NỘI DUNG TƯ VẤN​

1. Tồn tại hay không tồn tại xét nghiệm về nội dung:

Cuộc tranh luận về sự đối lập giữa chế độ xét nghiệm nội dung và đăng ký đơn thuần vẫn còn tiếp diễn đồng thời một số phương án giải quyết đang được được đưa ra. Những nước tiến hành xét nghiệm nội dung có do dự trong việc từ bỏ chế độ đó, vì theo quan điểm của họ việc xét nghiệm bản chất về bằng độc quyền sáng chế vẫn quan trọng nhằm xác định xem liệu bằng độc quyền sáng chế có đáp ứng các yêu cầu về khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế hay không.

Mặt khác, khá nhiều nước đã chuyển sang một hệ thống xét nghiệm thay thế. Một số cơ quan bằng độc quyền sáng chế đã thiết lập hệ thống gọi là hệ thống đăng ký có tra cứu tình trạng kỹ thuật. Theo hệ thống này, cơ quan bằng độc quyền sáng chế tiến hành tra cứu tình trạng kỹ thuật và chuẩn bị một báo cáo tra cứu, bản báo cáo được sẵn sảng cung cấp cho người nộp đơn và công chúng để có thể tiếp cận được. Trong một số trường hợp, những cơ quan bằng độc quyền sáng chế nhỏ với số lượng xét nghiệm viên hạn chế uỷ thác việc tra cứu tình trạng kỹ thuật cho một số cơ quan bằng độc quyền sáng chế lớn hơn, được trang bị tốt hơn công việc xét nghiệm nội dung, đổi lại là một khoản thanh toán (ví dụ, Sing-ga-po uỷ thác việc này cho cơ quan sở hữu trí tuệ Ôx- trây-li-a). Một sự chọn lựa khác là chỉ tiến hành xét nghiệm hình thức và bỏ xét nghiệm nhằm xác định tình trạng kỹ thuật. Khi quan sát tổng thu chi của xã hội như một tổng thể, với hệ thống đăng ký đơn giản thì một số chi phí được chuyển sang hệ thống tư pháp, chẳng hạn tính hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế sẽ được tòa án quyết định, nếu có phàn đối, theo một thủ tục giữa chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế và bốt kỳ người nào muốn phàn đối bằng độc quyền sáng chế. Xét theo quan điểm của cơ quan bằng độc quyền sáng chế, một hệ thống như vậy dẫn đến khoản tiết kiệm đáng kể về chi tiêu cho đội ngũ nhân lực và nói chung mang lại hiệu quả lớn hơn. Tuy nhiên, đúng là điều đó cũng sẽ làm cho chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế ít chắc chần hơn về hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế, vì khả năng sau này bằng độc quyền sáng chế bị phán đối cao hơn. Hệ thống đăng ký đơn giản có thể ít phù hợp với một nước có hoạt động cạnh tranh khác nghiệt về phát triển công nghệ, vì người nộp đơn và các đối thủ cạnh tranh của họ phải bổi thường cho sự thiếu chắc chắn của bằng độc quyền sáng chế tại toà án và ngành công nghiệp phải chịu thiệt thời do hành vi cạnh tranh không lành mạnh dựa trên bằng độc quyền sáng chế yếu gây ra. Thủ tục rút gọn cũng mang lại lợi ích cho những bên có đủ nguồn lực để tích cực nộp đơn, bất kể giá trị của sáng chế chỉ là suy đoán, với giỏ định rằng khoản chi phí để phàn đối một bằng độc quyền sáng chế đã cấp sẽ làm nàn lòng những sự phàn đối như vậy. Hơn nữa, kết quả của một thủ tục loại này có thể thu hẹp mục tiêu sáng tạo của hệ thống bằng độc quyền sáng chế thông qua việc chịu chấp nhận cấp những bằng độc quyền sáng chế yếu.

2. Những phương án đổi mới trong xét nghiệm nội dung

Nước cộng hòa Xlô-ve-ni-a đã tuyên bố độc quyền của mình tách khỏi Cộng hòa kiên bang chủ nghĩa Năm Tư trước đây vào tháng 6 năm 1991. Chính phủ đà dành sự ưu tiên cao cho việc thiết lập một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ có hiệu quả. Cơ quan sở hữu trí tuệ đã chính thức thành lập theo luật hiến pháp ban hành kèm theo Tuyên bố độc lập của Xlô-ve-ni-a. Năm 1992, Luật sở hữu công nghiệp của Xlô-ve-ni-a đã được thông qua với một giải pháp mới cho vấn đề bảo hộ có hiệu quả bằng độc quyền sáng chế mà không có xét nghiệm bản chất ở trong nước. Luật mới sử dụng kết quả tra cứu và xét nghiệm do những cơ quan sở hữu trí tuệ khác đóng vai trò cơ quan tra cứu quốc tế và cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế PCT cung cấp. Báo cáo của các cơ quan này được coi là chứng cứ cần thiết về khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế và dẫn đến việc tự động khẳng định hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế trong toàn bộ thời hạn bảo hộ 20 năm của chúng.

Tháng 7 năm 2003, một năm sau khi áp dụng Luật Sở hữu công nghiệp, Xlô-ve-ni-a đã ký kết Thỏa thuận mở rộng đầu tiên với EPO (mở rộng phạm vi hiệu lực của bằng độc quyện sáng chế do EPO cấp tái Xlô-ve-ni-a), một sự kiện đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ mới trong việc mở rộng hệ thống bằng độc quyền sáng chế.

3. Những phương án sử dụng và công nhận kết quả xét nghiệm:

Sing-ga-po và Ma-lai-xi-a cấp một bằng độc quyền sáng chế nếu người nộp đơn sửa đổi các yêu cầu bảo hộ trong đơn của mình để làm cho chúng giống hoàn toàn với các yêu cầu đã được cấp bởi các Cơ quan SHTT khác do Sing-ga-po và Ma-lai-xi-a chỉ định (cũng được biết đến với tên gọi là hệ thống tra cứu và xét nghiệm sửa đổi). Hệ thống có thể loại bỏ công việc tra cứu và xét nghiệm nội dung bằng cách dựa vào kết quả của một số cơ quan nhất định.

Rõ ràng là sự hợp tác giữa các cơ quan xét nghiệm bằng độc quyền sáng chế có thể phục vụ cho việc giảm bớt nhiều gắnh nặng về tài chính liên quan tới xét nghiệm nội dung, đặc biệt là trong những trường hợp cùng một đơn được xét nghiệm ở nhiều nước. Trừ các nước hoặc khu vực có nền kinh tế lớn nhất, đại đa số đơn mà cơ quan bằng độc quyền sáng chế nhận là của công dân nước ngoài. Các số liệu thống kê về điểm này rất đáng chú ý và cho thấy tới 99 phần trăm đơn ở một số nước do người nộp đơn nước ngoài nộp.Trên thực tế, trong nhiều trường hợp đơn có thể được nộp ở một số nước. Trong những trường hợp như vậy, báo cáo xét nghiệm về khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế đối với đơn có thể có sân để những cơ quan khác sử dụng. Đây là ý tưởng kiến trúc cơ bản của PCT Cơ quan bằng độc quyền sáng chế cần được tạo khả năng đế hưởng nhiều lợi ích từ báo cáo xét nghiệm do những cơ quan khác chuẩn bị.

"Ví dụ, có một đơn đang được xem xét tại Hoa Kỳ đối với một bằng độc quyền sáng chế về chuỗi ADN. Đây là một bằng độc quyền sáng chế đơn, nhưng dự kiến cơ quan bằng độc quyền sáng chế [Nhật Bản] phải chi phí khoảng 9.100 USD để xác định xem liệu có đơn cơ bản giống hoàn toàn như vậy đã được nộp hay chưa, hoặc thông tin đã được biết đến rộng rãi hay chưa. Nếu phải lặp lại nỗ lực này ở Nhật Bản và châu Âu thì có thể rất lãng phí. Nếu một cơ quan bằng độc quyền sáng chế đã tiến hành tra cứu về một tình trạng kỹ thuật thì việc những lãnh thổ tài phán khác công nhận các kết quả tra cứu đó là việc làm có ý nghĩa. Công việc nộp một đơn thông thường ở Nhật Bản hiện nay tốn 191 USD và đối với JPO thì không có hy vọng cần bằng thu chi nếu cơ quan này phải chi khoảng 9.100 USD chỉ để xác định khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế.

