Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh Khuê, tôi muốn hỏi về nhà nước pháp quyền là gì? Bàn luận về vấn đề giới hạn và kiểm soát quyền lực của Nhà nước luôn là mục tiêu, là nguyên tắc tổ chức và vận hành hệ thống nhà nước trong nhà nước pháp quyền?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Khái niệm nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền có thể hiểu đơn giản là một nhà nước mà mọi người phải tuân theo pháp luật. Một nguyên tắc bắt nguồn một cách logic từ ý tưởng cho rằng sự thật, cũng như luật, đều dựa trên những nguyên tắc căn bản có thể được phát hiện ra nhưng không thể được tạo ra theo ước muốn.

Ta có thể nói ứng dụng quan trọng nhất của pháp quyền là nguyên tắc rằng chính quyền chỉ thực thi quyền hành một cách hợp pháp theo các luật được soạn thảo ra và phát hành rộng rãi. Những luật đó được thông qua và thực thi theo đúng các bước được gọi là thủ tục pháp lý. Nguyên tắc này nhằm mục đích ngăn ngừa sự cai trị độc đoán dù cho đó là lãnh đạo chuyên quyền hay quần chúng lãnh đạo.

Chính vì vậy, pháp quyền chống lại cả chế độ độc tài lẫn tình trạng vô chính phủ. Samuel Rutherford là một trong những tác giả đương đại đưa ra nguyên tắc đó những nền tảng lý thuyết trong cuốn Lex, Rex (1644), và sau này là Montesquieu trong cuốn Tinh thần Pháp luật xuất bản năm 1748.

Hay có khái niệm cho rằng: Nhà nước pháp quyền chính là nhà nước lấy pháp luật làm cơ sở pháp lí thống nhất cho việc điều hành mọi mặt hoạt động của nhà nước, của xã hội, của mọi công dân, dùng pháp luật làm chuẩn mực để phân biệt tính hợp pháp và không hợp pháp; việc được làm và không được làm trong thi hành pháp luật của các cơ quan và cán bộ nhân viên nhà nước, trong việc tuân thủ pháp luật của mọi công dân, tóm lại là một nhà nước phục tùng một trật tự pháp lí loại trừ tình trạng vô chính phủ và tư nhân phục thù, các quyền dân chủ công dân đều được bảo đảm. Trong nhà nước pháp quyền không một cơ quan, tổ chức nào, không một cá nhân nào đứng trên pháp luật và đứng ngoài pháp luật.

Nhà nước pháp quyền là vị thế pháp lý hay một hệ thống thể chế, nơi mỗi người đều phải phục tùng và tôn trọng luật pháp, từ cá nhân đơn lẻ cho tới cơ quan công quyền. Nhà nước pháp quyền như vậy liên hệ chặt chẽ với sự tôn trọng trật tự thứ bậc của các quy phạm, tôn trọng sự phân chia quyền lực và tôn trọng các quyền căn bản.

Nhà nước pháp quyền hình thức Nhà nước cộng hòa trong đó Nhà nước xây dựng nên pháp luật để quản lý xã hội và tự đặt mình dưới pháp luật. Mọi cơ quan Nhà nước đều phải được tổ chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Công dân tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật. Quyền công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong Nhà nước pháp quyền, ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập với nhau. Vai trò của tòa án được đề cao. Điều kiện để có một Nhà nước pháp quyền là phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và kịp thời. Điều này đòi hỏi công tác xây dựng pháp luật và pháp điển hóa không ngừng được thực hiện. Nhà nước pháp quyền dựa trên nguyên tắc dân chủ. Dân chủ là nền tảng để hoàn chỉnh pháp luật. Pháp luật là công cụ để bảo vệ quyền công dân.

