1. Công ty trách nhiệm hữu hạn ?

A, B, C và E thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn A kinh doanh mua bán thủy sản, vật tư ngành thủy sản với vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. An góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt (20% vốn điều lệ); Bình góp một chiếc ôtô được định giá 200 triệu đồng (20%); Chương góp kho bãi kinh doanh, một số thiết bị vật tư được định giá 500 triệu đồng (50%), và Dung góp 100 triệu đồng bằng tiền mặt (10%).
Theo Điều lệ công ty, Chương là Chủ tịch Hội đồng thành viên, B là Giám đốc, A là Phó Giám đốc. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật cho công ty. Sau một năm hoạt động, mâu thuẫn xảy ra giữa C và B. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thành viên và là người góp nhiều vốn nhất, C ra quyết định cách chức Giám đốc của B và bổ nhiệm A làm Giám đốc thay thế.
Không đồng ý với quyết định kể trên, B vẫn tiếp tục giữ con dấu của công ty. Sau đó lấy danh nghĩa công ty A, Bình ký hợp đồng vay 700 triệu đồng của Công ty trách nhiệm hữu hạn T. Theo hợp đồng, Công ty T chuyển trước 300 triệu đồng cho Công ty A. Toàn bộ số tiền này được B chuyển sang tài khoản cá nhân của mình. Theo sổ sách, tài sản của Công ty A vào thời điểm này khoảng 1,2 tỷ đồng.
C kiện B ra tòa, yêu cầu B nộp lại con dấu cho công ty, hoàn trả số tiền 300 triệu đồng cho công ty và bồi thường thiệt hại cho công ty. Thêm nữa, Công ty trách nhiệm hữu hạn T cũng khởi kiện Công ty A, yêu cầu hoàn trà số tiền 300 triệu đồng mà T đã cho A vay.
(sưu tầm)

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần?

Theo đơn khởi kiện ngày 12-7-2007 và các tài liệu, chứng cứ do bà Lê Thị Hương xuất trình thì: Ngày 18-4-2004, bà Lê Thị Hương, ông Đỗ Quang Bích và bà Đào Thị Năm cùng nhau thỏa thuận góp vốn để thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ văn hóa Thăng Long (gọi tắt là Công ty Thăng Long) với tổng số vốn điều lệ là 470.000.000 đồng; trong đó các thành viên đăng ký góp vốn, cụ thể như sau:
- Ông Đỗ Quang Bích: 25.000.000 đồng
- Bà Lê Thị Hương: 200.000.000 đồng
- Bà Đào Thị Năm: 20.000.000 đồng
Ngày 23-4-2004, Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 63.02.000.022 cho Công ty. Công ty đã chính thức đi vào hoạt động nhưng ông Đỗ Quang Bích và bà Đào Thị Năm đều không góp vốn vào công ty; toàn bộ số tiền hoạt động của công ty là do một mình bà Hương góp vào. Từ ngày 04-5-2004 đến ngày 11-12-2005, bà Hương đã góp vào công ty tổng số tiền là 1.008.063.500 đồng; trong đó có khoản tiền bà Hương trả tiền mua đất cho ông Trần Ngọc Long là 40.000.000 đồng, nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất là 63.000.000 đồng, chuyển vào Công ty Thăng Long 905.063.500 đồng (có chứng từ kèm theo).
Vào năm 2005-2006, do công ty kinh doanh thua lỗ, không có tiền để trả tiền hàng nên bà Hương đã phải vay mượn số tiền 88.000.000 đồng để lấy hàng nhằm duy trì hoạt động kinh doanh của công ty (không có chứng từ).
Sau một thời gian công ty hoạt động, ông Đỗ Quang Bích có biểu hiện không minh bạch về tài chính, chi tiêu không theo nguyên tắc kế toán nên bà Hương đã yêu cầu ông Đỗ Quang Bích lập biên bản xác nhận phần vốn góp của từng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhưng ông Bích không làm. Bà Hương có đơn khiếu nại lên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông thì ông Đỗ Quang Bích mới bổ túc hồ sơ xác nhận phần vốn góp của bà Hương là 600.000.000 đồng.
Bà Lê Thị Hương yêu cầu Tòa án xem xét, xác định vốn bà đã đóng góp vào Công ty Thăng Long (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động) với số tiền là 993.063.500 đồng (905.063.500 đồng + 88.000.000 đồng).
Bị đơn trình bày:
- về vốn góp của bà Lê Thị Hương: Công ty Thăng Long chỉ có thể căn cứ vào những chứng từ hợp pháp để xác nhận vốn góp của bà Hương vào hoạt động kinh doanh của Công ty, cụ thể là 650.000.000 đồng do Hội đồng thành viên công ty thỏa thuận chấp nhận, số tiền còn lại do bà Hương không thực hiện đúng theo chế độ tài chính kế toán nên công ty không thừa nhận.
- Thực trạng quản lý và xác nhận vốn góp của thành viên công ty: về nguyên tắc, vào thời điểm các thành viên góp đủ vốn điều lệ và vốn góp huy động sẽ được Công ty cấp giấy chứng nhận góp vốn và làm sổ đăng ký thành viên. Nhưng đến nay Công ty chưa thực hiện được vì những lý do sau:
+ Sau khi Công ty đăng ký thành lập, các thành viên chưa thể huy động vốn trong một lần và thực tế Công ty và các thành viên cũng chưa cần huy động ngay một lần với số lượng tiền mặt như cam kết thỏa thuận vào thời điểm ngày 30-4-2004 và ngày 30-9-2004 nên các thành viên tự nguyện huy động nguồn vốn theo khả năng và nhu cầu hoạt động của Công ty để làm vốn kinh doanh. Khi Công ty hoạt động ổn định, vào thời điểm phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tổng kiểm kê, tổng hợp báo cáo tài chính để xác định chính xác phần vốn của các thành viên làm căn cứ cấp giấy chứng nhận phần vốn góp, lập sổ đăng ký thành viên hoàn chỉnh theo luật định.
+ Vốn điều lệ là trách nhiệm của mỗi thành viên cam kết khi phát sinh rủi ro nên việc chưa có sổ đăng ký thành viên thực tế không ảnh hưởng trực tiếp đến trách nhiệm pháp lý và thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty đối với mỗi thành viên. Như vậy, về mặt pháp lý, toàn bộ các thành viên chưa ai xác định chính xác phần vốn điều lệ thực góp vào Công ty mà thực chất là khoản nợ đổi với Công ty nên Công ty chưa làm sổ đăng ký thành viên ngay được. Bà Hương cũng chưa trực tiếp giao nhận và yêu cầu Công ty xác nhận số tiền góp vốn, ngoài số vốn bà huy động góp vào kinh doanh cho Công ty là 600.000.000 đồng, Công ty cũng đã có văn bản xác nhận vốn góp của bà Hương.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 02/2007/ KDTM-ST ngày 18-11-2007, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông căn cứ Điều 29, Điều 131 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Điều 39 Luật doanh nghiệp năm 199, Điều 6 Điều lệ của Công ty, quyết định:
- Chấp nhận một phần đơn kiện của bà Lê Thị Hương, xác nhận bà Lê Thị Hương đã góp vào Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ văn hóa Thăng Long số tiền là 827.063.500 đồng, trong đó vốn điều lệ là 200.000.000 đồng, vốn huy động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hoạt động của Công ty là 627.063.500 đồng.
- Ông Đỗ Quang Bích - Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty Thăng Long có trách nhiệm phải xác nhận vốn góp cho bà Lê Thị Hương số tiền 827.063.500 đồng theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 20/2008/ KDTM-PT ngày 11-4-2008, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nang căn cứ khoản 2 Điều 275 và khoản 1 Điều 276 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, quyết định:
“Chấp nhận kháng cáo của Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ văn hóa Thăng Long, sửa một phần bản án sơ thẩm.
Áp dụng Điều 27 và Điều 43 Luật doanh nghiệp năm 199, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Lê Thị Hương: buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ văn hóa Thăng Long phải chấp nhận phần góp của bà, bao gồm: vốn điều lệ 200.000.000 đồng, vốn đầu tư 450.000.000 đồng, đồng thời hoàn trả cho bà Lê Thị Hương do góp dôi ra so với quy định của Hội đồng thành viên là 63.063.500 đồng”.
Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Hương có nhiều đơn đề nghị xét lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm.
Tại Quyết định kháng nghị số 23/2009/ KDTM-KN ngày 26-11-2009, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 20/2008/KDTM-PT ngày 11-4-2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nằng và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 02/2007/KDTM-ST ngày 18-11-2007 của Tòa án nhân dân tinh Đăk Nông, xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật.
Nguồn: trích từ Quyết định giám đốc thẩm số Ỉ0/20Ỉ0/ KDTM-GĐT ngày ỉ0-8-2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhãn dân tối cao.

3. Tranh chấp trong công ty?

Công ty trách nhiệm hữu hạn T hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến lâm sản, được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh năm 2006 do ông L, bà T, ông P, ông Đ thành lập. vốn điều lệ của công ty là 470.000.000 đồng. Điều lệ công ty quy định: “trong trường hợp thành viên muốn chuyển nhượng phần vốn góp cho người ngoài công ty phải được sự đồng ỷ của sổ thành viên đại diện cho ỉt nhất là 80% vốn điều lệ chấp thuận Các nội dung khác như quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Sau hơn một năm hoạt động, trong nội bộ Công ty T có nhiều biến động. Ông P và ông Đ đã chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình tại Công ty T cho hai thành viên còn lại là ông L và bà T. Đến thời điểm này, ông H và bà Đ đều nắm giữ 50% vốn điều lệ. Ông H giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên. Công ty thuê bà N làm Giám đốc điều hành công ty.
Đến giữa năm 2008, giữa ông H và bà Đ phát sinh mâu thuẫn. Bà Đ đã làm đơn khởi kiện Công ty T đến Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu xin rút 50% vốn đã góp là 235.000.000 đồng, được sở hữu 50% tài sản của công ty và được chia lợi nhuận đến ngày bà ra khỏi công ty.
Tại các biên bản làm việc giữa Tồa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh với bà Đ vào các ngày 29-6-2008 và 20-7-2008, bà Đ đều yêu cầu được rút toàn bộ vốn hoặc chuyển nhượng cho các thành viên khác theo giá thỏa thuận, nếu không chuyển nhượng được cho các thành viên khác thì giải thể công ty. Tại cuộc họp các thành viên công ty ngày 16-8-2008 và biên bản hòa giải không thành ngày 13-9- 2008, bà Đ thông báo đâ có người chấp thuận mua phần vốn góp của bà với giá là 235.000.000 đồng, nhưng ông H không đồng ý cho bà chuyển nhượng cho người ngoài công ty, ông không mua phần vốn góp này và cũng không giới thiệu ai với lý do giá mà bà Đ đưa ra là không hợp lý. Trong khi đó, Công ty V đồng ý mua lại phần vốn góp, quyền lợi của bà Đ trong Công ty T với giá thỏa thuận là 235.000.000 đồng và đồng ý thay bà Đ làm thành viên của Công ty T, đồng thời chịu trách nhiệm, nghĩa vụ của bà trong công ty.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên với một chủ?

Nhà đầu tư A (cá nhân) muốn một mình làm chủ doanh nghiệp và muốn hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn khi làm ăn kinh doanh. Với nguyện vọng này thì theo Luật doanh nghiệp năm 199, nhà đầu tư A sẽ gặp lúng túng. Bởi, nếu lựa chọn công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì nhà đầu tư A phải liên kết với một hoặc nhiều nhà đầu tư khác, nếu lựa chọn doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh thì nhà đầu tư A phải chịu trách nhiệm vô hạn. Trong bối cảnh này, nhà đầu tư A quyết định thành lập công ty hách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, nhưng liên kết với một nhà đầu tư khác mang tính đối phó để đáp ứng quy định của pháp luật. Cụ thể, nhà đầu tư A thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn A gồm có hai thành viên là A và B, trong đó A góp 99% vốn điều lệ, còn B góp 1% vốn điều lệ. về mặt danh nghĩa, công ty A lúc này là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, nhưng thực chất thì nó gần như thuộc về một chủ duy nhất. Không chỉ nhà đầu tư A mà còn có nhiều nhà đầu tư khác đã dùng cách thức tương tự cho ra đời những công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên nhưng “nội thất” không khác gì công ty một chủ.
(Sưu tầm)

5. Doanh nghiệp Nhà Nước

Theo các kết quà thống kê vào năm 2010 ở nước ta có 3.281 doanh nghiệp nhà nước, kết quả này được duy trì tương đối ổn định qua các năm 2011 (3.265 doanh nghiệp nhà nước) và 2012 (3.239 doanh nghiệp nhà nước) . Tuy nhiên, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2015, có 652 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ .
Theo các báo cáo gần đây thì tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp nhà nước cao, tăng 26% so với năm 2011 (từ 1.292.400 tỷ đồng lên 1.628.649 tỷ đồng); hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước đạt 2,1% năm 2015, thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2015 là 5,5%). Lũy kế tính đến 31-12-2016, doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư ra nước ngoài trên 7 tỷ USD, có 25,5% dự án báo lỗ, 29% dự án lỗ lũy kế. Lợi nhuận được chia cho bên Việt Nam năm 2016 là 145 triệu USD - tương đương trung bình 2% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện. Nhiều dự án đang tiềm ẩn rủi ro về pháp lý tại nước sở tại (như bị rút ngắn thời gian triển khai dự án, tranh chấp đất đai) và rủi ro thị trường (như giá đầu ra giảm mạnh) ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án... Doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế cũng như chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, thúc đẩy các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển, tạo động lực phát triển kinh tế*.
(Sưu tầm)