Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh Khuê, luật sư hãy cho biết khiếu nại hành chính và khiếu kiện tố tụng hành chính? Làm như thế nào để vô hiệu hóa các quyết định hành chính?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Quyết định hành chính
Quyết định hành chính là hình thức thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan hành chính nhà nước hoặc chức vụ nhà nước có thẩm quyền và của tổ chức khác khi được ủy quyền, được ban hành trên cơ sở pháp luật và nhằm thực hiện pháp luật theo trình tự và hình thức văn bản hoặc văn nói theo quy định của pháp luật.
Mục tiêu của quyết định hành chính là nhằm định ra các chính sách; đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể, để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của quyền hành pháp. Nói cách khác, quyết định hành chính là hành vi của các cơ quan hành chính nhà nưốc (hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền) nhằm đưa ra những quy định chung hoặc tình trạng pháp lý cụ thể, cá biệt cho công dân hoặc tổ chức.
Theo đó, quyết định hành chính là biện pháp giải quyết công việc của chủ thể quản lý hành chính trước một tình huống đang đặt ra, là sự phản ứng của chủ thể quản lý hành chính Nhà nước trước một tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của Nhà nước theo thẩm quyền do luật định. Việc ban hành quyết định hành chính là nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm định ra chính sách, quy định, sửa đổi hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định. Như vậy, quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định.
Như vậy, ta có thể kết luận quyết định hành chính như sau:
Do quyết định hành chính là nội dung chủ yếu của Luật hành chính nên nó cũng mang các đặc điểm mệnh lệnh – phục tùng, quyền lực chỉ xuất phát từ một phía là các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành, tức là những đối tượng chịu sự điều chỉnh của Quyết định hành chính bắt buộc phải thực hiện theo nội dung của Quyết định hành chính đó.
Về nội dung của quyết định hành chính là sự thể hiện ý chí của nhà nước. Quyết định hành chính được ban hành ra nhằm giải quyết các công việc, vấn đề phát sinh trên thực tế mà cần có sự tham gia giải quyết của cơ quan Nhà nước
Về việc ban hành Quyết định hành chính phải đảm bảo được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
2. Khiếu nại hành chính
- Khiếu nại được hiểu là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trước một quyết định hành chính bất hợp pháp hoặc một sự thiệt hại gây ra bởi một hành vi công vụ, công dân có thể sử dụng một trong hai phương thức: khiếu nại hành chính hoặc khiếu kiện tố tụng hành chính.
3. Tố tụng hành chính
Tố tụng hành chính góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt và hiệu lực của nền hành chính quốc gia.
4. Khiếu kiện tố tụng hành chính
Như đã nêu ở mục 3, tố tụng hành chính chính là trình tự giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tại toà án nhằm giải quyết các khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, của công chức, cán bộ thuộc những cơ quan này.
Theo đó, khiếu kiện tố tụng hành chính là phương thức theo đó công dân, tổ chức yêu cầu cơ quan tài phán hành chính xét và giải quyết về:
- Tố tụng phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính;
- Tố tụng đòi bồi thường tổn hại gây ra bởi một quyết định hành chính hoặc hành vi công vụ.
Trước một quyết định hành chính hoặc hành vi công vụ gây tổn hại, công dân nộp đơn khiếu kiện tại các cơ quan tài phán hành chính để đề nghị xác định thiệt hại và ra quyết định để cơ quan, công chức gây thiệt hại bồi thường, trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Tòa án tư pháp.
Các trường hợp công dân, tổ chức có thể đòi bồi thường như sau:
Trường hợp thứ nhất, quyết định hành chính có tính chất bất hợp pháp gây tổn hại quyển lợi hợp pháp của dân. Thí dụ, quyết định rút giấy phép hành nghề không có căn cứ pháp lý chính đáng, quyết định cho phép xây cất nhà lấn chiếm lổì đi lại của người khác,...
Trường hợp thứ hai, quyết định hành chính hoặc hành vi công vụ tự nó không có tính bất hợp pháp, nhưng làm phát sinh tổn hại cho quyền lợi của người vô lỗi, vi phạm nguyên tắc bình đẳng của công dân trưốc trách nhiệm công vụ. Thí dụ, cơ quan hành chính có thẩm quyền chậm trễ trục xuất công dân chiếm nhà của người khác một cách bất hợp pháp.
