1. Căn cứ xác định mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn?

Chào Luật sư, Tôi có một câu hỏi mong được luật sư giải đáp. Tôi và vợ đang có ý định ly hôn, hai bên đã thống nhất con do vợ nuôi. Con tôi năm nay 7 tuổi, tuy nhiên chúng tôi lại chưa thống nhất được mức cấp dưỡng. Xin hỏi luật sư, nếu chúng tôi không thỏa thuận được về vấn đề này, khi ra tòa tòa sẽ căn cứ vào đâu để đưa ra mức cấp dưỡng?
Cảm ơn!

Trả lời

Điếu 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó".

Như vậy, nếu bạn không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con đến khi con đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.

Về mức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

"Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".

Pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng cho con là bao nhiêu mà phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nhu cầu thiết yếu được hiểu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

>> Xem ngay: Mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn?

 

2. Quyền nuôi con sau ly hôn và mức cấp dưỡng?

Luật Minh Khuê tư vấn về pháp luật hôn nhân và gia đình về quyền nuôi con sau ly hôn và mức cấp dưỡng:

Quyền nuôi con sau ly hôn và mức cấp dưỡng theo quy định của pháp luật ?

Luật sư tư vấn về mức cấp dưỡng qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162  

 

Trả lời:

1. Căn cứ giải quyết ly hôn

Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được".

Theo quy định này, pháp luật cho phép vợ hoặc chồng đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, nếu như thuận tình ly hôn thì Tòa án xem xét sự thuận tình, tự nguyện của các bên, còn đơn phương ly hôn thì Tòa án lại xem xét chủ yếu căn cứ mà bên đơn phương ly hôn đưa ra. Điều luật quy định rằng: "hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được".

Hôn nhân của vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng khi:

- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

 

Kính chào các anh chị trong Công ty luật Minh Khuê. Tôi chung sống với chồng năm 1983, có 2 con chung nhưng không đăng ký kết hôn. Tôi và chồng đã ly thân năm 1993 và chồng tôi đã có gia đình vợ con riêng. Vậy theo thời hiệu pháp luật tôi có cần ra tòa để giải quyết việc ly hôn khi tôi muốn đi thêm bước nữa ? Xin nói thêm: Chồng tôi và tôi không vướng mắc hay tranh chấp gì về tài sản hoặc các việc khác như trợ cấp nuôi dạy con. Vì 2 đứa con do tôi nuôi và tài sản chung thì không có. Vợ chồng tôi đồng ý không gây cản trở hay khó khăn gì cho nhau trong chuyện tình cảm riêng tư. Xin trân trọng cảm ơn.

-> Việc bạn và chồng chung sống mà không đăng ký kết hôn hiện nay ly hôn thì tòa án vẫn giải quyết về vấn đề con chung hoặc tài sản chung.

Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình

"Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn."

Như vậy, việc ly hôn giải quyết tại tòa án với bạn là không bắt buộc,có yêu cầu thì đưa đơn ra tòa án.

 

2. Quyền nuôi con sau ly hôn

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Người không trực tiếp nuôi con là anh vẫn có quyền thăm nom và chăm sóc cháu mà không ai có quyền ngăn cản

Cụ thể tại điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

"2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.".

 

3. Thủ tục giải quyết ly hôn

Thời hạn giải quyết:

+ Trong vòng 5 ngày từ ngày nhận được hờ sơ hợp lệ của bạn thì tòa án sẽ tiến hành thu lý đơn của bạn và thông báo nộp tiền án phí cho hai vợ chồng bạn

+ Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thì hai vợ chồng bạn phải tiến hành nộp án phí.

+ Thời gian chuẩn bị xét xử đối với vụ án ly hôn là 4 tháng, trong vòng 4 tháng này thì tòa án sẽ gửi thông báo mời hai bạn đến hòa giải, trường hợp hòa giải không thành thì tòa án sẽ ra quyết định hòa giải không thành.

+ Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày có quyết định hòa giải không thành tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho hai vợ chồng bạn.

>> Xem ngay: Ly hôn có phải bồi thường tuổi thanh xuân cho người vợ là bao nhiều tiền?

 

3. Quyền nuôi con sau ly hôn và mức cấp dưỡng?

Thưa luật sư, cho em hỏi em chuẩn bị ly hôn cả 2 vợ chồng đều đồng ý mà bị mất giấy đăng ký kết hôn rồi có sao không? Giúp em với.

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến, gọi ngay: 1900.6162 

Trả lời:

Luật Minh Khuê tư vấn về luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 và những vẫn đề pháp lý phát sinh:

Trường hợp bị mất Giấy đăng ký kết hôn, bạn có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký kết hôn trước đây để xin cấp trích lục.

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn (như trích dẫn ở trên).

Vợ chồng sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định trên cơ sở bảo đảm quyền lợi mọi mặt của con. Một số căn cứ có thể được xem xét như: điều kiện sống từ lúc cháu sinh ra đến khi ly hôn; đạo đức, lối sống có ảnh hưởng đến cuộc sống của cháu con sau này; điều kiện về kinh tế có thể bảo đảm cuộc sống cho con; điều điều kiện về chỗ ở và các điều kiện khác.

Về mức cấp dưỡng, Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

"Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".

>> Xem ngay: Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn hiện nay là bao nhiêu?

 

4. Chồng có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ sau khi ly hôn hay không?

Xin chào Luật sư! Tôi năm nay 31 tuổi, tôi kết hôn từ 2008, đã có một bé gái,năm 2015 thì chúng tôi ly hôn, tôi được toà án quyết định cho là ngươi trực tiếp nuôi con,không yêu cầu chồng cấp dưỡng nuôi con(do hai vợ chồng tự thoả thuận). Sau khi ly hôn, tôi ko xây dựng gia đình khác mà tôi sinh thêm một con ngoài giá thú vào năm 2016. Việc đó tôi cũng ko nói với chồng cũ và gia đình chồng cũ. Tuy nhiên, sau khi biết chuyện tôi sinh con thì chồng cũ của tôi có phản ứng: đòi tôi đưa lại đứa con chung(con gái lớn) cho anh ấy nuôi dưỡng vì cho rằng tôi ko xứng đáng nuôi con (tư cách,đạo đức). Vậy tôi muốn hỏi Luật sư rằng: việc tôi có con ngoài giá thú sau khi ly hôn là đúng hay sai?sau ly hôn người có quyền trực tiếp nuôi con là tôi(quyết định toà án), vậy chồng tôi đoi giành quyền nuôi con với tôi tại thời điểm này là đúng hay sai?tôi muốn được tiếp tục nuôi con thì tôi sẽ phải làm thế nào? nếu là Đảng viên có con ngoài giá thú có bị kỷ luật không? 

Trả lời:

Việc bạn có con ngoài giá thú hoàn toàn không bị pháp luật cấm. Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì chồng bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có đủ căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều này và Tòa án sẽ xem xét căn cứ vào nhiều yếu tố để quyết định ai sẽ là người trực tiếp nuôi con.

Tuy nhiên, hiện nay, theo Quyết định về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm thì chưa quy định xử lý kỷ luật trong trường hợp Đảng viên độc thân sống chung hoặc có con ngoài giá thú với người độc thân khác.

+ Thứ hai là bạn đã ly hôn nhưng lại có con ngoài giá thú với người đang có gia đình: Trường hợp này bạn có con ngoài giá thú do vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng (cha/mẹ của cháu bé đang trong thời kỳ hôn nhân với người khác) thì theo quy định pháp luật, tùy theo mức độ, hậu quả gây ra, bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Xin chào luật sư. em xin được hỏi trước khi đăng ký kết hôn với chồng. e có 2 con riêng một con đang học lớp 1 một đang 3 tuổi. cả 2 con riêng đều không có tên cha đẻ trong giấy khai sinh. và e là lao động chính nuôi con. hiện tại em đăng ký kết hôn với chồng hiện tại và đang mang thai. chúng em đang làm thủ tục ly hôn. em đang mang thai và có đi khám động thai không được đi làm có giấy của bệnh viện. vậy em xin hỏi sau ly hôn với chồng hiện tại thì 2 con của em có được chồng phụ thêm phụ cấp nuôi dưỡng trong lúc e mang thai và nuôi con nhỏ dưới 36 tháng hay không.. vì con em không có cha. em là lao động chính. bây giờ lại có thai và sắp phải nuôi con nhỏ.

Tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định "Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không chung sống với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con"

Theo đó nếu trong thời kì hôn nhân chồng bạn thực hiện thủ tục nhận con riêng của bạn là con nuôi thì sau khi ly hôn chồng của bạn mới có nghĩa vụ cáp dưỡng đối với hai con riêng của bạn.

 

Chào luật sư.Tôi có một vấn đề cần nhờ luật sư tư vấn.Hiện nay chồng tôi đang muốn ly hôn với tôi,chúng tôi có 1 bé trai mới được 4 tháng tuổi.Giờ tôi muốn đổi họ tên cho cháu để cháu mang họ mẹ,đồng thời tôi cũng muốn từ chối nhận khoản trợ cấp hàng tháng từ bố cháu.Rất mong luật sư tư vấn và sớm có câu trả lời cho tôi.Tôi cám ơn.

Việc thực hiện thủ tục thay đổi tên cho con trong giấy khai sinh có thể do cha hoặc mẹ thực hiện. Tuy nhiên việc này phải xuất phát từ quyền lợi hợp pháp của con và phải được sự thỏa thuận, đồng ý của cả cha và mẹ.

Để làm thủ tục thay đổi tên cho con, bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ gửi đến Phòng tư pháp xã/phường nơi đăng ký khai sinh cho con. Hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai (theo mẫu quy định),

- Xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch;

- Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch.

Về việc từ chối cấp dưỡng, việc cấp dưỡng được đặt ra nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của cha (mẹ) đối với con cái khi không trực tiếp nuôi dưỡng con và đồng thời đảm bảo quyền lợi tôt nhất cho con. Pháp luật không có quy định cấm việc bên còn lại( bên trực tiếp nuôi con) yêu cầu bên cấp dưỡng chấm dứt việc cấp dưỡng của mình. Do đó, bạn vẫn có thể yêu cầu cha của đứa trẻ không thực hiện việc cấp dưỡng cho con nữa.

 

Xin chào luật sư.!Hiện em đang có một vần đề cần giúp đỡ . Em rất mong nhận được trả lời sớm ạ.Em và chồng cưới nhau năm 2011 và li hôn năm 2014. Có một con trai sinh năm 2012. Lúc ly hôn e cùng chồng thỏa thuận giao con cho chồng em chăm sóc, nuôi dưỡng. vì lúc đó công việc của em chưa ổn định. Nhưng e về thăm con thì chồng e không cho thăm, cứ thấy em là anh ấy chở thằng bé đi nơi khác ko cho e tiếp cận. thời gian gần đây, chồng em bận việc và cũng quen cô gái khác nên bỏ bê con em, thằng bé cứ đau ốm riết, chồng e cũng ko cho thăm khám tử tế, đến hôm chị chồng gọi điện cho em, nói e về đưa con đi khám a ấy cũng ko cho. Rồi cách đây 1 tuần, nhìn con ngày càng ốm yếu xanh xao, e đến nhà chở con đi khám và kiểm tra thì con bị suy dinh dưỡng, thiếu chất. khi về e đã bàn bạc với chồng vì bây giờ con bệnh vậy thì giao sang cho em chăm sóc, khi nào khỏe hẳn em đưa về. nhưng chồng e nhất quyết không chịu. Chồng em cứ khăng khăng chăm sóc nó tốt hơn em. Nhưng e nghe nói a ấy chuẩn bị vợ. nên em muốn lấy lại quyền nuôi con. hiện công viêc của em ổn định và thu nhập của em cao hơn chồng em, e đang sống với bố mẹ. em muốn dành lại quyền nuôi con thì phải làm sao? Cần những thủ tục gì? Em xin cảm ơn ạ !Sent from Mail for Windows 10

Bạn có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật HNGĐ 2014.

Vợ chồng tôi kết hôn 2015. Chúng tôi gửi tiết kiệm được 50 triệu, trong đó 40 triệu là từ bán sính lễ cưới của tôi, 10 triệu còn lại từ tiền mừng đám cưới. Sau đám cưới, chồng tôi ở nhà phụ giúp gia đình tôi kinh doanh. Tôi tiếp tục đi làm tại TPHCM. Mọi chi phí sinh hoạt trong thời gian có thai đều do tôi tự túc Cuối năm 2015, tôi nghỉ thai sản. Được hưởng 20 triệu tiền thai sản. Vậy khi ly hôn, tài sản phải chia thế nào.

Theo quy định tại Điều 33 Luật HNGĐ thì tài sản bao gồm: 50 triệu gửi tiết kiệm, 40 triệu bán sính lễ cưới, 10 triệu tiền mừng đám cưới và 20 triệu tiền thai sản đều là tài sản chung của hai vợ chồng bạn trong thời kì hôn nhân. Do đó, sau khi ly hôn thì tài sản này sẽ được chia đôi theo quy định của pháp luật.

>> Xem ngay: Tư vấn ly hôn, giành quyền nuôi con và mức cấp dưỡng ?

5. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn?

Thưa luật sư, Tôi và chồng tôi đã ly hôn được gần 1 năm. Tại thời điểm ly hôn con tôi mới chỉ được gần 6 tháng. Tòa quyết định tôi nuôi con và chúng tôi tự thỏa thuận về trách nhiệm chu cấp. Tôi yêu cầu mức trợ cấp là 2 triệu 1 tháng nhưng anh ấy chỉ trả 1 triệu vào tài khoản của tôi, và tháng nào cũng trả muộn,gần hết tháng sau mới trả tháng trước. Ly hôn gần 1 năm nhưng anh ấy chưa bao giờ quan tâm con, lúc mới ly hôn vài lần tôi bận nhờ anh đến nhà tôi đón con về trông con hộ tôi nhưng anh bảo không trông. Đó là tôi mua sim mới để gọi điện thoại cho anh. Còn điện thoại và mọi ứng dụng liên lạc của tôi anh đều chặn hết. Tôi muốn hỏi bây giờ tôi có thể yêu cầu tòa án giải quyết lại cho tôi việc trả tiền trợ cấp không. Tôi muốn anh ấy trả đủ tiền trợ cấp và trả đúng hạn. Tôi lấy 2 triệu là quá ít mà anh ấy còn không trả đủ. Vì con tôi còn bé quá nên chi phí nuôi dưỡng chăm sóc con rất tốn kém ?
Tôi mong sớm nhận câu trả lời của công ty. Tôi xin cảm ơn.

 

Luật sư trả lời:

Tại Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định vè nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Và Điều 116 quy định về mức cấp dưỡng:

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, sau khi ly hôn chồng chị không quan tâm, chăm sóc con và không thực hiện đúng nghĩa vụ cấp dưỡng như đã thỏa thuận và cắt đứt liên lạc với chị nhằm trốn tránh trách nhiệm đây được coi là hành vi vi phạm nghĩa của cha khi không trực tiếp nuôi con. Vì vậy, chị có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án án giải quyết, bên cạnh đó chị cũng phải chuẩn bị những giấy tờ, chứng cứ, liệt kê chi phí cho việc chăm sóc con để làm căn cứ đưa ra mức trợ cấp 2 triệu đồng trên một tháng là hoàn toàn hợp lý và yêu cầu chồng chị thực hiện việc thăm nom con để làm trồn trách nhiệm của một người cha.