ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1126/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 29 tháng 05 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SẮP XẾP VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ BẾNXE Ô TÔ KHÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBNDngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộnăm 2008;
Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CPngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằngxe ô tô;
Căn cứ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức,quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;Thông tư số 49/2012/TT-BGTVT ngày 12/12/2012 của Bộ Giao thông vận tải ban hànhquy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách;
Căn cứ Quyết định số 12/2015/QĐ-TTg ngày 16/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách thuhút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe khách.
Xét đề nghị của Sở Giao thông Vậntải tại Tờ trình số 89/TTr-SGTVT ngày 26/5/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án sắp xếp và xây dựng mô hình tổchức, quản lý bến xe ô tô khách trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và tầmnhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤCTIÊU
1. Quan điểm:
Việc sắp xếp và xây dựng mô hình tổchức quản lý bến xe ô tô khách trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và tầmnhìn đến 2030 nhằm bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu đi lại củanhân dân, tránh lãng phí xã hội và phát triển bền vững các tuyến vận tải. Phù hợpvới Quy hoạch phát triển tổng thể giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm2020 tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ xe taxi và cáctuyến vận tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 địnhhướng đến năm 2030; phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa.
2. Mục tiêu:
- Sắp xếp lại các loại hình vận tảikhách, tuyến vận tải tại từng bến xe để phát huy hiệu quả hoạt động, tránh chồngchéo, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Chuyển đổi mô hình tổ chức quản lýhoạt động của các bến xe theo đúng quy định của Nhà nước.
- Tạo điều kiện, khuyến khích cácthành phần kinh tế tham gia đầu tư, khai thác bến xe, thực hiện xã hội hóa cácbến xe trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư, xây dựng các bến xe ô tôkhách theo từng giai đoạn, đảm bảo các tiêu chí theo quy định (Các bến xe khaithác tuyến liên tỉnh phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn tại Thông tư số49/2012/TT-BGTVT ngày 12/12/2012 của Bộ Giao thông Vận tải). Phát huy vai tròquản lý của các bến xe trong hoạt động vận tải khách; phục vụ hiệu quả cho côngtác quản lý nhà nước về vận tải.
II. NỘI DUNG SẮP XẾPHỆ THỐNG BẾN XE VÀ CÁC LUỒNG TUYẾN VẬN TẢI
1. Giai đoạn từ năm 2015 đến năm2020, thực hiện các nội dung sau:
- Giảm số lượng bến xe liên tỉnh từ12 bến xuống còn 09 bến
- Chuyển 03 bến (Chợ Lục, Nam Trung,Hưng Nhân) thành bến xe nội tỉnh.
- Chuyển các tuyến liên tỉnh từ 03 bếnxe Chợ Lục, Nam Trung, Hưng Nhân về bến xe Thái Thụy, Tiền Hải và Hưng Hà.
- Điều chỉnh lại hành trình của một sốtuyến liên tỉnh, bố trí hướng tuyến khai thác tại mỗi bến xe tránh chồng chéoluồng tuyến, tránh đi vào khu vực trung tâm thành phố Thái Bình.
- Chuyển các tuyến trên 300km tại bếnkhông đủ tiêu chuẩn (bến xe Quỳnh Côi) về các bến đủ tiêu chuẩn (Bến xe Thànhphố và bến xe Hưng Hà)
2. Giai đoạn sau năm 2020, thực hiệnmột số nội dung sau:
- Bố trí các tuyến vận tải khách liêntỉnh có cự ly từ 300 km trở lên về hoạt động tại 04 bến xe vùng (bến xe phíaTây thành phố Thái Bình, Hưng Hà, Thái Thụy, Tiền Hải)
- Chuyển các tuyến từ 300 km trở lên:
+ Từ bến xe Kiến Xương về bến xe phíaTây thành phố
+ Từ bến xe Đông Hưng về bến xe phíaTây thành phố, Hưng Hà
- Điều chỉnh tuyến liên tỉnh tại 04 bếnxe vùng phù hợp mạng lưới giao thông
- Chuyển toàn bộ các tuyến liên tỉnh(trừ tuyến Hà Nội) từ bến xe thành phố về bến xe phía Tây thành phố.
3. Thời gian điều chuyển các tuyếnliên tỉnh:
- Trước ngày 31/12/2015 hoàn thành việcđiều chuyển, sắp xếp các tuyến vận tải khách có cự ly từ 300 km trở lên tại mộtsố bến xe không đạt tiêu chuẩn về bến xe đạt tiêu chuẩn theo Thông tư49/2012/TT-BGTVT ngày 12/12/2012 của Bộ Giao thông vận tải.
- Trước ngày 31/3/2016 hoàn thành việcđiều chuyển, sắp xếp các tuyến vận tải khách liên tỉnh theo nội dung 2.1, mụcII, phần II của đề án.
III. MÔ HÌNH QUẢNLÝ BẾN XE Ô TÔ KHÁCH
1. Mô hình quản lý bến xe trên địabàn tỉnh Thái Bình:
- Các bến đã xã hội hóa hiện đang hoạtđộng theo mô hình doanh nghiệp: Giữ nguyên mô hình quản lý, bao gồm các bến xeHoàng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Côi, Bồng Tiên.
- Các bến xe do Ban Quản lý, đơn vị sựnghiệp thuộc Ủy ban nhân dân các huyện quản lý: Thực hiện bán để chuyển đổi môhình hoạt động sang mô hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Bến xe khách trung tâm thành phốThái Bình: Thực hiện chuyển đổi từ mô hình Ban Quản lý sang mô hình Công ty cổphần thời gian đầu để đảm bảo ổn định Nhà nước nắm giữ 51% vốn, sau đó hàng nămsẽ thực hiện thoái vốn Nhà nước theo kế hoạch.
2. Thời gian hoàn thành việc chuyểnđổi mô hình:
Thời gian hoàn thành chuyển đổi môhình tổ chức quản lý các bến xe trên địa bàn tỉnh, trước tháng 7/2016.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢIPHÁP CHỦ YẾU
1. Giải pháp về cơ chế chính sáchthu hút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe khách:
Thực hiện theo Quyết định số12/2015/QĐ-TTg ngày 16/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách thuhút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe khách.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tại các bến xe:
- Điều tiết luồng tuyến tại các bếnxe theo hướng ưu tiên tổ chức vận tải liên tỉnh tại các bến xe có cơ sở vật chấtvà ứng dụng khoa học công nghệ tốt, đặc biệt là các bến xe trung tâm.
- Tăng cường đầu tư các thiết bị côngnghệ và ứng dụng phần mềm quản lý để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt độngtại các bến xe.
+ Đối với bến xe loại 1 và loại 2:Bán vé điện tử kết hợp ứng dụng kiểm soát vé thông minh như sử dụng vé thẻ, vécó kết nối với các phương thức vận tải khác.
+ Đối với các bến xe loại 3 và loại 4trở lên, bắt buộc niêm yết điện tử các thông tin gồm: Chất lượng dịch vụ, biểuđồ chạy xe, giá vé, giờ xe xuất bến và đều phải xây dựng, vận hành trang thôngtin điện tử có phản hồi ý kiến của hành khách, khách hàng.
+ Mỗi bến xe sẽ nghiên cứu để ứng dụngphần mềm quản lý hoạt động nội bộ của bến để kiểm soát an toàn và an ninh trậttự.
3. Giải pháp về tăng cường quản lýnhà nước:
Các sở, ban, ngành, địa phương chỉ đạocác lực lượng chức năng, lực lượng tuần tra, kiểm soát tăng cường công tác kiểmtra, kiểm soát, xử lý các trường hợp, đơn vị vi phạm trong hoạt động vận tảikhách để kiểm soát có hiệu quả hoạt động vận tải.
4. Giải pháp về nhân lực:
Trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu,tổ chức bộ máy, lựa chọn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm, năng lực công tác đểbố trí sắp xếp; Ưu tiên sử dụng nhân lực hiện đang làm việc tại đơn vị.
Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứngyêu cầu về số lượng, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý.
5. Giải pháp về quy hoạch:
Rà soát quy hoạch bến xe đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030, đảm bảo có các vị trí quy hoạch bến xe phù hợp, ổnđịnh, lâu dài.
Sở Giao thông vận tải thực hiện ràsoát và công bố kết quả sắp xếp lại mạng lưới luồng tuyến, doanh nghiệp vàphương tiện hoạt động tại các bến xe phù hợp với định hướng và yêu cầu phát triểnchung, tạo điều kiện cho các bến xe khai thác hiệu quả.
(có Đề án kèmtheo)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
- Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở,ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiệnđề án theo từng giai đoạn; đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện, tổng hợp báocáo Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mưu việc chuyển đổi mô hình quản lý của Ban Quảnlý Bến xe khách trung tâm thành phố Thái Bình.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tàichính, các ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồnvốn để thực hiện cổ phần hóa, xã hội hóa bến xe.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngànhliên quan rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh việc hỗ trợ lãi suất vốn vaycác tổ chức tín dụng để nâng cấp, mở rộng bến xe ô tô trong tỉnh theo hình thứcxã hội hóa.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp vớiSở Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các thủ tục về đất khi chuyển đổi cácbến xe; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về việc miễn tiền thuê đất quy định tạiĐiều 6, Quyết định số 12/2015/QĐ-TTg ngày 16/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ khithực hiện xã hội hóa bến xe.
- Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các sở ban ngànhhướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch địa điểm, quy hoạch chi tiết các bến xe.
- Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh vàTruyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình tăng cường tuyên truyền chủ trương, chínhsách của Nhà nước, của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện xã hội hóa bếnxe.
- Các sở ban ngành liên quan: Căn cứ chức năng nhiệmvụ được giao, phối hợp thực hiện theo từng giai đoạn và hướng dẫn các tổ chức,cơ sở triển khai thực hiện; theo dõi giám sát quá trình thực hiện tham mưu đềxuất với Ủy ban nhân dân tỉnh các cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện theonội dung đề án được duyệt.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ trì phốihợp với các sở, ngành liên quan thực hiện việc chuyển đổi mô hình hoạt động từBan Quản lý, đơn vị sự nghiệp các bến xe do Ủy ban nhân dân huyện quản lý sanghoạt động theo mô hình của Luật Doanh nghiệp theo đúng tiến độ của Đề án;. Phốihợp với Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành liên quan triển khai xây dựng kếhoạch, phương án thực hiện nội dung của đề án theo từng giai đoạn ở địa phương.Quy hoạch, bố trí quỹ đất hợp lý (về vị trí, diện tích) dành cho các bến đầu, bếncuối của các tuyến xe buýt để phục vụ thuận lợi cho việc trung chuyển hànhkhách ngành khi thực hiện sắp xếp các luồng tuyến vận tải.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Giám đốcSở, Thủ trưởng ngành: Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng,Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thành và Truyềnhình Thái Bình, Báo Thái Bình; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Thủtrưởng ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
ĐỀ ÁN
SẮPXẾP VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ BẾN XE Ô TÔ KHÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNHTHÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1126/QĐ-UBND ngày 29/5/2015 của UBND tỉnh)
Phần mở đầu
1. Sự cần thiết lập đề án
Sau khi đất nước ta được hoàn toàn giải phóng và thựchiện đường lối đổi mới, Nhà nước đã quan tâm phát triển kinh tế xã hội nóichung, giao thông vận tải nói riêng. Nhiều chủ trương, giải pháp đã được Đảng,Nhà nước hoạch định nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tưkinh doanh. Trong lĩnh vực vận tải, đã thu hút được các nguồn lực tài chínhtrong xã hội đầu tư phát triển các phương tiện vận tải, hệ thống bến xe khách.Sự phát triển đó đã góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế xã hội và thỏamãn ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân. Mặt khác, trong lĩnh vực vậntải hành khách, loại hình vận tải bằng ô tô chiếm vai trò chủ đạo. Số lượng ôtô vận tải hành khách tăng bình quân 10%/năm. Hệ thống các bến xe của tỉnh nhàphát triển nhanh chóng, bình quân mỗi huyện, thành phố có 02 bến xe. Các tuyếnvận tải khách liên tỉnh bằng ô tô tăng nhanh.
Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, đã nảy sinh mộtsố bất cập trong tổ chức, quản lý. Những năm gần đây, nguồn cung vận tải kháchđã vượt quá nhu cầu, các tuyến vận tải chồng chéo về hành trình, xuất hiện hiệntượng cạnh tranh không lành mạnh. Số lượng bến xe trên địa bàn tuy nhiều song sốbến xe đạt đủ các tiêu chí và khang trang hiện đại còn ít; Hoạt động của các bếnxe còn nhỏ lẻ, manh mún, không hiệu quả, thiếu tính kết nối. Việc xã hội hóa,kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư khai thác các bến xe còn chậm,thiếu cơ chế chính sách thu hút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe khách. Môhình bến xe chưa thống nhất, chưa đúng với quy định.
Do vậy, việc xây dựng “Đề án sắp xếp và xây dựngmô hình tổ chức quản lý bến xe ô tô khách trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm2020 và tầm nhìn đến 2030” nhằm khắc phục những hạn chế trong lĩnh vực vậntải hành khách, cụ thể là: sắp xếp và tổ chức lại các loại hình vận tải, cáctuyến vận tải tại các bến xe để phát triển ổn định; xây dựng mô hình quản lý,khai thác hệ thống bến xe phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động.
2. Căn cứ pháp lý xây dựng đề án
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 Hội nghịTW lần thứ 4 khóa XI, đề ra mục tiêu trọng tâm về hạ tầng giao thông đáp ứngyêu cầu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiệnđại.
- Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 củaChính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
- Quyết định số 12/2015/QĐ-TTg ngày 16/4/2015 củaThủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách thu hút xã hội hóa đầu tư và khaithác bến xe khách.
- Thông tư số 24/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 của BộGiao thông vận tải quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗtrợ vận tải đường bộ;
- Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 củaBộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
- Thông tư số 49/2012/TT-BGTVT ngày 12/12/2012 củaBộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách;
- Thông tư 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15/10/2014của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện giá cước vận tảibằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
- Văn bản số 7835/BGTVT-VT ngày 01/7/2014 của Bộtrưởng Bộ GTVT V/v phát triển xã hội hóa đầu tư, khai thác và nâng cao hiệu quảquản lý đối với bến xe ô tô khách;
- Quyết định số 2762/QĐ-UBND ngày 07/10/2008 củaUBND Tỉnh Thái Bình phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tảitỉnh Thái Bình đến năm 2020;
- Quyết định số 372/QĐ-UBND ngày 26/02/2014 củaUBND tỉnh V/v phê duyệt Quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ xe taxi và các tuyếnvận tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 định hướngđến năm 2030;
- Văn bản số 1291/UBND-GT ngày 20/5/2014 của UBND tỉnhThái Bình về việc lập Đề án sắp xếp và xây dựng mô hình quản lý các bến xekhách trên địa bàn tỉnh.
- Văn bản số 1173/UBND-CTXDGT ngày 22/4/2015 củaUBND tỉnh Thái Bình về việc thực hiện Quyết định số 12/2015/QĐ-TTg ngày16/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
- Các quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn xây dựng hiệnhành.
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ BẾNXE VÀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC BẾN XE Ô TÔ KHÁCH
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, TÌNH HÌNHKINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH
Thái Bình là tỉnh thuộc đồng bằng ven biển ở phíanam châu thổ sông Hồng, bốn phía bao bọc bởi sông và biển. Phía bắc và tây bắctiếp giáp Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên. Phía tây và tây nam giáp Hà Nam, NamĐịnh, phía đông giáp biển. Thái Bình nằm trên trục giao thương kinh tế trọng điểmcủa vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởngkinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Thái Bình có 01 thành phố và 07 huyện (Quỳnh Phụ,Hưng Hà, Đông Hưng, Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư) với 286 xã, phường,thị trấn. Diện tích của tỉnh tương đối nhỏ, tỷ lệ đô thị hóa thấp nhưng mật độdân số cao so với bình quân cả nước. Thái Bình có hơn một triệu dân sinh sốngvà làm việc ở các thành phố lớn, các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và NamBộ. Số lượng người dân làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao.
Thái Bình không nằm trên trục giao thông huyết mạchmang tầm quan trọng cấp quốc gia, hiện chỉ có quốc lộ 10, quốc lộ 39 với vaitrò cấp vùng. Nhìn chung nền kinh tế của tỉnh trong thời gian qua phát triểntương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hệ thống giaothông, mạng lưới vận tải.
Nguồn thu ngân sách của tỉnh còn nhiều hạn chế, khảnăng trợ giá cho vận tải hành khách công cộng, đầu tư cơ sở hạ tầng bến bãi khókhăn.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ BẾN XE VÀ HOẠT ĐỘNG VẬNTẢI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC BẾN XE Ô TÔ KHÁCH
1. Đánh giá về mạng lưới hệ thống giao thông đườngbộ
Tuyến vận tải khách của Thái Bình chủ yếu tập trungtrên QL10, QL39 và phân bố lệch. Cụ thể, hành khách liên tỉnh khu vực KiếnXương, Tiền Hải đều phải qua Thành phố. Đặc biệt Tiền Hải, nơi có điều kiện thuậnlợi để phát triển kinh tế và du lịch biển lại chưa có mạng lưới giao thông kếtnối với các tỉnh lân cận tương xứng.
Hiện nay, một số tuyến giao thông quan trọng đangđược đầu tư xây dựng như: tuyến quốc lộ nối từ Thái Bình đi Hà Nam, Quốc lộ37B. Tuyến đường bộ ven biển đã được đưa vào quy hoạch. Trong tương lai khi cáctuyến đường này hoàn thành sẽ giảm tải cho quốc lộ 10 qua Thái Bình, rút ngắnquãng đường đi lại của hành khách và khai thác tiềm năng kinh tế biển,
Có thể nói mạng lưới giao thông của Thái Bình phát triểnkhá sớm so với các địa phương trong cả nước, hình thành khá rõ ràng và ổn định.Tuy nhiên, mạng lưới chưa được hoàn chỉnh, chưa đảm bảo tính đồng bộ, liênthông. Tiêu chuẩn kỹ thuật đường sá còn thấp, khó đáp ứng khi lưu lượng giaothông tăng, phương tiện có tải trọng lớn.
2. Đánh giá về vận tải hành khách bằng xe ô tô,các bến xe khách
Vận tải hành khách của Thái Bình chủ yếu bằng ô tô,không có vận tải đường sắt, đường hàng không và đường thủy. Những năm qua vận tảikhách bằng ô tô đã phát triển mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế -xã hội và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân.
Hiện nay có 80 đơn vị vận tải khách theo tuyến cố định,1200 xe khách tham gia kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh, trong đó có 800 xekhách của Thái Bình và 400 xe của tỉnh ngoài. Có hơn 200 tuyến vận tải khách từThái Bình đi 35 tỉnh, thành phố trên cả nước. Loại hình kinh doanh vận tải hànhkhách công cộng bằng xe buýt có 47 phương tiện khai thác 05 tuyến buýt nội tỉnhtừ Thành phố đi các huyện. Vận tải khách bằng taxi có 07 đơn vị tham gia vớihơn 350 phương tiện. Có khoảng 100 phương tiện chuyên kinh doanh vận tải kháchbằng xe ô tô theo hợp đồng.
Trên địa bàn toàn tỉnh có 14 bến xe đã được công bố,xếp loại theo Thông tư số 24/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ GTVT(Phụ lục1- Hiện trạng hệ thống bến xe ô tô khách).
Ưu điểm
Đến nay, có 04/14 bến đã được xã hội hóa (bến xeHoàng Hà, bến xe Bồng Tiên, bến xe Đông Hưng, bến xe Quỳnh Côi), 05/14 bến cócơ sở vật chất trang thiết bị tương đối khang trang (bến xe Trung tâm Thành phốThái Bình, bến xe Hoàng Hà, bến xe trung tâm Thái Thụy, bến xe Hưng Hà, HưngNhân).
Đã hình thành mạng lưới vận tải hành khách theo tuyếncố định để phục vụ thuận lợi nhu cầu đi lại của nhân dân, gồm hơn 200 tuyến vậntải khách, trung bình hàng ngày có 879 lượt xe xuất bến đi 35 tỉnh thành phốkhác trên cả nước (Phụ lục 2 - Tần suất xe chạy và lượng khách của các tuyếnnội tỉnh; Phụ lục 3 - Danh sách tuyến liên tỉnh và tần suất xe chạy của các bếnxe).
Phương tiện vận tải hành khách bằng xe ô tô pháttriển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Nhiều phương tiện mới, chất lượngcao được đưa vào khai thác góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đáp ứngthuận lợi nhu cầu đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội. Một số tuyếnvận tải khách chất lượng cao từ Thái Bình đi Hà Nội, Gia Lai, Quảng Ninh, ĐiệnBiên, Đắc Lắc được duy trì ổn định, vận hành tốt.
Hạn chế
Trong 14 bến xe đã được công bố đưa vào khai tháctheo Thông tư 24, nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng bến, hệ thống trang thiết bị,...chưa đủ điều kiện, chưa đáp ứng các quy chuẩn hiện hành (Phụ lục 4 - Quy chuẩnbến xe khách theo QCVN 45: 2012/BGTVT ). Các bến xe từ loại 1 đến loại4 vẫn chưa lắp đặt thiết bị để kết nối internet giữa các bến xe khách có liên quanvới nhau và với cơ quan quản lý tuyến, đồng thời thực hiện quản lý và báo cáoqua phần mềm theo quy định.
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Thôngtư 49/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các đơn vị trực tiếp quản lý,khai thác bến xe phải là doanh nghiệp, hợp tác xã. Đến nay mô hình bến xe kháchtrên địa bàn tỉnh còn chưa thống nhất và chưa đúng với quy định hiện hành.
Hoạt động quản lý, tác nghiệp tại bến xe chưa đáp ứngđược quy định như: chưa niêm yết thông tin tuyến vận tải, chất lượng dịch vụtrên tuyến, quy trình tác nghiệp, nội quy bến; chưa nghiêm túc thực hiện quytrình xe ra vào bến; nhân sự quản lý và điều hành tại các bến thiếu và yếu cả vềsố lượng lẫn chất lượng. Nhiều bến chỉ là nơi dừng đỗ và đóng dấu lệnh vận chuyểncho các phương tiện được chấp thuận khai thác tại bến, không thể hiện được vaitrò của bến xe.
Số lượng bến xe tuy nhiều nhưng vị trí một số bếncòn bố trí gần nhau, chủ yếu tập trung nằm dọc trên các trục giao thông chínhnên đã hình thành nhiều tuyến vận tải chồng chéo. Tình trạng đón trả khách dọcđường không đúng nơi quy định diễn ra phổ biến đã làm cho lượng khách bị phântán, gây mất trật tự an toàn giao thông. Hoạt động của các bến xe cũng như củacác đơn vị vận tải không hiệu quả, tình trạng xe bỏ chuyến ngày càng tăng, nhấtlà đối với các tuyến xe đường dài.
Các đơn vị vận tải hạn chế về quy mô, năng lực quảnlý và cung ứng dịch vụ. Việc kinh doanh vận tải khách chưa chuyên nghiệp, bài bản.Cung cách làm việc của lái xe, nhân viên phục vụ còn hạn chế. Chưa có sự phối hợpchặt chẽ giữa các chủ doanh nghiệp, chủ phương tiện vận tải trong tác nghiệp vậntải và công tác quản lý. Việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụchuyên môn chưa được rộng rãi.
3. Nguyên nhân của những hạn chế
Một là: Hệ thống các văn bản quản lý, nhất là cácNghị định, Thông tư quy định về quản lý hoạt động vận tải còn thiếu tính ổn định,chưa đồng bộ, thống nhất và chưa theo kịp với diễn biến thực tế của hoạt động vậntải. Cụ thể như chậm quy định điều kiện cơ sở vật chất, các yêu cầu trong việclập quy hoạch, đầu tư, xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý khai thác bếnxe khách. Quy định về việc mở mới tuyến vận tải khách liên tỉnh còn chưa chặtchẽ (nhất là quy định về hành trình chạy xe trên tuyến) dẫn đến tình trạng cácluồng tuyến vận tải bị trùng lặp về hành trình chạy xe.
Hai là: Các bến xe trên địa bàn tỉnh được hìnhthành từ thời kỳ kinh tế tập trung (bao cấp), mô hình tổ chức quản lý khai thácchậm được đổi mới khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Chưa đa dạng hóa cácloại hình kinh doanh phụ trợ, chủ yếu dựa vào nguồn thu dịch vụ xe ra vào bến,dẫn đến hoạt động của các bến xe thiếu hiệu quả. Việc kết nối giữa các loạihình vận tải tại các bến xe còn hạn chế (liên tỉnh, nội tỉnh, xe buýt, xe trungchuyển, taxi). Vai trò quản lý nhà nước về vận tải của các bến xe chưa đượcphát huy.
Ba là: Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về vận tảicủa Sở GTVT thời gian qua, cũng như các địa phương đơn vị liên quan chưa cao.
Bốn là: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách của tỉnh chobến xe rất hạn chế trong khi đó chưa có cơ chế chính sách kêu gọi các thành phầnkinh tế tham gia đầu tư, khai thác các bến xe (xã hội hóa).
Phần thứ hai
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NỘIDUNG SẮP XẾP VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ BẾN XE Ô TÔ KHÁCH
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
Việc sắp xếp và xây dựng mô hình tổ chức quản lý bếnxe ô tô khách trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 nhằmđảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, tiếtkiệm chi phí và phát triển bền vững. Phù hợp với Quy hoạch phát triển tổng thểgiao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạchhệ thống bến xe, bãi đỗ xe taxi và các tuyến vận tải khách bằng xe buýt trên địabàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; phù hợp với nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
2. Mục tiêu chung
Bố trí, đầu tư xây dựng các bến xe ô tô khách theotừng giai đoạn, đảm bảo các tiêu chí theo quy định. Nâng cao vai trò của các bếnxe trong hoạt động vận tải khách; phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý nhà nướcvề vận tải.
Chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý hoạt động bếnxe, tạo điều kiện, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khaithác bến xe trên địa bàn tỉnh.
3. Mục tiêu cụ thể
Các bến xe khai thác tuyến liên tỉnh phải đảm bảo đạttiêu chuẩn theo Thông tư 49/2012/TT-BGTVT với các khu chức năng của bến xe đượcthiết kế đồng bộ gồm: nhà chờ, nhà điều hành, cổng ra vào, công trình dịch vụthương mại phụ trợ đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và phòng chốngcháy nổ. Tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động tại các bến xe.
Sắp xếp lại các loại hình vận tải khách, tuyến vậntải tại từng bến xe để phát huy hiệu quả hoạt động, tránh chồng chéo, mất trậttự an toàn giao thông.
Thực hiện xã hội hóa các bến xe trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG SẮP XẾP HỆ THỐNG BẾN XE VÀ CÁC LUỒNGTUYẾN VẬN TẢI
1. Nguyên tắc sắp xếp
- Hạn chế tối đa sự chồng chéo của các tuyến vận tải,nhất là các tuyến vận tải không được phép đi vào trung tâm Thành phố Thái Bìnhgây nên tình trạng đón trả khách không đúng quy định, tranh giành khách, pháthuy tối đa hiệu quả của các tuyến đường tránh, đường vành đai.
- Căn cứ vào nhu cầu, mật độ đi lại tại các khu vực,các huyện, thành phố để bố trí, đầu tư các bến xe liên tỉnh.
- Khảo sát, đánh giá, phân loại từng bến để phânchia phạm vi hoạt động của các tuyến vận tải hoạt động tại bến; từng bước đầutư các bến xe, nhất là các bến xe quan trọng (bến xe hoạt động tuyến liên tỉnh)có nhu cầu đi lại và tiềm năng vận tải cao.
2. Nội dung sắp xếp
2.1. Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020
Căn cứ đặc điểm, mật độ dân số tỉnh Thái Bình(Phụ lục 5 - Cơ cấu hành chính dân số tỉnh Thái Bình); Quy hoạch tổng thểphát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020; hiện trạng mạng lướicác tuyến đường, mạng lưới giao thông liên vùng; vị trí các điểm dừng đón trảkhách tuyến cố định (Phụ lục 6 - Danh sách vị trí các điểm dừng đón trảkhách); đặc điểm vị trí địa lý của tỉnh và nhu cầu đi lại của nhân dân.
Giai đoạn này thực hiện sắp xếp một số nội dungsau: giảm số lượng bến xe liên tỉnh từ 12 bến xuống 09 bến; chuyển 03 bến (ChợLục, Nam Trung, Hưng Nhân) thành bến xe nội tỉnh; chuyển các tuyến liên tỉnh từ03 bến này về bến xe Thái Thụy, Tiền Hải và Hưng Hà; điều chỉnh lại hành trìnhcủa một số tuyến liên tỉnh, tránh chồng chéo luồng tuyến; chuyển các tuyến trên300km tại bến không đủ tiêu chuẩn (Quỳnh Côi) về các bến đủ tiêu chuẩn (BxThành phố và Hưng Hà). Cụ thể như sau:
a. Sắp xếp 09 bến xe liên tỉnh (Phụ lục 7 -Quy mô diện tích, vị trí các bến xe liên tỉnh) như sau:
- Bến xe Trung tâm TP Thái Bình phụcvụ các tuyến liên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt.
+ Theo QL10 - QL39 qua cầu Triều Dương đi TuyênQuang, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Thái Nguyên, Yên Bái, Lạng Sơn, bếnxe phía Bắc Hà Nội, Bắc Giang.
+ Theo QL10 qua cầu Tân Đệ đi Nam Định, Hà Nội, HòaBình, Bắc Ninh, Phú Thọ, Bắc Cạn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, KonTum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Thành phố Hồ ChíMinh.
+ Theo QL10 qua cầu Nghìn đi Hải Phòng, Hải Dương,Quảng Ninh.
- Bến xe Hoàng Hà phục vụ một số tuyếnliên tỉnh của Công ty, xe buýt và một số tuyến liên tỉnh khác. Các tuyến liên tỉnhđi theo hướng tuyến và đi các tỉnh thành phố sau:
+ Theo QL10 qua cầu Tân Đệ đi Hà Nội, Thành phố HồChí Minh.
+ Theo QL10 - QL39 qua cầu Triều Dương đi Sơn La.
+ Theo QL10 qua cầu Nghìn đi Quảng Ninh.
- Bến xe Thị trấn Hưng Hà phục vụ mộtsố tuyến liên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt. Các tuyến liên tỉnh đi theo hướng tuyếnvà đi các tỉnh, thành phố sau:
+ Theo QL39 qua cầu Triều Dương đi Hà Nội, TuyênQuang, Điện Biên
+ Theo QL39 - đường Thái Bình - Hà Nam (sau khihoàn thành) ra QL10 qua cầu Nghìn đi Hải Phòng, Quảng Ninh.
+ Theo đường Thái Bình - Hà Nam qua cầu Thái Hà(sau khi hoàn thành) đi Đắc Nông, Đắc Lắc, Kon Tum, Phú Yên, Bình Phước, BìnhDương.
- Bến xe Trung tâm Thái Thụy phục vụmột số tuyến liên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt. Các tuyến liên tỉnh đi theo hướngtuyến và đi các tỉnh, thành phố sau:
+ Theo QL 37 qua cầu sông Hóa; Theo đường Thái Bình- Hà Nam (sau khi hoàn thành) ra QL10 qua cầu Nghìn đi Hải Phòng, Quảng Ninh.
+ Theo đường Thái Bình - Hà Nam (sau khi hoànthành) đi Hà Nội, Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Điện Biên.
+ Theo QL39, QL10 qua cầu Tân Đệ hành trình đi theođường tránh khu vực Trung tâm TP Thái Bình (đường S1) đi Đắc Lắc, Đắc Nông,Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang.
- Bến xe Thị trấn Tiền Hải phục vụ mộtsố tuyến liên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt. Các tuyến liên tỉnh đi theo hướng tuyếnvà đi các tỉnh, thành phố sau:
+ Theo QL10 qua cầu Nghìn hành trình tránh khu vựcTrung tâm TP Thái Bình theo đường vành đai phía Nam (sau khi hoàn thành) đi HảiPhòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng.
+ Theo QL10 qua Cầu Tân Đệ hành trình tránh khu vựcTrung tâm TP Thái Bình theo đường vành đai phía Nam (sau khi hoàn thành) đi HàNội, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Đắc Lắc, Bà RịaVũng Tàu, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bến xe Đông Hưng phục vụ một số tuyếnliên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt. Các tuyến liên tỉnh đi theo hướng tuyến và đicác tỉnh, thành phố sau:
+ Theo QL39 qua cầu Triều Dương đi Hà Nội, Phú Thọ,Thái Nguyên, Hòa Bình, Tuyên Quang, Yên Bái
+ Theo QL10 qua cầu Nghìn đi Hải Phòng, Quảng Ninh.
+ Theo QL10 hành trình đi theo đường tránh khu vựcTrung tâm TP Thái Bình (đường S1) qua cầu Tân Đệ đi Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông,Bình Phước, Kiên Giang.
- Bến xe Bồng Tiên phục vụ một số tuyếnliên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt. Các tuyến liên tỉnh đi theo hướng tuyến và đicác tỉnh, thành phố sau:
+ Theo QL10 qua cầu Tân Đệ đi Hà Nội, Thái Nguyên,Lạng Sơn
+ Theo QL10, hành trình đi theo đường tránh khu vựcTrung tâm TP Thái Bình (đường S1) qua cầu Nghìn đi Hải Phòng, Quảng Ninh
- Bến xe Quỳnh Côi phục vụ một số tuyếnliên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt. Thực hiện điều chuyển các tuyến đi Sơn La, LàoCai, Đắc Lắc, Lai Châu về bến xe Hưng Hà và bến xe Thành phố Thái Bình. Các tuyếnliên tỉnh đi theo hướng tuyến và đi các tỉnh, thành phố sau:
+ Theo QL10 qua cầu Nghìn đi Hải Phòng, Quảng Ninh
+ Theo ĐT 217 qua cầu Hiệp đi Hà Nội, Thái Nguyên
+ Theo ĐT 216 - đường Thái Bình - Hà Nam (sau khihoàn thành) qua cầu Thái Hà đi Hà Nội
- Bến xe Kiến Xương phục vụ một sốtuyến liên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt. Các tuyến liên tỉnh đi theo hướng tuyếnvà đi các tỉnh, thành phố sau:
+ Theo QL10 qua cầu Nghìn hành trình tránh khu vựcTrung tâm TP Thái Bình theo đường vành đai phía Nam (sau khi hoàn thành) đi HảiPhòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Giang.
+ Theo QL10 qua Cầu Tân Đệ hành trình tránh khu vựcTrung tâm TP Thái Bình theo đường vành đai phía Nam (sau khi hoàn thành) đi HàNội, Thái Nguyên, Yên Bái, Lai Châu, Bình Phước, Bình Dương, Thành phố Hồ ChíMinh, Kiên Giang,
b. Bến xe nội tỉnh, trung chuyển
Sắp xếp 03 bến xe: Hưng Nhân, Nam Trung, ChợLục phục vụ các tuyến nội tỉnh, trung chuyển (tuyến vận tải khách nội tỉnhtừ các bến này đi bến xe Trung tâm TP Thái Bình, tuyến nội tỉnh vành đai giữacác bến này với nhau, tuyến xe buýt, xe trung chuyển, xe taxi, bãi đỗ).
c. Kết quả tổng số lượt xe tuyến liên tỉnh giaiđoạn 2015-2020 thể hiện qua bảng
TT | Bến xe | Tổng số lượt xe xuất bến hiện tại | Tổng số lượt xe xuất bến sau sắp xếp | Tổng số lượt xe xuất bến dự tính đến năm 2020 | |||
lượt /tháng | lượt /ngày | lượt /tháng | lượt /ngày | lượt /tháng | lượt /ngày | ||
1 | Trung tâm Thành phố | 10802 | 360 | 10864 | 362 | 16296 | 543 |
2 | Hoàng Hà | 4530 | 151 | 4530 | 151 | 6795 | 227 |
3 | Hưng Hà | 1223 | 41 | 1285 | 43 | 1928 | 64 |
4 | Hưng Nhân | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
5 | Thái Thụy | 1585 | 53 | 2120 | 71 | 3180 | 106 |
6 | Chợ Lục | 535 | 18 | 0 | 0 | 0 | 0 |
7 | Tiền Hải | 2465 | 82 | 2915 | 97 | 4373 | 146 |
8 | Nam Trung | 450 | 15 | 0 | 0 | 0 | 0 |
9 | Đông Hưng | 1430 | 48 | 1430 | 48 | 2145 | 72 |
10 | Bồng Tiên | 570 | 19 | 570 | 19 | 855 | 29 |
11 | Quỳnh Côi | 1385 | 46 | 1260 | 42 | 1890 | 63 |
12 | Kiến Xương | 1386 | 46 | 1386 | 46 | 2079 | 69 |
2.2. Giai đoạn sau năm 2020
a. Căn cứ vào lưu lượng hành khách, đặc điểmvị trí các bến xe, tránh chồng chéo luồng tuyến, giai đoạn này thực hiện một sốnội dung sau: bố trí các tuyến vận tải khách liên tỉnh có cự ly từ 300 km trởlên về hoạt động tại 04 bến xe vùng (Bến xe phía tây thành phố Thái Bình, HưngHà, Thái Thụy, Tiền Hải); chuyển các tuyến trên 300km (từ bến xe Kiến Xương vềbến phía tây thành phố, từ bến Đông Hưng về bến xe phía tây thành phố, HưngHà); điều chỉnh tuyến liên tỉnh tại 04 bến xe vùng phù hợp sự phát triển của mạnglưới giao thông; điều chuyển toàn bộ các tuyến liên tỉnh (trừ tuyến Hà Nội) vềbến xe phía tây thành phố. Cụ thể:
- Bến xe phía tây thành phố Thái Bình sau khi đượcđầu tư, hoàn thành đưa vào khai thác sẽ chuyển các tuyến liên tỉnh tại bến xekhách Trung tâm thành phố ra Bến xe phía tây thành phố hoạt động (trừ tuyến HàNội). Bến Trung tâm thành phố trở thành bến vận tải tuyến chất lượng cao TháiBình - Hà Nội, các tuyến buýt và nội tỉnh. Các tuyến liên tỉnh tại bến xe phíatây thành phố đi theo QL10 - QL39 qua cầu Triều Dương; theo QL10 qua cầu Tân Đệ;theo QL10 qua cầu Nghìn.
- Bến xe Thị trấn Hưng Hà: Các tuyến liên tỉnh đitheo QL39 qua cầu Triều Dương; đi theo đường Thái Bình - Hà Nam ra QL10 qua cầuNghìn; đi theo đường Thái Bình - Hà Nam qua cầu Thái Hà. Các tuyến liên tỉnhtrên 300km đi các tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai,Hà Giang, Tuyên Quang) và các tỉnh miền Trung, miền Nam.
- Bến xe Trung tâm Thái Thụy: Các tuyến liên tỉnhđi theo đường Thái Bình - Hà Nam ra QL10 qua cầu Nghìn; đi theo QL37; đi theotuyến đường Thái Bình - Hà Nam qua cầu Thái Hà; đi theo cao tốc ven biển. Cáctuyến liên tỉnh trên 300km đi các tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc (Yên Bái, Tuyên Quang,Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn) và các tỉnh miền Trung, miền Nam.
- Bến xe Thị trấn Tiền Hải: Các tuyến liên tỉnh đitheo QL37B ra QL37 qua cầu Sông Hóa; đi theo cao tốc ven biển; đi theo QL10 quaCầu Tân Đệ hành trình đi theo đường vành đai phía Nam tránh khu vực Trung tâmTP Thái Bình; Các tuyến liên tỉnh trên 300km đi các tỉnh Đông Bắc (Quảng Ninh,Lạng Sơn, Thái Nguyên) và các tỉnh miền Trung, miền Nam.
b. Kết quả tổng số lượt xe tuyến liên tỉnh giaiđoạn sau 2020 thể hiện qua bảng
TT | Bến xe | Tổng số lượt xe xuất bến dự tính đến năm 2020 | Tổng số lượt xe xuất bến dự tính sau năm 2020 | |||
lượt/tháng | lượt/ngày | lượt/tháng | lượt/ngày | |||
I | Bến xe vùng | |||||
1 | Bến xe phía Tây | 0 | 0 | 6648 | 222 | |
2 | Hưng Hà | 1928 | 64 | 2237 | 75 | |
3 | Thái Thụy | 3180 | 106 | 2952 | 98 | |
4 | Tiền Hải | 4373 | 146 | 3800 | 127 | |
II | Bến xe liên tỉnh hoạt động dưới 300 km | |||||
1 | Trung tâm Thành phố | 16296 | 543 | 10557 | 352 | |
2 | Hoàng Hà | 6795 | 227 | 6795 | 227 | |
3 | Đông Hưng | 2145 | 72 | 1983 | 66 | |
4 | Bồng Tiên | 855 | 29 | 855 | 29 | |
5 | Quỳnh Côi | 1890 | 63 | 1890 | 63 | |
6 | Kiến Xương | 2079 | 69 | 1729 | 58 |
2.3. Thời gian điều chuyển các tuyếnliên tỉnh
- Trước ngày 31/3/2016 hoàn thành việcđiều chuyển, sắp xếp các tuyến vận tải khách liên tỉnh theo nội dung 2.1, mụcII, phần II của đề án.
- Trước ngày 31/12/2015 hoàn thành việcđiều chuyển, sắp xếp các tuyến vận tải khách có cự ly từ 300 km trở lên tại mộtsố bến xe không đạt tiêu chuẩn về bến xe đạt tiêu chuẩn theo Thông tư49/2012/TT-BGTVT .
III. MÔ HÌNH QUẢN LÝ BẾN XE Ô TÔKHÁCH
Theo quy định của Luật Giao thông đườngbộ, đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác bến xe khách là doanh nghiệp, hợp tácxã. Thực tế hiện nay, trên cả nước đang tồn tại hai mô hình quản lý: Bến xe docác doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, khai thác và bến xe do đơn vị sự nghiệp trựcthuộc Sở GTVT hoặc UBND huyện quản lý.
Thực tiễn tại các tỉnh Quảng Ninh, HảiPhòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Gia Lai, Lào Cai... phần lớn các bến xe đã chuyển đổisang mô hình doanh nghiệp khai thác quản lý và hoạt động có hiệu quả.
Như vậy, theo quy định và từ thực tiễnhoạt động của các bến xe đã chuyển đổi thì việc chuyển đổi mô hình hoạt động củacác bến xe trên địa bàn tỉnh là yêu cầu cấp thiết.
1. Mô hình quản lý bến xe trên địabàn tỉnh Thái Bình
a. Các bếnđã xã hội hóa hiện đang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp: Giữ nguyên mô hìnhquản lý, bao gồm các bến xe Hoàng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Côi, Bồng Tiên.
b. Các bếnxe do Ban Quản lý, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân các huyện quản lý: Thựchiện bán để chuyển đổi mô hình hoạt động sang mô hình doanh nghiệp theo quy địnhcủa Luật doanh nghiệp.
c. Bến xekhách trung tâm thành phố Thái Bình
Thực hiện chuyển đổi từ mô hình BanQuản lý sang mô hình Công ty cổ phần thời gian đầu để đảm bảo ổn định Nhà nướcnắm giữ 51% vốn sau đó hàng năm sẽ thực hiện thoái vốn nhà nước theo kế hoạch.
2. Thời gian hoàn thành việc chuyểnđổi mô hình
Thời gian hoàn thành chuyển đổi môhình tổ chức quản lý các bến xe trên địa bàn tỉnh, nước tháng 7/2016.
Phần thứ ba
MỘT SỐ GIẢI PHÁPĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
I. Giải pháp về cơ chế chính sáchthu hút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe khách
Căn cứ khái toán kinh phí xây dựng cảitạo nâng cấp các bến xe khai thác liên tỉnh giai đoạn 2015-2020 là 74 tỷ đồng (Phụlục 8 - Dự kiến kinh phí cải tạo, nâng cấp, đầu tư các bến xe); Căn cứdoanh thu thực tế từ hoạt động của các bến xe hàng năm chỉ đạt mức trên 10 tỷ đồng(năm 2013 là 10.672 triệu đồng - Phụ lục 9 - Tổng Doanh thu của các bếnxe). Để đề án có tính khả thi cần thực hiện cơ chế chính sách thu hút xã hộihóa đầu tư và khai thác bến xe khách trên địa bàn tỉnh Thái Bình như sau:
- Thực hiện theo Quyết định số12/2015/QĐ-TTg ngày 16/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách thuhút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe khách.
- Ngoài ra, UBND có chính sách hỗ trợ,ưu đãi các nhà đầu tư, khai thác bến xe trên địa bàn tỉnh như sau:
+ Hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng,lấp trũng, đường ra vào bến, công trình hỗ trợ (cấp thoát nước, điện chiếusáng), tái định cư.
+ Hỗ trợ về khoa học công nghệ, phầnmềm phục vụ quá trình quản lý.
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tại các bến xe
- Điều tiết luồng tuyến tại các bếnxe theo hướng ưu tiên tổ chức vận tải liên tỉnh tại các bến xe có cơ sở vật chấtvà ứng dụng khoa học công nghệ tốt, đặc biệt là các bến xe trung tâm.
- Tăng cường đầu tư các thiết bị côngnghệ và ứng dụng phần mềm quản lý để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt độngtại các bến xe.
+ Đối với bến xe loại 1 và loại 2:bán vé điện tử kết hợp ứng dụng kiểm soát vé thông minh như sử dụng vé thẻ, vécó kết nối với các phương thức vận tải khác.
+ Đối với các bến xe loại 3 và loại 4trở lên, bắt buộc niêm yết điện tử các thông tin gồm: chất lượng dịch vụ, biểuđồ chạy xe, giá vé, giờ xe xuất bến và đều phải xây dựng, vận hành trang thôngtin điện tử có phản hồi ý kiến của hành khách, khách hàng.
+ Mỗi bến xe sẽ nghiên cứu để ứng dụngphần mềm quản lý hoạt động nội bộ của bến để kiểm soát an toàn và an ninh trậttự.
III. Giải pháp về tăng cường quảnlý nhà nước
Các Sở, ban, ngành, địa phương tăngcường chỉ đạo các lực lượng chức năng, lực lượng tuần tra, kiểm soát tăng cườngcông tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp, đơn vị vi phạm trong hoạt độngvận tải khách để kiểm soát có hiệu quả hoạt động vận tải.
IV. Giải pháp về nhân lực
- Trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu,tổ chức bộ máy, lựa chọn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm, năng lực công tác đểbố trí sắp xếp. Ưu tiên sử dụng nhân lực hiện đang làm việc tại đơn vị.
- Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộđáp ứng yêu cầu về số lượng, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý.
V. Giải pháp về quy hoạch
- Rà soát quy hoạch bến xe đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030, đảm bảo có các vị trí quy hoạch bến xe phù hợp, ổnđịnh, lâu dài.
- Sở Giao thông vận tải thực hiện ràsoát và công bố kết quả sắp xếp lại mạng lưới luồng tuyến, doanh nghiệp vàphương tiện hoạt động tại các bến xe phù hợp với định hướng và yêu cầu phát triểnchung, tạo điều kiện cho các bến xe khai thác hiệu quả.
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Các sở, ban, ngành
- Sở Giao thông vận tải chủ trì, phốihợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạchchi tiết thực hiện đề án theo từng giai đoạn; đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện,tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mưu việc chuyển đổi mô hình quản lýcủa Ban Quản lý Bến xe khách trung tâm thành phố Thái Bình.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phốihợp với Sở Tài chính, các ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí,cân đối nguồn vốn đế thực hiện cổ phần hóa, xã hội hóa bến xe.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp vớicác Sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân việc hỗ trợ lãi suất vốn vaycho phát triển hệ thống bến xe ô tô của tỉnh khi thực hiện xã hội hóa.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủtrì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các thủ tục về đấtkhi chuyển đổi mô hình các bến xe.
- Sở Xây dựng chủ trì phối hợp vớicác sở ban ngành trong lĩnh vực quy hoạch chuyên ngành và các vấn đề khác cóliên quan.
- Cục Thuế tỉnh chủ trì phối hợp vớicác sở ban ngành trong lĩnh vực thuế và các vấn đề có liên quan khi thực hiệnxã hội hóa bến xe.
- Sở Thông tin và Truyền thông, ĐàiPhát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình tăng cường tuyên truyền chủtrương, chính sách của Nhà nước, của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xã hội hóa bếnxe.
- Các sở ban ngành liên quan: Theo chứcnăng nhiệm vụ được giao, phối hợp thực hiện theo từng giai đoạn và hướng dẫncác tổ chức cơ sở triển khai thực hiện, phối hợp theo dõi giám sát quá trình thựchiện tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh các cơ chế, chính sách, giảipháp thực hiện theo nội dung đề án được duyệt.
II. UBND các huyện, thành phố
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phốchủ trì phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các sở, ngành liên quan thực hiệnviệc chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ban Quản lý, đơn vị sự nghiệp của các bếnxe do Ủy ban nhân dân huyện quản lý sang hoạt động theo mô hình của Luật Doanhnghiệp theo đúng thời gian thực hiện.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tảivà các sở, ngành liên quan triển khai xây dựng kế hoạch, phương án thực hiện nộidung của đề án theo từng giai đoạn ở địa phương.
- Quy hoạch, bố trí quỹ đất hợp lý (vềvị trí, diện tích) dành cho các bến đầu cuối của các tuyến xe buýt để phục vụthuận lợi cho việc trung chuyển hành khách khi thực hiện sắp xếp các luồng tuyếnvận tải.
Phụ lục 1 - Hiện trạng hệ thống bến xeô tô khách
TT | Bến xe | Đơn vị QLKT&KD bến | Loại bến (TT24) | Tổng DT |
1 | TP Thái Bình | Ban Quản lý bến xe bến sông Thái Bình - đơn vị sự nghiệp thuộc Sở GTVTTB | 1 | 15.000 |
2 | Hoàng Hà | Công ty cổ phần Hoàng Hà | 2 | 10.584 |
3 | Bồng Tiên | Doanh nghiệp tư nhân Mai Tuyên | 4 | 4.450 |
4 | Thái Thụy | BQL bến xe khách huyện Thái Thụy - đơn vị sự nghiệp có thu không bù chi thuộc UBND huyện Thái Thụy. | 3 | 5.700 |
5 | Chợ Lục | 5 | 2.600 | |
6 | Đông Hưng | Công ty CP cơ khí và vận tải hành khách hành khách Đông Hưng | 4 | 4.000 |
7 | Quỳnh Côi | Công ty CP xây dựng GTVT số I | 6 | 900 |
8 | Kiến Xương (vị trí cũ) | Phòng Công Thương huyện Kiến Xương | 6 | 871 |
Kiến Xương (vị trí mới) | 5000 | |||
Bến Lụ | Diện tích nhỏ, và chưa đủ các điều kiện để công bố | |||
Bến Gốc | ||||
9 | Hưng Hà | Phòng Công Thương huyện Hưng Hà | 5 | 1.718 |
Hưng Hà (vị trí mới) | 5000 | |||
10 | Hưng Nhân (vị trí cũ) | 6 | 750 | |
Hưng Nhân (vị trí mới) | 5000 | |||
11 | Tiền Hải | Phòng Công Thương huyện Tiền Hải | 4 | 2.900 |
12 | Nam Trung | 5 | 2.500 | |
13 | Đông Long | 6 | 672 | |
14 | Đông Hoàng | 6 | 500 |
Nguồn:Phòng ban chức năng của Sở GTVT, PCT các huyện - năm 2015
Phụ lục 2 - Tần suất xe chạy và lượngkhách của các tuyến nội tỉnh
TT | Bến đi | Bến đến | Tần suất trung bình (lượt xe/ng.đ) | Số lượng khách (lượt hk/ng.đ) |
1 | TP Thái Bình | Thái Thụy | 18 | 384 |
2 | TP Thái Bình | Chợ Lục | 4 | 88 |
3 | TP Thái Bình | Nam Trung | 30 | 578 |
4 | TP Thái Bình | Đông Xuyên | 8 | 144 |
5 | TP Thái Bình | Nam Hải | 6 | 116 |
6 | TP Thái Bình | Đông Hoàng | 2 | 44 |
7 | TP Thái Bình | Hưng Hà | 16 | 319 |
8 | Quỳnh Côi | TP Thái Bình | 4 | 87 |
Nguồn:Phòng ban chức năng của Sở GTVT, PCT các huyện
Phụ lục 3 - Danh sách tuyến liên tỉnhvà tần suất xe chạy của các bến xe
Tuyến số | tt | Bến xe đi | Bến xe đến | Tỉnh nơi đến | Cự ly tuyến (km) | Tổng số lượt xe xb /tháng | Trung bình tổng số lượt xe xb/ngày |
Bến xe Bồng Tiên | |||||||
1 | 1 | Bồng Tiên | Cầu Rào | Hải Phòng | 73 | 60 | |
2 | 2 | Bồng Tiên | Giáp Bát | TP Hà Nội | 100 | 240 | |
3 | 3 | Bồng Tiên | Mỹ Đình | TP Hà Nội | 108 | 90 | |
4 | 4 | Bồng Tiên | Cửa Ông | Quảng Ninh | 175 | 60 | |
5 | 5 | Bồng Tiên | Mông Dương | Quảng Ninh | 179 | 30 | |
6 | 6 | Bồng Tiên | Đại Từ | Thái Nguyên | 180 | 30 | |
7 | 7 | Bồng Tiên | Thái Nguyên | Thái Nguyên | 180 | 30 | |
8 | 8 | Bồng Tiên | Tân Thanh | Lạng Sơn | 230 | 30 | |
Tổng | 570 | 19 | |||||
Bến xe Chợ Lục | |||||||
9 | 1 | Chợ Lục | Cầu Rào | Hải Phòng | 70 | 26 | |
10 | 2 | Chợ Lục | Giáp Bát | TP Hà Nội | 127 | 90 | |
11 | 3 | Chợ Lục | Yên Nghĩa | TP Hà Nội | 130 | 30 | |
12 | 4 | Chợ Lục | Mỹ Đình | TP Hà Nội | 136 | 240 | |
13 | 5 | Chợ Lục | Mông Dương | Quảng Ninh | 171 | 30 | |
14 | 6 | Chợ Lục | Cái Rồng | Quảng Ninh | 176 | 30 | |
15 | 7 | Chợ Lục | Đại Từ | Thái Nguyên | 230 | 26 | |
16 | 8 | Chợ Lục | Móng Cái | Quảng Ninh | 286 | 33 | |
17 | 9 | Chợ Lục | Mường La | Sơn La | 417 | 30 | |
Tổng | 535 | 18 | |||||
Bến xe Đông Hưng | |||||||
18 | 1 | Đông Hưng | Niệm Nghĩa | Hải Phòng | 56 | 26 | |
19 | 2 | Đông Hưng | Cầu Rào | Hải Phòng | 57 | 52 | |
20 | 3 | Đông Hưng | Gia Lâm | TP Hà Nội | 89 | 78 | |
21 | 4 | Đông Hưng | Giáp Bát | TP Hà Nội | 114 | 180 | |
22 | 5 | Đông Hưng | Yên Nghĩa | TP Hà Nội | 121 | 150 | |
23 | 6 | Đông Hưng | Mỹ Đình | TP Hà Nội | 124 | 270 | |
24 | 7 | Đông Hưng | Trạm Trôi | TP Hà Nội | 126 | 30 | |
25 | 8 | Đông Hưng | Cửa Ông | Quảng Ninh | 159 | 30 | |
26 | 9 | Đông Hưng | Sơn Tây | TP Hà Nội | 160 | 30 | |
27 | 10 | Đông Hưng | Mông Dương | Quảng Ninh | 163 | 30 | |
28 | 11 | Đông Hưng | Việt Trì | Phú Thọ | 184 | 26 | |
29 | 12 | Đông Hưng | Đu (Phú Lương) | Thái Nguyên | 184 | 60 | |
30 | 13 | Đông Hưng | Đại Từ | Thái Nguyên | 193 | 60 | |
31 | 14 | Đông Hưng | Thái Nguyên (Đồng Quang) | Thái Nguyên | 193 | 26 | |
32 | 15 | Đông Hưng | Hòa Bình | Hòa Bình | 196 | 86 | |
33 | 16 | Đông Hưng | Tiên Yên | Quảng Ninh | 203 | 30 | |
34 | 17 | Đông Hưng | Sơn Dương | Tuyên Quang | 228 | 30 | |
35 | 18 | Đông Hưng | Bình Liêu | Quảng Ninh | 270 | 26 | |
36 | 19 | Đông Hưng | Văn Chấn | Yên Bái | 277 | 15 | |
37 | 20 | Đông Hưng | Móng Cái | Quảng Ninh | 288 | 71 | |
38 | 21 | Đông Hưng | Nghĩa Lộ | Yên Bái | 295 | 15 | |
39 | 22 | Đông Hưng | Krông Pa | Gia Lai | 1218 | 10 | |
40 | 23 | Đông Hưng | PB Buôn Ma Thuột | Đắk Lắk | 1289 | 6 | |
41 | 24 | Đông Hưng | Gia Nghĩa | Đắk Nông | 1394 | 7 | |
42 | 25 | Đông Hưng | Đắk R’Lấp | Đắk Nông | 1400 | 6 | |
43 | 26 | Đông Hưng | Trường Hải Bình Phước | Bình Phước | 1524 | 15 | |
44 | 27 | Đông Hưng | Thành Công Phước Long | Bình Phước | 1859 | 60 | |
45 | 28 | Đông Hưng | Hà Tiên | Kiên Giang | 2100 | 5 | |
Tổng | 1430 | 48 | |||||
Bến xe Hoàng Hà | |||||||
46 | 1 | Hoàng Hà | Lương Yên | TP Hà Nội | 107 | 1800 | |
47 | 2 | Hoàng Hà | Yên Nghĩa | TP Hà Nội | 111 | 1350 | |
48 | 3 | Hoàng Hà | Cẩm Hải | Quảng Ninh | 160 | 600 | |
49 | 4 | Hoàng Hà | Cẩm Phả | Quảng Ninh | 167 | 720 | |
50 | 5 | Hoàng Hà | Phú Yên | Sơn La | 280 | 30 | |
51 | 6 | Hoàng Hà | Miền Đông | TP HCM | 1582 | 30 | |
Tổng | 4530 | 151 | |||||
Bến xe Hưng Hà | |||||||
52 | 1 | Hưng Hà | Niệm Nghĩa | Hải Phòng | 69 | 26 | |
53 | 2 | Hưng Hà | Mỹ Đình | TP Hà Nội | 69 | 120 | |
54 | 3 | Hưng Hà | Cầu Rào | Hải Phòng | 75 | 51 | |
55 | 4 | Hưng Hà | Gia Lâm | TP Hà Nội | 78 | 146 | |
56 | 5 | Hưng Hà | Giáp Bát | TP Hà Nội | 79 | 30 | |
57 | 6 | Hưng Hà | Yên Nghĩa | TP Hà Nội | 94 | 56 | |
58 | 7 | Hưng Hà | Sơn Tây | TP Hà Nội | 156 | 52 | |
59 | 8 | Hưng Hà | Cửa Ông | Quảng Ninh | 176 | 262 | |
60 | 9 | Hưng Hà | Mông Dương | Quảng Ninh | 181 | 90 | |
61 | 10 | Hưng Hà | Cái Rồng | Quảng Ninh | 186 | 176 | |
62 | 11 | Hưng Hà | Tuyên Quang | Tuyên Quang | 258 | 12 | |
63 | 12 | Hưng Hà | Hàm Yên | Tuyên Quang | 259 | 15 | |
64 | 13 | Hưng Hà | Móng Cái | Quảng Ninh | 306 | 63 | |
65 | 14 | Hưng Hà | Điện Biên Phủ | Điện Biên | 600 | 26 | |
66 | 15 | Hưng Hà | Kon Tum | Kon Tum | 1050 | 20 | |
67 | 16 | Hưng Hà | Quảng Phú (Cư M'Gar) | Đắk Lắk | 1365 | 12 | |
68 | 17 | Hưng Hà | Đắk R'Lấp (Kiến Đức) | Đắk Nông | 1400 | 6 | |
69 | 18 | Hưng Hà | Gia Nghĩa | Đắk Nông | 1412 | 19 | |
70 | 19 | Hưng Hà | Sơn Hòa | Phú Yên | 1701 | 6 | |
71 | 20 | Hưng Hà | Bình Dương | Bình Dương | 1754 | 20 | |
72 | 21 | Hưng Hà | Thành Công Phước Long | Bình Phước | 1982 | 15 | |
Tổng | 1223 | 41 | |||||
Bến xe Kiến Xương | |||||||
73 | 1 | Kiến Xương | Cầu Rào | Hải Phòng | 80 | 150 | |
74 | 2 | Kiến Xương | Sao Đỏ (Chí Linh) | Hải Dương | 85 | 30 | |
75 | 3 | Kiến Xương | Giáp Bát | TP Hà Nội | 111 | 508 | |
76 | 4 | Kiến Xương | Yên Nghĩa | TP Hà Nội | 123 | 30 | |
77 | 5 | Kiến Xương | Mỹ Đình | TP Hà Nội | 127 | 146 | |
78 | 6 | Kiến Xương | Lương Yên | TP Hà Nội | 140 | 25 | |
79 | 7 | Kiến Xương | Thái Nguyên (Đồng Quang) | Thái Nguyên | 172 | 30 | |
80 | 8 | Kiến Xương | Cửa Ông | Quảng Ninh | 182 | 100 | |
81 | 9 | Kiến Xương | Mông Dương | Quảng Ninh | 187 | 75 | |
82 | 10 | Kiến Xương | Đại Từ | Thái Nguyên | 198 | 45 | |
83 | 11 | Kiến Xương | Định Hóa | Thái Nguyên | 250 | 15 | |
84 | 12 | Kiến Xương | Chợ Chùa | Yên Bái | 300 | 30 | |
85 | 13 | Kiến Xương | Móng Cái | Quảng Ninh | 311 | 45 | |
86 | 14 | Kiến Xương | PN Hà Giang | Hà Giang | 411 | 28 | |
87 | 15 | Kiến Xương | Lai Châu | Lai Châu | 593 | 30 | |
88 | 16 | Kiến Xương | Lộc Ninh | Bình Phước | 1547 | 20 | |
89 | 17 | Kiến Xương | Ngã Tư Ga | TP HCM | 1590 | 10 | |
90 | 18 | Kiến Xương | Bình Dương | Bình Dương | 1700 | 6 | |
91 | 19 | Kiến Xương | Miền Đông | TP HCM | 1718 | 33 | |
92 | 20 | Kiến Xương | Kiên Lương | Kiên Giang | 2004 | 15 | |
93 | 21 | Kiến Xương | Hà Tiên | Kiên Giang | 2059 | 15 | |
Tổng | 1386 | 46 | |||||
Bến xe Nam Trung | |||||||
94 | 1 | Nam Trung | Cầu Rào | Hải Phòng | 90 | 60 | |
95 | 2 | Nam Trung | Giáp Bát | Hà Nội | 133 | 180 | |
96 | 3 | Nam Trung | Mỹ Đình | Hà Nội | 143 | 90 | |
97 | 4 | Nam Trung | Yên Nghĩa | Hà Nội | 170 | 30 | |
98 | 5 | Nam Trung | Cẩm Phả | Quảng Ninh | 180 | 30 | |
99 | 6 | Nam Trung | Cửa Ông | Quảng Ninh | 180 | 30 | |
100 | 7 | Nam Trung | Mông Dương | Quảng Ninh | 180 | 30 | |
Tổng | 450 | 15 | |||||
Bến xe Quỳnh Côi | |||||||
101 | 1 | Quỳnh Côi | Niệm Nghĩa | Hải Phòng | 46 | 120 | |
102 | 2 | Quỳnh Côi | Mỹ Đình | TP Hà Nội | 69 | 420 | |
103 | 3 | Quỳnh Côi | Sơn Tây | TP Hà Nội | 88 | 30 | |
104 | 4 | Quỳnh Côi | Gia Lâm | TP Hà Nội | 89 | 112 | |
105 | 5 | Quỳnh Côi | Yên Nghĩa | TP Hà Nội | 95 | 146 | |
106 | 6 | Quỳnh Côi | Phùng (Đan Phượng) | TP Hà Nội | 115 | 84 | |
107 | 7 | Quỳnh Côi | Giáp Bát | TP Hà Nội | 126 | 112 | |
108 | 8 | Quỳnh Côi | Thái Nguyên (Đồng Quang) | Thái Nguyên | 143 | 90 | |
109 | 9 | Quỳnh Côi | Cửa Ông | Quảng Ninh | 157 | 60 | |
110 | 10 | Quỳnh Côi | Cái Rồng | Quảng Ninh | 189 | 56 | |
111 | 11 | Quỳnh Côi | Mông Dương | Quảng Ninh | 220 | 30 | |
112 | 12 | Quỳnh Côi | Mộc Châu | Sơn La | 275 | 48 | |
113 | 13 | Quỳnh Côi | Mường La | Sơn La | 400 | 30 | |
114 | 14 | Quỳnh Côi | Lào Cai | Lào Cai | 410 | 7 | |
115 | 15 | Quỳnh Côi | Lai Châu | Lai Châu | 596 | 26 | |
116 | 16 | Quỳnh Côi | Krông Ana | Đắk Lắk | 1300 | 14 | |
Tổng | 1385 | 46 | |||||
Bến xe Thái Thụy | |||||||
117 | 1 | Thái Thụy | Niệm Nghĩa | Hải Phòng | 48 | 180 | |
118 | 2 | Thái Thụy | Tam Bạc | Hải Phòng | 48 | 30 | |
119 | 3 | Thái Thụy | Cầu Rào | Hải Phòng | 85 | 25 | |
120 | 4 | Thái Thụy | Gia Lâm | TP Hà Nội | 119 | 26 | |
121 | 5 | Thái Thụy | Giáp Bát | TP Hà Nội | 130 | 339 | |
122 | 6 | Thái Thụy | Yên Nghĩa | TP Hà Nội | 140 | 86 | |
123 | 7 | Thái Thụy | Mỹ Đình | TP Hà Nội | 141 | 180 | |
124 | 8 | Thái Thụy | Cửa Ông | Quảng Ninh | 160 | 200 | |
125 | 9 | Thái Thụy | Mông Dương | Quảng Ninh | 165 | 60 | |
126 | 10 | Thái Thụy | Cái Rồng | Quảng Ninh | 170 | 30 | |
127 | 11 | Thái Thụy | Thái Nguyên (Đồng Quang) | Thái Nguyên | 173 | 77 | |
128 | 12 | Thái Thụy | Sơn Tây | TP Hà Nội | 178 | 56 | |
129 | 13 | Thái Thụy | Đình Cả (Võ Nhai) | Thái Nguyên | 182 | 30 | |
130 | 14 | Thái Thụy | Yên Bái | Yên Bái | 270 | 30 | |
131 | 15 | Thái Thụy | Móng Cái | Quảng Ninh | 289 | 96 | |
132 | 16 | Thái Thụy | Chiêm Hóa | Tuyên Quang | 400 | 13 | |
133 | 17 | Thái Thụy | Tuần Giáo | Điện Biên | 470 | 15 | |
134 | 18 | Thái Thụy | Điện Biên Phủ | Điện Biên | 620 | 30 | |
135 | 19 | Thái Thụy | M'Đrăk | Đắk Lắk | 1301 | 20 | |
136 | 20 | Thái Thụy | Gia Nghĩa | Đắk Nông | 1410 | 6 | |
137 | 21 | Thái Thụy | Trường Hải Bình Phước | Bình Phước | 1540 | 24 | |
138 | 22 | Thái Thụy | Bình Dương | Bình Dương | 1579 | 8 | |
139 | 23 | Thái Thụy | Bình Long | Bình Phước | 1606 | 5 | |
140 | 24 | Thái Thụy | Vũng Tàu | Bà Rịa Vũng Tàu | 1687 | 4 | |
141 | 25 | Thái Thụy | Kiên Giang | Kiên Giang | 1989 | 15 | |
Tổng | 1585 | 53 | |||||
Bến xe Tiền Hải | |||||||
142 | 1 | Tiền Hải | Cầu Rào | Hải Phòng | 70 | 90 | |
143 | 2 | Tiền Hải | Yên Nghĩa | TP Hà Nội | 96 | 90 | |
144 | 3 | Tiền Hải | Niệm Nghĩa | Hải Phòng | 100 | 60 | |
145 | 4 | Tiền Hải | Gia Lâm | TP Hà Nội | 123 | 60 | |
146 | 5 | Tiền Hải | Giáp Bát | TP Hà Nội | 130 | 618 | |
147 | 6 | Tiền Hải | Sơn Tây | TP Hà Nội | 137 | 60 | |
148 | 7 | Tiền Hải | Mỹ Đình | TP Hà Nội | 145 | 476 | |
149 | 8 | Tiền Hải | Bắc Ninh | Bắc Ninh | 180 | 30 | |
150 | 9 | Tiền Hải | Hòa Bình | Hòa Bình | 184 | 26 | |
151 | 10 | Tiền Hải | Bình An | Hòa Bình | 190 | 30 | |
152 | 11 | Tiền Hải | Cửa Ông | Quảng Ninh | 191 | 30 | |
153 | 12 | Tiền Hải | Mông Dương | Quảng Ninh | 196 | 90 | |
154 | 13 | Tiền Hải | Thái Nguyên (Đồng Quang) | Thái Nguyên | 206 | 120 | |
155 | 14 | Tiền Hải | Việt Trì | Phú Thọ | 231 | 86 | |
156 | 15 | Tiền Hải | Đại Từ | Thái Nguyên | 235 | 45 | |
157 | 16 | Tiền Hải | Định Hóa | Thái Nguyên | 260 | 15 | |
158 | 17 | Tiền Hải | PB Lạng Sơn | Lạng Sơn | 279 | 56 | |
159 | 18 | Tiền Hải | Móng Cái | Quảng Ninh | 320 | 75 | |
160 | 19 | Tiền Hải | Mậu A (Văn Yên) | Yên Bái | 340 | 15 | |
161 | 20 | Tiền Hải | Na Hang | Tuyên Quang | 400 | 30 | |
162 | 21 | Tiền Hải | PN Hà Giang | Hà Giang | 407 | 44 | |
163 | 22 | Tiền Hải | Nghĩa Lộ | Yên Bái | 412 | 30 | |
164 | 23 | Tiền Hải | Cao Bằng | Cao Bằng | 440 | 30 | |
165 | 24 | Tiền Hải | Phố Mới | Lào Cai | 460 | 120 | |
166 | 25 | Tiền Hải | Sa Pa | Lào Cai | 460 | 60 | |
167 | 26 | Tiền Hải | Điện Biên Phủ | Điện Biên | 620 | 30 | |
168 | 27 | Tiền Hải | Ea Kar | Đắk Lắk | 1400 | 14 | |
169 | 28 | Tiền Hải | Vũng Tàu | Bà Rịa Vũng Tàu | 1687 | 26 | |
170 | 29 | Tiền Hải | Bình Dương | Bình Dương | 1700 | 3 | |
171 | 30 | Tiền Hải | Miền Đông | TP HCM | 1731 | 6 | |
Tổng | 2465 | 82 | |||||
Bến xe TP Thái Bình | |||||||
172 | 1 | TP Thái Bình | Nam Định | Nam Định | 18 | 930 | |
173 | 2 | TP Thái Bình | Hải Dương | Hải Dương | 65 | 540 | |
174 | 3 | TP Thái Bình | Niệm Nghĩa | Hải Phòng | 68 | 30 | |
175 | 4 | TP Thái Bình | Cầu Rào | Hải Phòng | 73 | 870 | |
176 | 5 | TP Thái Bình | Gia Lâm | TP Hà Nội | 90 | 1372 | |
177 | 6 | TP Thái Bình | Nho Quan | Ninh Bình | 96 | 30 | |
178 | 7 | TP Thái Bình | Giáp Bát | TP Hà Nội | 112 | 2370 | |
179 | 8 | TP Thái Bình | PB Thanh Hóa | Thanh Hóa | 115 | 30 | |
180 | 9 | TP Thái Bình | Yên Nghĩa | TP Hà Nội | 124 | 540 | |
181 | 10 | TP Thái Bình | Mỹ Đình | TP Hà Nội | 128 | 2520 | |
182 | 11 | TP Thái Bình | Sơn Tây | TP Hà Nội | 148 | 236 | |
183 | 12 | TP Thái Bình | Bắc Giang | Bắc Giang | 153 | 30 | |
184 | 13 | TP Thái Bình | Thái Nguyên (Đồng Quang) | Thái Nguyên | 159 | 277 | |
185 | 14 | TP Thái Bình | Hòa Bình | Hòa Bình | 175 | 86 | |
186 | 15 | TP Thái Bình | Bắc Ninh | Bắc Ninh | 180 | 30 | |
187 | 16 | TP Thái Bình | Việt Trì | Phú Thọ | 200 | 90 | |
188 | 17 | TP Thái Bình | Đại Từ | Thái Nguyên | 200 | 30 | |
189 | 18 | TP Thái Bình | PB Lạng Sơn | Lạng Sơn | 239 | 82 | |
190 | 19 | TP Thái Bình | PĐ Lạng Sơn | Lạng Sơn | 240 | 52 | |
191 | 20 | TP Thái Bình | Vinh | Nghệ An | 256 | 45 | |
192 | 21 | TP Thái Bình | Yên Bái | Yên Bái | 263 | 28 | |
193 | 22 | TP Thái Bình | Bắc Kạn | Bắc Kạn | 276 | 30 | |
194 | 23 | TP Thái Bình | Tuyên Quang | Tuyên Quang | 281 | 27 | |
195 | 24 | TP Thái Bình | Hàm Yên | Tuyên Quang | 286 | 12 | |
196 | 25 | TP Thái Bình | Bắc Yên | Sơn La | 295 | 30 | |
197 | 26 | TP Thái Bình | Lào Cai | Lào Cai | 400 | 75 | |
198 | 27 | TP Thái Bình | Sa Pa | Lào Cai | 430 | 60 | |
199 | 28 | TP Thái Bình | Sơn La | Sơn La | 439 | 74 | |
200 | 29 | TP Thái Bình | Lai Châu | Lai Châu | 584 | 60 | |
201 | 30 | TP Thái Bình | Điện Biên Phủ | Điện Biên | 586 | 45 | |
202 | 31 | TP Thái Bình | Nậm Nhùn | Lai Châu | 618 | 41 | |
203 | 32 | TP Thái Bình | Đà Nẵng | Đà Nẵng | 724 | 25 | |
204 | 33 | TP Thái Bình | Kon Tum | Kon Tum | 1033 | 10 | |
205 | 34 | TP Thái Bình | Đức Long | Gia Lai | 1200 | 15 | |
206 | 35 | TP Thái Bình | Lắk | Đắk Lắk | 1256 | 6 | |
207 | 36 | TP Thái Bình | PB Buôn Ma Thuột | Đắk Lắk | 1274 | 15 | |
208 | 37 | TP Thái Bình | Buôn Ma Thuột | Đắk Lắk | 1287 | 15 | |
209 | 38 | TP Thái Bình | Krông Ana | Đắk Lắk | 1381 | 15 | |
210 | 39 | TP Thái Bình | Lâm Đồng | Lâm Đồng | 1500 | 4 | |
211 | 40 | TP Thái Bình | Đức Long Bảo Lộc | Lâm Đồng | 1506 | 5 | |
212 | 41 | TP Thái Bình | Vũng Tàu | Bà Rịa Vũng Tàu | 1656 | 5 | |
213 | 42 | TP Thái Bình | Miền Đông | TP HCM | 1699 | 12 | |
214 | 43 | TP Thái Bình | Kiên Giang | Kiên Giang | 1962 | 3 | |
Tổng | 10802 | 360 | |||||
Tổng cộng (11 bến khai thác 214 tuyến liên tỉnh) | 26361 | 879 |
Nguồn:Phòng ban chức năng của Sở GTVT, PCT các huyện - năm 2015
Phụ lục 4 - Quy chuẩn bến xe khách(QCVN 45:2012/BGTVT )
TT | Tiêu chí phân loại | Đơn vị tính | Loại bến xe khách theo QCVN 45:2012/BGTVT | |||||
Loại 1 | Loại 2 | Loại 3 | Loại 4 | Loại 5 | Loại 6 | |||
1 | Tổng diện tích (tối thiểu) | m2 | 15.000 | 10.000 | 5.000 | 2.500 | 1.500 | 500 |
2 | Số vị trí đón khách (tối thiểu) | Vị trí | 30 | 25 | 20 | 10 | 5 | 3 |
3 | Số vị trí trả khách (tối thiểu) | Vị trí | 20 | 15 | 10 | 10 | 5 | 3 |
4 | Diện tích bãi đỗ xe ôtô chở vào vị trí đón khách (tối thiểu) | m2 | 5.000 | 3.000 | 1.000 | 500 | 160 | 80 |
5 | Diện tích bãi đỗ xe dành cho phương tiện khác | m2 | 2000 | 1.500 | 900 | 400 | 50 | 30 |
6 | Diện tích phòng chờ cho hành khách (tối thiểu) | m2 | 500 | 300 | 150 | 100 | 50 | 30 |
7 | Số chỗ ngồi tối thiểu khu vực phòng chờ cho hành khách | Chỗ | 100 | 60 | 30 | 20 | 10 | 10 |
8 | Hệ thống điều hòa, quạt điện khu vực phòng chờ cho hành khách (tối thiểu) | - | Đảm bảo nhiệt độ không vượt quá 30°C | Quạt điện | Quạt điện | Quạt điện | Quạt điện | |
9 | Diện tích khu vực làm việc | - | Bình quân 4,5m2/người | |||||
10 | Diện tích văn phòng dành cho Công an, Y tế, Thanh tra giao thông | - | Tối thiểu 20 m2 | Tối thiểu 10 m2 | ||||
11 | Diện tích khu vệ sinh | - | > 1 % Tổng diện tích xây dựng bến (Có nơi vệ sinh phục vụ người khuyết tật - TCXDVN 264:2002) | |||||
12 | Diện tích dành cho cây xanh, thảm cỏ | - | Tỷ lệ diện tích cây xanh, thảm cỏ tối thiểu 5% tổng diện tích. | |||||
13 | Đường xe ra, vào bến | - | Riêng biệt | Riêng biệt | Riêng biệt | Chung (rộng tối thiểu 7,5m) | Chung (rộng tối thiểu 7,5m) | Chung (rộng tối thiểu 7,5m) |
14 | Đường dẫn từ phòng chờ cho hành khách đến các vị trí đón, trả khách | Có mái che | Khuyến khích có mái che | |||||
15 | Mặt sân bến | - | Thảm nhựa hoặc bê tông có chiều dày tối thiểu 07 cm | |||||
16 | Hệ thống cung cấp thông tin | Có hệ thống phát thanh, thông tin chỉ dẫn hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ |
Nguồn:Quy chuẩn bến xe khách theo QCVN 45:2012/BGTVT
Phụ lục 5 - Cơ cấu hành chính dân số tỉnhThái Bình
TT | Đơn vị hành chính | Số xã | Số phường, thị trấn | Diện tích (km2) | Dân số (người) | Mật độ dân số (người/km2) |
1 | Thành phố Thái Bình | 9 | 10 | 67,71 | 185.100 | 2.734 |
2 | Huyện Hưng Hà | 33 | 2 | 210,29 | 248.500 | 1.182 |
3 | Huyện Đông Hưng | 43 | 1 | 196,05 | 233.100 | 1.189 |
4 | Huyện Thái Thụy | 47 | 1 | 265,84 | 248.700 | 936 |
5 | Huyện Quỳnh Phụ | 36 | 2 | 209,61 | 231.700 | 1.105 |
6 | Huyện Tiền Hải | 34 | 1 | 226,04 | 209.700 | 928 |
7 | Huyện Kiến Xương | 36 | 1 | 199,75 | 212.300 | 1.063 |
8 | Huyện Vũ Thư | 29 | 1 | 195,14 | 218.300 | 1.119 |
- Tổng số xã: 267, thị trấn: 9, phường:10.
- Dân số: + Năm 2012: là 1.787.400 người;
+ Dựbáo: + Năm 2015: là 1.820 triệungười;
+ Năm 2020: là 1,887 triệungười.
Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2012
Phụ lục 6 - Danh sách vị trí các điểm dừng,đón trả khách
TT | Khu vực | Vị trí | Ghi chú | |
Trái tuyến (T) | Phải tuyến (P) | |||
I | Quốc lộ 10 | |||
1 | Từ Km 59 đến Km 59+300 | T | TT An Bài, Quỳnh Phụ, Thái Bình | |
2 | Từ Km 60+500 đến Km 61+00 | P | TT An Bài, Quỳnh Phụ, Thái Bình | |
3 | Từ Km 69+300 đến Km 69+500 | T | Xã Đông Sơn, Đông Hưng, Thái Bình | |
4 | Từ Km 69+400 đến Km 69+600 | P | Xã Đông Sơn, Đông Hưng, Thái Bình | |
5 | Từ Km 85+900 đến Km 86+100 | T | Xã Tân Bình, thành phố Thái Bình | |
6 | Từ Km 85+900 đến Km 86+100 | P | Xã Tân Bình, thành phố Thái Bình | |
7 | Từ Km 93+00 đến Km 93+200 | P | Xã Minh Quang, Vũ Thư, Thái Bình | |
8 | Từ Km 97+100 đến Km 97+500 | T | Xã Tân Lập, Vũ Thư, Thái Bình | |
II | Quốc lộ 39 | |||
1 | Từ Km 53+500 đến Km 56+00 | P | Xã Thái Phương, Hưng Hà, Thái Bình | |
2 | Từ Km 66+00 đến Km 66+500 | T | Xã Thăng Long, Đông Hưng, Thái Bình | |
3 | Từ Km 66+00 đến Km 66+500 | P | Xã Thăng Long, Đông Hưng, Thái Bình | |
4 | Từ Km 86+00 đến Km 86+500 | T | Xã Đông Á, Đông Hưng, Thái Bình | |
5 | Từ Km 91+00 đến Km 91+500 | T | Xã Đông Kinh, Đông Hưng, Thái Bình | |
6 | Từ Km 91+300 đến Km 91+600 | P | Xã Đông Tân, Đông Hưng, Thái Bình | |
III | Quốc lộ 10 cũ | |||
1 | Từ Km 11+500 đến Km 12+380 | P | TT Vũ Thư, Vũ Thư, Thái Bình | |
IV | Đường tỉnh 458 (đường 39B) | |||
1 | Từ Km 7+500 đến Km 7+800 | P | Xã Vũ Quý, Kiến Xương, Thái Bình | |
2 | Từ Km 8+500 đến Km 9+00 | T | Xã Vũ Quý, Kiến Xương, Thái Bình | |
V | Đường tỉnh 456 (đường 216) | |||
1 | Từ Km 4+00 đến Km 4+500 | T | Xã Thụy Phong, Thái Thụy, Thái Bình | |
2 | Từ Km 4+00 đến Km 4+500 | P | Xã Thụy Phong, Thái Thụy, Thái Bình | |
VI | Đường tỉnh 396B (đường 217) | |||
1 | Từ Km 12+00 đến Km 12+500 | T | Xã Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, Thái Bình | |
2 | Từ Km 12+00 đến Km 12+500 | P | Xã Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, Thái Bình | |
3 | Từ Km 24+00 đến Km 24+500 | T | Xã Quỳnh Hưng, Quỳnh Phụ, Thái Bình | |
4 | Từ Km 24+00 đến Km 24+500 | P | Xã Quỳnh Hưng, Quỳnh Phụ, Thái Bình |
Nguồn:Phòng ban chức năng của Sở GTVT
Phụ lục 7 - Quy mô diện tích, vị trícác bến xe liên tỉnh
TT | Tên bến xe | Loại bến đã công bố (Theo TT24) | Dự kiến Loại bến theo TT49 (Giai đoạn 2015-2020) | Dự kiến diện tích quy hoạch (m2) | Dự kiến vị trí | Ghi chú |
TP. Thái Bình | ||||||
1 | Trung tâm TP Thái Bình | Loại 1 | Loại 1 | Giữ nguyên | ||
- | Cửa ngõ phía Tây | - | Loại 1 | 30000-50000 | Phường Phú Xuân, TP TB | Đầu tư mới |
2 | Hoàng Hà | Loại 2 | Loại 2 | Giữ nguyên | ||
Đông Hưng | ||||||
3 | Đông Hưng | Loại 4 | Loại 4 | Giữ nguyên | ||
Vũ Thư | ||||||
4 | Bồng Tiên | Loại 4 | Loại 4 | Vị trí mới | ||
Quỳnh Phụ | ||||||
5 | Quỳnh Côi | Loại 6 | Loại 4 | 2500 | Vị trí mới | |
Hưng Hà | ||||||
6 | Hưng Hà | - | Loại 4 | |||
Thái Thụy | ||||||
7 | TT Thái Thụy | Loại 3 | Loại 3 | Giữ nguyên | ||
Tiền Hải | ||||||
8 | Tiền Hải | Loại 4 | Loại 4 | Giữ nguyên | ||
Kiến Xương | ||||||
9 | Kiến Xương | Loại 6 | Loại 4 | Vị trí mới | Đang hoàn thiện |
Nguồn:Phòng ban chức năng của Sở GTVT
Phụlục 8 - Dự kiến kinh phí đầu tư mới và cải tạo, nâng cấp các bến xe (giai đoạn2015 - 2020)
TT | Tên bến xe | Loại bến đã công bố (Theo TT24) | Dự kiến Loại bến (Giai đoạn 2015-2020) | Chi phí cải tạo, Nâng cấp (tỷ đồng) | Chi phí xây mới (tỷ đồng) | Thành tiền (tỷ đồng) |
TP. Thái Bình | ||||||
1 | Trung tâm TP Thái Bình | Loại 1 | Loại 1 | 3 | 3 | |
2 | Cửa ngõ phía Tây | - | Loại 1 | 40 | 40 | |
Thái Thụy | ||||||
3 | TT Thái Thụy | Loại 3 | Loại 3 | 2 | 2 | |
Tiền Hải | ||||||
4 | Tiền Hải | Loại 4 | Loại 4 | 3 | 3 | |
Hưng Hà | ||||||
5 | Hưng Hà | - | Loại 4 | 2 | 2 | |
Quỳnh Phụ | ||||||
6 | Quỳnh Côi | Loại 6 | Loại 4 | 10 | 10 | |
Vũ Thư | ||||||
7 | Bồng Tiên | Loại 4 | 2 | 2 | ||
Đông Hưng | ||||||
8 | Đông Hưng | Loại 4 | 2 | 2 | ||
Kiến Xương | ||||||
9 | Kiến Xương | Loại 4 | 10 | 10 | ||
TỔNG KINH PHÍ DỰ KIẾN | 74 |
Nguồn:Quy hoạch hệ thống bến xe tỉnh Thái Bình đến năm 2020 định hướng đến năm 2030