Khách hàng: Chào Luật sư. Mong luật sư cho tôi biết những điều cần lưu ý khi tuyển dụng nhân sự với ạ.

Cảm ơn Luật sư rất nhiều!

Trả lời:

I. Những kinh nghiệm khi tuyển dụng nhân sự

Để tuyển được những người phù hợp nhất, quy trình tuyển dụng nhân sự cần rõ ràng và những kinh nghiệm tuyển dụng sau đây sẽ giúp các nhà nhân sự có cái nhìn thông suốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn trong mỗi lần tìm kiếm nguồn nhân lực:

1. Cân nhắc kỹ trước khi quyết định tuyển dụng nhân sự

Bước đầu tiên trước khi tuyển dụng nhân sự là cần phải trả lời những câu hỏi sau để xác định rõ mục tiêu tuyển dụng:

a) Tuyển nhân sự cho công việc gì?

Nếu bạn không biết mình tuyển dụng nhân sự cho công việc gì hoặc vị trí nào thì bạn cần hỏi người có thể đưa ra quyết định tuyển dụng và bạn chỉ cần thực hiện theo yêu cầu đó.

b) Tuyển nhân sự để thay thế vị trí đang trống?

Trong nhiều trường hợp, trao cho những người khác cùng công ty một cơ hội thăng tiến cũng là điều tốt cho công ty, nếu không có người phù hợp thì hãy thực hiện tuyển dụng nhân sự.

c) Tuyển dụng nhân sự cho khối lượng công việc nhiều hơn ở tương lai?

Xác định được khối lượng công việc trong tương lai sẽ giúp cho bạn có đủ nguồn nhân lực, tránh được những chi phí không cần thiết về nhân sự.

d) Tuyển nhân sự cho một việc mới?

Việc này sẽ giúp cho bạn xác định cần người trẻ hay những người có kinh nghiệm và có đào tạo cho họ hay không.

e) Số lượng người cần tuyển?

Việc này không hề dễ vì cần dựa theo khối lượng công việc hiện tại và tương lai.

f) Bạn có cần tuyển nhân sự gấp hay là không?

Tuyển gấp là một sai lầm trong tuyển dụng nhân sự, một là may mắn tìm được người phù hợp, hai là bạn sẽ trả giá đắt mất chi phí, thời gian của bạn và của ứng viên khi không tìm sai người tồi tệ hơn nữa là phần chi phí bỏ ra để giải quyết những hậu quả mà những nhân viên không phù hợp mang lại.

g) Thời hạn và mục tiêu tuyển dụng nhân sự?

Công tác tuyển dụng nhân sự không phải một sớm một chiều là có kết quả tốt, cũng không có nghĩa là đổ thời gian vô tận để tuyển vị trí nào đó, bạn phải có mục tiêu rõ ràng, khi đó, bạn tôn trọng mục tiêu và bạn sẽ biết lúc nào dừng lại.

h) Giới hạn chi phí cho tuyển dụng nhân sự lần này là bao nhiêu?

Chi phí tuyển dụng nhân sự là tối thiểu nhưng hiệu quả tuyển dụng là tối đa. Những người có kinh nghiệm tuyển dụng là những người hoàn thành chỉ tiêu tìm đúng người với mức lương phù hợp.

i) Những người tham gia quá trình tuyển dụng nhân sự? Liệu họ có thời gian tham gia phỏng vấn hay không?

Người chuyên làm công tác tuyển dụng thường không rành về chuyên môn do phải tuyển nhân sự cho nhiều vị trí, do đó cần kết hợp với nhiều người liên quan khác. Những người đó có chuyên môn nhận biết ứng viên có đủ kỹ năng, kinh nghiệm làm việc hay không và quan trọng, họ mới chính là người làm việc trực tiếp với ứng viên trong tương lai.

Nếu họ cảm thấy ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển thì cũng có khả năng cao là họ sẽ hợp tác tốt với nhau. Vì vậy cần chắc chắn rằng họ có đủ thời gian cho việc phỏng vấn và đánh giá các ứng viên.

2. Xem xét yêu cầu của vị trí cần tuyển

Để tuyển được một ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển, nhà tuyển dụng cần liệt kê được điều mà bạn mong muốn ở một ứng viên là gì?

