Mục lục bài viết
- 1. Quy định chung về quảng cáo thương mại
- 2. Khái niệm quảng cáo thương mại
- 3. Đặc điểm của hoạt động quảng cáo thương mại
- 4. Hàng hoá, dịch vụ quảng cáo thương mại
- 5. Sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại
- 6. Chủ thể quảng cáo và chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại
- 6.1 Chủ thể quảng cáo thương mại
- 6.2 Chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo của thương nhân
1. Quy định chung về quảng cáo thương mại
Theo quy định của Luật thương mại năm 1997 cũng như Luật thương mại 2005 thì quyền quảng cáo thương mại thuộc về thương nhân. Theo quy định tại Điều 103 Luật thương mại năm 2005, thương nhân, chỉ nhánh của thương nhân Việt Nam và chỉ nhánh của thương nhân nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam được quyền tự mình quảng cáo về hoạt động sản xuất, hàng hoá, dịch vụ của mình hoặc thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại thực hiện. Riêng thương nhân nước ngoài muốn quảng cáo thương mại phải thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên, văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp thực hiện việc quảng cáo thương mại, chỉ khi có sự uỷ quyền của thương nhân mới có quyền kí hợp đồng với thương nhân kinh doanh quảng cáo để thực hiện việc quảng cáo.
Hoạt động quảng cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp cho công chúng những thông tin cần thiết về hàng hoá, dịch vụ trên thị trường qua đó thúc đẩy công việc kinh doanh của thương nhân. Nhưng quảng cáo có thể tác động xấu tới lợi ích người tiêu dùng và sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh. Do đó, pháp luật quy định cụ thể về hoạt động quảng cáo và sản phẩm quảng cáo thương mại bị cấm, các yêu cầu trong việc sử dụng phương tiện quảng cáo cũng như điều kiện để thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cảo thương mại.
2. Khái niệm quảng cáo thương mại
Ở góc độ ngôn ngữ học, quảng cáo có nghĩa là thông báo thông tin một cách rộng rãi. Việc giới thiệu rộng rãi thông tin không chỉ là nhu cầu của hoạt động kinh doanh mà còn là công việc rất cần thiết để đáp ứng những mục tiêu, nhiệm ỵụ chính trị, văn hoá, xã hội và do đó, quảng cáo thương mại chỉ là một trong số các loại hình quảng cáo nói chung.
Quảng cáo, xuất phát từ “adverture” trong tiếng La tinh có nghĩa là sự thu hút lòng người, là gây sự chú ý và gợi dẫn. Sau này, thuật ngữ “adverture” được sử dụng trong tiếng Anh là “Advertise”. Các dịch giả giải nghĩa “Advertise” là gây sự chú ý ở người khác, thông báo cho người khác một sự kiện gì đó.
“Quảng cáo” cũng được hiểu là một loại thông tin có tính đơn phương, không dành riêng cho ai, có vận dụng mọi biện pháp và phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu, một doanh nghiệp nào đó... được nêu danh trong quảng cáo. Quảng cáo có tính thông tin một chiều từ phía người ra thông cáo, nhằm mục tiêu đã định là định hướng thái độ ứng xử của khách hàng. Trong quảng cáo, không có đối thoại mà chỉ là độc thoại, thường là tự đề cao mình. Đặc điểm này của quảng cáo có thể mang lại phiền toái, rắc rối cho công chúng trong việc đánh giá tính chính xác, trung thực của thông tin. Nếu luật pháp không có cách thức kiểm soát thỏa đáng, doanh nghiệp sẽ sử dụng quảng cáo để phát ngôn tuỳ ý, ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng và thương nhân khác... Với tính chất đại chúng, thông tin được nhiều người biết đến, quảng cáo có lợi thế là khẳng định tính chính thức của sản phẩm và góp phần tạo nên uy tín cho sản phẩm. Chính vì vậy, ở các nước, Chính phủ đều cấm quảng cáo những mặt hàng thuộc loại hạn chế sử dụng, hạn chế kinh doanh hoặc không có lợi cho quốc kế dân sinh.
Theo cách hiểu thông thường, đối tượng của hoạt động quảng cáo có thể là hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân hoặc các dịch vụ, thông tin nhằm thực hiện một mục tiêu chính trị, văn hoá, xã hội nào đó. Khi quảng cáo về hoạt động kinh doanh của thương nhân, quảng cáo gắn với mục đích sinh lợi và do đó, có bản chất là hoạt động quảng cáo thương mại. Như vậy, quảng cáo thương mại là một bộ phận của hoạt động quảng cáo nói chung. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, hoạt động quảng cáo đương nhiên là quảng cáo thương mại, bởi vì các hoạt động giới thiệu, quảng bá khác không liên quan đến hàng hoá, dịch vụ thương mại, không liên quan đến thương nhân và không có mục đích sinh lời, thực chất chỉ là hoạt động có tính chất thông tin. Luật Quảng cáo của Việt Nam ghi nhận rõ nét bản chất thương mại của quảng cáo khi coi quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng: sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân. Tuy nhiên, trong pháp luật quảng cáo hiện hành của Việt Nam, việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi cũng được coi là hoạt động quảng cáo và tuân thủ pháp luật về quảng cáo.
Như vậy, ở mọi góc độ, quảng cáo thương mại luôn được hiểu là một loại hoạt động quảng cáo, có nội dung quảng bá về thương nhân và hàng hoá, dịch vụ kinh doanh của thương nhân. Đây là cơ sở cho phép áp dụng các quy định quáng cáo nói chung và các quy định về quảng cáo thương mại nói riêng đoi với hoạt động quảng cáo thương mại do thương nhân thực hiện.
3. Đặc điểm của hoạt động quảng cáo thương mại
Quảng cáo thương mại có các đặc điểm pháp lý cơ bản như sau:
- Chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân. Với tư cách là người kinh doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác theo hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận. Đây là đặc điểm cho phép phân biệt quảng cáo thương mại với các hoạt động thông tin, cổ động do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội... thực hiện nhằm tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.
Với bản chất là một hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện, quảng cáo thương mại khác biệt với quảng cáo nói chung, mặc dù chúng đều có chung đặc điểm: là một quá trinh thông tin.
- Về tổ chức thực hiện: Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua hợp đồng dịch vụ. Do quảng cáo có tác động rất lớn đến hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ nên thương nhân sử dụng quảng cáo để khuếch trương hàng hoá, dịch vụ của mình, tăng cường cơ hội thương mại và cơ hội lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ quảng cáo được pháp luật thừa nhận là một loại dịch vụ thương mại mà thông qua phí dịch vụ, thương nhân thu được lợi nhuận một cách trực tiếp. Trong trường hợp tự mình quảng cáo không đạt hiệu quả mong muốn, thương nhân có quyền thuê thương nhân khác thực hiện việc quảng cáo cho mình và phải chi trả phí dịch vụ vì việc đó.
- Cách thức xúc tiến thương mại: Trong hoạt động quảng cáo thương mại, thương nhân sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về hàng hoá, dịch vụ đến khách hàng. Những thông tin bằng hình ảnh, tiếng nói, chữ viết về hàng hoá, dịch vụ cần giới thiệu... được truyền tải đến công chúng thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm... Đặc điểm này cho phép phân biệt quảng cáo thương mại với những hình thức xúc tiến thương mại khác cũng có mục đích giới thiệu hàng hoá, dịch vụ như trưng bày, giới thiệu hàng hoá, hội chợ, triển lãm.
- Mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại là giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân. Thông qua các hình thức truyền đạt thông tin, thương nhân giới thiệu về một loại hàng hoá, dịch vụ mới, tính ưu việt về chất lượng, giá cả, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng... Như vậy, thương nhân có thể tạo ra sự nhận biết và kiến thức về hàng hoá, dịch vụ; có thể thu hút khách hàng đang sử dụng hàng hoá, dịch vụ của công ty khác thông qua việc nhấn mạnh đặc. điểm và những lợi ích của một nhãn hiệu cụ thể. Đây thực sự là những lợi thế mà thương nhân có thể khai thác vì nó có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng nhu cầu tiêu đùng xã hội, bao gồm cả tiêu dùng cho nhu cầu cá nhân và tiêu dùng cho sản xuất.
Các đặc điểm trên đây là cơ sở để phân biệt quảng cáo thương mại với các hoạt động không phải là quảng cáo thương mại như: hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động mang tính chính trị, xã hội do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội thực hiện, hoạt động thông tin của các tổ chức cá nhân không nhằm mục đích kinh doanh.