Hay khái niệm khác, nhà nước pháp quyền chính là nhà nước nơi những người được ủy giao trọng trách thông qua phiếu bầu phải có trách nhiệm với những luật lệ mà họ ban ra. Lý thuyết phân quyền của Montesquieu vốn là nền tảng cho phần lớn Nhà nước phương Tây hiện đại khẳng định sự phân chia 3 quyền (lập pháp, hành pháp và tư pháp) và những giới hạn của 3 thứ quyền lực này. Trong mô hình dân chủ nghị viện, quyền lập pháp (Nghị viện) hạn chế quyền lực của phía hành pháp (Chính phủ) nên chính phủ không thể tự do hành động theo sở thích của mình và phải luôn có được sự hậu thuẫn của Nghị viện, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng của dân chúng. Cũng như thế, tư pháp cho phép tạo ra sự đối trọng đối với một số quyết định của chính phủ. Khi ba nhánh quyền lực được phân chia, mỗi nhánh đều muốn và tìm cho mình những quyền lực mới để mở rộng quyền lực cho mình. Khả năng của mỗi nhánh quyền lực mở rộng là khác nhau, như vậy sự mất cân bằng trong ba nhánh quyền lực sẽ bị lệch và đi tới thoái hóa pháp quyền. Làm sao để nhà nước pháp quyền được ổn định và duy trì sự cân bằng quyền lực giữa ba nhánh.

2. Đặc trưng chỉ có ở nhà nước pháp quyền

Có thể còn có những nhận thức khác nhau về nguồn gốc, nội dung và nguyên tắc của nhà nước pháp quyền song, nói đến nhà nước pháp quyền là nói đến một trật tự xã hội - nhà nước mà ở đó:

- Quyền lực công cộng được phân công (phân chĩa) và giới hạn bằng pháp luật, trưốc hết là bởi hiến pháp,

- Pháp luật được thượng tôn (mà đứng đầu là hiến pháp), nó phải mang tính chính đáng, hợp hiến và là công cụ để phân công và kiểm soát quyền lực công cộng và điều chỉnh các quan hệ xã hội,

- Hệ thống tư pháp (tòa án) phải độc lập và có thể kiểm soát mọi quyền lực công, ngăn ngừa mọi vi phạm pháp luật trong mối quan hệ giữa nhà nưốc và công dân, đảm bảo công lý,

=> Tất cả những điều trên đây phải được tổ chức và thực hiện trên nền tảng dân chủ vì mục tiêu con người và bảo vệ quyền con người.

Bởi lẽ, nhà nước pháp quyền là một trật tự nhà nước mà đó quyền lực nhà nước chỉ có thể xuất phát từ con người.

3. Loại chủ thể của pháp luật trong nhà nước pháp quyền

Như đã nói ở trên, nhà nước pháp quyền có thể hiểu đơn giản là một nhà nước mà mọi người phải tuân theo pháp luật. Một nguyên tắc bắt nguồn một cách logic từ ý tưởng cho rằng sự thật, cũng như luật, đều dựa trên những nguyên tắc căn bản có thể được phát hiện ra nhưng không thể được tạo ra theo ước muốn.Trong một trật tự nhà nưốc pháp quyền, vấn đề giới hạn và kiểm soát quyền lực của Nhà nước luôn là mục tiêu, là nguyên tắc tổ chức và vận hành hệ thống nhà nước.

Ở thời đại ngày nay, nhà nước và công dân chính là hai loại chủ thể pháp luật.

Đối với phía nhà nước với những đặc tính vốn có của mình, luôn là bên có rất nhiều sức mạnh và quyền lực trong sự so sánh với công dân, với cá thể người. Dường như một hiện tượng khách quan và ở đâu cũng vậy, những kẻ mạnh luôn có khuynh hướng lạm dụng sức mạnh của mình trong mốì quan hệ với kẻ yếu. Vì lẽ công bằng, nhà nước pháp quyền luôn đặt ra yêu cầu giới hạn (chứ không phải là hạn chể) quyền lực của nhà nước nói chung mà trưốc hết là chính quyền trung ương.

Sự giới hạn quyền lực và "phân vai" này của nhà nước được bắt đầu chính từ bản hiến pháp - kết quả của khế ưốc xã hội mà (theo thông lệ) không do một cơ quan nhà nước nào quyết định.

4. Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nhà nước

Từ trước đến nay, Hiến pháp luôn là một hệ thống cao nhất của pháp luật quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập thủ tục, quyền hạn, trách nhiệm của một chính quyền. Nhiều hiến pháp cũng bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân.

Các thực thể phi chính trị, dù hợp thể hay không, cũng có hiến pháp. Các thực thể này gồm các đoàn thể và các hội tình nguyện.

Hiến pháp chính là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân tồn tại ở trong hoặc ngoài nhà nước đó, nhưng vẫn là nhân dân thuộc nhà nước đó.

Hiến pháp thường được định nghĩa là tổng thể các quy tắc thành văn hoặc bất thành văn, pháp lý hay siêu pháp lý quy định về chính quyền và sự vận hành của nó. Tuy nhiên có những ý tưỏng về sự hạn chế nằm trong danh từ hiến pháp - ý tưởng về hiến pháp như một sự sắp đặt không chỉ quy định mà còn giới hạn chính quyền, ít nhất là trong những hoạt động thường nhật của nó.

Sự giới hạn đó được gọi là chủ nghĩa hợp hiến. Ấn phẩm Các nguyên lý của nền pháp quyền (Principles of the rule of law) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhận thức rằng: "Chủ nghĩa hợp hiến dân chủ - dựa trên ý tưỏng về các quyền cá nhân và các quyền cộng đồng, và giới hạn quyền lực của chính quyền - tạo lập khung điều chỉnh một nền dân chủ. Chủ nghĩa hợp hiến nhận thức rằng một chính quyền dân chủ và có trách nhiệm phải đi liền với những giới hạn mang tính định chế đôì vối quyền lực của chính quyền."

5. Kết luận vấn đề

Như vậy, theo sự nhìn nhận và phân tích ở trên, một "Nhà nước pháp quyền", một nhà nước dân chủ theo chế độ pháp trị, chịu sự kiểm soát và hạn chế của pháp luật trong mọi hoạt động của nó, điểm quan trọng nhất là kiềm chế quyền hành của chính phủ và các cơ quan công quyền (bằng tài phán hành chính) nhằm bảo vệ quyền tự do của cá nhân.

Một "Nhà nước pháp quyền" là một nhà nước gắn chặt với luật pháp và được hợp pháp hoá bởi luật pháp. Trong chừng mực đó, ý tưởng về pháp quyền vượt xa khỏi lãnh địa của thủ tục thuần tuý. Ý tưởng về pháp quyền là một trong những nguyên tắc, để trên đó hệ thông chính trị dân chủ được thiết kế. Nếu được như vậy, thì các cơ chế vận hành của chế độ pháp quyền sẽ có một ảnh hưỏng cốt yếu tới cả nền văn hoá chính trị lẫn sự đồng thuận dân chủ. Trong chừng mực đó, luật pháp là một bộ quy tắc và quy chế được thể chế hoá bỏi chính phủ và được thiết kế nhằm chỉ dẫn và tác động tới hành động của cá nhân. Trong cấu hình thực tế của nó, pháp quyền được dựa trên hai nguyên tắc, vị trí tối thượng của pháp luật và khái niệm về đạo đức của công lý.

Như vậy, giới hạn quyền lực của nhà nước không có mục đích gì khác là để cho xã hội, cho các công dân có những khoảng trống nhất định để họ tự do hành động theo những chuẩn mực pháp lý và đạo đức nhất định. Đây là điểm căn bản trong nguyên lý về nhà nước pháp quyền trong sự so sánh vối nhà nước độc tài, chuyên chế hay nhà nước cảnh sát. Không phải ngẫu nhiên mà ông Herzog, cựu Tổng thông Cộng hoà Liên bang Đức, khi luận bàn về việc nhà nước tồn tại để đem lại lợi ích cho công dân của mình đã cho rằng: "nếu tôi được yêu cầu phải nói mấy lời để giải thích ý nghĩa của "Nhà nước pháp quyền"...

Trân trọng!