Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh Khuê, Luật sư hãy giúp tôi phân tích xem về việc nghiên cứu chính sách pháp luật trong thế kỷ XIX có những trường phái nghiên cứu nào?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Mở đầu vấn đề
Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của chính trị học, chính sách học cho thấy chính sách pháp luật là một loại chính sách công, có mối liên hệ chặt chẽ với chính trị học. Chính sách pháp luật được nghiên cứu với tư cách một loại chính sách công.
Vấn đề cơ sở pháp luật của chính sách đã được đề cập từ thời Hy Lạp cổ đại. Đây là nền móng tư tưởng ban đầu của chính sách pháp luật. Tuy nhiên, học thuyết về việc làm thế nào để sự phát triển pháp luật trong xã hội có được tính hệ thống, tính nhất quán và tính được lập luận khoa học chỉ được đặt ra và được giải quyết trong thế kỷ XIX. Vào giai đoạn đầu, định hướng nghiên cứu chính sách được hình thành trong luật học với tên gọi là "chính sách pháp luật" hướng đến việc phê phán pháp luật hiện hành, cũng như đến việc tìm kiếm các phương thức làm tối ưu hóa sự điều chỉnh pháp luật hiện hành. Đến cuối thế kỷ XIX, chính sách pháp luật đã được nhận thức là một môn khoa học chuyên biệt.
2. Chính sách hiến pháp
Khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của chính sách pháp luật, các nhà nghiên cứu chính sách pháp luật cho rằng, có thể coi công trình "Giáo trình chính sách hiến pháp" (1816-1820) của B. Konstan là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu định hướng đó. B. Konstan đã sử dụng thuật ngữ "chính sách hiến pháp" và lập luận về sự cần thiết của việc phi tập trung hóa quyền lực nhà nước bằng cách phân chia quyền lực nhà nước, chi rõ rằng, việc phân chia quyền lực đó có thể là sự bảo đảm để chống lại sự chuyên quyền của các nhà chính trị, là một trong những điều kiện bảo đảm cho sự phát triển tiến bộ của xã hội và của pháp luật.
Luật học, khác với chính sách pháp luật, theo quan điểm của K. Vergbohm, là "nhận thức thuần túy lý luận của các khái niệm trừu tượng về pháp luật, giống như nó có, chứ không phải như nó cần phải có. Pháp luật, nó cần phải như thế nào, việc đánh giá và phê phán nó - đó là đối tượng không phải của luật học, mà là của chính sách pháp luật - loại chính sách không sử dụng phương pháp giáo điều, mà sử dụng phương pháp phê phán - phương pháp xác định các định hướng thay đổi trật tự pháp luật".
3. Nhận thức chính sách pháp luật
Chính sách pháp luật, ngay từ đầu đã được nhận thức, được tư duy với tư cách là một môn học và môn khoa học.
Môn học đó không chỉ có những điểm khác biệt với lý luận pháp luật mà còn có những điểm khác biệt với giáo điều pháp luật. Đồng thời, theo quan điểm của G. Randbruh, đối tượng của khoa học giáo điều về pháp luật là trật tự pháp luật thực chứng, tức là pháp luật mang tính bắt buộc, có hiệu lực thực tế, còn đối tượng của chính sách pháp luật là pháp luật lý tưởng, đúng đắn, pháp luật cần phải có, tức là các mục tiêu của pháp luật và các phương tiện để đạt được các mục tiêu đó.
Học thuyết về chính sách pháp luật đã khiến các nhà luật học phương Tây thế kỷ XIX quan tâm đặc biệt. Ở một chừng mực nhất định, định hướng chính sách trong luật học được các nhà khoa học luật của Đức như R. Stammler, G. Ellinek, R. lering, Ph. Zdeni và các nhà khoa học khác nghiên cứu, mặc dù lúc đó thuật ngữ "chính sách pháp luật" không được sử dụng trong các công trình nghiên cứu của họ. Định hướng nghiên cứu này cũng được giới luật học nước Nga thế kỷ XIX triển khai nghiên cứu.
Thật vậy, việc chi rõ và lập luận chính sách pháp luật là một môn khoa học chuyên biệt là đặc điểm đặc trưng của sách báo khoa học pháp lý vào thời gian này. Những nhà khoa học có công lao nghiên cứu môn khoa học chuyên biệt này ở giai đoạn nói trên là các nhà khoa học người Nga: S.A. Muromcev, I. Petrazdickij, LA. Il'in, V.I. Sergeevich, Ph.v. Toranovskij, M. p. Chubinskij, G.Ph. Shershenevich và một nhà khoa học khác. Điều này cho thấy, tư tưởng về chính sách pháp luật không phải ngẫu nhiên và thoáng qua đối với khoa học pháp lý nuớc Nga, mà ngược lại, tư tưởng đó được chuyên tải một cách hữu cơ vào bên trong quan niệm chung của luật học do các nhà luật học nước Nga trước Cách mạng Tháng Mười phát triển, phù hợp với các quan điểm đang thống trị về cơ cấu, phương pháp luận và các chức năng xã hội của nó. Nói cách khác, cần phải coi chính sách pháp luật vói tư cách là hệ quan điểm khoa học nguyên bản, đặc sắc, phản ánh một số mặt mang tính quy luật của sự hình thành và phát triển khoa học pháp lý nước Nga nói chung.
4. Quan điểm chính sách pháp luật của một số học giả, nhà hoạt động khoa học
Nhà hoạt động khoa học và chính trị người Nga S.A. Muromcev là một trong những người đầu tiên đặt ra vâh đề "khoa học về chính sách pháp luật". Trên cơ sở tập trung đáng kể đến việc phân tích và làm sáng tỏ các chức năng của pháp luật, ông không xây dựng khoa học "thuần túy" về chính sách pháp luật, mà xây dựng "khoa học ứng dụng về chính sách pháp luật" - khoa học có nhiệm vụ cải cách pháp luật đang tồn tại và xây dựng pháp luật mói. Theo ông, đối tượng của chính sách pháp luật là nghiên cứu điều cần phải có, điều cần phải vươn tới trong chế độ pháp luật và trong trật tự của xã hội. Theo quan điểm của ông, chính sách pháp luật "xác định các mục tiêu và các biện pháp mà nhà làm luật dân sự và thẩm phán cần phải tuân thủ".
L.I. Petrazdickij là người đầu tiên lập luận về sự cần thiết của việc xây dựng khoa học "chính sách pháp luật" trong các chuyên khảo được xuất bản bằng tiếng Đức như: "Die Fruchtverteilung beim Wechsel der Nutzungsberechtigten. Vom Standpunkt des positiven Rechts and der Gesetzgebung" (Beclin, 1892) và "Die Lehre vom Einkommen" (Beclin, 1893, tập 1; 1895, tập 2). Vào thời kỳ này khoa học xã hội Đức đang chuẩn bị một cách tích cực để thực hiện tư tưởng đổi mới, và do vậy Petrazdickij có điều kiện thuận lợi để thực nghiệm các quan điểm đổi mới đó. Chính L.I. Petrazdickij, trong các tác phẩm nêu ở trên, đã lưu ý rằng: "mục tiêu cơ bản của các chuyên khảo viết bằng tiếng Đức của tôi - không phải ở việc giải quyết các vấn đề chuyên môn, mà ở việc chứng minh khả năng và sự cần thiết của việc xây dựng khoa học chính sách pháp luật và ở việc soạn thảo các tiền đề cơ bản và các phương pháp khoa học để giải quyết các vấn đề của chính sách lập pháp".
