HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 134-HĐBT | Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 1988 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦAHỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 134-HĐBT NGÀY 27-8-1988 VỀ VIỆC QUY ĐỊNH THỜI HẠN, QUYỀNPHONG, THĂNG VÀ GIÁNG CẤP BẬC HÀM ĐỐI VỚI HẠ SĨ QUAN, CHIẾN SĨ AN NINHNHÂN DÂN
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồngBộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Pháp lệnh về Lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam đã được Hội đồng Nhà nướcthông qua ngày 2 tháng 11 năm 1987;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. - Quyền phongthăng và giáng cấp bậc hàm đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ an ninh nhân dân quy địnhnhư sau:
Cục trưởng, Giám đốc công an tỉnh,thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương phong, thăng cấp bậc hàm thượng sĩ,trung sĩ, hạ sĩ, chiến sĩ bậc một, chiến sĩ bậc hai thuộc quyền.
Cấp có quyền phong, thăng cấp bậchàm nào thì được quyền tước, giáng cấp bậc hàm ấy.
Việc thăng cấp hoặc giáng cấp bậchạ sĩ quan, chiến sĩ mỗi lần chỉ được thăng hoặc giáng một bậc, trong trường hợpđặc biệt mới được thăng hoặc giáng nhiều bậc.
Điều2.- Thời hạn thăng cấp bậc hàm đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ quy định nhưsau:
Chiến sĩ bậc hai lên chiến sĩ bậcmột: 6 tháng.
Chiến sĩ bậc một lên hạ sĩ: 6tháng.
Hạ sĩ lên trung sĩ: 1 năm.
Trung sĩ lên thượng sĩ: 1 năm.
Điều3.- Việc xét thăng cấp bậc hàm cho hạ sĩ quan, chiến sĩ an ninh nhân dân phảicăn cứ vào tiêu chuẩn phẩm chất cách mạng, năng lực công tác của cấp bậc hàm đượcquy định cho từng chức vụ.
Từ thượng sĩ lên thiếu uý phảiqua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định. Nếu chưa quađào tạo nhưng do yêu cầu tiếp tục phục vụ tại ngũ thì vẫn giữ cấp hàm thượng sĩvà sau 12 tháng được hưởng phụ cấp vượt khung bằng 5% lương hoặc sinh hoạt phí;sau đó, mỗi một năm công tác được cộng thêm 1% cho đến khi xuất ngũ, phục viênhoặc chuyển ngành.
Điều 4.- Bộ trưởng Bộ Nộivụ chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Đỗ Mười (Đã ký) |