Đến nay, chưa có dấu hiệu khích lệ nào của cuộc vận động hưởng tới một thỏa thuận đa phương đầu tiên dựa trên sự công nhận lẫn nhau đối với kết quả xét nghiệm. Các cơ quan lớn nhất dường như phải vượt qua các trở ngại lớn nhất, bao gồm việc làm hài hoá pháp luật về bằng độc quyền sáng chế và tiêu chuẩn xét nghiệm, phân bổ công việc hợp lý, truyền đạt thông tin giữa các xét nghiệm viên, cho dù có sự khác biệt về ngôn ngữ làm việc và sự hỗ trợ đầy đủ từ phía những người sử dụng thuộc quốc gia và khu vực.

4. Hệ thống khu vực:

Do các tác động của toàn cầu hoá, của tiến bộ công nghệ và sự hội tụ cả trong công nghệ và doanh nghiệp, hiện đang có một nhu cầu rõ ràng về cải thiện hợp tác khu vực thông qua việc làm hài hoà pháp luật về SHTT cũng như việc phối hợp và/hoặc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý quyền SHTT Các giải pháp này bao gồm việc chia sẻ nguồn lực, sử dụng đòn bẩy chi phí, khả năng tạo lập những CQSHTT và toà án chung, chia sẻ cơ sở dữ liệu phục vụ xét nghiệm, công nhận kết quả xét nghiệm bằng độc quyền sáng chế trong các tổ chức khu vực và thậm chí bao gồm cả giải pháp về quyền SHTT siêu quốc gia. Hiện nay, những thỏa thuận khu vực gồm Thỏa thuận hội nhập tiểu khu vực của các nước Cộng đồng Andean, Công ước Trung Mỹ về bảo hộ sở hữu công nghiệp, cũng như Chương 17 của Hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ. Hợp tác khu vực giữa nột số nước đã dẫn đến việc thành lập những CQSHTT khu vực có tác dụng hỗ trợ đáng kể cho việc thụ đắc bằng độc quyền sáng chế cũng như nâng cao hiệu quả của nguồn nhân lực và tài chính đối với riêng từng nước. Các cơ quan khu vực hiện đang hoạt động đã được giới thiệu.

5. Cơ quan sở hữu trí tuệ khu vực:

Cơ quan sở hữu trí tuệ khu vực

Thành viên

Năm thành lập

Trụ sở

Sở hữu công nghiệp

Tổ chức Sở hữu công nghiệp khu vực châu Phi

15 nước châu Phi

1976

Hara rê ba bu ê

Sở hữu công nghiệp

Cơ quan Patent châu Âu

20 nước châu Âu

1977

La Hay, Hà Lan

Bằng độc quyền sáng chế.

Cơ quan bằng độc quyền sáng chế Á - Âu

11 nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập.

1994

Ma -xcơ-va, Liên bang Nga

Bằng độc quyền sáng chế.

Cơ quan bằng độc quyền sáng chế của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh

6 nước vùng Vịnh.

1999

Riyadh, Ả Rập

Bằng độc quyền sáng chế

Hệ thống bằng độc quyền sáng chế khu vực có thể được khai thác không chỉ vì tính hiệu quả và việc sử dung đòn bẩy chi phí mà còn vì tiềm năng hợp tác trong thị trường hàng hoá và li-xăng SHTT Hệ thống SHTT khu vực có thể trợ giúp cho nỗ lực của các nước đang phát triển trong việc sử dụng SHTT làm một công cụ để phát triển kinh tế.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê