Mục lục bài viết
1. Tội phạm là gì ?
Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì Tội phạm được quy định như sau:
Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Qua quy định trên, có thể thấy tội phạm có một số đặc điểm sau:
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
4. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
2. Phân loại tội phạm
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự 2015, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự 2015 quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
3 . Mặt khách quan của tội phạm là gì ?
Tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà chúng ta có thể nhận biết được. Đó là:
- Hành vi khách quan có tính gây thiệt hại cho xã hội (có thể được gọi tắt là hành vi khách quan);
- Hậu quả thiệt hại cho xã hội (có thể được gọi tắt là hậu quả thiệt hại hoặc được gọi là hậu quả của tội phạm) do hành vi khách quan gây ra; và
- Các điều kiện bên ngoài gắn liền với hành vi khách quan như công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội...
Tổng hợp những biểu hiện ttên tạo thành mặt khách quan của tội phạm. Như vậy, mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
Trong cấu thành tội phạm, không phải tất cả các biểu hiện của mặt khách quan đều được phản ánh là dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Hành vi khách quan là dấu hiệu được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm cơ bản. Các biểu hiện khác của mặt khách quan chỉ được phản ánh ttong những cấu thành tội phạm nhất định, có thể là cấu thành tội phạm cơ bản hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng, giảm nhẹ.
Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố của tội phạm. Không có mặt khách quan thì cũng không có các yếu tố khác của tội phạm và do vậy cũng không có tội phạm.
Những biểu hiện khác trong mặt khách quan của tội phạm
4. Các hình thức của hành vi khách quan của tội phạm
5. Ý nghĩa nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm ?
Việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm có các ý nghĩa sau:
- Trong các cấu thành tội phạm cơ bản, dấu hiệu hành vi khách quan và có thể một số biểu hiện khác của mặt khách quan được phản ánh là dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Do vậy, việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm là cơ sở để hiểu rõ hơn các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong các cấu thành tội phạm và qua đó việc nghiên cứu này có ý nghĩa trong hoạt động định tội. Việc xác định hành vi cụ thể cấu thành tội phạm hay không và cấu thành tội danh nào thường bắt đầu từ việc xem xét mặt khách quan của tội phạm. Chỉ khi đã xác định hành vi có những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm thì vấn đề xem xét mặt chủ quan của tội phạm mới được đặt ra.
- Trong cấu thành tội phạm tăng nặng của một số tội phạm, một số biểu hiện của mặt khách quan (như hậu quả của tội phạm, phương tiện, công cụ, thủ đoạn phạm tội...) được phản ánh là dấu hiệu đinh khung hình phạt tăng nặng. Do vậy, ngoài ý nghĩa ưong định tội, nghiên cứu mặt khách quan cùa tội phạm để nhận thức rõ hơn các dấu hiệu này còn có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt tăng nặng.
- Trong các dấu hiệu giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 có nhiều dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm (Xem: Điều 51 và Điều 52 BLHS). Do vậy, việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm còn là cơ sở cho nhận thức rõ hơn các dấu hiệu này để áp dụng khi đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và qua đó có ý nghĩa trong việc xác định mửc độ TNHS của người đã thực hiện hành vi phạm tội đó.
Ngoài ra, việc xem xét các tình tiết thực tế thuộc mặt khách quan của tội phạm trong nhiều trường hợp có ý nghĩa trong việc xác định mặt chủ quan của tội phạm, trước hết là xác định lỗi cũng như đánh giá mức độ lỗi của người phạm tội.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến các quy định của luật hình sự về tội phạm, hình phạt Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh KHuê