Và cần phân biệt rõ yếu tố nào ứng viên bắt buộc phải có và những yếu tố nào sẽ là lợi thế nếu ứng viên có. Để làm tốt việc này thì nhà tuyển dụng và người phụ trách có chuyên môn cần phải thống nhất lại với nhau trước khi phỏng vấn ứng viên.

Chú ý liệt kê vừa đủ, không quá dài, khắt khe hoặc quá ngắn, ai cũng có thể đáp ứng.

3. Mô tả công việc ở vị trí cần tuyển

Trước khi tuyển dụng, bạn nên trao đổi với người phụ trách có chuyên môn và ghi lại cẩn thận những công việc tại vị trí đang tuyển dụng nhân sự và mong muốn của người phụ trách chuyên môn đối với ứng viên cho vị trí đó.

Tổng hợp lại thành một bản mô tả công việc (job details) ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu và đúng với vị trí đó hiện tại.

II. Bài học kinh nghiệm tuyển dụng cho doanh nghiệp qua Trò Chơi Vương Quyền

“Trò chơi vương quyền” là một thế giới tàn nhẫn nhưng phản ánh đúng thực trạng tàn nhẫn của xã hội hiện đại. Diễn biến trong phim đúc kết cho ta những bài học cuộc sống, giao thiệp xã hội lẫn kinh nghiệm tuyển dụng bổ ích trong công việc.

7 bài học kinh nghiệm tuyển dụng cho doanh nghiệp từ bộ phim Trò Chơi Vương Quyền.

1. Những nhân viên ra đi rồi quay về có thể đem lại giá trị to lớn

Ban đầu trong Trò Chơi Vương Quyền, Jon Snow chưa bao giờ là cái tên xuất sắc so với dàn nhân vật đầy mưu mô và tài trí. Anh ta chẳng biết nhiều, thậm chí còn bị fan hâm mộ gán cho biệt danh Jon “know nothing”, anh ta thể hiện lòng trắc ẩn khi cho hàng vạn Man Tộc qua tường thành và xét theo tư cách của thủ lĩnh tuần đêm thì Jon đã phá đi lời thề trung thành. Việc đó khiến anh bị giết chết (sa thải/nghỉ việc).

Nhưng khi Jon sống lại (quay trở về) anh ấy trở thành nguồn động lực và cảm hứng cho đội tuần đêm, khiến họ đoàn kết hơn. Tương tự như khi một nhân viên được quay trở về, đó sẽ là một nguồn lợi to lớn vì họ đã nghiệm ra lý do thất bại và điểm yếu của bản thân, đã tiếp xúc đủ môi trường làm việc bên ngoài cũng như được quay về chốn cũ, cùng với lòng quyết tâm “đền đáp” nên công ty sẽ được lợi nhiều hơn hại.

2. Chiêu mộ sai người sẽ hủy hoại văn hóa làm việc

Khi Arya mới gia nhập House of Black and White, cô bé trông có vẻ “khá được” khi làm việc chăm chỉ, ham học hỏi và rất sáng tạo. Nhưng dần dà, Arya bộc lộ bản thân là một nhân viên tồi khi làm tan tành văn hóa của “công ty” đó. Chưa kể cô còn gây hấn và tiêu diệt đồng sự mà không đệ trình mâu thuẫn lên cấp trên.

Và dĩ nhiên như một quy luật đào thải cơ bản, Arya không tồn tại ở đấy lâu khi nhận ra mình không cùng chí hướng phát triển với công ty. Và rõ ràng tổn thất công ty chịu sau đó thường sẽ nghiêm trọng hơn việc đơn thuần một nhân viên nghỉ việc.

3. Nhà tuyển dụng quan tâm đến quyền lợi của tập thể sẽ khiến nhân viên trung thành và ở lại

Daenerys là một ví dụ điển hình một nhà tuyển dụng quan tâm đến lợi ích nhân viên. Thái độ không thỏa hiệp với bất công và luôn đứng lên bảo vệ quyền lợi cho nhân viên (Unsullied, Dothraki) khiến họ sống chết trung thành.

4. Bài học thứ tư

Đó là: Lãnh đạo giỏi nhìn ra thế mạnh của nhân viên và tạo điều kiện cho họ (đặc biệt là phụ nữ) phát triển để giữ vị trí quan trọng

Dẫu xã hội thời nay đã thoáng, nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn hiện hữu trong môi trường làm việc. Tuy vậy, điều đó không thể cản bước những phụ nữ đạt được những vị trí chủ chốt trong công ty nếu họ có tài, và việc được lãnh đạo nhận ra tài năng và ủng hộ từ phút ban đầu hết sức quan trọng.

Trong những mùa đầu tiên của Trò Chơi Vương Quyền, Sansa từ một cô tiểu thư mất tất cả và bị vùi dập tại King’s Landing, đã dần học được quy luật vận hành của cuộc sống và đối phó với những âm mưu nhờ vào những “lời khuyên”của Petyr “Littlefinger” Baelish, dù trong phim người đàn ông này giúp cô với tham vọng riêng của gã nhưng không thể phủ nhận những công sức mà Littlefinger đã dành cho Sansa, để rồi cô cuối cùng trở về Winterfell cùng anh chị em.

Xã hội ngày nay không thiếu phụ nữ có tài và địa vị, nhưng từ phút ban đầu họ luôn cần sự ủng hộ và đề bạt đúng sở trường của thủ trưởng. Lãnh đạo thật sự chính là người có thể tạo ra những lãnh đạo khác!

5. Đừng e ngại cho một ứng viên có tiền sử không tốt một cơ hội

Như Daenerys đã cho Tyrion một cơ hội, không phải bất cứ ứng viên nào cũng có một CV hoành tráng, thậm chí đôi khi có người có những tiền sử không mấy tốt đẹp. Nhưng nếu doanh nghiệp hoàn toàn phớt lờ những người này thì có thể sẽ bỏ lỡ mất những con người có năng lực thật sự.

Trước khi ngồi tù, Tyrion đã là người hùng của trận Vịnh Nước Đen, là Tướng Quốc (Hand of the King) và Vụ trưởng Tài chính (Master of Coin) khá đắc lực cho nhà Lannister. Sau khi giết cha và bỏ trốn, khắp nơi truy đuổi và phớt lờ ông ta, duy chỉ có Daenerys là chấp nhập Tyrion vì tài năng chứ không phải vì lai lịch hay tiền sử không đẹp.

Tất cả chúng ta không thể biết tường tận tất cả những gì xảy ra đối với một người mà chỉ nhìn vào kết quả, đôi khi họ bị oan hoặc đôi khi họ gây ra lỗi lầm trong quá khứ không có nghĩa rằng họ luôn là một phần tử xấu.

6. Môi trường tốt gồm đa dạng độ tuổi lao động, dễ thích nghi, luôn tôn trọng lẫn nhau

Nhân viên trẻ tuổi học được nhiều kinh nghiệm từ người lớn, và ngược lại, những người lớn sẽ được truyền cảm hứng bởi nhiệt huyết của tuổi trẻ. Một công ty tạo ra một môi trường như vậy chắc chắn sẽ phát triển vững mạnh. Lyanna Mormont, nữ lãnh chúa nhí của đảo Gấu, là một ví dụ điển hình cho việc lớp lao động trẻ có thể kích thích cảm hứng đến mọi độ tuổi lao động khác bởi những quan điểm tươi mới.

7. Tuyển dụng vì tài năng, không vì quan hệ

Nhiều nhà tuyển dụng thường đánh giá cao ứng viên đến từ những gia tộc danh tiếng hay những ngôi trường danh giá, điều đó hoàn toàn có lý nhưng không phải là tất cả, một tấm bằng không hề giá trị hơn hiệu quả công việc. Như trong thế giới Trò Chơi Vương Quyền đầy những tên tuổi lớn xuất thân từ hoàng tộcthì Davos, người sinh ra ở khu ổ chuột Flea Bottom với công việc hạ đẳng là buôn lậu, sau đó được Stannis Baratheon nhận ra tài năng và thu nhận sau khi cứu mạng Stannis, được thăng lên hàng ngũ Hiệp sĩ với danh xưng Sir. Sau đó lại trở thành một cố vấn của Jon Snow, và dù ở vai trò nào thì ông luôn khiêm nhường, công minh và rất trung thành. Trong cuộc sống và công việc cũng vậy, một tấm bằng rất quan trọng, nhưng đó không phải là tất cả để đánh giá tài năng của một con người!

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn)