiện ích công cộng vàcải thiện môi trường, cải thiện điều kiện sản xuất và nâng cao chất lượng sảnphẩm; trình độ công nghệ máy móc, thiết bị lạc hậu, năng suất thấp, thiếu đồngbộ, lãng phí nguyên liệu và sản xuất ra sản phẩm có chất lượng thấp;
- Mặc dù Chính phủ đã và đang thực hịên nhiềuchính sách xã hội, nhưng sự phát triển chênh lệch giữa thành thị và nông thônđang ngày càng thể hiện rõ nét. Trong khi kinh tế các vùng đô thị tăng trưởng vớitốc độ cao thì ở nông thôn, đặc biệt là những vùng thuần nông, vùng thường bị thiêntai lại phát triển rất chậm, đã gây khó khăn cho việc phát triển một số ngành(điển hình là công nghiệp chế biến), mối liên kết giữa sản xuất nguyên liệu vàchế biến lỏng lẻo, không bền vững.
- Thiếu sân chơi bình đẳng cho DNNVV phát triển.Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư chưa đồng bộ, vẫncòn những quy định mang tính phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Việctiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư của Nhà nước gặp rất nhiều khókhăn do quy định của Chính phủ chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực ngành nghề vàđịa bàn đầu tư (Danh mục B, C) nên phần nào hạn chế khu vực kinh tế tư nhân(phần lớn là DNNVV) phát triển. Chính sách thuế của Nhà nước không ổn định (đặcbiệt là chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng) làm chonhà đầu tư chưa yên tâm khi tham gia đầu tư. Thủ tục hành chính còn rườm rà,nhiều cửa, nhiêu khê, tốn kém thời gian cho nhà đầu tư như thủ tục thu hồi,giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thủ tục xin phép xây dựng; thời giankhắc dấu; thủ tục đăng ký mã số thuế và đăng ký thuế...làm cho chí phí gia nhậpthị trường của doanh nghiệp cao.
- Các hoạt động kinh doanh ngầm, buôn lậu làmhàng gian, hàng giả đã và đang nuôi dưỡng một môi trường đầu tư gây tổn hạicho thị trường chính thức, có thể dẫn đến triệt tiêu phát triển thị trường chínhthức, xói mòn đạo đức kinh doanh, không khuyến khích các hộ kinh doanh cá thểchính thức hoá hoạt động kinh doanh.
- Quy hoạch vừa thừa nhưng lại vừa thiếu; khôngít quy hoạch đã tỏ ra lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình thực tế đã thayđổi nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời; làm cản trở đối với phát triển kinhdoanh và gây ra lãng phí không đáng có cho doanh nghiệp.
- Tiến trình mở cửa và hội nhập, việc thực hiệncác cam kết quốc tế, bên cạnh việc đem lại nhiều thụân lợi quan trọng, nhưngcũng đặt nền kinh tế Việt Nam nói chung và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nóiriêng vào các khó khăn, thách thức do phải cạnh tranh gay gắt trên thị trườngquốc tế và ngay cả ở thị trường nội địa, trong khi chất lượng phát triển củatoàn bộ nền kinh tế còn thấp, hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh kém, nhiềulĩnh vực sản xuất - kinh doanh, ngành sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh, đòi hỏicác doanh nghiệp phải tự mình phấn đấu vươn lên giành lấy thị trường để khôngnhững làm giàu cho bản thân, mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội củađất nước, của tỉnh nhà.
II. Mục tiêu phát triển DNNVV giai đoạn2006-2010:
1. Quan điểm phát triển DNNVV:
Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế là“thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thànhphần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng củanền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâudài, hợp tác và cạnh tranh đúng quy định của pháp luật”.
- Nhà nước tạo môi trường chính sách, phápluật và thể chế thuận lợi, một sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế vàcác nhà cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tếcùng phát triển cạnh tranh và công bằng.
- Khuyến khích cộng đồng dân cư và doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực mà luậtpháp không cấm.
- Nhà nước tập trung cung cấp các hàng hoá côngcộng, bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, các dịch vụ thông tin và giáodục - đào tạo; sản xuất và cung cấp các hàng hoá và dịch vụ mà các khu vực kinhtế khác không đầu tư.
- Hoạt động trợ giúp của Nhà nước chủ yếu lànâng cao năng lực, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanhnghiệp; Nhà nước tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạtđộng và tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Thay đổi nhận thức, quan điểm của các cấpchính quyền, các tầng lớp dân cư về vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, của tỉnh nhà.
- Nhiệm vụ thúc đẩy sự phát triển DNNVV thuộc vềNhà nước, các tổ chức kinh tế-xã hội, các doanh nghiệp lớn và toàn bộ cộngđồng, trong đó Nhà nước giữ vai trò định hướng, tạo cơ chế, chính sách khuyếnkhích phát triển, tổ chức kinh tế - xã hội cung cấp các thông tin có liên quancho các DNNVV.
2. Dự báo khả năng huy động các nguồn lực chophát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh.
- Trong 05 năm tới, dự báo về năng lực sản xuấttăng thêm của:
+ Địa phương: tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quâncủa giai đoạn 2006 - 2010 là 12%/năm. Cụ thể tốc độ tăng trưởng bình quân củatừng khu vực như sau: Khu vực Nông, lâm, ngư nghiệp: 3,5%/năm; Khu vực Côngnghiệp và Xây dựng: 17%/năm; Khu vực Dịch vụ: 15%/năm.
+ Cụ thể từng lĩnh vực ngành như sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Ngành | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 |
Nông, lâm, ngư nghiệp | 3.676 | 3.799 | 3.931 | 4.071 | 4.220 |
Công nghiệp & xây dựng | 2.024 | 2.366 | 2.767 | 3.237 | 3.789 |
Dịch vụ | 6.001 | 6.901 | 7.937 | 9.127 | 10.496 |
+ Số doanh nghiệp đăng ký:
Năm | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | Tổng cộng |
Số DNNVV | 260 | 290 | 330 | 370 | 410 | 1.660 |
- Huy động tích lũy:
+ Địa phương: GDP (giá thực tế) của từng năm nhưsau: năm 2006: 21.231 tỷ đồng, năm 2007: 24.603 tỷ đồng, năm 2008: 28.613 tỷđồng, năm 2009: 33.382 tỷ đồng, năm 2010 là 39.060 tỷ đồng.
+ Ngành:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Ngành | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 |
Nông, lâm, ngư nghiệp | 6.899 | 7.363 | 7.871 | 8.420 | 9.016 |
Công nghiệp & xây dựng | 2.788 | 3.413 | 4.180 | 5.123 | 6.282 |
Dịch vụ | 11.546 | 13.827 | 16.563 | 19.839 | 23.762 |
- Dự báo khả năng huy động vốn phục vụ đầu tưphát triển:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 |
Tổng đầu tư toàn XH | 9.110 | 10.790 | 12.830 | 15.260 | 18.170 |
+ NS nhà nước (địa phương) | 688 | 771 | 863 | 967 | 1.083 |
+ Tín dụng đấu tư | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 |
+ Vốn dân cư | 3.180 | 3.690 | 4.290 | 5.010 | 5.860 |
+ Vốn TW đầu tư trên địa bàn | 500 | 500 | 600 | 800 | 1000 |
+ Vốn khác (ODA, FDI, DN) | 4.542 | 5.629 | 6.877 | 8.283 | 10.027 |
ICOR | 3.2 | 3.2 | 3.2 | 3.2 | 3.2 |
- Đất đai: từ đây đến năm 2010, tỉnh sẽ tậptrung đầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp tạicác huyện, thị, thành để phục vụ cho nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp. Khả năng quỹ đất phục vụ cho nhu cầu đầu tư sản xuất của doanh nghiệplà khoảng 700 ha.
- Nguồn nhân lực:
Đơn vị tính: người
Năm | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 |
Số người trong độ tuổi lao động | 1.380.000 | 1.410.000 | 1.440.000 | 1.470.000 | 1.500.000 |
Lao động tham gia trong nền KTQD | 1.115.000 | 1.120.000 | 1.125.000 | 1.130.000 | 1.135.000 |
Số lao động được giải quyết việc làm | 30.000 | 31.000 | 32.000 | 33.000 | 34.000 |
Tỷ lệ số lao động được đào tạo | 20,95% | 23,19% | 25,43% | 27,76% | 29,91% |
3. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp giai đoạn2006-2010
a. Mục tiêu tổng quát phát triển DNNVV:
- Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, bao gồmmôi trường chính trị kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý thuận lợi cho pháttriển DNNVV;
- Tạo được bước chuyển biến toàn diện và sâusắc trong nhận thức về việc cần thiết hỗ trợ phát triển DNNVV;
- Tạo điều kiện để hộ kinh doanh cá thể (hiện cótrên 40.000 hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh) chính thức hoá hoạt độngkinh doanh (thành lập doanh nghiệp) nhằm mục tiêu tăng số lượng doanh nghiệpthành lập theo Luật Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả lên hơn 2.500 doanhnghiệp.
- Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho ngườilao động, giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực và cải thiện khả năng cạnh tranhcủa các DNNVV, góp phần vào phát triển và tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnhnhà.
- Tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản hoá các thủtục hành chính cho các doanh nghiệp trong quá trình gia nhập thị trường (đăngký kinh doanh - khởi sự doanh nghiệp, khắc dấu, thuế, đất đai, xây dựng...).
b. Mục tiêu cụ thể:
* Mục tiêu định tính:
- Tiếp tục kiến nghị TW cần sớm hoàn thiện khungkhổ pháp lý (Luật Đầu tư chung, Luật Doanh nghiệp chung, ...), tiếp tục cảicách thủ tục hành chính (thực hiện theo cơ chế một cửa với khẩu hiệu “tráchnhiệm, thân thiện, một cửa”), nhằm tạo được môi trường đầu tư kinh doanh bìnhđẳng, minh bạch, ổn định thông thoáng cho DNNVV phát triển.
- Xây dựng văn hoá kinh doanh, nâng cao nhậnthức về doanh nghiệp - kinh doanh trong cộng đồng dân cư.
- Nâng cao chất lượng tăng trưởng của doanh nghiệp,nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranhcủa các doanh nghiệp.
- Khuyến khích thành lập mới doanh nghiệp, chínhthức hóa các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể sang các hình thứcdoanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và tăng hiệu quả hoạt động củacác doanh nghiệp thành lập mới.
- Xây dựng thương hiệu, tiêu chuẩn ngành, tiêuchuẩn Việt Nam cũng như quốc tế.
- Xây dựng, hoàn thiện các chương trình hỗ trợphát triển doanh nghịêp nhỏ và vừa (Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV,...); Tổ chứcbộ máy quản lý DNNVV trên địa bàn.
* Mục tiêu định lượng:
- Tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV,trên địa bàn đều có thể tiếp cận với mạng thông tin doanh nghiệp của quốc gia(Cục Phát triển DNNVV - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và mạng thông tin doanh nghiệpcủa tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư);
- Số doanh nghiệp chính thức hóa các hoạt độngkinh doanh theo Luật Doanh nghiệp đến năm 2010 là 4.000 doanh nghiệp (giai đoạnnăm 2006 - 2010 có 1.660 DNNVV thành lập mới với tổng vốn đăng ký kinh doanh là5.500 tỷ đồng).
- Số lượt người trong các DNNVV được hỗ trợđào tạo từ Chương trình hỗ trợ đào tạo nhân lực cho các DNNVVgiai đoạn 2006-2010là 5.000 người.
4. Định hướng phát triển DNNVV:
a. Nội dung định hướng
- Thúc đẩy Phát triển các DNNVV hoạt động cótính chuyên môn hoá cao (chuyên sâu vào sản xuất, phân phối, cung cấp dịch vụđầu vào, đầu ra...), hiệu quả, ổn định, bền vững. Mô hình hoá và nhân rộng trongtoàn tỉnh các hình thức tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả củaDNNVV. Thực thi đầy đủ và vận dụng một cách linh hoạt các cơ chế, chính sáchkhuyến khích đầu tư, khuyến khích phát triển DNNVV của TW sao cho phù hợp vớitình hình thực tế của địa phương.
- Áp dụng cơ chế quản lý mới tương ứng với loạihình DNNVV do TW ban hành. Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ DNNVV thực hiệnđổi mới công nghệ và trang thiết bị tiên tiến trong quá trình sản xuất, xử lýnguyên vật liệu và hoàn thiện sản phẩm để tăng giá trị một cách cơ bản.
- Khuyến khích doanh nghiệp sản xuất phải gắnliền với bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.Dần dần đáp ứng với các tiêu chuẩn, quy định của quốc tế và khu vực về sản phẩmsản xuất và xuất khẩu.
- Các trường Đại học, các trường Trung họcchuyên nghiệp, các Trung tâm thực nghiệm, Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Dulịch và Đầu tư,... trên địa bàn tỉnh nhanh chóng tiến hành các hoạt động nghiêncứu thị trường, đầu tư cho thiết kế kiểu dáng, mẫu mã, giúp doanh nghiệp nângcao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đáp ứng yêu cầu thị trường kể cảtrong và ngoài nước.
- Khuyến khích và đẩy mạnh các hình thức liêndoanh, liên kết giữa các khu vực kinh tế khác nhau, giữa các loại hình doanhnghiệp khác nhau, giữa các hình thức đầu tư khác nhau để tăng vai trò hỗ trợcùng phát triển.
- Trong giai đoạn từ 2006 đến 2010: các Trường,các Trung tâm, các Sở, Ngành có liên quan phối hợp thực hiện đào tạo nguồn nhânlực cho DNNVV với số lượng khoảng 5.000 người (bình quân 02 cán bộ/doanhnghiệp) được đào tạo về quản trị doanh nghiệp, về các nội dung có liên quan đếnquá trình khởi nghiệp và gia nhập thị trường.
b. Định hướng ưu tiên:
- Đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo quỹ đất bằng cáchđầu tư xây dựng các cụm công nghiệp với qui mô vừa và nhỏ tại từng huyện, thị,thành; Hỗ trợ một phần lãi suất cùng với việc thực hiện cơ chế bảo lãnh tíndụng cho DNNVV thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các huyện có điều kiệnkinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- Có cơ chế thông thoáng để khuyến khích DNNVVhoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến phát triển kinh doanh như đàotạo, dạy nghề, hoạt động tư vấn quản lý doanh nghiệp, thông tin thị trường, chuyểngiao khoa học công nghệ...,
- Duy trì và có chính sách về thị trường đểkhuyến khích các loại hình doanh nghiệp, trong đó ưu tiên cho DNNVV, đầu tư pháttriển các ngành nghề truyền thống của tỉnh như: sản xuất đường thốt nốt, tranhtrên kiếng, dệt thổ cẩm...
- Tạo cơ chế thông thoáng, đặc biệt là cơ chếquy định trong việc gia nhập thị trường (đăng ký kinh doanh, khắc con dấu, đăngký thuế, đất đai, xây dựng...) nhằm khuyến khích các hộ sản xuất kinh doanhchính thức hoá hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.
- Ưu tiên phát triển và hỗ trợ các DNNVV ở vùngđồng bào dân tộc, nữ doanh nhân hoặc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôitrồng và chế biến thủy sản; phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh tại cáckhu, điểm du lịch đã được quy hoạch của tỉnh.
PHẦN III: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU VÀNHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN DNNVV GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
I. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý:
1. Khung pháp lý chung cho các doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng.
Đề nghị TW sớm ban hành các văn bản pháp luậtsau:
- Xây dựng Luật Doanh nghiệp áp dụng chung chocác thành phần kinh tế.
- Xây dựng Luật Đầu tư chung áp dụng cho đầu tưtrong và ngoài nước. Trong đó lưu ý và có cơ chế chính sách thông thoáng nhưthuế, tín dụng... đối với các vùng có điều kiên kinh tế - xã hội khó khăn, đặcbiệt khó khăn, các huyện thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào là người dântộc ít người sinh sống, các huyện biên giới.
- Chính phủ và các Bộ, ngành TW cần sớm ban hànhcác Nghị định, Thông tư... hướng dẫn thi hành Luật Phá sản, Luật Cạnh tranh.
- Luật Hợp tác xã (sửa đổi) đã có hiệu lực thihành và thực tế đòi hỏi cần phải có văn bản hướng dẫn các hình thức thành lậpđơn vị trực thuộc hợp tác xã, quy định điều lệ mẫu cho hợp tác xã hoạt động đalĩnh vực, đa ngành nghề, quy định rõ cơ quan đăng ký kinh doanh cho HTX.
* Trên cơ sở các văn bản Luật, văn bản dướiluật, tỉnh sẽ tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân, trong giớidoanh nhân hoặc xây dựng các văn bản thực thi cho phù hợp với tình hình thực tếcủa địa phương nhưng không trái với các quy định của Luật, nhằm thúc đẩy pháttriển DNNVV như kế hoạch đã đề ra.
2. Các chính sách, thể chế dành riêng choDNNVV
Ngoài khung pháp lý chung áp dụng cho tất cả cácloại hình doanh nghiệp, các Bộ, ngành Trung ương cần sớm phối hợp với địaphương (tỉnh, thành phố trực thuộc TW) hoặc có ý kiến chính thức bằng văn bảnđể địa phương nghiên cứu, ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật dành riêngcho DNNVV, trong đó cần quy định địa vị pháp lý của các DNNVV trong mối quan hệvới các cơ quan quản lý nhà nước.
II. Giảm các chi phí khởi nghiệp và vậnhành kinh doanh:
- Đơn giản hoá quy trình, tiến tới thực hiệnviệc đăng ký kinh doanh qua mạng, từng bước và tiến tới thực hiện tin học hoáviệc cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì vàphối hợp với các Sở, ngành có liên quan thực hiện);
- Tiếp tục duy trì hoạt động của Tổ công tác ràsoát các văn bản quy phạm pháp luật để tiến hành rà soát, loại bỏ các giấy phépkhông cần thiết, các điều kiện kinh doanh không phù hợp với quy định của phápluật do địa phương ban hành và công khai các loại giấy phép còn hiệu lực thihành (Sở Tư pháp chủ trì thực hiện).
- Xây dựng quy trình theo hướng đơn giản hóaviệc đăng ký và cấp mã số thuế, khắc dấu nhằm rút ngắn thời gian để doanh nghiệpgia nhập thị trường (Cục Thuế, Công an tỉnh thực hiện).
- Đơn giản hoá quy trình cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu công trình. Tạo điều kiện cho DNNVV dễ dàngtiếp cận đất đai để phục vụ sản xuất, kinh doanh (Sở Tài nguyên và Môi trườngchủ trì phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện).
- Nghiên cứu điều chỉnh các chế độ chính sách vềhạch toán kế toán, các mẫu biểu báo cáo tài chính của DNNVV cho phù hợp.
III. Xây dựng các chương trình trợ giúp, nângcao năng lực và cải thiện khả năng cạnh tranh của các DNNVV
1. Nguyên tắc:
Căn cứ vào kế hoạch định hướng, công tác điềuphối chương trình do Cục Phát triển DNNVV - Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập; các kếhoạch hoạt động cụ thể do các Bộ, ngành chuyên môn, tổ chức doanh nghiệp (VCCI)thực hiện, tỉnh xây dựng chương trình chi tiết cụ thể hơn để xúc tiến DNNVVtrên địa bàn.
2. Một số chương trình của địa phương:
- Hoàn thiện chương trình tin học quản lý doanhnghiệp trong năm 2005, tiến tới thực hiện nối mạng thông tin doanh nghiệp đếncác Sở, ngành có liên quan và UBND huyện, thị, thành; thực hiện công tác đăngký kinh doanh qua mạng trong giai đoạn 2006 - 2010.
- Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trongđăng ký kinh doanh, từng bước tiến tới thực hiện cơ chế “một cửa” trong quátrình khởi nghiệp của DNNVV ở các khâu: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,khắc con dấu và đăng ký mã số thuế....
- Tăng cường hoạt động trợ giúp đào tạo nguồnnhân lực cho DNNVV, kể cả đối tượng là chủ doanh nghiệp và người lao động trongdoanh nghiệp. Phát huy khả năng đào tạo của các trường Đại học, trường nghề,trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn, tranh thủ các chương trình đào tạo củacác Bộ, ngành TW nhằm hỗ trợ đào tạo một cách cơ bản các cán bộ quản lý và cánbộ kỹ thuật cho các DNNVV.
