Mục lục bài viết
1. Cách đặt tên bài viết
1.1 Khái niệm về tên bài viết
Theo tôi: “Tên bài viết là một câu hoàn chỉnh rõ ý, rõ nghĩa và mang tính khái quát cho nội dung mà mỗi cá nhân sẽ diễn đạt trong nội dung bài viết”.
Một câu đơn giản nên cấu trúc dưới dạng: Chủ ngữ + Vị ngữ. Thông thường trong mỗi mục cụ thể chúng ta sẽ có cách đặt câu khác nhau. Hiểu một cách đơn giản tên bài viết như tên riêng của bạn vậy (Họ + Tên đệm + Tên riêng), nó là một nội dung ngắn gọn nhưng có tính chất phân biệt giữa các bài viết với nhau. Đặt tên bài viết hay, đúng & trúng vấn đề khách hàng quan tâm sẽ tạo cho họ khả năng lôi cuốn đối với người đọc.
Ví dụ: Trong mục tư vấn pháp luật chúng ta thường đặt câu hỏi là chủ yếu. Trong các bài viết về kiến thức pháp lý hoặc dịch vụ pháp lý ta thường xuyên dùng câu khẳng định. Tham khảo thêm mô hình cấu trúc ngữ pháp của câu dưới đây:
1.2 Đặc điểm của đặt tên trong lĩnh vực pháp luật
Tên bài viết thường chứa đựng các thuật ngữ pháp lý chuyên ngành. Do vậy, người viết bài không được sử dụng sai, dùng sai các thuật ngữ cơ bản về mặt pháp lý. Một mặt, chúng ta cũng cần sử dụng các thuật ngữ pháp lý thông dụng, đơn giản để người dân dễ dàng tiếp cận với vấn đề hơn. Đồng thời, cũng cần sử dụng đúng thuật ngữ để người đọc là những người có kiến thức pháp lý cao tôn trọng và đánh giá cao sự hiểu biết pháp lý chuẩn mực của người viết bài.
Đây là đặc điểm lớn nhất và khó nhất (hai mặt của một vấn đề) trong cách lựa chọn việc đặt tên mà chúng ta cần dung hòa để đảm lợi ích của người đọc tốt nhất.
Ví dụ:
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký thương hiệu, logo (Là cách đặt tên bài viết phù hợp với người đọc là người dùng chung nhất).
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu (Là cách đặt tên bài viết cho dân chuyên ngành luật).
1.3 Mười lỗi thường gặp trong quá trình đặt tên bài viết
Lỗi số 1: Đặt câu quá dài hoặc quá ngắn.
Một câu dưới 40 ký tự thì bị coi là ngắn và trên 200 ký tự thì bị coi là dài. Một câu chuẩn mực nên đặt dưới 100 ký tự. Trong khung soạn thảo khi đặt tên tiêu đề các bạn nên viết trong hình ô trống (phần bôi đen hình dưới), nếu viết ngoài hình trên được xem là dài, viết dưới 40 ký tự thì hệ thống sẽ cảnh báo tên tiêu đề ngắn và không được phép đăng tải.
Ví dụ: Tư vấn ly hôn (bị coi là một câu ngắn vì chỉ có 13 ký tự).
Lỗi số 2: Viết tắt trong tiêu đề.
Nhiều bạn có thói quen viết tắt trong tên tiêu đề đây là điều không được phép. Nguyên tắc cơ bản trong ngữ pháp là trước khi viết tắt phải giải nghĩa rồi mới được sử dụng từ viết tắt. Nhưng các bạn nghĩ những điều mình hiểu thì ai cũng hiểu – Thực tế không phải như vậy vì chúng ta đang viết cho những người không được đạo tạo về pháp lý nên tuyệt đối không viết tắt trong tên tiêu đề.
+ Trong bài viết muốn sử dụng từ viết tắt phía trên cũng phải có từ giải nghĩa của từ viết tắt mới được sử dụng. Không được sử dụng từ viết tắt vô tội vạ, thiếu kiểm soát.
Ví dụ: BLTTHS (Bộ luật tố tụng hình sự); LĐĐ (Luật đất đai); NLĐ, NSDLĐ (Người lao động, người sử dụng lao động).
Lỗi số 3: Viết in hoa trong tên tiêu đề.
Đây là lỗi tuyệt nhiên cấm thực hiện với mục đích tạo sự đồng nhất trong toàn bộ hệ thống bài viết trên website: www.luatminhkhue.vn
Chúng ta sử dụng câu có từ đầu tiên phải viết hoa và các từ tiếp viết thường (Tên riêng, tên địa danh thì viết hoa chữ cái đầu tiên).
Ví dụ: ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ TỰ NGUYỆN NHẬP NGŨ QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ?
Lỗi số 4: Đặt tiêu đề trùng lặp với những bài viết đã được đăng trước đó
Về nguyên tắc khi viết bài chúng ta sẽ lựa chọn những vấn đề chưa được viết hoặc chưa được viết nhiều. Việc trung lặp ý tưởng là điều có thể xảy ra tuy nhiên cần tránh tối đa có thể. Các bạn vi phạm lỗi này thường sử dụng các thủ thuật như thêm các ký tự đặc biệt để vượt qua kiểm duyệt về kỹ thuật phần tên nhưng vô hình chung đó là cách làm hại cả công ty và dẫn đến website của công ty có thể bị các công cụ tìm kiếm phạt vì cho rằng spam nội dung.
Ví dụ cùng là một tiêu đề: "Thủ tục ly hôn với người nước ngoài" các bạn sẽ thêm các biến thể sau:
+ Thủ tục ly hôn với người nước ngoài ?
+ Thủ tục ly hôn với người nước ngoài ???
+ Thủ tục ly hôn với người nước ngoài !
Nghĩa là: Sự khác biệt duy nhất ở đây là các ký tự "?", nhiều "???", hài hước hơn là "!" cho câu hỏi hoặc "." để tạo ra sự khác biệt cho câu. Đây là điều tuyệt đối tránh và vi phạm nguyên tắc đặt tên bài viết. Cách làm tệ hại hơn là thêm cấu cách thành hai dấu cách vào sau mỗi từ.
Thay vì vậy, các bạn nên đọc lại nội dung tư vấn (nội dung mình đã viết) xem có điểm nhấn là gì để đặt tên đúng & trúng vào điểm nhấn đó để tạo sự khác biệt.
Ví dụ: Chồng là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam thì có ly hôn được không ? hay Ly hôn với người nước ngoài thì nộp hồ sơ tại đâu ? ....
Lỗi thứ 5: Đặt tiêu đề bằng câu quá chung chung
Một câu viết ra phải chứa đựng những nội dung khái quát, tổng thể nhưng phải chứa đựng thông tin cần truyền tải.
Ví dụ: Tư vấn bảo hiểm xã hội (Là tư vấn cái gì trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội ?); Tư vấn bảo hiểm y tế (Là tư vấn chế độ gì ? Vấn đề gì về bảo hiểm y tế...)
Lỗi thứ 6: Đặt tiêu đề bài viết bằng câu "què", câu "cụt"
Được hiểu là những câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ (hoặc thiếu cách thành phần khác của câu) khiến khách hàng (người đọc) đọc xong mà chẳng hiểu bài viết đó nói về cái gì ?
Ví dụ: Hơi khó để lấy một ví dụ cụ thể nhưng Anh hy vọng đó là cách các bạn sử dụng các tre
Lỗi thứ 7: Viết sai chính tả, đánh máy sai ngay trong tiêu đề:
Đây là điều không hiếm gặp và Chúng ta cần tránh hoặc cải thiện.
Ví dụ: Chắc không cần phải ví dụ nhỉ ? Anh nói ngọng nên cũng hay viết sai chính tả - Chúng ta sẽ cùng lưu tâm để sửa nhé!
Lỗi thứ 8: Đặt tiêu đề bài viết không rõ nghĩa, rõ ý (một ý nhiều nghĩa)
Ví dụ:
Lỗi thứ 9:
Ví dụ:
Lỗi thứ 10:
Ví dụ:
2. Nội dung bài viết
(đang trong quá trình biên tập)
3. Tính năng mở rộng bài viết
(đang trong quá trình biên tập)