UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1059/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 29 tháng 5 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TỔCHỨC ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE MÔ TÔ HẠNG A1 ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾTTẬT
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhândân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đàotạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giaothông vận tải tại Tờ trình số 1492/TTr-SGVT ngày 23 tháng 5 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệtPhương án số 1493/SGTVT-QLVT ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Sở Giao thông vận tải về việc tổchức đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 đối với người khuyếttật trên địa bàn tỉnh Bến Tre (kèm theo).
Điều 2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải cótrách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Phương án tổ chức đào tạo, sát hạch,cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnhBến Tre.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dântỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và cáctổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từngày ký./.
KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH BẾN TRE | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1493/SGTVT-QLVT | Bến Tre, ngày 23 tháng 5 năm 2014 |
PHƯƠNG ÁN
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, SÁTHẠCH, CẤP GPLX CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 1814/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải Bến Tre và Quyết định số 471/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc bổ sungnội dung tại Điểm a, Khoản 2, Điều 3 của Quyết định số 1814/QĐ-UBND ;
Căn cứ Điều 59, Điều 60 Thông tư số46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tảiquy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ đối vớimột số trường hợp đặc thù;
Căn cứ Công văn số 1992/TTg-CN ngày21 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sản xuất, lắp ráp, nhậpkhẩu và lưu hành xe ba bánh, xe cơ giới dùng cho người tàn tật;
Căn cứ Quyết định số 03/2008/QĐ-BGTVT ngày 22 tháng 02 năm 2008 của Bộ Giao thông vận tải ban hànhquy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trongsản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dùng cho người tàntật;
Căn cứ Công văn số 12721/BGTVT-TCCB ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải về việc tổ chức đào tạo,sát hạch, lái xe cho người khuyết tật, đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng bào dântộc có trình độ văn hoá thấp.
Để thực hiện tốt việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơgiới đường bộ đối với một số trường hợp đặc thù, cụ thể là việc tổ chức đàotạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1 cho người khuyết tật; trên cơ sở nội dung, quy trình sáthạch đã ban hành; Sở Giao thông vận tải xây dựng Phương án tổ chức đào tạo, sáthạch, cấp giấy phép lái xe cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
a. Mục đích: Tạo điều kiện thuận lợicho người khuyết tật được học, sát hạch, đểcấp giấy phép lái xe đồng thời phát huy khả năng của mình đáp ứng nhu cầu bản thân, vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xãhội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội.
b.Yêu cầu: Đẩy mạnh công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xecho người khuyết tật đối với một số trường hợp đặc thù theo quy định tại Điều59, Điều 60 của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT phù hợp với tình hình thực tế tạiđịa phương.
II. ĐIỀU KIỆN VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Điều kiện: Đủ 18 tuổi và là ngườikhuyết tật có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định của ngành y tế.
2. Phạm vi: Người khuyết tật có nhucầu về đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1 để điều khiển xe mô tô03 bánh dành cho người khuyết tật.
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO
1. Nội dung: Theo giáo trình đào tạolái xe mô tô hiện hành.
2. Hình thức đào tạo: Người học có thể tự họclý thuyết và thực hành, trường hợp có nhu cầu học tập trung đăng ký với cơ sởđào tạo để được học theo nội dung, chương trình quy định và hướng dẫn thực hànhtheo “Quy trình sát hạch trong hình dưới đây”.
3. Lệ phí học: Cơ sở đào tạo miễn toànbộ hoặc giảm học phí theo chính sách hiện hành.
IV. NỘI DUNG SÁT HẠCH
1. Sát hạch lý thuyết: Theo nội dung, quy trìnhsát hạch cấp GPLX mô tô hạng A1 hiện hành (sử dụng bộ câu hỏi 150 câu dùng chosát hạch lái xe hạng A1).
2. Sát hạchtrong hình: Theo“Quy trình sát hạch trong hình”, cụ thểnhư sau:
a) Hình sát hạch: Gồm 04 hình bìnhhành nối tiếp nhau và hình tròn giới hạn có kích thước như sau:
- BCM (m) là chiều rộnghình chữ chi: BCM = bm + 0,6 (m).
- bM (m) là chiều rộngcủa xe dùng để sát hạch.
- LCM (m) là chiều dàicủa từng hình bình hành tính theo phương nằm ngang.
LCM = 1,5 aM
- aM (m) là chiều dàitoàn bộ của xe dùng để sát hạch.
- Trên đường trục tâm của 02 điểm Avà B quay cung R = 3m
3. Quy trình sát hạch:
- Gồm các bước thực hiện như sau:
a) Dừng xe trước vạch xuất phát chờhiệu lệnh của sát hạch viên.
b) Khi có hiệu lệnh xuất phát, láixe qua hình chữ chi.
c) Tiến qua hình chữ chi và vòngquay trở lại hình chữ chi (quay đầu xe trở lại trong phạm vi đường tròn hạn chếcuối hình chữ chi theo chiều quay kim đồng hồ).
4. Yêu cầu đạt được:
a) Đi đúng trình tự bài sát hạch.
b) Bánh xe không đè vạch giới hạn.
c) Xe không chết máy trong quá trìnhthực hiện bài sát hạch.
d) Tốc độ xe chạy không quá 20km/h.
5. Các lỗi bị trừ điểm:
a) Bánh xe đè vạch giới hạn hình sáthạch, mỗi lần trừ 5 điểm.
b) Điều khiển xe bị rung giật mạnh,mỗi lần bị trừ 5 điểm.
c) Xe bị chết máy mỗi lần bị trừ 5điểm.
d) Đi không đúng trình tự bài sáthạch, bị truất quyền sát hạch.
e) Bánh xe đi ra ngoài vạch giới hạnhình sát hạch, bị truất quyền sát hạch.
f) Xử lý tình huống không hợp lý gâytai nạn, bị truất quyền sát hạch.
g) Không hoàn thành bài thi bị truấtquyền sát hạch.
h) Điểm sát hạch dưới 80 điểm, bịtruất quyền sát hạch.
6. Công nhận kết quả:
a) Thang điểm: 100 điểm.
b) Điểm đạt: Từ 80 điểm trở lên.
7. Về cấp giấy phép lái xe:
a) Giấy phép lái xe cấp cho ngườitàn tật để điều khiển xe mô tô dùng cho người tàn tật tham gia giao thông đườngbộ là giấy phép lái xe cơ giới đường bộ hạng A1, nằm trong hệ thống giấy phéplái xe cơ giới đường bộ của Việt Nam.
b) Công tác quản lý cấp, đổi và cấplại giấy phép lái xe cơ giới đường bộ cho người tàn tật thực hiện theo Thông tưsố 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vậntải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
8. Xe sát hạch:Là xe mô tô, gắn máy babánh dùng cho người tàn tật theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-BGTVT ngày 22 tháng 02 năm 2008 của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về kiểmtra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp,nhập khẩu xe mô tô, gắn máy ba bánh dùng cho người tàn tật.
Loại xe mô tô, gắn máy ba bánh dùngcho người khuyết tật đã đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp biển số theoquy định. Kích thước lớn nhất của xe không vượt quá giới hạn: Dài 2,5m; rộng1,2m; cao 1,4m.
9. Hồ sơ dự học và lệ phí sát hạch: Theo quy định hiện hành.
V. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ
1. Phòng QLVT-PT&NL:
a) Hướng dẫn thực hiện Phương ánnày.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đàotạo lái xe trên địa bàn tỉnh chuẩn bị đủ các điều kiện để đào tạo, sát hạch láixe cho người tàn tật.
c) Quản lý công tác đào tạo, sáthạch, cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe cho người tàn tật theo các quy địnhhiện hành.
d) Định kỳ báo cáo Bộ Giao thông vậntải (qua Tổng Cục Đường bộ Việt Nam) theo quy định.
2. Thời gian thực hiện: Từ ngày01 tháng 7 năm 2014.
KT. GIÁM ĐỐC |