- Tạo điều kiện để các DNNVV tiếp cận các nguồntín dụng của hệ thống tài chính tín dụng (cho thuê tài chính, bão lãnh tíndụng...); tạo vốn từ nước ngoài thông qua nguồn vốn viện trợ phát triển chínhthức (ODA), vay thương mại, tài trợ trực tiếp cho các dự án tín dụng DNNVV củacác tổ chức tài chính quốc tế. Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVVtrong năm 2005.
- Tổ chức thường xuyên và có hệ thống các hoạtđộng thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tạo điềukiện cho các DNNVV tiếp cận được các thông tin về công nghệ, khoa học - kỹthuật, thị trường, thông tin quản lý để giới thiệu các sản phẩm của từng doanhnghiệp.
- Đẩy mạnh công tác tiếp cận thị trường quốc tếcho DNNVV thông qua tăng cường các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghiệp trong nước,phổ biến thông tin Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia của các nước khác,trợ giúp xúc tiến xuất khẩu....
- Nghiên cứu xây dựng mối liên kết kinh tế giữacác thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp có qui môlớn và DNNVV...nhằm phát huy thế mạnh các bên trong quá trình sản xuất kinhdoanh.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội nghềnuôi và chế biến thủy sản tỉnh (AFA), của các Câu lạc bộ doanh nghiệp huyện,thị, thành, tiến tới thành lập Hội doanh nghiệp trẻ, Hiệp hội DNNVV của tỉnh.
IV. Hoàn thiện hệ thống cơ quan hỗ trợ pháttriển DNNVV
Thống nhất một cơ quan đầu mối thực hiện nhiệmvụ hỗ trợ phát triển DNNVV tại địa phương. Trên cơ sở đó tiến hành củng cố hoạtđộng của Trung Tâm Xúc Tiến Thương mại Du lịch và Đầu tư để khuyến khích pháttriển DNNVV của tỉnh, trong giai đoạn 2006 - 2010, Trung tâm này và liên kếtchặt chẽ với các Sở, ngành liên quan để thực hiện nhiệm vụ.
Trước mắt, cần thực hiện ngay công tác đào tạonhằm nâng cao năng lực thực hiện của các cán bộ đang làm công tác trợ giúp pháttriển DNNVV tại các Sở, ngành có liên quan.
V. Tạo lập môi trường tâm lý xã hội đối vớikhu vực DNNVV
Cần thực hiện triệt để công tác cải cách hànhchính trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến phát triển DNNVV.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiếnthức, nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, cộng đồng dân cư đối với cácDNNVV.
PHẦN IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệmtổ chức triển khai thực hiện kế hoạch 05 năm phát triển DNNVV trên địa bàntỉnh, định kỳ 06 tháng có báo cáo đến UBND tỉnh tình hình thực hiện các mụctiêu, các giải pháp đã đề ra trong kế hoạch và đề xuất các giải pháp nhằm tháogỡ các khó khăn vướng mắc nếu có. Chủ trì thực hiện các cuộc gặp mặt doanh nghiệptại từng huyện, thị, thành theo quý hoặc tháng để giải quyết theo thẩm quyềnhoặc tổng hợp báo cáo các khó khăn của doanh nghiệp nói chung, DNNVV nói riêngđể UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo giải quyết.
Giám đốc các Sở, ngành có liên quan và Chủ tịchUBND huyện, thị, thành theo nhiệm vụ được giao triển khai ngay các mục tiêu,giải pháp và các vấn đề khác đã nêu trong kế hoạch.
PHẦN V. KIẾN NGHỊ VỚI TRUNGƯƠNG:
1. Cần sớm ban hành Luật Khuyến khích và Bảo hộđầu tư, Luật Doanh nghiệp chung áp dụng cho tất cả các thành phần kinh tế.
2. Cần sớm sửa đổi các quy định về tín dụng ưuđãi đầu tư của Nhà nước để thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệpnhỏ và vừa dễ tiếp cận nguồn vốn này như: mở rộng thêm lĩnh vực, ngành, nghề,địa bàn được vay ưu đãi đầu tư; phân cấp mạnh cho địa phương và rút ngắn thờigian xem xét hồ sơ hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.
3. Chính sách thuế cần phải ổn định trong thờigian dài (ít nhất là 05 năm), khi thay đổi chính sách thuế cần phải có thờigian chuẩn bị thực hiện, ít nhất là một năm, trước khi chính sách thuế mới đượcáp dụng.
4. Chính phủ cần quan tâm tập trung đầu tư cơ sởhạ tầng kỹ thuật đầu mối như: cầu, đường, sân bay; bến cảng,...và hạ tầng phúclợi xã hội như: giáo dục - đào tạo, dạy nghề. Lĩnh vực này rất cần có sự quantâm đầu tư từ phía TW đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và AnGiang nói riêng.
5. Có cơ chế hỗ trợ về vốn, cơ chế chính sách...để tỉnh An Giang thực hiện đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp nhỏ và vừa ở cấphuyện; đầu tư xây dựng khu công nghiệp tập trung trên địa bàn.
6. Về việc xây dựng Danh mục địa bàn ưu đãi đầutư: địa bàn thuộc Danh mục B (địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn),địa bàn thuộc Danh mục C (địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn), An Giang kiến nghị Chính Phủ xem xét theo hướng:
- Các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và An Phú hiện làđịa bàn thuộc Danh mục B, đề nghị xem xét đưa vào Danh mục C;
- Các huyện còn lại: được xem xét đưa vào Danhmục B (Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân và Tân Châu).
Như vậy địa bàn danh mục B (có điều kiện Kinhtế-Xã hội khó khăn) bao gồm các huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, ChợMới, Phú Tân, Tân Châu; Danh mục địa bàn không được ưu đãi đầu tư là thành phốLong Xuyên và thị xã Châu Đốc.
7. Vấn đề tăng thu ngân sách hàng năm của tỉnhcó tác động tích cực từ những chủ trương khuyến khích đầu tư của TW, tạo tăngtrưởng kinh tế của tỉnh. Đề nghị Chính Phủ xem xét hỗ trợ để lại cho tỉnh mộtphần từ khoản thu vượt hàng năm để giải quyết các chính sách hỗ trợ cho doanhnghiệp.
Trên đây là nội dung kế hoạch phát triển DNNVVgiai đoạn 2006 – 2010 trên địa bàn tỉnh An Giang xin báo cáo Bộ Kế hoạch & Đầutư.
Nơi nhận:- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; | KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỤ THỂ NHƯ SAU
Khuyến khích thành lập mới doanh nghiệp, chínhthức hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể và tănghiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thành lập mới
Chỉ tiêu | ĐVT | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | Tổng cộng |
Số DNNVV đăng ký mới | DN | 260 | 290 | 330 | 370 | 410 | 1.660 |
Số việc làm trong các DNNVV tăng thêm | lao động | 8.840 | 9.860 | 10.890 | 12.500 | 13.940 | 56.030 |
Số DNNVV được hỗ trợ | DN | 300 | 400 | 450 | 600 | 750 | 2.500 |
Số DNNVV sử dụng dịch vụ BDS trong quá trình thành lập | DN | 234 | 267 | 310 | 352 | 395 | 1.558 |
- Trợ giúp DNNVV tăng trưởng
Chỉ tiêu | ĐVT | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | Tổng cộng |
Số DNNVV báo cáo có khả năng phát triển và có thể phát triển | DN | 530 | 590 | 670 | 810 | 890 | 3.490 |
Số DNNVV thực hiện các cải tiến trong sản xuất và quy trình sản xuất | DN | 80 | 95 | 114 | 122 | 130 | 541 |
Số lượt người trong các DNNVV được đào tạo | Lượt người | 600 | 800 | 900 | 1.200 | 1.500 | 5.000 |
Số DNNVV được hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ phát triển | DN | 106 | 118 | 134 | 162 | 178 | 698 |
Số DNNVV được vay vốn tín dụng thương mại | DN | 530 | 590 | 670 | 810 | 890 | 3.490 |
Trợ giúp DNNVV tiếp cận với thị trường thếgiới
Chỉ tiêu | ĐVT | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | Tổng cộng |
Giá trị xuất khẩu của các DNNVV | Triệu USD | 50 | 65 | 75 | 85 | 100 | 375 |
Số DNNVV được hưởng lợi từ chương tình hỗ trợ xuất khẩu | DN | 50 | 80 | 100 | 120 | 150 | 500 |