Trường hợp thứ ba, khi khiếu nại hành chính hoặc khiếu kiện tố tụng hành chính, công dân, tổ chức đều có mục đích cuối cùng là đòi bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính bất hợp pháp hoặc hành vi công vụ gây ra. Vì thế, thiết lập tài phán hành chính và thực hiện giải quyết khiếu kiện hành chính theo trật tự tố tụng hành chính là phương thức tiếp tục của cơ chế xét, giải quyết khiếu nại, tô' cáo của công dân nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của dân và cải cách nền hành chính nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Trường hợp thứ tư, theo tính chất pháp lý các quyết định hành chính gồm: theo quyết định chính sách quyết định cá biệt cụ thể, quyết định quy phạm. Các quyết định chính sách, quyết định quy phạm, động chạm tới lợi ích của cá nhân, nhóm công nhân, cơ quan tổ chức cụ thể, do đó thường gây nên các khiếu kiện hành chính. Hơn nữa ở nước ta, quyền tư pháp không được phán quyết tính hợp pháp, đúng đắn của quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trái luật hoặc các đạo luật trái Hiến pháp. Do vậy, Tòa án chỉ có thể phán quyết tính hợp pháp của quyết định hành chính cá biệt được áp dụng một lần đối vối một hoặc một số đối tượng về một vấn đề cụ thể.
5. Quyết định hành chính được coi là vô hiệu toàn bộ hoặc một phần
Có thể coi quyết định hành chính đó là vô hiệu toàn bộ hoặc từng phần khi các quyết định hành chính đó không tuân theo yêu cầu hợp pháp và hợp lý, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Khi có một quyết định hành chính bất hợp pháp thì áp dụng việc đình chỉ hoặc bãi bỏ quyết định hành chính đã ban hành.
Cơ quan cấp trên thực hiện quyền đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính trong các trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất, khi có dấu hiệu nghi ngờ về tính hợp pháp của quyết định chung nhưng chưa khẳng định rõ mà cần đình chỉ để xem xét: Thông thường, trường hợp này tạm đình chỉ. Sau đó, có thể ra lệnh đình chỉ, nếu có căn cứ chắc chắn là quyết định đó bất hợp pháp;
Trường hợp thứ hai, tùy thuộc vào thẩm quyền của cơ quan nhà nưóc cấp trên, có thẩm quyền đình chỉ và hủy bỏ, hoặc chỉ có quyền đình chỉ, còn việc hủy bỏ thuộc thẩm quyền của cơ quan khác.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật định có thể bãi bỏ các quyết định hành chính khi các quyết định đó bất hợp lý. Bãi bỏ quyết định là chế tài nghiêm khắc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ỏ cấp trên đối vối cơ quan cấp dưối.
Về vấn đề khôi phục lại tình trạng của do việc thực hiện các quyết định trái pháp luật gây ra. Nếu các quyết định hành chính trái pháp luật đã được thi hành, thì đế bảo đảm lợi ích hợp pháp của công dân, tô chức và nhà nước, nhất thiết phải áp dụng các biện pháp như bồi thường thiệt hại, dỡ bỏ các công trình trái phép, tịch thu các phương tiện phạm pháp... để khôi phục lại tình trạng cũ.
Đối với truy cứu trách nhiệm người có lỗi, nghĩa là truy cứu trách nhiệm người ban hành quyết định hoặc truy cứu trách nhiệm người thi hành quyết định. Tùy theo mức độ và tính chất của quyết định hành chính bất hợp pháp, mà người có lỗi có thể bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc truy cứu trách nhiệm bồi thường vượt quá mức độ của trách nhiệm kỷ luật hoặc trách nhiệm hành chính thì phải được tiến hành theo thủ tục tố tụng dân sự.
Trước hết, phải truy cứu trách nhiệm người ban hành quyết định trái pháp luật.
Đốì với người thi hành, thì chỉ truy cứu trách nhiệm, khi họ làm trái quyết định hành chính bằng hành vi cố ý hoặc vô ý lạm dụng quyền hạn.
Nếu ban hành quyết định hành chính trái với thủ tục ban hành mà nội dung quyết định không trái vối pháp luật, thì vẫn phải đình chỉ hoặc bãi bỏ quyết định đó, nhưng không phải khôi phục lại tình trạng cũ. Nếu việc ban hành quyết định vẫn cần thiết thì phải tiến hành đúng thủ tục ban hành quyết định hành chính.
Đối với các quyết định vi phạm yêu cầu hợp lý cũng có thể bị đình chỉ hoặc bãi bỏ, người ban hành có thể bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật; không áp dụng biện pháp trách nhiệm hình sự, vì việc ban hành quyết định không hợp lý, không phải là vi phạm pháp luật.
Các quyết định hành chính bất hợp lý không thể thực hiện được (bất khả thi), nên không gây ra hậu quả. Do đó, không có sự khôi phục tình trạng cũ. Còn quyết định hành chính không hiệu quả cũng không cần khôi phục tình trạng cũ do việc thực hiện gây ra, mà chỉ cẩn sửa đổi hoặc bãi bỏ nó và ban hành quyết định mới có hiệu quả hơn.
Nếu vi phạm các yêu cầu hợp lý đối với thủ tục ban hành, thì không áp dụng các biện pháp chế tài, trừ trường hợp tái phạm nhiều lần. Tuy nhiên, cần có các biện pháp hiệu quả để khắc phục việc vi phạm hình thức và thủ tục ban hành, vì thiếu sót đó là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tính hợp lý của nội dung theo quyết định, làm chậm trễ quy trình ra quyết định...
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).