1. Phí bảo vệ môi trường là gì?

Nhìn chung hiện nay các văn bản luật hay văn bản dưới luật vẫn chưa có một quy định chi tiết nào để định nghĩa phí bảo vệ môi trường là gì. Tuy nhiên theo cách hiểu thông thường chúng ta sẽ hiểu phí bảo vệ môi trường chính là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho hoạt động bảo vệ, xây dựng, bảo dưỡng môi trường. Đồng thời tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế.

Đây được xem là một khoản thu bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích hoặc sử dụng một dịch vụ môi trường nào đó.

2. Quy định về phí bảo vệ môi trường

Phí môi trường thực tế đã được sử dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển (OECD) hơn hai thập kỉ qua dựa trên ý tưởng của các nhà kinh tế và kinh tế môi trường kiến nghị từ nhiều thập kỉ trước như Pigou (nhà kinh tế học người Anh), 1930: Coase, 1960.

Phí môi trường bước đầu được áp dụng có kết quả ở nhiều nước châu Á, như: Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Xingapo, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin. Malaixia... Đó là công cụ kinh tế trực tiếp nhằm đưa chỉ phí môi trường vào giá sản phẩm theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá.

Phí môi trường thường được áp dụng đối với các nguồn gây ô nhiễm: nước, không khí, tiếng ồn, đất, rác thải...

Phí môi trường được áp dụng nhằm hai mục đích. tạo nguồn thu cho Chính phủ để chỉ cho các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái, khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường.

Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định các tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường. Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở:

1) Khôi lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng, tác động xấu đối với môi trường;

2) Mức độ độc hại c2 chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;

3) sự chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải, mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường của từng giai đoạn phát triển của đất nước.

3. Các loại phí môi trường hiện nay

Mục đích của phí môi trường nhằm ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có thể xử lý được. Vì vậy, việc quy định phí môi trường cần phải là làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm và là tăng nguồn thu nhập để chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường. Hiện nay ở nước ta đang áp dụng một số loại phí như sau:

– Phí vệ sinh môi trường: Là khoản phí trả cho việc thu gom, xử lý rác thải đô thị. Đây là công cụ kinh tế được sử dụng khá sớm. Về cơ bản loại phí này được sử dụng ở khu vực đô thị, mức phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, do vậy, mức phí thu có thể khác nhau phụ thuộc vào từng địa phương.

– Phí BVMT đối với nước thải: Hiện đang được triển khai thực hiện trong cả nước trên cơ sở các Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/6/2003 và 04/2003/NĐ-CP ngày 8/1/2007 nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, sử dụng tiết kiệm nước sạch và tạo nguồn kinh phí thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường.

– Phí BVMT đối với chất thải rắn: Hiện đang được triển khai thực hiện trên cơ sở Nghị định 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/11/2007 nhằm hạn chế phát sinh chất thải rắn và tạo nguồn kinh phí bù đắp một phần chi phí xử lý chất thải rắn.

– Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản: Hiện đang được triển khai thực hiện trong cả nước trên cơ sở Nghị định 63/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/5/2008. Nghị định quy định khoản phí được thu trên mỗi đơn vị khoáng sản được khai thác. Phí áp dụng cho các loại khoáng sản: đá, fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng ti tan (ilmenit), các loại khoáng sản kim loại, quặng apatit.

4. Chính sách bảo vệ môi trường ?

Ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới đều coi trọng chính sách bảo vệ môi trường bởi phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo ba yếu tô: phát triển kinh tế bền vững, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội bền vững và bảo vệ môi trường bền vững.

Nhà nước ta đã ban hành Luật bảo vệ môi trường năm 2005, qua tổng kết đánh giá 8 năm thi hành Luật bảo vệ môi trường cho thấy còn có những hạn chế, bất cập sau đây trong pháp luật và thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường:

- Một số quy định trong Luật bảo vệ môi trường chưa phù hợp với thực tế nên chưa đi vào cuộc sống, không theo kịp yêu cầu phát triển của thực tiễn và hội nhập quốc tế;

- Cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường chậm được đổi mới, chưa đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường. Các loại phí và lệ phí về môi trường theo nguyên tắc: “Người gây ô nhiễm phải trả chỉ phí xử lý, khắc phục, cải tạo và phục hồi môi trường”, “Người hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải trả tiền” mới chỉ bước đầu tạo nguồn thu cho ngân sách mà chưa phát huy được vai trò công cụ kinh tế điều tiết vĩ mô, hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo hướng tăng trưởng xanh. Chưa tạo được hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để khuyến khích phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ môi trường và sản phẩm thân thiện với môi trường;

- Phân công, phân cấp thẩm quyền trong quản lý môi trường còn phân tán, chồng chéo, chưa họp lý, chưa đi đôi với tăng cường năng lực, phân định rõ trách nhiệm. Việc giao cho nhiều bộ ngành cùng tham gia quản lý môi trường là đúng, tuy nhiên còn thiểu sự phối hợp đồng bộ và có hiệu quả;

- Các quy định của pháp luật mới chỉ chú trọng về phía nhà nước trong khi đó chưa chú trọng đến cơ chế phối họp của toàn xã hội, từng doanh nghiệp và từng người dân trong bảo vệ môi trường;

- Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, chưa giải quyết được vấn đề liên ngành, liên vùng, xuyên quốc gia;

- Ý thức về bảo vệ môi trường chưa thành thói quen trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.

Trong bối cảnh trên đây, chúng ta phải coi vấn đề bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Môi trường là vấn đề quốc gia và toàn cầu, vừa là mục tiêu vừa là nội dung của phát triển bền vững. Tăng cường bảo vệ môi trường phải trên quan điểm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính, kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân là mục tiêu hàng đầu. Kỉên quyết loại bỏ các dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Phải quán triệt quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho tương lai, cho phát triển bền vững. Khắc phục tư tưởng chạy theo lợi ích trước mắt về kinh tế mà hi sinh những lợi ích lâu dài. Nâng cao hiệu quả của hoạt động lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Các chỉ tiêu về môi trường phải được sử dụng để đánh giá chất lượng, hiệu quả và tính bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương.

So với các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 đã dành một điều trong Hiến pháp cho chính sách bảo vệ môi trường. Lần đầu tiên tại Điều 63 Hiến pháp đã quy định:

“Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biển đổi khỉ hậu. Nhà nước khuyển khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng nẫng lượng mới, năng lượng tải tạo” (khoản 1 và khoản 2 Điều 63).

Lần đầu tiên trong đạo luật cơ bản của nhà. nước đã hiến định chế tài trừng phạt các hành vi làm ô nhiễm hoặc làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường:

“Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại" (khoản 3 Điều 63).

Việc hiến định về chính sách bảo vệ môi trường trong Hiến pháp năm 2013 là một bước tiến bộ lớn của Nhà nước ta trên con đường xây dựng đất nước phát triển bền vững.

5. Phân biệt phí bảo vệ môi trường và thuế bảo vệ môi trường

Tiêu chí

Thuế bảo vệ môi trường

Phí bảo vệ môi trường

Khái niệm Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm và hàng hóa khi sử dụng có thể gây tác động xấu đến môi trường. Việc đánh thuế môi trường là cách để tọa ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước và hạn chế sản phẩm
(hay hoạt động) có thể gây hại đến môi trường.
Phí bảo vệ môi trường chính là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho hoạt động bảo vệ, xây dựng, bảo dưỡng môi trường.
Chủ thể ban hành Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước khác theo thẩm quyền
Bản chất Là khoản thu nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới MT và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đây hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường

– Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, đối tượng chịu thuế gồm 8 nhóm: Xăng, dầu, mỡ, nhờn; Than đá; Dung dịch HCFC; Túi ni lông; /Thuốc diệt cỏ; thuốc trừ mối; Thuốc bảo quản lâm sản; Thuốc khử trùng kho (loại hạn chế sử dụng).

Là khoản thu nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên để xây dựng, bảo dưỡng MT và tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp phí.

-Nước ta đang áp dụng một số loại phí như: Phí BVMT đối với nước thải, chất rắn, khai thác khoáng sản…

Mục tiêu Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước lấy từ người gây ô nhiễm và gây thiệt hại cho môi trường để bù đắp cho các chi phí xử lý ô nhiễm hoặc khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường. – Làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm;

– Ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có thể xử lý được

– Tăng nguồn thu nhập để chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường.

Tính chất -Không mang tính đối giá

-Không mang tính hoàn trả trực tiếp

-Mang tính đối giá

-Mang tính hoàn trả trực tiếp

Tầm quan trọng Cao hơn Thấp hơn
Tính lợi ích Không liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nộp Liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nộp
Tính ổn định Có tính ổn định cao, ít thay đổi Tính ổn định thấp, có thể thay đổi nhanh
Chủ thể chịu trách nhiệm trả Thuế BVMT thu vào một số loại hàng hóa mà khi sử dụng nó gây ô nhiễm MT, thể hiện định hướng nhằm hạn chế việc sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm.

Người tiêu dùng là người chịu thuế nhưng người sản xuất là người nộp thay

Phí BVMT thu vào hành vi xả chất thải ra MT (thu trực tiếp vào chủ thể xả chất thải gây ô nhiễm MT).

Người chịu phí và người nộp phí BVMT là người xả thải ra môi trường

Nguyên tắc xác định mức thu

 

Thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến MT.

->Thu theo mức thuế tuyệt đối bằng số tiền trên đơn vị hàng hoá.

Dựa vào lượng chất ô nhiễm thải ra MT, mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm, tổng doanh thu hoặc tổng sản lượng hàng hoá, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Mức độ liên quan đến quy mô đối tượng Mức độ liên quan đến quy mô đối tượng thấp Hầu như liên quan trực tiếp đến quy mô sử dụng dịch vụ
Chủ thể có quyền thu Chỉ có Nhà nước Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hoặc được uỷ quyền

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)