Trong quan hệ nội dung, theo tư duy của L.I. Petrazdickij, chính sách pháp luật là một khoa học bao gồm ba bộ phận: học thuyết về tư tưởng pháp luật (các mục tiêu của pháp luật); học thuyết về các phương tiện đê’ đạt được các mục tiêu của pháp luật; học thuyết về các quy tắc tương ling của tư duy, của phương pháp luận. Ông cho rằng, ba bộ phận đó cần phải có trong mọi chính sách. Từ quan điểm nội dung của mình, chính sách pháp luật, theo sự khẳng định của L.I. Petrazdickij, không phải là khoa học quốc gia hoặc khoa học tỉnh lẻ, mà là khoa học thống nhất của toàn bộ xã hội loài người văn minh. Học thuyết về chính sách pháp luật được áp dụng như nhau khi xây dựng các đạo luật trong mọi đất nước1.
Thực chất của những vấn đề về chính sách pháp luật, theo quan điểm của L.I. Petrazdickij, thể hiện ở "việc tiên đoán có cơ sở khoa học các hậu quả cân mong đợi trong trường hợp áp dụng các quy định pháp luật nhất định, cũng như ở việc soạn thảo các luận điểm đê’ đưa chúng vào hệ thống pháp luật hiện hành bằng hoạt động lập pháp (hoặc bằng con đường khác, ví dụ, trong hoạt động quốc tế) dường như là nguyên nhân của những kết quả mong đợi nhất định"2. Từ đây cho thấy, "sứ mệnh của khoa học chính sách pháp luật tương lai thê’ hiện ở việc quản lý có ý thức của xã hội loài người theo chính định hướng mà ở đó lúc này việc quản lý được thực hiện bằng việc áp dụng mang tính kinh nghiệm - không có ý thức, và ở sự gia tăng và hoàn thiện tương ứng theo ánh sáng và tư tưởng vĩ đại của tương lai".
Khi nói về mối tương quan của pháp luật và chính sách pháp luật, L.I. Petrazdickij đặt ra câu hỏi định hướng để tự trả lời như sau: "pháp luật có cần phải hướng đến để đạt được tự do hoặc bình đẳng, hoặc hòa bình, hoặc các lợi ích tư tưởng khác hay không - việc giải quyết những vấn đề đó thuộc về khoa học ứng dụng - chính sách pháp luật", "khoa học hướng đến việc làm hoàn hảo hơn, đến việc giáo dục tâm hồn con người, đến điều lành tích cực".
Chính sách pháp luật với tư cách là khoa học ứng dụng cũng được P.A. Sorokin, nhà xã hội học và nhà hoạt động chính trị người Mỹ gốc Nga, quan tâm nghiên cứu. Trong tác phẩm của mình, ông viết: "để thu nhận được hiệu quả mong đợi hoặc thực hiện được lý tưởng đã được đặt ra, cần phải hiểu biết các mối liên hệ nhân quả của cải đang tồn tại; thiếu sự hiểu biết chúng - thi không thể thực hiện được các mục tiêu của mình; và điều đó có nghĩa rằng, trước khi xây dựng khoa học ứng dụng - cần phải nghiên cứu các mối quan hệ nhân quả. Thiếu điều kiện sau toàn bộ "khoa học" của chúng ta sẽ là sự thảo luận về tổ họp từ trống không và chỉ là như vậy. Do vậy, chúng ta không thể không chào đón những trào lưu mới hơn trong lĩnh vực sáng tạo chính sách xã hội (chính sách pháp luật, đạo đức, V.V.), những trào lưu diễn ra chính bằng việc nghiên cứu mang tính nhân quả các hiện tượng, chứ không phải bằng phép suy diễn và các định đề trừu tượng".
Theo quan diêm của nhà luật học người Nga G.Ph. Shershenevich, chính sách pháp luật là hệ thống các biện pháp hướng đến việc thay đổi bằng con đường lập pháp trật tự đang tồn tại để phù hợp với các quan điểm mang tính tư tưởng do triết học pháp luật soạn thảo ra. Ông quy bản chất của chính sách pháp luật về ba yếu tố kế tiếp nhau: (i) việc tạo ra sự không thỏa mãn vói trật tự pháp luật hiện hành hoặc trong các bộ phận của nó; (ii) việc đặt ra tư tưởng vói tư cách là mục tiêu mà các cải cách pháp luật cần phải được tiến hành theo hướng để đạt được mục tiêu đó; (iii) tìm kiếm các biện pháp để chuyển đổi cái hiện hành đến cái mong muốn.
Ba luận điểm hoặc ba yếu tố trên làm sáng tỏ các giai đoạn hình thành và thực hiện chính sách pháp luật: từ sự không thỏa mãn vói trật tự pháp luật hiện hành đến việc xác định các mục tiêu của cải cách pháp luật trong tương lai và từ cải cách pháp luật đến việc thực hiện các mục tiêu trên thực tế.
Đồng ý với phạm vi của cách tiếp cận khoa học đó, nhà văn hóa người Nga A.A. Simolin cho rằng, "khi phê phán pháp luật hiện hành, chính sách pháp luật tập trung sự chú ý đến việc soạn thảo các tư tưởng pháp luật mới, phù hợp hơn với tĩnh thân của thời đại và các phương thức theo đó cần được thực hiện để đạt được các tư tưởng đó; hoạt động của chính sách pháp luật là sáng tạo, xây dựng".
B.A. Kistjakovskij cho rằng, từ quan điểm của chính sách pháp luật, trước hết, cần phải chỉ ra sự cần thiết của việc "tìm kiếm và quy định các quy phạm để làm thỏa mãn các nhu cầu vừa mới xuất hiện hoặc thực hiện các quan niệm mới về pháp luật và về cái không pháp luật.
Ph.v. Taranovskij khẳng định: "chính sách pháp luật, khi nói về nhiệm vụ tiếp tục sáng tạo pháp luật, xác định rằng, cái gì cần được coi là lợi ích chung, các lợi ích cá nhân là như thế nào và những nhu cầu tự do như thế nào cần phải được cân nhắc trong cải cách pháp luật hiện hành sắp tới", và "chính sách pháp luật không phải cái gì khác là đưa sự sáng tạo có ý thức của con người vào quá trình phát triển tự phát hợp quy luật của pháp luật".
Theo LA. 11'in, chính sách pháp luật - đó là định hướng khoa học "cần xác lập và chứng minh mục tiêu thống nhất cao nhất do pháp luật và các liên minh pháp luật của mọi người thực hiện, và tiếp theo đó, tìm kiếm các phương tiện đúng đắn để thực hiện mục tiêu đó; định hướng đó xem xét từng hiện tượng pháp luật và từng quy phạm pháp luật từ quan điểm về tính giá trị thực tiễn và tính không giá trị thực tiễn của chúng và đưa ra sự chỉ dẫn và tư vấn cho nhà lãnh đạo anh minh".
G.D. Gurvich cũng lập luận về sự tồn tại của "chính sách pháp luật" với tư cách là tổng thể các giá trị, lý tưởng pháp luật, các biện pháp của kỹ thuật pháp lý phù hợp nhất với hệ thống pháp luật cụ thể và trong thời đại lịch sử cụ thể là tiêu chuẩn phát triển của hệ thống đó. Chính sách pháp luật, theo quan điểm của Gurvich, là kỹ thuật của sự hoàn thiện hiện thực pháp luật và có nhiệm vụ bảo đảm cho việc thực hiện đầy đủ nhất trong đời sống pháp luật các giá trị khách quan đã được ghi nhận trong các quy phạm pháp luật. Chính sách pháp luật có thê’ đạt được mục tiêu đó bằng cách so sánh các mục tiêu, các định hướng giá trị tương ứng với hiện thực pháp luật.
Tuy vậy, nghiên cứu sách báo pháp lý cho thấy, cũng có những nhà nghiên cứu phản đối việc coi chính sách pháp luật với tư cách là một khoa học độc lập. Họ cho rằng không tồn tại khoa học như vậy và không được nhầm lẫn nó vói triết học pháp luật và các khoa học khác. Trong số những người phê phán khoa học chính sách pháp luật G.A. Landau, I.v. Mikhajlovskij và B.N. Chicherin là những đại diện tiêu biểu.
Những nhà khoa học đó cho rằng, ở đây không tồn tại một khoa học độc lập - chính sách pháp luật - mà là nói về các bộ phận cấu thành của các khoa học tương ứng, về một định hướng trong phạm vi của các khoa học đó. Theo quan điểm của các nhà khoa học đó, về mặt lôgic, hoàn toàn có thể cho rằng, chính sách pháp luật chung là một bộ phận cấu thành của lý luận chung về nhà nước và pháp luật, còn chính sách pháp luật hiến pháp là một bộ phận cấu thành của khoa học luật hiến pháp, chính sách pháp luật hình sự là một bộ phận cấu thành của khoa học luật hình sự, chính sách pháp luật hành chính là một bộ phận cấu thành của khoa học luật hành chính, chính sách pháp luật dân sự là một bộ phận cấu thành của khoa học luật dân sự,...
Kể cả đối với một số nhà nghiên cứu, nhà khoa học thừa nhận chính sách pháp luật là môn khoa học độc lập thì vào giai đoạn thế kỷ XIX, họ mới dừng lại ở nhận thức hẹp và ngành khoa học này. I.v. Fhedorov khẳng định một cách đúng đắn rằng, các nhà luật học Nga trước Cách mạng Tháng Mười (B.A. Kistjakovskij, s.v. Muromcev, L.I. Petrazdickij, G.Ph. Shershenevich, N.M. Korkunov, P.I. Novgorodcev, M.p. Chubinskij, V.V.), khi xem xét chính sách pháp luật với tư cách là khoa học ứng dụng đặc biệt, có nhiệm vụ đánh giá pháp luật hiện hành và tạo điều kiện cho việc xây dựng pháp luật hoàn thiện hơn, đã nhận thức về chính sách pháp luật rất hạn hẹp và thực dụng. Ngày nay, phạm trù này có ý nghĩa rộng lớn hơn và rất phức tạp.
5. Kết thúc vấn đề
Như vậy, trong giai đoạn phát triển trước Cách mạng Tháng Mười Nga phân lớn các nhà luật học Nga cho rằng, chính sách pháp luật là một tầng hiểu biết riêng biệt, có ý nghĩa lý luận độc lập. Những hạn chế của các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói trên là sự tách rời các nghiên cứu đó vói việc áp dụng thực tiễn và việc không có khả năng thực hiện trong điều kiện chính trị - xã hội ở Đế chế Nga thời bấy giờ.
Tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng vai trò quan trọng của các nghiên cứu về chính sách pháp luật trong giai đoạn thế kỷ XIX. Trong đó, đã xuất hiện các cơ sở, nền tảng của cách tiếp cận chính sách trong luật học, điều đó đã được phản ánh trong khái niệm "chính sách pháp luật", trong phạm vi của cách tiếp cận đó, pháp luật phần lớn được phân tích từ quan điểm cho rằng, pháp luật cần phải như thế nào; những người đại diện cho định hướng đó ủng hộ một cách tích cực việc mở rộng phưong pháp luận trong nghiên cứu các hiện tượng pháp luật, điều đó cho phép nhận thức đầy đủ hon về giá trị của các bộ phận cấu thành quan trọng nhất của điều chỉnh pháp luật là các mục tiêu của pháp luật và các phương tiện để đạt được các mục tiêu, cũng như các kết quả tác động của pháp luật đến các mối liên hệ xã hội (chẳng hạn, họ ủng hộ việc đưa vào kho tàng nghiên cứu pháp luật các phương pháp, công cụ xã hội học và các phương pháp khác); và đối với nhà làm luật và người áp dụng pháp luật, chính sách pháp luật là định hướng khoa học và tư tưởng đặc thù cho sự phát triển pháp luật trong xã hội.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).
[15] A.v. Mal'ko, V.A. Zatonskij: Chính sách pháp luật: Những cơ sở lý luận và thực tiễn: tổhợp phương phấp giảng dạy, Sđd, tr.lll (bản tiếng Nga).