Mục lục bài viết
- 1. Mức lãi vay 5 nghìn/1 triệu/1 ngày có vi phạm không?
- 2. Thời gian tính lãi phát sinh khi đấu giá tài sản thi hành án ?
- 3. Tư vấn về mức lãi suất vay tiền mặt khi thực hiện tại Ngân Hàng ?
- 4. Cho vay tiên với lãi xuất 4 nghìn/ 1 triệu/ 1 ngày có vi phạm pháp luật ?
- 5. Tư vấn về việc nộp lãi suất ngân hàng ?
1. Mức lãi vay 5 nghìn/1 triệu/1 ngày có vi phạm không?
>> Tư vấn pháp luật miễn phí, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty chúng tôi! Vấn đề của bạn tôi xin được trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 1 điều 476 Bộ luật dân sự 2005:
"Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng."
Mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay là 12%/năm, 150% mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước là 18%/năm. Nếu vượt quá mức lãi suất trên thì bị coi là hành vi cho vay nặng lãi và bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Trường hợp của bạn mức lãi suất là 5 nghìn/1 triệu/ 1 ngày tức là 5000 x 30 x 12 = 1,8 triệu/ 1 triệu/ 1 năm hay nói cách khác mức lãi suất bạn áp dụng là 180%/năm con số này lớn hơn rất nhiều so với 18%. Vì vậy, hành vi cho vay với mức lãi suất như bạn bị coi là cho vay năng lãi.
Trân trọng cảm ơn!
>> Xem thêm: Tội cho vay lãi nặng theo quy định luật hình sự mới nhất năm 2021
2. Thời gian tính lãi phát sinh khi đấu giá tài sản thi hành án ?
Cho hỏi cơ quan Thi hành án yêu cầu chúng tôi chỉ được tính lãi phát sinh trên nợ gốc đến ngày đấu giá thành công bán tài sản (26/11/2014) là đúng không? Quy định ở đâu?
Trân trọng cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.6162
Trả lời
Căn cứ vào khoản 5 Điều 474 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội quy định:
"Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
...
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ."
Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ : Về bán đấu giá tài sản quy định:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản; đấu giá viên; tổ chức bán đấu giá tài sản và quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản;
2. Nghị định này áp dụng đối với việc bán đấu giá các loại tài sản sau đây:
a) Tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án;"
Lúc này cơ quan Thi hành án đã tiến hành kê biên tài sản và tổ chức bán đấu giá tài sản thành công ngày 26/11/2014. Theo đó đến ngày 26/11/2014 thì tài sản của bên bị đơn đã được bán đấu giá thành công. Nên việc phân chia tiền bán tài sản và tính lãi phát sinh trên nợ gốc đến ngày đấu giá thành công bán tài sản (26/11/2014) là hoàn toàn đúng với quy định pháp luật. Vì tài sản đã được kê biên nên sau khi tài sản được bán đấu giá thành công thì không thể tiếp tục tính lãi được.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
>> Xem thêm: Bảo hiểm tiền gửi là gì ? Ý nghĩa quy định về bảo hiểm tiền gửi ?
3. Tư vấn về mức lãi suất vay tiền mặt khi thực hiện tại Ngân Hàng ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 476, Bộ luật dân sự 2005 về lãi suất:
Điều 476. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
Về lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố, theo quy định tại Điều 1, Quyết định 2868/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm.
Như vậy, các bên được thỏa thuận mức lãi suất không được vượt quá 150% của 9%/năm, tức là không quá 13,5%/năm tương đương với không quá 1,125%/1tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp này anh đã cho vay 8%/1 tháng như vậy là trái với quy định của BLDS 2005. Tuy nhiên, việc bạn cho vay tiền với lãi suất như vậy vẫn chưa cấu thành tội cho vay nặng lãi vì theo quy định tại Điều 163, Bộ Luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009:
Điều 163. Tội cho vay lãi nặng
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".
Trong trường hợp bên vay chối bỏ trách nhiệm bạn có thể yêu cầu tòa án can thiệp. Về việc các bên thực hiện việc chuyển khoản tại ngân hàng và không có giấy tờ vay và không thỏa thuận về lãi suất thì Trước tiên bạn phải chứng minh được có quan hệ cho vay thông qua những giao dịch ngân hàng đó, sau đo áp dụng theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 2, Điều 476, BLDS 2005:
Điều 476. Lãi suất
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Tuy vậy, bạn cũng cần xem xét, với số tiền mà người kia đã trả cho bạn đã vượt gốc, vậy số dư ra nếu tính trên lãi suất của ngân hàng thì có thiếu hay không tính cho đến thời điểm ra tòa. Theo như bạn cung cấp thì số tiền lãi mà họ trả đã vượt nợ gốc thì họ không phải trả thêm cho bạn nữa, vì nếu như bạn khởi kiện ra tòa án thì tòa án cũng sẽ tuyên mức lãi suất của bạn vô hiệu và buộc họ chi trả theo mức lãi suất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
>> Xem thêm: Luật hình sự quy định thế nào về tội cho vay nặng lãi mới 2021 ?
4. Cho vay tiên với lãi xuất 4 nghìn/ 1 triệu/ 1 ngày có vi phạm pháp luật ?
>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:
"Điều 476. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.".
Hiện tại lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố là 9%/năm tức là lãi suất các bên thỏa thuận cho vay không được vượt quá 150% X 9% = 13,5%/năm, tức là không quá 1,125%/tháng.
Bạn cho vay với lãi suất 4.000 đồng/ triệu/ ngày tức là bạn cho vay với lãi suất 120.000/triệu/tháng. Như vậy, lãi suất ở đây là 12%/ tháng, 144%/năm, vượt quá lãi suất tối đa mà ngân hàng cho phép là 10,6 lần.
Hành vi của bạn có thể cấu thành tội phạm tội cho vay nặng lãi theo điều 163 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 , cụ thể :
"1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.".
Như vậy, đây là mức lãi suất mà pháp luật không cho phép, bạn cần thỏa thuận lại với bên kia để đưa ra mức lãi suất phù hợp với quy định của pháp luật.
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.6162.
>> Xem thêm: Phân tích vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ?
5. Tư vấn về việc nộp lãi suất ngân hàng ?
Trả lời:
Theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ về tín dụng đối với học sinh sinh viên, Quyết định số 853/QĐ-TTG ngày 03/6/2011 của thủ tướng chính phủ về điều chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay đối với học sinh sinh viên (HSSV) và các văn bản khác liên quan, có quy định như sau:
- Về mức lãi suất cho vay tính như sau:
+ Các khoản giải ngân cho vay từ 1/10/2007 đến 31/7/2011 áp dụng lãi suất cho vay 0,5%/tháng.
+ Riêng các món vay giải ngân được hỗ trợ lãi suất từ ngày 1/5/2009 đến ngày 31/12/2009 trong thời gian 24 tháng kể từ ngày phát tiền vay của số tiền vay đó chỉ phải trả lãi suất 0,17%/ tháng.
+ Các khoản giải ngân cho vay từ 1/8/2011 trở đi sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay 0,65%/tháng.
+ Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.
+ Ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn: Trường hợp đối tượng vay vốn trả nợ trước hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng lãi suất phải trả sẽ được giảm lãi vay. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể mức ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn.
- Về việc trả nợ vay:
+ Khi giải ngân số tiền cho vay của kỳ học cuối cùng, NHCSXH nơi cho vay cùng người vay thoả thuận việc định kỳ hạn trả nợ của toàn bộ số tiền cho vay. Người vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học.
+ Số tiền cho vay được phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng 1 lần, phù hợp với khả năng trả nợ của người vay do ngân hàng và người vay thoả thuận.
+ Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
Về việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn như sau:
+ Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.
+ Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển thành nợ quá hạn. Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội có biện pháp thu hồi nợ.
+ Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn.
Như vậy, mức lãi suất và thời hạn cụ thể mà bạn phải trả căn cứ vào thời gian bạn nhận được tiền vay, số tiền vay nhận được, thỏa thuận của người vay với Ngân hàng chính sách xã hội,trong trường hợp này nếu đến hạn trả lãi tiền vay mà bạn chậm trả lãi tiền vay hoặc không có thỏa thuận nào với ngân hàng xin gia hạn thời gian trả tiền lãi đó thì ngân hàng sẽ tính lãi cả trên phần lãi bạn trả chậm hàng tháng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Phân tích vai trò của nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng ?