Mục lục bài viết
- Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Điều 1. Vị trí, chức năng của Chínhphủ
- Điều 2. Cơ cấu tổ chức và thànhviên của Chính phủ
- Điều 3. Nhiệm kỳ của Chính phủ
- Điều 4. Thủ tướng Chính phủ
- Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ
- Chương II: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠNCỦA CHÍNH PHỦ
- Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn củaChính phủ trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật
- Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn củaChính phủ trong hoạch định chính sách và trình dự án luật, pháp lệnh
- Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn củaChính phủ trong quản lý và phát triển kinh tế
- Điều 9. Nhiệm vụ và quyền hạn củaChính phủ trong quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Điều 10. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong quản lý khoa học và công nghệ
- Điều 11. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong giáo dục và đào tạo
- Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong quản lý văn hóa, thể thao và du lịch
- Điều 13. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong quản lý thông tin và truyền thông
- Điều 14. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân và dân số
- Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong thực hiện các chính sách xã hội
- Điều 16. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ đối với công tác dân tộc
- Điều 17. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ đối với công tác tín ngưỡng,tôn giáo
- Điều 18. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong quản lý về quốc phòng
- Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong quản lý về cơ yếu
- Điều 20. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong quản lý về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
- Điều 21. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người,quyền công dân
- Điều 22. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong đối ngoại và hội nhập quốc tế
- Điều 23. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong quản lý về tổ chức bộmáy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức và công tácthi đua, khen thưởng
- Điều 24. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ đối với công tác thanh tra,kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, thamnhũng, lãng phí
- Điều 25. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với chính quyền địa phương
- Điều 26. Quan hệ của Chính phủ với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
- Chương III: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
- Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Thủ tướng Chính phủ
- Điều 29. Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 30. Thẩm quyền ban hành văn bản
- Điều 31. Phó Thủ tướng Chính phủ
- Chương IV: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BỘ TRƯỞNG, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ
- Điều 32. Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang bộ
- Điều 33. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ
- Điều 34. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 35. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 36. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
- Điều 37. Trách nhiệm của Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
- Điều 38. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
- Chương V: BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ
- Điều 39. Bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 40. Cơ cấu tổ chức củabộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 41. Văn phòng Chính phủ
- Điều 42. Cơ quan thuộc Chínhphủ
- Chương VI: CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦAC HÍNH PHỦ
- Điều 43. Chế độ làm việc của Chính phủ và từng thành viên Chính phủ
- Điều 44. Hình thức hoạt động của Chính phủ
- Điều 45. Trách nhiệm tham dự phiên họp của thành viên Chính phủ
- Điều 46. Phiên họp của Chính phủ
- Điều 47. Thành phần mời thamdự phiên họp của Chính phủ
- Điều 48. Kinh phí hoạt động của Chính phủ
- Chương VII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
- Điều 49. Hiệu lực thi hành
- Điều 50. Quy định chi tiết
QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 76/2015/QH13 | Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2015 |
LUẬT
TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật tổ chức Chính phủ.
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Vị trí, chức năng của Chínhphủ
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhấtcủa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơquan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báocáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thườngvụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Điều 2. Cơ cấu tổ chức và thànhviên của Chính phủ
1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủtướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượngthành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
2. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quanngang bộ.
Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ doChính phủ trình Quốc hội quyết định.
Điều 3. Nhiệm kỳ của Chính phủ
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội.Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hộikhóa mới thành lập Chính phủ.
Điều 4. Thủ tướng Chính phủ
1. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số cácđại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
2. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủvà hệ thống hành chính nhà nước.
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hộibằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảmbình đẳng giới.
2. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệmgiữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộvà chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệmcá nhân của người đứng đầu.
3. Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động,hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo,chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.
4. Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ vớichính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và pháthuy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
5. Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ,các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thựchiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại,phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Chương II: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠNCỦA CHÍNH PHỦ
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn củaChính phủ trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật
1. Ban hành kịp thời và đầy đủ các văn bản phápluật để thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghịquyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội,lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đượcgiao; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong các văn bản quyphạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang bộ và của chính quyền địa phương; kiểm tra việc thi hành các văn bảnđó và xử lý các văn bản trái Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyết định các biện pháp để tổ chức thi hànhHiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy banthường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; chỉ đạo triển khai vàkiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, nghị định, chương trình công tác của Chínhphủ.
3. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổbiến, giáo dục Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất,nhân lực và các nguồn lực khác để thi hành Hiến pháp và pháp luật; thống nhấtquản lý công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, bồi thường nhà nước, thihành án.
4. Tổng hợp đánh giá tình hình thi hành Hiến pháp,pháp luật và báo cáo với Quốc hội, Ủy banthường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn củaChính phủ trong hoạch định chính sách và trình dự án luật, pháp lệnh
1. Đề xuất, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kếhoạch, chính sách và các chương trình, dự án khác trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
2. Quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chínhsách và các chương trình, dự án khác theo thẩm quyền.
3. Xây dựng các dự án luật, dự thảo nghị quyếttrình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Báo cáo Quốc hội, Ủyban thường vụ Quốc hội ý kiến của Chính phủ về các dự án luật, pháp lệnhdo các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình.
Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn củaChính phủ trong quản lý và phát triển kinh tế
1. Thống nhất quản lý nhà nước nền kinh tế quốcdân, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảođảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế; củng cố và pháttriển kinh tế nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng; phát huy tiềm năng cácthành phần kinh tế, các nguồn lực xã hội để phát triển nhanh, bền vững nền kinhtế quốc dân.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường bình đẳng, cạnh tranh vàhợp tác giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế; tạo lập, phát triển đầyđủ, đồng bộ các yếu tố thị trường và bảo đảm vận hành có hiệu quả các loại thịtrường.
3. Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệmvụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trình Quốc hội; quyết địnhchính sách cụ thể về tài chính, tiền tệ quốc gia, tiền lương, giá cả. Quyếtđịnh, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội.
4. Trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước vàphương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm; quyết toán ngân sách nhà nước,quyết toán chương trình, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủtrương đầu tư; tổ chức và điều hành thực hiện ngân sách nhà nước theo nghịquyết của Quốc hội. Báo cáo Quốc hội về tình hình tài chính nhà nước, các rủiro tài khóa gắn với yêu cầu bảo đảm tính bền vững của ngân sách và an toàn nợcông.
5. Quyết địnhchính sách cụ thể thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tếvề kinh tế, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
6. Thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối vớicác tài sản công thuộc sở hữu toàn dân, thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốncủa Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.Thống nhất quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực quốc gia; thống nhất quảnlý việc sử dụng ngân sách nhà nước, các tài sản công khác và thực hiện các chếđộ tài chính theo quy định của pháp luật trong các cơ quan nhà nước; thi hànhchính sách tiết kiệm, chống lãng phí.
7. Thống nhất quản lý hoạt động hội nhập quốc tế vềkinh tế trên cơ sở phát huy nội lực của đất nước, phát triển các hình thức hợptác kinh tế với các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế trên nguyêntắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuấttrong nước. Quyết định chính sách cụ thể khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế. Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về kinh tế; khuyếnkhích đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước.
8. Chỉ đạo, tổ chức và quản lý việc thực hiện côngtác kế toán và công tác thống kê của Nhà nước.
Điều 9. Nhiệm vụ và quyền hạn củaChính phủ trong quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
1. Thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên, môitrường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức quy hoạch, kế hoạch và xây dựngchính sách bảo vệ, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường; chủ động phòng,chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên, đadạng sinh học; phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch; pháttriển các dịch vụ môi trường và xử lý chất thải.
3. Thống nhất quản lý, nâng cao chất lượng hoạtđộng nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu và đánh giá tácđộng môi trường để chủ động triển khai có hiệu quả các giải pháp phòng, chốngthiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Quyết định chính sách cụ thể về bảo vệ, cảithiện và giữ gìn môi trường; chỉ đạo tập trung giải quyết tình trạng suy thoái môi trường ở các khu vực trọng điểm; kiểm soát ô nhiễm, ứng cứu và khắc phục sựcố môi trường.
5. Thi hành chính sách về bảo vệ, cải tạo, tái sinhvà sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyênthiên nhiên.
Điều 10. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong quản lý khoa học và công nghệ
1. Thống nhất quản lý nhà nước và phát triển hoạtđộng khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, sở hữutrí tuệ, chuyển giao công nghệ.
2. Chỉ đạo thực hiện chính sách, kế hoạch pháttriển khoa học và công nghệ; ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học vàcông nghệ.
3. Quyết định chính sách cụ thể về khoa học và côngnghệ để phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
4. Huy động các nguồn lực xã hội để phát triển khoahọc và công nghệ, đa dạng hóa và sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư pháttriển khoa học và công nghệ; ưu tiên đầu tư phát triển khoa học và công nghệhiện đại, công nghệ cao, khoa học cơ bản; chú trọng các lĩnh vực công nghệ màViệt Nam có thế mạnh.
5. Xây dựng cơ chế, chính sách để mọi người thamgia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.
Điều 11. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong giáo dục và đào tạo
1. Thống nhất quản lý nhà nước hệ thống giáo dụcquốc dân.
2. Quyết định chính sách cụ thể về giáo dục để bảođảm phát triển giáo dục phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; ưutiên đầu tư, khuyến khích các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục và đàotạo, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụngnhân tài.
3. Xây dựng cơ chế, chính sách phát huy các nguồnlực xã hội nhằm phát triển giáo dục và đào tạo; tạo điều kiện xây dựng xã hộihọc tập.
4. Ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo,vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa vàhọc nghề.
Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong quản lý văn hóa, thể thao và du lịch
1. Thống nhất quản lý nhà nước và phát triển vănhóa, thể thao và du lịch.
2. Quyết định chính sách cụ thể để xây dựng nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng củacộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ vàkhoa học; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; khuyến khích phát triểncác tài năng sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
3. Quyết định chính sách cụ thể để phát triển sựnghiệp thể dục, thể thao; ưu tiên đầu tư, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển thể thao chuyên nghiệp, thể thao thành tích cao.
4. Xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển dulịch; nâng cao chất lượng hoạt động du lịch trong nước và phát triển du lịch quốc tế.
Điều 13. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong quản lý thông tin và truyền thông
1. Thống nhất quản lý nhà nước và phát triển hoạtđộng thông tin và truyền thông.
2. Xây dựng chính sách và các biện pháp phát triển,quản lý và bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin và truyền thông; ứngdụng khoa học, công nghệ thông tin vàtruyền thông vào phát triển kinh tế - xã hội.
3. Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, bảođảm các điều kiện cần thiết để đẩy mạnh ứng dụng tin học vào hoạt động quản lýnhà nước, cung cấp thông tin cho người dân theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định và chỉ đạo thực hiện các biện phápngăn chặn có hiệu quả những hoạt động truyền bá tư tưởng và sản phẩm văn hóađộc hại; thông tin xuyên tạc, sai lệch làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoạinhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam.
Điều 14. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân và dân số
1. Thống nhất quản lý nhà nước về y tế, chăm sócsức khỏe của Nhân dân và dân số.
2. Đầu tư, phát triển nhân lực y tế có chất lượngngày càng cao; phát triển nền y tế Việt Nam theo hướng kết hợp y tế dự phòng vàkhám bệnh, chữa bệnh, kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền; phát triểncông nghiệp dược theo hướng hiện đại, cung ứng đủ thuốc và trang thiết bị y tếđáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của Nhân dân.
3. Tạo nguồn tài chính y tế bền vững để bảo vệ,chăm sóc sức khỏe của Nhân dân dựa trên thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
4. Xây dựng chính sách chăm sóc sức khỏe của Nhândân trình Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện cácchính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ởmiền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Thống nhất quản lý và thực hiện chính sách dânsố, kế hoạch hóa gia đình. Duy trì quy mô và cơ cấu dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số và phân bốdân cư phù hợp với nhu cầu phát triểnkinh tế - xã hội, phát triển đô thị của cả nước.
Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong thực hiện các chính sách xã hội
1. Thống nhất quản lý nhà nước về thực hiện cácchính sách xã hội.
2. Quyết định chính sách cụ thể nhằm phát triểnnguồn nhân lực; hướng nghiệp, tạo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc; nângcao năng suất lao động; bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của người lao động, người sử dụng lao động; tạo điều kiện xây dựngquan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
3. Thực hiện chính sách tôn vinh, khen thưởng, ưuđãi đối với người có công và gia đình cócông với nước. Phát triển hệ thống ansinh xã hội; chỉ đạo thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo; thực hiệntrợ giúp xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, ngườinghèo và người có hoàn cảnh khó khăn; có chính sách phát triển nhà ở, tạo điềukiện để mọi người có chỗ ở.
4. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách xây dựnggia đình Việt Nam bình đẳng, ấm no, hạnh phúc; bảo đảm quyền bình đẳng nam, nữvề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; bảo vệ, chăm sóc sức khỏengười mẹ và trẻ em; có biện pháp ngăn ngừa và chống mọi hành vi bạo lực, xúcphạm nhân phẩm đối với phụ nữ và trẻ em.
5. Tổ chức và tạo điều kiện cho thanh niên, thiếuniên được học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡngvề đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân, phát huy khả năng của thanhniên trong công cuộc lao động sáng tạo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
6. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa vàđấu tranh, ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
Điều 16. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ đối với công tác dân tộc
1. Xây dựng và trình Quốc hội quyết định chính sáchdân tộc của Nhà nước.
2. Quyết địnhchính sách cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện chính sách các dân tộc bình đẳng, đoànkết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị,chia rẽ dân tộc; thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, quyền dùng tiếngnói, chữ viết của các dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục tậpquán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.
3. Quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp ưutiên phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nộilực, cùng phát triển với đất nước; xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện cácchương trình, dự án phát triển kinh tế -xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dântộc thiểu số.
4. Thực hiện quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồidưỡng, sử dụng người dân tộc thiểu số.
Điều 17. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ đối với công tác tín ngưỡng,tôn giáo
1. Xây dựng và trình Quốc hội quyết định chính sáchtôn giáo của Nhà nước.
2. Quản lý và tổ chức thực hiện chính sách tôngiáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôngiáo nào của công dân.
3. Bảo đảm sự bình đẳng giữa các tôn giáo trướcpháp luật; chống mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụngtín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Điều 18. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong quản lý về quốc phòng
1. Thống nhất quản lý nhà nước về quốc phòng.
2. Thực hiện chính sách, pháp luật nhằm xây dựngQuân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lựclượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bịđộng viên hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòngcốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Tổ chức giáo dục quốc phòng, an ninh cho toàndân, củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận quốcphòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, kết hợp kinh tế với quốcphòng, an ninh. Tổ chức thực hiện các biện pháp để bảo vệ độc lập, chủ quyền,thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vựcvà trên thế giới.
4. Tổ chức thi hành lệnh tổng động viên hoặc độngviên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết để bảovệ Tổ quốc, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhân dân.
5. Phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, bảođảm trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện chính sách ưu đãi, bảođảm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sỹ, công nhân, viên chứcquốc phòng và chính sách hậu phương quân đội.
Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong quản lý về cơ yếu
1. Thống nhất quản lý nhà nước về cơ yếu.
2. Thực hiện chính sách, pháp luật nhằm xây dựnglực lượng cơ yếu chính quy, hiện đại, được tổ chức thống nhất, chặt chẽ, đápứng yêu cầu bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
3. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin mật mãquốc gia, hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng, hệ thống giám sát an toànthông tin trên mạng công nghệ thông tin trọngyếu của các cơ quan Đảng, Nhà nước; quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất,kinh doanh và sử dụng mật mã.
4. Thực hiện chính sách ưu đãi, bảo đảm đời sốngvật chất, tinh thần đối với người làm công tác cơ yếu.
Điều 20. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong quản lý về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
1. Thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia,trật tự, an toàn xã hội.
2. Thực hiện chính sách, pháp luật nhằm xây dựngCông an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòngcốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, antoàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
3. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật xâydựng nền an ninh nhân dân, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ vữngổn định chính trị, phòng ngừa và đấutranh chống các loại tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xãhội.
4. Thực hiện chính sách ưu đãi, bảo đảm đời sốngvật chất, tinh thần và chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ, công nhân công an.
Điều 21. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người,quyền công dân
1. Xây dựng và trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước quyết định các biện pháp bảo vệ quyền và lợi íchcủa Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân.
2. Quyết định những biện pháp cụ thể để bảo vệquyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân.
3. Tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và thựchiện nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Điều 22. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong đối ngoại và hội nhập quốc tế
1. Thống nhất quản lý nhà nước về đối ngoại và hộinhập quốc tế; xây dựng và trình Quốc hộiquyết định chính sách cơ bản về đối ngoại.
2. Tổ chức thực hiện đường lối đối ngoại độc lập,tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóaquan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọngđộc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộcủa nhau, bình đẳng và cùng có lợi; quyết định các chủ trương và biện pháp đểtăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; bảo vệ độclập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế của ViệtNam trên trường quốc tế.
3. Trình Quốc hội, Chủ tịch nước xem xét, quyếtđịnh phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực đối với điều ước quốc tế thuộcthẩm quyền của Quốc hội, Chủ tịch nước. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tếnhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước. Quyết định việc ký, gianhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
4. Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện chính sáchcụ thể về hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóavà các lĩnh vực khác với các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế;phát triển, tăng cường công tác thông tin đối ngoại.
5. Trình Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết địnhviệc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ởkhu vực và trên thế giới.
6. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của các cơ quan đạidiện của Nhà nước tại nước ngoài và tại các tổ chức quốc tế; bảo vệ lợi íchchính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nướcngoài; quản lý hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam phù hợpvới pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên.
7. Quyết định chính sách cụ thể nhằm khuyến khíchngười Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc vănhóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đìnhvà quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Điều 23. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ trong quản lý về tổ chức bộmáy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức và công tácthi đua, khen thưởng
1. Thống nhất quản lý nhà nước về tổ chức bộ máyhành chính nhà nước, chế độ công vụ, công chức, viên chức.
2. Trình Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức củaChính phủ; thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập,chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sauđây gọi chung là cấp tỉnh), đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập,giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vịhành chính dưới cấp tỉnh.
3. Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơquan thuộc Chính phủ; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chứccủa bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; quy định về tổ chức các cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấptỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thịxã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sauđây gọi chung là cấp huyện).
4. Thống nhất quản lý nhà nước về cán bộ, côngchức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp cônglập; quản lý biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan hànhchính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ trung ương đến địa phương.
5. Thống nhất quản lý nhà nước và tổ chức thực hiệnchế độ tiền lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, côngchức, viên chức trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
6. Chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính nhà nước,cải cách chế độ công vụ, công chức; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thốngnhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệulực, hiệu quả, phục vụ Nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
7. Thống nhất quản lý nhà nước về tổ chức và hoạtđộng của các hội, tổ chức phi chính phủ.
8. Thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi đua,khen thưởng.
Điều 24. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Chính phủ đối với công tác thanh tra,kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, thamnhũng, lãng phí
1. Thống nhất quản lý nhà nước về công tác thanhtra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quanliêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước.
2. Chỉ đạo việcthực hiện công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong hoạt độngcủa bộ máy nhà nước và các hoạt động kinh tế - xã hội.
3. Kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chốngquan liêu, tham nhũng, lãng phí.
Điều 25. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với chính quyền địa phương
1. Thực hiện việc phân cấp, phân quyền cho chínhquyền địa phương theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháplệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụQuốc hội.
Trên cơ sở bảo đảm sự quản lý thống nhất của trungương, Chính phủ phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định hoặc thực hiệnmột số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực trên địa bàn quản lý phù hợp với điều kiện và khả năng của chínhquyền địa phương.
Căn cứ vào năng lực và điều kiện cụ thể của chínhquyền địa phương, Chính phủ có thể ủy quyền cho chính quyền địa phương thựchiện một số nhiệm vụ với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.
2. Hướng dẫn và kiểm tra Hội đồng nhân dân trongviệc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyếtcủa Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh,quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định,chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; kiểm tratính hợp hiến, hợp pháp của các nghịquyết của Hội đồng nhân dân; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệmvụ và quyền hạn theo luật định.
3. Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp.
4. Giải quyết kiến nghị của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và cử tri.
5. Quy định các chế độ, chính sách đối với các chứcdanh của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhândân các cấp.
Điều 26. Quan hệ của Chính phủ với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
1. Chính phủ phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ vàquyền hạn của mình.
2. Chính phủ và Ủyban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chứcchính trị - xã hội xây dựng quy chế phối hợp công tác.
3. Khi xây dựng dự án luật, dự thảo nghị quyếttrình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định củaChính phủ, Chính phủ gửi dự thảo văn bản để Ủyban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chứcchính trị - xã hội có liên quan tham gia ý kiến.
4. Chính phủ thường xuyên thông báo cho Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội về tình hình kinh tế - xã hộivà các quyết định, chủ trương quan trọng của Chính phủ liên quan đến nhiều tầnglớp Nhân dân.
5. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, phổ biến phápluật trong Nhân dân, động viên, tổ chức Nhân dân tham gia xây dựng và củng cốchính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ,công chức và viên chức.
6. Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyếtvà trả lời các kiến nghị của Ủy ban trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xãhội.
Điều 27. Trách nhiệm của Chínhphủ
1. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội vềviệc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; về kết quả, hiệu lực, hiệu quảquản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước; về các chủ trương, chínhsách do mình đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chính phủ báo cáo công tác của Chính phủ vớiQuốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủtịch nước một năm hai lần.
Chính phủ báo cáo công tác đột xuất theo yêu cầucủa Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chương III: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Thủ tướng Chính phủ
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việcxây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; phòng, chống quan liêu, thamnhũng, lãng phí:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật,pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, Ủyban thường vụ Quốc hội;
b) Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các văn bản pháp luậtvà các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các dự án khác thuộc thẩmquyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giữa cácthành viên Chính phủ; quyết định các vấn đề khi còn có ý kiến khác nhau giữacác Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
d) Lãnh đạo việc thực hiện công tác phòng, chốngquan liêu, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của bộ máy nhà nước và các hoạtđộng kinh tế - xã hội;
đ) Lãnh đạo, chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các quy địnhcủa pháp luật và các chương trình, kế hoạch, chiến lược của Chính phủ trên các lĩnhvực quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh;
e) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và xử lý các vi phạmtrong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp và pháp luật trong phạm vi toànquốc.
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệthống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thốngnhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia:
a) Quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống hànhchính nhà nước từ trung ương đến địa phương trong quá trình phục vụ Nhân dân,thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tăng cường quốcphòng, an ninh;
b) Chỉ đạo và thống nhất quản lý cán bộ, công chức,viên chức trong hệ thống hành chính nhànước từ trung ương đến địa phương;
c) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tracác hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong hệ thống hành chínhnhà nước;
d) Lãnh đạo, chỉ đạo việc kiểm tra, thanh tra côngtác quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trungương đến địa phương;
đ) Quyết định việc phân cấp quản lý công chức, viênchức trong các cơ quan hành chính của bộ máy nhà nước;
e) Lãnh đạo, chỉ đạo việc quản lý, điều hành toànbộ cơ sở vật chất, tài chính và nguồn ngân sách nhà nước để phục vụ cho sự vậnhành của bộ máy nhà nước;
g) Ủy quyền cho Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ trongphạm vi thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
h) Lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chínhvà cải cách chế độ công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước từtrung ương đến địa phương;
i) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương và người đứng đầucơ quan, đơn vị trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác củaChính phủ; trong thời gian Quốc hội không họp, trìnhChủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộtrưởng và thành viên khác của Chính phủ.
4. Trình Ủy banthường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toànquyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết địnhgiao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Bộ trưởng BộNội vụ trong trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định giaoquyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhtheo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chotừ chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; quyết địnhbổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơquan thuộc Chính phủ.
7. Phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết địnhđiều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ công tác, cáchchức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp dưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạmpháp luật.
8. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản củaBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy bannhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đìnhchỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trái với Hiếnpháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.
9. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạoviệc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổchức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thànhviên.
10. Quyết định các tiêu chí, điều kiện thành lậphoặc giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Quyết địnhthành lập các cơ quan, tổ chức khác thuộc Ủy bannhân dân cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng, Ủyban hoặc ban khi cần thiết để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉđạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.
11. Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Chínhphủ.
Điều 29. Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ
1. Chịu tráchnhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nướctừ trung ương đến địa phương; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyếtđịnh của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Thực hiện báo cáo công tác của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ; giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, trường hợp vắng mặt thìủy quyền cho Phó Thủ tướng Chính phủ thực hiện.
3. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thôngqua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩmquyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Điều 30. Thẩm quyền ban hành văn bản
1. Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản pháp luậttheo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý cácvăn bản trái Hiến pháp và pháp luật.
2. Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký cácvăn bản của Chính phủ; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việcthi hành các văn bản đó trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trungương đến địa phương.
Điều 31. Phó Thủ tướng Chính phủ
1. Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủlàm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trướcThủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.
2. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủtướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủlãnh đạo công tác của Chính phủ.
Chương IV: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BỘ TRƯỞNG, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ
Điều 32. Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang bộ
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thànhviên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác củabộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đượcphân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đếnngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Điều 33. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ
1. Tham gia giải quyết các công việc chung của tậpthể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệmcác vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
2. Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cácchủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyềncủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ,Phó Thủ tướng Chính phủ về công việc của Chính phủ và công việc khác có liênquan; chịu trách nhiệm về toàn bộ nộidung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao.
3. Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia biểuquyết tại phiên họp Chính phủ.
4. Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnhvực được phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo,hướng dẫn, kiểmtra việc thi hành pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kếhoạch, chương trình và các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vềngành, lĩnh vực được phân công.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.
Điều 34. Nhiệm vụ và quyền hạncủa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ
1. Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân vềmọi mặt công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổchức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự ánđã được phê duyệt, các nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ được Chính phủ giao.
2. Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơquan ngang bộ mà mình là người đứng đầu.
3. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
4. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩmquyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vựcđược phân công; ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hànhchính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công.
5. Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức, điều động, luân chuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lýcông chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định củapháp luật.
6. Quyết định phân cấp cho chính quyền địa phươngthực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao quản lý theophạm vi lãnh thổ; phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
7. Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học,công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quyphạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
8. Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liênngành, tổ chức sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
9. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức,đình chỉ công tác, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứngđầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.
10. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm traviệc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vitoàn quốc.
11. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở,tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyếtđịnh biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãngphí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công.
12. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hànhchính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc tráchnhiệm quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ.
13. Chủ động phốihợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tốicao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy bantrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chứcchính trị - xã hội; giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấncủa đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệmquản lý.
14. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủtướng Chính phủ giao.
Điều 35. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hướng dẫnvà kiểm tra, phối hợp với các bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành,lĩnh vực được phân công.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyềnkiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác đình chỉ việc thihành hoặc bãi bỏ những quy định do các cơ quan đó ban hành trái với Hiến pháp,luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ vềngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm quản lý. Trong trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thìtrình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 36. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ côngtác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công hoặc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủgiao.
2. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việcthi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật vàvăn bản của cơ quan nhà nước cấp trên vềngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý.
Đề nghị Ủy bannhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh trái với các văn bản về ngành, lĩnh vực được phân công. Nếu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không chấp hành thì báocáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 37. Trách nhiệm của Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
1. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chínhphủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công; về kết quả, hiệulực, hiệu quả hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ; về các quyết định và kết quảthực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao;cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt độngcủa Chính phủ.
2. Thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủtướng Chính phủ; giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về nhữngvấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
Điều 38. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giúpBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang bộ phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang bộ về nhiệm vụ được phân công.
2. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quanngang bộ không quá 05; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 06.Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động,luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Chương V: BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ
Điều 39. Bộ, cơ quan ngang bộ
1. Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủthực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịchvụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
2. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ.
Điều 40. Cơ cấu tổ chức củabộ, cơ quan ngang bộ
1. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ,văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vịsự nghiệp công lập có người đứng đầu.
Số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng,thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập không quá 03; số lượng cấp phó củangười đứng đầu tổng cục không quá 04.
3. Việc thành lập các đơn vị quy định tại khoản 1Điều này do Chính phủ quyết định căn cứ vào tính chất, phạm vi quản lý, chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ, cơ quan ngang bộ.
Điều 41. Văn phòng Chính phủ
1. Văn phòng Chính phủ là bộ máy giúp việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ.
2. Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đứng đầu.
Điều 42. Cơ quan thuộc Chínhphủ
1. Cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập.
2. Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chương VI: CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦAC HÍNH PHỦ
Điều 43. Chế độ làm việc của Chính phủ và từng thành viên Chính phủ
Chế độ làm việc của Chính phủ và từng thành viênChính phủ được thực hiện kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể Chính phủ với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ và cá nhân từng thành viên Chính phủ.
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết địnhtheo đa số.
Chính phủ ban hành quy chế làm việc của Chính phủ.
Điều 44. Hình thức hoạt động của Chính phủ
1. Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên hoặchọp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủtịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.
2. Trong trường hợp Chính phủ không họp, Thủ tướngChính phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ bằng văn bản.
3. Chính phủ họp theo yêu cầu của Chủ tịch nước đểbàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn của Chủ tịch nước.
Điều 45. Trách nhiệm tham dự phiên họp của thành viên Chính phủ
1. Thành viên Chính phủ có trách nhiệm tham dự phiên họp của Chính phủ, nếu vắng mặt trong phiên họp hoặc vắng mặt một số thời gian của phiên họp thì phải được Thủ tướngChính phủ đồng ý.
Thủ tướng Chính phủ có thể cho phép thành viênChính phủ vắng mặt và được cử cấp phó tham dự phiên họp của Chính phủ.
2. Khi cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chínhphủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnhđược mời tham dự phiên họp của Chính phủ.
3. Người tham dự phiên họp của Chính phủ không phảilà thành viên Chính phủ có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
Điều 46. Phiên họp của Chính phủ
1. Phiên họp của Chính phủ chỉ được tiến hành khicó ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Chính phủ tham dự.
2. Nội dung phiên họp của Chính phủ do Thủ tướngChính phủ đề nghị và thông báo đến các thành viên Chính phủ.
3. Các quyết định của Chính phủ phải được quá nửatổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng Chính phủ đã biểu quyết.
Điều 47. Thành phần mời thamdự phiên họp của Chính phủ
1. Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp củaChính phủ.
2. Chính phủ mời Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốchội tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn về việc thực hiện chính sách dântộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ýkiến của Hội đồng dân tộc.
3. Chính phủ mời Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.
Điều 48. Kinh phí hoạt động của Chính phủ
Kinh phí hoạt động của Chính phủ do Quốc hội quyếtđịnh từ ngân sách nhà nước.
Chương VII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 49. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01năm 2016.
Luật tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10 hết hiệu lựckể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Điều 50. Quy định chi tiết
Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |