UBND TỈNH HÀ TĨNH Số: 1153/2002/QĐ-UB |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
V/v ban hành Quy chế hoạt động Quỹ bảo trợ trẻ em
____________________
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27/3/2001 của Chỉnh phủ về việc tổ chức lại môt số cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và UBND quận, huyên, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
Xét đề nghị của ông Trưởng ban Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, ông Chủ nhiệm uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em tại Công văn số 56/CV .UBDS ngày 06/3/2002,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Tĩnh.
Điểu 2.Quy chế hoạt động Quỹ bảo trợ trẻ em ban hành kèm theo Quyết định này thay thế Quy chế hoạt động Quỹ Bảo trợ trẻ em ban hành kèm theo Quyết đinh số 860/QĐ .UB ngày 14/7/1997 của UBND tỉnh Hà Tĩnh và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Tổ chức Chính quyến tỉnh, Chủ nhiêm uỷ ban Dân số - gia đình và trẻ em, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, thủ trưởng các cơ quan liên quan và ông Giám đốc Quỹ Bảo trợ ưẻ em cãn cứ quyết định thi hành./.
TM. UBND TỈNH HÀ TĨNH CHỦ TỊCH Lê Đình Sơn |
QUY CHẾ
Hoạt động Quỹ bảo trợ trẻ em
(Ban hành kèm theo Quyết đinh số 1153/QĐ /UB-VX ngày 21 tháng 5 năm 2002 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
________________
Điều 1. Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là nhữg trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Điều 2. Việc tạo lập và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cấp, các ngành, các đoàn thể và cán bộ CNVC, nhân dân hoạt động, sinh sống trên địa bàn Hà Tĩnh và các tổ chức có lòng hảo tâm với trẻ em, nhằm tạo kinh phí góp phần cái thiện đời sống trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: mồ côi lang thang cơ nhỡ, trẻ em nghèo, trẻ em vùng thiên tai, phục hồi chức năng khuyết tật, trợ cấp học bổng cho trẻ em nghèo học giỏi, hỗ trợ phát triển tài năng trẻ, góp một phần vốn xây dựng cơ sở vật chất, điểm vui chơi cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…
Điều 3. Đối tượng nộp
- Tất cả lao động (trong độ tuổi lao động) trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (Số liệu tính toán theo công bố trong niên giám thống kê năm trước).
- Các hộ buôn bán, kinh doanh thương mại, dịch vụ.
- Cán bộ công chức, viên chức (Kể cả lao động hợp đồng trong biên chế) trong cơ quan hành chính sự nuhiệp.
- Quân nhân trong lực lượng vũ trang thuộc diện hưởng lương.
- Cán bộ công nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty trách nhiêm hữu hạn. công ty cổ phần ...
- Các đối tượng thuộc diện hưởng chế độ hưu trí trong toàn tỉnh.
Điều 4. Đối tượng miễn giảm
- Thương binh hạng 1 - 4, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ (cha, mẹ).
- Những người tàn phế mất khả năng lao động.
- Những người đang ốm đau hoạn nạn được cơ quan chính quyền địa phương xác nhận.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang đang hưởng chế độ phụ cấp.
- Học sinh các trường Đại học, Trung học dạy nghề hưởng sinh hoạt phí.
Điều 5. Mức đóng góp hàng năm
- Cán bộ công nhân viên, lực lượng vũ trang (kể cả Trung ương đóng trên địa bàn) thuộc diện hưởng lương nộp 1 ngày lương.
- Lao động nông nghiệp trong độ tuổi nộp 2 kg thóc hay giá trị tương đương tại thời điểm nộp. Nhân dân lao động thuộc các ngành Thương mại dịch vụ và các ngành kinh tế khác nộp mỗi người 10.000đ/năm.
- Đối tượng hưu trí, mất sức lao động nộp 1/2 ngày lương bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra tuỳ vào lòng hảo tâm của các cá nhân, tổ chức, các cơ quan. đơn vị sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh tuỳ theo khả năng của mình để đóng góp thêm cho Quỹ bảo trợ trỏ em các cấp nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động vì trẻ em.
Điều 6. Tổ chức thu nộp
- Hàng năm Quỹ bảo trợ trẻ em thu 1 lần vào "Tháng hành động vì trỏ em" (Từ 15/5 đến 30/6).
- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nắm chắc số lao động thuộc diện quản lý hàng năm, lập danh sách gửi lên UBND huyện, thị phê duyệt. Sau khi được thông báo chỉ tiêu thu nộp UBND phường, xã thị trấn có trách nhiệm đôn đốc thu nộp vào Quỹ theo quyết định.
- Thủ trưởng các cơ quan đơn vị sau khi xem xét đối tượng miễn giảm có trách nhiệm nộp tiền vào tài khoản của Quỹ bảo trợ trẻ em cùng cấp.
- Đối tượng là hưu trí (Sau khi trừ các đối tượng được miễn giảm) có thổ thông qua Ban chi trả của xã, phường, thị trấn để nộp vào Quỹ bảo trơ trẻ em nơi họ cư trú và nhân bảo hiểm.
- Các tổ chức và cá nhân có lòng hảo tâm mong muốn hỗ trợ trẻ em thì có thể nộp vào Quỹ của địa phương nơi họ thuận lợi nhất.
- Các cơ quan Trung ương, các cơ quan cấp tỉnh đóng trên đia bàn thị xã Hà Tĩnh nộp vào 1 tài khoản riêng tại kho Bạc Nhà nước tỉnh do Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh mở.
- Chứng lừ thu nộp tiền ở các Quỹ bảo trự trẻ em phải dùng biên lai do Sở tài chính - vật giá phát hành.
Điều 7. Về quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em.
- