QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2007/QH12 | Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2007 |
NGHỊ QUYẾT
VỀKẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2008
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điềutheo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ;
Trên cơ sở xem xét các Báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểmsát nhân dân tối cao, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan và ý kiếncủa các vị đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
I. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊUCHỦ YẾU:
1. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởngkinh tế cao, chất lượng, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế gắnvới cải thiện đời sống của nhân dân; phấn đấu vượt ngưỡng “nước đang phát triểncó thu nhập thấp” trong năm 2008. Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.Chủ động thực hiện có hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng caochất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học,công nghệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốcphòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng mạng lưới an sinh xã hội; giảiquyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, tai nạn và ùn tắc giao thông, ônhiễm môi trường. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao hiệulực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu
a) Các chỉ tiêu kinh tế:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP)tăng 8,5 - 9%.
Giá trị tăng thêm của ngànhnông, lâm, ngư nghiệp 3,5 - 4%; ngành công nghiệp và xây dựng 10,6-11%; ngành dịchvụ 8,7 - 9,2%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 20- 22%.
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triểntoàn xã hội chiếm 42% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốcđộ tăng trưởng kinh tế.
b) Các chỉ tiêu xã hội:
Nâng số địa phương đạt chuẩnchương trình phổ cập trung học cơ sở lên 46 tỉnh, thành phố trực thuộc trungương. Tuyển mới đại học, cao đẳng tăng 13%; trung học chuyên nghiệp tăng 16,5%;cao đẳng nghề và trung cấp nghề tăng 18,5%.
Giảm tỷ lệ sinh 0,3‰.
Tạo việc làm cho 1,7 triệu ngườilao động, trong đó đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài 8,5 vạn người.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống11-12%.
Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bịsuy dinh dưỡng xuống dưới 22%.
Số giường bệnh trên 1 vạn dân:25,7 giường.
Nâng diện tích nhà ở lên 12 m2sàn/người.
c) Các chỉ tiêu về môi trường:
Phấn đấu cung cấp nước sạch cho75% dân số nông thôn và 85% dân số đô thị.
Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 40%.
Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môitrường đạt 60%.
Tỷ lệ chất thải rắn được thu gomđạt 80%. Tỷ lệ xử lý chất thải nguy hại đạt 64%. Tỷ lệ xử lý chất thải y tế đạt86%.
Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chếxuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 60%.
II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHÍNH:
Cơ bản tán thành với các nhómnhiệm vụ, giải pháp do Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhândân tối cao trình và Hội đồng dân tộc, Ủy ban kinh tế, các Ủy ban khác của Quốchội kiến nghị trong các báo cáo giám sát chuyên đề, báo cáo thẩm tra, Quốc hộilưu ý những trọng tâm dưới đây:
1. Thực hiện đúng kế hoạch giảingân và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của nhà nước; tăng khả nănghuy động các nguồn vốn đầu tư từ dân cư, doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài.Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách và môi trường pháp lý tạo điều kiệnhuy động, khai thác sử dụng tối đa các nguồn vốn đầu tư phát triển. Tập trungnâng cấp kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc...), ưutiên đầu tư dứt điểm các công trình chuyển tiếp xét thấy cần thiết và có hiệuquả, đặc biệt là các dự án sắp hoàn thành; chuẩn bị điều kiện khởi công cáccông trình có quy mô lớn. Tăng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; ưutiên các công trình thủy lợi, đặc biệt ở các vùng hạn hán kéo dài, vùng thườngbị úng lụt; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường liên xã, liên huyện; quan tâm đếncông nghệ sau thu hoạch, nhất là công nghệ chế biến để nâng cao sức cạnh tranhcủa hàng hóa sản xuất trong nước. Đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình, dựán phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộcthiểu số. Đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp, khoán rừng cho các hộ sản xuất lâm nghiệp,điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích nhân dân tham gia bảo vệ rừng tựnhiên, rừng phòng hộ và phát triển rừng kinh tế.
Sử dụng đúng mục tiêu, có hiệuquả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Tiến hành tổng kết, đánh giáđể có giải pháp đẩy nhanh việc giải ngân và sử dụng có hiệu quả hơn Công tráigiáo dục, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp (do Chínhphủ bảo lãnh).
Tăng cường công tác kiểm tra,thanh tra, quản lý chất lượng và an toàn lao động đối với các dự án đầu tư xâydựng cơ bản; sắp xếp các ban quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp. Đánh giáhiệu quả phân công, phân cấp quản lý đầu tư giữa các bộ, ngành, giữa trung ươngvà địa phương.
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiệnchính sách và tăng cường quản lý trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, thương mại,kiềm chế lạm phát; giảm sản lượng khai thác một số loại tài nguyên, khoáng sảnvà hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, kiểm soát nhập khẩu, giảm nhập siêu, đặcbiệt đối với các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng xã hội. Áp dụng đồng bộ, chỉ đạokiên quyết, hữu hiệu các biện pháp để kiểm soát, kiềm chế tăng giá thị trường.Xây dựng và công bố lộ trình thực hiện giá thị trường đối với các loại hàng hóavà dịch vụ Nhà nước còn kiểm soát việc định giá.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thốngpháp luật về ngân hàng; nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ. Mở rộngphạm vi sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Tiếp tục cơ cấu lạihệ thống ngân hàng thương mại, đẩy nhanh cổ phần hóa các ngân hàng thương mạinhà nước, thiết lập cơ chế giám sát an toàn hoạt động tài chính - tiền tệ quốcgia. Kiểm soát nhằm bảo đảm thị trường tài chính phát triển lành mạnh; sử dụngcông cụ tài chính để chống đầu cơ đất ở, nhà ở, đất xây dựng công trình kinh tế,bảo đảm sự phát triển và lành mạnh hóa thị trường bất động sản.
Đánh giá, rút kinh nghiệm bước đầuviệc thành lập và hoạt động của các tập đoàn kinh tế; phấn đấu hoàn thành sắp xếp,đổi mới các doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Rà soát, sửađổi những vướng mắc trong Luật đất đai, Luật nhà ở và các luật có liên quan đếncấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; sửa đổi, bổsung ngay những quy định chưa phù hợp trong các văn bản hướng dẫn thi hành cácluật này, bảo đảm tính thống nhất, đầy đủ, rõ ràng, sát thực tế; điều chỉnhchính sách tài chính theo hướng miễn, giảm đóng góp của người dân khi được cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.
Thống nhất cấp một loại giấy chứngnhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất trên cơ sở Luật đất đai, giao cho một cơ quan làm đầu mối thực hiện; đơn giảnhoá hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phấn đấu đến năm 2010cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tất cả cácloại đất trên phạm vi toàn quốc.
Bằng nhiều nguồn vốn (thu từ đấtđai, ODA...), ưu tiên đầu tư kinh phí thoả đáng cho công tác quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính - căn cứ quan trọng,trước tiên để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bảo đảm sự thống nhất giữaquy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác; đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch3 loại rừng; xác định rõ đất trồng lúa nước để bảo vệ nghiêm ngặt, bảo đảm anninh lương thực quốc gia. Kiện toàn Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và tổchức phát triển quỹ đất; bố trí cán bộ địa chính đủ về số lượng, có trình độchuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở.
3. Tiếp tục thực hiện mạnh mẽcác biện pháp khắc phục tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích gắn với đẩynhanh việc thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục -đào tạo. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; nâng cao chất lượng giáo dụcphổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đểđáp ứng nhu cầu của xã hội. Mở rộng các hình thức cho học sinh, sinh viên nghèovay vốn để học tập. Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nướctrở thành một xã hội học tập.
Ban hành chính sách khuyến khíchcác thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển sự nghiệp giáodục - đào tạo, văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao, y tế, chăm sóc sức khoẻnhân dân và các dịch vụ công khác. Xây dựng các đề án tổng thể về chính sách vàlộ trình điều chỉnh học phí, viện phí; gắn với đổi mới cơ bản phương thức quảnlý đối với các đơn vị giáo dục, y tế; miễn học phí cho học sinh trung họccơ sở là con em thuộc diện hộ nghèo, giảm học phí cho con em thuộc diện hộ cậnnghèo; miễn giảm viện phí đối với người nghèo, người thuộc diện chính sách. Mởrộng các mô hình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em miễn phí ở các vùng đặc biệtkhó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Tăng cường đầu tư nâng cấp kết cấuhạ tầng và trang thiết bị tại các cơ sở y tế công lập, tập trung cho y tế tuyếnhuyện; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế.
4. Thực hiện đồng bộ các chínhsách phát triển khoa học, công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ vàosản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao; ưu tiên đầu tưcác ngành cơ khí trọng điểm, điện tử, tin học, sản xuất vật liệu mới, công nghệsinh học.
Ngăn chặn, xử lý kịp thời các cơsở gây ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư, khu vực đô thị, khu công nghiệp,vùng đầu nguồn nước, ven biển, khu vực làng nghề; nghiên cứu dự báo và chủ độngcó giải pháp ứng phó tình trạng khí hậu nóng lên toàn cầu. Tăng cường kiểm travệ sinh an toàn thực phẩm và việc phòng, chống các dịch bệnh, xử lý nghiêm viphạm pháp luật, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại.
5. Tiếp tục thực hiện Đề án cảicách tiền lương, xử lý những bất hợp lý về tiền lương; gắn cải cách tiền lươngvới cải cách bộ máy hành chính, đẩy mạnh xã hội hóa và hoàn thiện cơ chế, chínhsách tuyển dụng lao động.
Phát triển nguồn lao động có chấtlượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và hội nhập. Quan tâm giải quyết việc làmcho nông dân, nhất là ở nơi có chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chú trọng lao độngđộ tuổi trung niên, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Hạn chế và cóbiện pháp kiểm soát việc huy động sự đóng góp của nông dân theo tinh thần tựnguyện trong xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn.
6. Nâng cao hiệu lực quản lý nhànước về quốc phòng, an ninh, kết hợp phát triển kinh tế – xã hội gắn với củng cố,tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội. Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển, đảo,thềm lục địa. Đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia phòng, chốngtội phạm; kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh đối với các loại tội phạm, đặcbiệt là các loại tội phạm nghiêm trọng, tội phạm mới. Tập trung chỉ đạo, thựchiện quyết liệt các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông, phấn đấu giảm tai nạngiao thông cả số lượng người tử vong và người bị thương so với năm 2007; khắcphục những yếu kém trong quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và việc thựchiện quy hoạch, kế hoạch tổ chức, điều hành giao thông nhằm hạn chế ùn tắc giaothông tại thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và trên các tuyến quốc lộ trọng điểm.
7. Xây dựng cơ chế phối hợp chặtchẽ giữa Chính phủ với Quốc hội, giữa các bộ, ngành để thực hiện tốt nghĩa vụ Uỷviên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Nghiêm túc thực hiện cáccam kết về hội nhập kinh tế quốc tế, tạo dựng lòng tin vững chắc của cộng đồngquốc tế đối với môi trường đầu tư của Việt Nam, giảm thiểu những tác động tiêucực, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thế giới.
8. Khẩn trương hoàn thành việc sắpxếp, quy định chức năng, nhiệm vụ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ và các cấp chính quyền địa phương theo hướng khắc phục những chồng chéo chứcnăng, nhiệm vụ giữa các bộ, ngành ở trung ương và các sở, ngành ở địa phương;chuyển giao hợp lý những nhiệm vụ mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiệncho các hội nghề nghiệp. Kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước theo hướngtinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu mới. Điều chỉnh,bổ sung chế độ đối với cán bộ công tác ở xã, phường, thị trấn một cách hợp lýtrong tổng thể chế độ, chính sách chung của nhà nước. Tiếp tục cải cách chế độcông vụ, công chức, thực hiện nghiêm chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hànhchính, phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hànhchính, tập trung vào những nơi, những việc đang còn nhiều vướng mắc, phiền hàcho nhân dân và doanh nghiệp, đặc biệt là trong đầu tư, xây dựng cơ bản, thànhlập doanh nghiệp, nộp thuế, hộ tịch, hộ khẩu... Rà soát và điều chỉnh các quy địnhhiện hành, loại bỏ các thủ tục không hợp lý. Công khai, minh bạch những quy địnhvề thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện và giám sát. Mở rộngviệc áp dụng cơ chế “một cửa", đồng bộ, liên thông từ các bộ, ngành, cơquan trung ương đến các cấp chính quyền địa phương. Thực hiện việc phân cấp mạnhcho cấp dưới đi đôi với tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra của cấp trên;nâng cao năng lực quản lý của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở.
9. Tiến hành tổng kết công tác cảicách tư pháp. Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, nhất là chấtlượng điều tra và tranh tụng tại các phiên toà; giải quyết kịp thời, đúng phápluật các loại án hình sự, dân sự, hành chính; chú trọng việc tìm ra nguyên nhânvà điều kiện phát sinh vi phạm pháp luật, tội phạm và các tranh chấp để kịp thờikhắc phục và phòng ngừa. Tiếp tục thực hiện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và xâydựng đội ngũ cán bộ, các chức danh tư pháp trong sạch, vững mạnh, có bản lĩnhchính trị, năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhậpkinh tế quốc tế; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm phùhợp với tính chất đặc thù của hoạt động tư pháp; sớm hoàn thành việc tăng thẩmquyền xét xử của toà án cấp huyện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự vàBộ luật tố tụng dân sự; tạo chuyển biến cơ bản về công tác thi hành án dân sự,nghiên cứu sớm tập trung thống nhất đầu mối quản lý về thi hành án hình sự, thihành án dân sự.
10. Đẩy nhanh tiến độ giải quyếtđơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; có giải pháp hợp lý và hiệu quả nhằm xửlý, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo sai, giải quyết tốt các vụ việc khiếunại tồn đọng, phức tạp, kéo dài; kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại mớiphát sinh. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan hành chínhnhà nước các cấp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, thi hành các quyết địnhgiải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật; kịp thời phát hiện và xửlý nghiêm minh đối với người thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại,tố cáo.
11. Đề cao trách nhiệm cá nhân củangười đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống thamnhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bảo đảm công khai, minh bạch trongviệc sử dụng tài chính, ngân sách nhà nước. Kiện toàn tổ chức và tăng cường hoạtđộng của các Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở trung ương và cấp tỉnh; nângcao chất lượng hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và điều tra, truy tố, xétxử các vụ tham nhũng theo quy định của pháp luật. Công bố công khai kết quả cáccuộc thanh tra, kiểm toán tài chính và xử lý các vụ việc tham nhũng. Thực hiệncông khai, kiểm soát chặt chẽ thu nhập và chuyển đổi vị trí công tác đối vớicán bộ, công chức theo quy định của pháp luật để phòng ngừa tham nhũng. Thực hiệnnghiêm túc chế độ quản lý và sử dụng tài sản công. Phát huy vai trò của nhândân và các cơ quan báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng vàthực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Chính phủ, Tòa án nhân dân tốicao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chứcthực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồngdân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hộigiám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác giámsát và động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội.
Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiếnsỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, đoànkết, nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức,thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, tạo tiềnđề cho phát triển những năm tiếp theo.
Nghị quyết này đã được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ hai thông qua ngày12 tháng 11 năm 2007.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |