1. Mẫu đơn ly hôn tại Tòa án quận Đống Đa

Thưa Luật sư Minh Khuê, xin hỏi: Em và chồng em kết hôn ở Thái Bình, nhưng hiện nay có hộ khẩu ở Đống Đa, Hà Nội. Sau gần 10 năm chung sống em và chồng em cảm thấy không hạnh phúc, hiện nay hai vợ chồng em muốn ly hôn thuận tình ở Tòa án Đống Đa thì phải làm như thế nào ?
Cảm ơn!

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê.

Theo yêu cầu của bạn muốn được Tòa án nhân dân quận Đống Đa giải quyết ly hôn thuận tình. Luật Minh Khuê xin hướng dẫn bạn thủ tục ly hôn thuận tình ở Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội như sau:

Trước tiên bạn muốn được Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn của bạn thì bạn cần có mẫu đơn theo quy định của Tòa án.

 

1.1. Mẫu đơn ly hôn thuận của Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội:

>> Tải ngay: Mẫu đơn công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------***---------

 

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN, NUÔI CON, CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN

 

Kính gửi: TÒA ÁNH NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chúng tôi là : ………………...…………………… 

Họ và tên CHỒNG :……………………………….. 

Sinh ngày ………… tháng ……….. năm ………… 

Chứng minh thư số :……………… Cấp ngày :…. 

Nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú :………………... 

Chỗ ở hiệ này :……………………………………… 

Nghề nghiệp :……………………………………… 

Địa chỉ cơ quan hoặc nơi làm việc :……………… 

Thu nhập hàng tháng (lương, thu nhập khác) :… 

Họ và tên VỢ :………………………………...…… 

Sinh ngày…………tháng………..năm…………… 

Chứng minh thư số :…………… Cấp ngày :….… 

Nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú :………………... 

Chỗ ở hiệ này :……………………………………… 

Nghề nghiệp :……………………………………… 

Địa chỉ cơ quan hoặc nơi làm việc :……………… 

Thu nhập hàng tháng (lương, thu nhập khác) :…… 

Chúng tôi đăng ký kết hôn ngày …… tháng …… năm … 

Tại :……………………………………………………… 

Làm đơn này yêu cầu Tòa án nhân dân quận Đống Đa công nhận thuận tình ly hôn,

Lý do :………………………………………………… 

…………………………………………………………… 

…………………………………………………………… 

…………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

Yêu cầu Tòa án công nhận sự tự nguyện thỏa thuận của chúng tôi :

Về con chung có (chưa có) :…………………………… 

1. Họ và tên:…………… sinh ngày ….. tháng …… năm ....... 

2. Họ và tên:……………… sinh ngày ….. tháng … năm ...... 

……………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

Chúng tôi đã thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con

hàng tháng như sau:……………………………………… 

……………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

………………………………………………………………… 

Về tài sản chung chúng tôi đã tự nguyện thỏa thuận chia như sau: (ghi cụ thể mỗi người được chia sở hữu tài sản gì).

…………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

…………………………………………………………… 

…………………………………………………………… 

(Nếu không có tài sản chung thì ghi không có tài sản chung).

Về nhà ở chúng tôi đã tự nguyện thỏa thuận như sau :

…………………………………………………………… 

…………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

(Nếu không có nhà ở thì ghi không có).

Về vay nợ chúng tôi đã tự nguyện thỏa thuận như sau :

……………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

……………………………………………………………… 

(Nếu không có vay nợ thì ghi không có).

Hà Nội, ngày…….tháng……năm 20……..

Người làm đơn yêu cầu

Người vợ

(Ký ghi rõ họ tên)

Người chồng

(Ký ghi rõ họ tên)

 

1.2. Các giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản sau ly hôn:

- Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (Nếu mất bản chính phải có bản sao hợp lệ do Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn cấp).

- Bản sao hợp lệ giấy khai sinh của con chung.

- Bản sao công chứng sổ hộ khẩu. Nếu tạm trú thì phải có giấy tạm trú. Hoặc xác nhận của công an nơi tạm trú.

- Bản sao có công chứng giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân,..

- Bản sao có công chứng về giấy tờ nhà, đất, giấy vay nợ.....

- Biên bản hòa giải giải quyết việc thuận tình ly hôn của cơ quan, gia đình, địa phương (nếu có).

 

1.3. Thời gian nộp đơn, thời gian giải quyết và án phí Tòa án:

- Tòa án nhân dân quận Đống Đa nhận đơn vào sáng ngày thứ 3 và thứ 6 trong tuần.

- Thời gian giải quyết một vụ việc ly hôn thường từ 3 đến 4 tháng.

- Án phí sơ thẩm là: 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng)

Lưu ý khi nộp hồ sơ ở Tòa án thì bạn lưu ý nhận lại biên bản giao nhận tài liệu của Tòa án theo mẫu dưới đây:

Mọi vướng mắc về pháp lý về bạn hãy vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật Minh Khuê qua tổng đài tư vấn 27/7 số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

 

2. Tư vấn về thủ tục ly hôn và phân chia tài sản khi ly hôn ?

Xin chào luật sư! Em xin kể ngắn gọn về gia đình em: Cha em mỗi lần nhậu về là quậy, kiếm chuyện moi móc dòng họ ra chửi bới, rồi kiếm chuyện tới mẹ, kiếm chuyện luôn cả bà nội, rồi tới con cái, rồi đánh đập, đập đồ đập đạc. Hai mươi mấy năm rồi em chứng kiến bố quậy mà em thấy khiếp sợ, đến nổi em đi làm xa có thứ 7 và chủ nhật được nghỉ mà e không dám về ở ban đêm luôn, sáng sớm chủ nhật em mới về chở mẹ đi bán quần áo ngoài chợ. Bà nội em thì hay bênh vực con cái dù họ có làm sai đi nữa. Cha em quậy như thế thì làm sao mà dạy con nên người được nên thằng em của em nó học lớp 10 mà nó hổn, nó đi chơi quá, nói không nghe, hỡ cái nó dụ bà nội là mua này kia, đóng này kia để cho bà nội kiếm tiền cho nó, bà nội em sợ nó bỏ nhà đi nên cũng nghe theo lời nó, rồi dặn mẹ em không được nói cho cha biết. Cứ thế mà diễn ra hoài. Cha em tính tình đã hỗn, quậy rồi mà giờ thêm thằng em em nó quậy nữa mà ổng biết bà nội bênh như thế nữa nên ổng càng quậy hơn. Có lần ổng xỉn về ổng đánh thằng em của em khi đang ngủ, thằng em em nó tỉnh dậy tốc chạy. Rồi ổng quay qua bóp cổ bà nội em, cầm búa đòi đập đầu bà nội em, may mà cây búc bị xúc cáng, rồi nói với bà nội em "tôi giết bà trước rồi tôi giết nó sau". Mẹ em lại cản ổng đè mẹ em xuống cắn, thằng em của em nó trốn ngoài hè nó nghe ổng quậy quá trời nó chịu không nổi nó cầm cái cây nó chạy vào can, trong quá trình can ngăn nó lở táng ổng một cái nên ổng cầm dao rượt đâm thằng em em. nó tốc chạy. Rồi mẹ em cũng chạy ra kêu công an ấp, xã nhưng công an ấp, xã đã nhiều lần khuyên cha em mà cha em không nghe nên giờ họ cũng làm ngơ. Khi mẹ em chạy xe về ổng rình bên lộ và dựt xe lại làm mẹ em và đứa em 6 tuổi té, ổng đập lên vai mẹ em 1 cái, lúc đó ổng cầm dao nữa, thấy nhỏ em em nó khóc quá trời nên ổng đỡ vào nhà, còn nói với mẹ em "cho mày té chết mẹ mày luôn".
Rồi mẹ em qua nhà bác 4 xin rượu thuốc sứt khi về ổng còn rình mà lấy dao rượt mẹ em nữa. may mà mẹ em chạy thoát được. Qua hôm sau, ổng say rượu về ổng lấy dao dí vào cổ mẹ em hỏi thằng em của em ở đâu để ổng đi giết nó, may mà nó không ở nhà không thôi là bị giết chết rồi. Giờ thằng em của em nó đi ra nhà trọ nó ở rồi, nó ko còn muốn về cái gia đình này nữa. Cha em hâm nếu mẹ em ly dị với ổng thì mẹ em đi tới đâu ổng đi theo quậy tới đó, quậy luôn cả dòng họ luôn. Cứ tình trạng này không biết chết ngày nào luôn. Cha em cứ có rượu vô rồi là chuyện gì ổng cũng dám làm hết. Em tính bàn với mẹ dẫn mẹ và nhỏ em gái nhỏ đi lên rạch giá sống, giống như bỏ trốn vậy đó, không cho ổng biết chỗ nào, nếu ổng biết chắc ổng giết chết luôn quá.còn bà nội thì kêu mấy bác ra rước về. để cái nhà cho ổng sống 1 mình, ổng muốn bán thì bán.

Xin hỏi: Nếu lúc Ông quậy như thế mà điện công an vô bắt thì ông có bị ở tù không luật sư ?

Giờ Mẹ Em muốnl y hôn, mà Mẹ với Cha Em không có đăng ký kết hôn thì phải làm sao ?

Có cái nhà ở mà không có bằng khoán (sổ đỏ) gì cả, còn mấy đồ linh tinh thì đa số là Mẹ Em sắm. Còn nợ thì Mẹ Em có cái sổ nợ vay vốn sinh viên 35 triệu. Lúc trước người ta có cho vay vốn hộ nghèo mà người ta bắt buộc phải nhập vô cuốn sổ vay vốn sinh viên Mẹ Em đứng tên, Mẹ Em không chịu Cha Em uy hiếp nên Mẹ Em đành phải nghe theo, mà khi vay Mẹ còn nói thằng với người cho vay là nợ 25 triệu này là Ông ấy vay Chứ tôi không có động tới, có đòi thì đòi ổng. Nếu ly hôn thì số nợ này phải xử lý như thế nào ?

Con con chung thì Em sinh năm 1989, Thằng Em của Em sinh năm 1999, Nhỏ Em giái sinh năm 2009. Thì tòa án sẽ xử lý như thế nào?

Em mong luật sư tư vấn giúp Em giải quyết vướng mắc. Em xin cảm ơn luật sư rất nhiều!

Tư vấn về thủ tục ly hôn

Luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

2.1. Về trách nhiệm hình sự:

Chào bạn, dựa trên thông tin bạn cung cấp thì bố bạn có những dấu hiệu vi phạm hình sự. Cụ thể, Điều 133 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

+ Người bị coi là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau (qua điện thoại, thư từ…) hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa (như đi tìm công cụ, phương tiện…).
+ Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

- Theo quy định tại điều 185 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình.

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

 

2.2. Về vấn đề ly hôn

Tại mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình quy định như sau:

"a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;

b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;

c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết"

Dựa trên những thông tin bạn cung cấp thì:

+ Trường hợp bố mẹ bạn có quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987, khi bố mẹ bạn có yêu cầu ly hôn thì được tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về Ly hôn của Luật hôn nhân gia đình

+ Trường hợp bố mẹ bạn chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 đến nay mà không có giấy đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận là vợ chồng, trong trường hợp ly hôn tòa án thụ lý đơn và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng.

 

2.3. Về vấn đề giải quyết số nợ

Trường hợp bố mẹ bạn được công nhận là vợ chồng thì theo quy định tại điều 37, Luật Hôn Nhân Và Gia Đình 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, bố và mẹ bạn có nghĩa vụ liên đới trả số nợ này:

"Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình'"

Trường hợp tòa án không công nhận bố mẹ bạn là vợ chồng thì số nợ này mẹ bạn sẽ phải trả theo quy định tại điều 290 Bộ Luật Dân Sự 2015:

"Điều 280. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

2.4. Về quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng

Về quyền nuôi con. Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

- Khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau với mục đích tìm được người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của đứa trẻ. Nhìn chung Tòa án sẽ dựa trên 3 yêu tố sau:

+ Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

+ Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

+ Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên).

- Bên cạnh đó về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ không trực tiếp nuôi con, Điều 82 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Theo đó:

"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở"

 

3. Cách thức phân chia tài sản ly hôn thế nào ?

Chào Luật sư. Tôi kết hôn năm 2013, từ đó đến nay tôi ở nhà chăm sóc con cái, làm công việc nội trợ còn chồng tôi đi làm, hàng tháng thu nhập khá cao. Nay chúng tôi muốn ly hôn, liệu tôi có bị "thiệt" khi chia tài sản không vì tôi rất bận bịu ở nhà nhưng vẫn bị coi là không làm ra thu nhập. Xin luật sư tư vấn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân, gọi: 1900 6162

 

Luật sư tư vấn:

Về vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi ly hôn: vợ, chồng có thể thỏa thuận tự chia tài sản cho phù hợp với tình hình thực tế.

Nếu vợ, chồng không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, về nguyên tắc tài sản chung sẽ được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định phần, tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

- Hoàn cảnh của gia đình của vợ, chồng;

- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Trong đó, “công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

Kết luận: Trường hợp của chị là một người vợ, một người mẹ ở nhà trông nom con cái, chăm sóc gia đình, lo công việc nội trợ, không đi làm vẫn được tính là có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng mình (Cho dù thu nhập của chồng chị có là vài triệu hay vài chục triệu,...)

Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

a) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;

b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

2. Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

3. Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.

d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

5. Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.

6. Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

 

4. Tư vấn về quyền nuôi dưỡng con sau khi ly hôn ?

Kính gửi văn phòng Luật sư Minh Khuê, Em đang có một vụ kiện như thế này và đang muốn tìm luật sư. Rất mong nhận lời tư vấn của Luật sư. Quê anh - Hải Dương. Hiện tại anh đang tạm trú tạm vắng tại Nam Từ Liêm - Hà Nội. Quê chị - Phú Thọ. Sau khi cưới nhau sinh em bé được 10 tháng là anh chị ly thân. Chị về quê chị, anh vẫn ở Hải Dương. Đứa trẻ được 10 tháng đó thì chị vợ đi làm. Để con lại cho ông bà ngoại chăm.
Ông bà ngoại đứa trẻ hiện tại đang chăm hai đứa cháu và nhà chị vợ ở Phú Thọ có kinh doanh nhà nghỉ. Gia đình sinh sống tại đó luôn. Anh chồng thấy điều kiện con gái ở như vậy không phù hợp nên đã đón cháu về Hải Dương chăm sóc. Trong suốt thời gian đó đến năm hơn 2 tuổi chị vợ hoàn toàn không chu cấp gì tới việc chăm nuôi con và chị bắt đầu kiện anh để giành quyền nuôi dạy con. Thời gian đó cách đây hơn 1 năm. Lúc ấy anh vẫn đang thường trú ở Hải Dương. Sau vụ xử kiện ở Hải Dương thì anh đã chuyển công tác và tạm trú ở Nam Từ Liêm. Do đó vụ kiện mất 5 tháng chuyển đến Tòa án nhân dân Quận Nam Từ Liêm xử. Trong vài ngày tới, vụ kiện sẽ được xét xử. Hiện tại cháu bé hơn 3 tuổi và học tập tại Hải Dương do bố cháu và gia đình chăm sóc. Anh chồng có thu nhập hơn chị vợ.
Tình hình thực tế thì ai đang có quyền nuôi con cao hơn. Anh chồng muốn có quyền nuôi con thì phải làm thế nào ạ?
Em xin chân thành cảm ơn và rất muốn nhận được tư vấn của Luật sư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến: 1900.6162

 

Trả lời:

Vì vụ tranh chấp của bạn hỏi đã được đưa ra tòa nên phán quyết sẽ là do tòa căn cứ vào tình hình thực tế và điệu kiện của hai bên, bên nào có điều kiện và phù hợp nhất với sự phát triển của con thì tòa sẽ giao con cho người đó trực tiếp nuôi. Tuy nhiên nếu anh đó và vợ cũ của mình thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi con thì tốt, còn nếu hai bên không thỏa thuận được thì Tòa sẽ là cơ quan quyết định

Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Bạn nói anh chồng lương cao hơn vợ và trong khoảng thời gian hai năm anh chồng đón con về nuôi thì chị vợ chẳng quan tâm hay cấp dưỡng cho con, thì đây cũng có thể là căn cứ để tòa có thể giao con cho anh chồng nuôi. Tuy nhiên quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Tòa thế nên anh chồng chỉ cần chứng minh được mình có điều kiện hơn và có khả năng đảm bảo sẽ chăm sóc nuôi dưỡng con tốt hơn mẹ thì tòa sẽ giao con cho bố nuôi.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

 

5. Nộp đơn yêu cầu ly hôn ở đâu khi chồng đi làm xa ?

Dạ em tên D kết hôn năm 2014. Quê chồng em ở Bến Tre, em đăng ký kết hôn ở Bến Tre. Em muốn hỏi vấn đề đưa đơn ly hôn đơn phương mà người chồng có sổ hộ khẩu tại địa phương nhưng lại đi làm xa thì như vậy tòa án không nhận đơn phải không ạ vì e nộp đã 2 lần rồi mà tòa không nhận đơn nói là người chồng hiện không có mặt tại địa phương ?
Em xin cảm ơn

Luật sư trả lời:

Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, theo các quy định trên bạn cần nộp đơn yêu cầu ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn hiện đang làm việc để được giải quyết ly hôn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân - Công ty luật Minh Khuê