4. Hàng hoá, dịch vụ quảng cáo thương mại
Đối tượng của quảng cáo thương mại là hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh của thương nhân. Với tính chất là một quyền pháp lý của chủ thể kinh doanh, quyền quảng cáo thương mại và quyền tự do kinh doanh có mối liên hệ mật thiết với nhau, về nguyên tắc, thương nhân được quảng cáo để xúc tiến thương mại đối với mọi hàng hoá, dịch vụ được quyền kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nhằm thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, luật pháp có những quy định cấm đoán hoặc hạn chế quảng cáo đối với một số hàng hoá, dịch vụ. Thương nhân bị cấm quảng cáo, hàng hoá dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh hay hạn chế kinh doanh. Một số loại hàng hoá không bị cấm kinh doanh nhưng cũng có thể bị cấm quảng cáo như: thuốc lá, rượu mạnh, các sản phẩm hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ thương mại chưa được phép thực hiện trên thị trường Việt Nam ở thời điểm quảng cáo.
Đối với hàng hoá chưa nhập khẩu, dịch vụ thương mại chưa thực hiện tại Việt Nam, thương nhân được quyền quảng cáo để tiếp cận, gia nhập thị trường, nếu hàng hoá đó không thuộc diện bị cấm lưu thông hoặc chưa được phép lưu thông, dịch vụ thương mại đó không thuộc diện bị cấm thực hiện hoặc chưa được phép thực hiện tại thời điểm quảng cáo. Khi thực hiện quảng cáo, thương nhân phải đảm bảo tính chính xác, trung thực của những thông tin về hàng hoá, dịch vụ thương mại: quy cách, chất lượng, giá cả, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành...
5. Sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại
Sản phẩm quảng cáo thương mại bao gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đụng nội dung quảng cáo thương mạỉ. Sản phẩm quảng cáo thương mại có chứa đựng cả nội dung và hình thóc quảng cáo thương mại.
Nội dung quảng cáo bao gồm những thông tin về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (thương hiệu, loại sản phẩm và tính ưu việt cũng như tiện ích của nó...) mà chủ quảng cáo muốn được thể hiện nhằm thông báo, giới thiệu rộng rãi tới công chúng. Nội dung sản phẩm quảng cáo phải đảm bảo lành mạnh, đúng sự thật, không gây nhầm lẫn cho khách hàng. Nghiêm cấm sử dụng các sản phẩm quảng cáo chứa đựng thông tin so sánh trực tiếp giữa hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ được quảng cáo với hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ khác, (trừ trường hợp so sánh với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp); các sản phẩm quảng cáo có hình ảnh, âm thanh, cấu trúc... giống với sản phẩm quảng cáo của thương nhân khác, gây nhầm lẫn cho khách hàng; các sản phẩm quảng cáo có nội dung không đúng sự thật, tự khẳng định vị trí cao nhất của mình mà không có bằng chứng hợp lệ bằng văn bản...
Hình thức quảng cáo được thể hiện bằng tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, mầu sắc, ánh sáng, hình ảnh, hành động, âm thanh và các hình thức khác có khả năng truyền đạt nội dung thông tin quảng cáo tới công chúng. Hình thức quảng cáo phải rõ ràng, dễ hiểu và có tính thẩm mĩ. Tiếng nói, chữ viết dùng trong quảng cáo phải là tiếng Việt, trừ những trường hợp:
1) Từ ngữ đã được quốc tế hoá, thương hiệu hoặc từ ngữ không thay thế được bằng tiếng Việt;
2) Quảng cáo thông qua sách, báo, ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài, chương trình phát thanh truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài. Trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài thì phải viết theo thứ tự: tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài, trong đó, tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài không được to hơn khổ chữ tiếng Việt.
Phương tiện quảng cáo thương mại là các công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại. Phương tiện quảng cáo bao gồm tất cả những phương tiện có khả năng truyền tải thông tin đến công chúng như:
+ Báo chí.
+ Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
+ Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
+ Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
+ Phương tiện giao thông.
+ Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
+ Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
+ Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Nhằm đảm bảo trật tự quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo, đảm bảo hài hoà lợi ích kinh tế, chính trị, văn hoá của tổ chức, cá nhân kinh doanh, của nhà nước, của công chúng, pháp luật quy định một số giới hạn về diện tích quảng cáo, thời lượng chương trình quảng cáo, số lần quảng cáo... đòi hỏi chủ thể hoạt động quảng cáo phải thực hiện.
6. Chủ thể quảng cáo và chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại
Hoạt động quảng cáo thương mại do thương nhân thực hiện nhưng có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình này với những phần công việc khác nhau.
6.1 Chủ thể quảng cáo thương mại
Chủ thể quảng cáo bao gồm người quảng cáo (tổ chức, cá nhân tự quảng cáo cho mình) và người kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
- Người quảng cáo
Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của mình hoặc quảng cáo cho tổ chức, cá nhân có hàng hoá, dịch vụ đó (thương nhân).
Do đối tượng của quảng cáo có thể là hàng hoá, dịch vụ có mục đích sinh lời hoặc sản phẩm không có mục đích sinh lời nên người quảng cáo có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân. Trong quảng cáo thương mại, người quảng cáo phải là thương nhân, hoặc chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân trên đây có quyền trực tiếp quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá dịch vụ kinh doanh của mình hoặc thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại.
Phù hợp với quyền tự do kinh doanh, pháp luật cho phép thương nhân quảng cáo có quyền quyết định nội dung và hình thức quảng cáo, tức là quyết định về sản phẩm quảng cáo. Trong trường hợp thuê thương nhân khác quảng cáo cho mình, người quảng cáo có nghĩa vụ cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo những tài liệu cần thiết và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các thông tin trong tài liệu đó; phải bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo. Người quảng cáo chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện và liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện.
- Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo
Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo.
Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo bắt buộc phải là thương nhân, đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại, hoặc dịch vụ quảng cáo.
Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có quyền quyết định hình thức và phương thức kinh doanh dịch vụ quảng cáo và các quyền khác phù hợp với quyền tự do kinh doanh của thương nhân, đặc biệt là quyền ký hợp đồng dịch vụ quảng cáo với khách hàng, hợp đồng dịch vụ đại diện thương mại hoặc hợp đồng ủy quyền thực hiện dịch vụ quảng cáo với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam (đây là loại hình quảng cáo thông qua trang thông tin điện tử có máy chủ đặt ở nước ngoài thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, cung cấp thông tin quảng cáo cho người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam).
Bên cạnh đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về quảng cáo, tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo và đặc biệt là phải chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình trực tiếp thực hiện.
6.2 Chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo của thương nhân
- Người phát hành quảng cáo
Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hoá, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác. Quan hệ quảng cáo có thể hình thành trên cơ sở hợp đồng phát hành quảng cáo giữa người quảng cáo hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo với người phát hành quảng cáo. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào cách thức quảng cáo và phương tiện quảng cáo được sử dụng, thương nhân thực hiện việc quảng cáo và thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo có thể thực hiện luôn các công việc của người phát hành quảng cáo.
Người phát hành quảng cáo được quảng cáo ưên phương tiện của mình và thu phí dịch vụ theo quy định của pháp luật, được kiểm ữa các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cần quảng cáo. Người phát hành quảng cáo có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng phát hành quảng cáo đã ký kết và chịu trách nhiệm trực tiếp về sản phẩm quảng cáo thực hiện trên phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình.
- Người cho thuê phương tiện quảng cáo
Người cho thuê phương tiện quảng cáo là tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện quảng cáo. Người cho thuê phương tiện quảng cáo có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân nhưng đều có quyền lựa chọn khách hàng (người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo) cho mình và thu tiền từ việc cho thuê phương tiện để quảng cáo theo thỏa thuận trong hợp đồng. Đồng thời, người cho thuê phương tiện quảng cáo có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý của việc cho thuê địa điểm quảng cáo, phương tiện quảng cáo và an toàn của phương tiện quảng cáo, thực hiện đúng các nghĩa vụ trong hợp đồng cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo đã ký kết và liên đới chịu trách nhiệm ừong trường hợp lắp, dựng công trình quảng cáo không đúng với giấy phép xây dựng hoặc chưa được cấp giấy phép xây dựng.
- Người tiếp nhận quảng cáo
Người tiếp nhận quảng cáo là người tiếp nhận thông tín từ sản phẩm quảng cáo thông qua phương tiện quảng cáo. Đây không phải là chủ thể tham gia thực hiện quảng cáo mà là chủ thể chịu tác động, ảnh hưởng lớn từ hoạt động quảng cáo. Để bảó vệ lợi ích chính đáng của người tiếp nhận quảng cáo, pháp luật quy định cho họ những quyền cơ bản, đó là: Được thông tin trung thực về chất lượng, tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; được từ chối tiếp nhận quảng cáo; được yêu cầu người quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tô chức, cá nhân đã quảng cáo; được tố cáo, khởi kiện dân sự theo quy định của pháp luật; khi tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại, phải cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo với cơ quan quản lý nhà nước và chứng cứ chứng minh thiệt hại mà quảng cáo gây ra; được quyền yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo hoặc người quảng cáo cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo.
- Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo
Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự. Theo quy định của pháp luật quảng cáo hiện hành, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo được xem như một phương tiện quảng cáo chứ không phải là một chủ thể tổ chức thực hiện quảng cáo.
Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo đúng hợp đồng với người quảng cáo hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo, đồng thời phải tuân thủ các quy định của pháp luật quảng cáo và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)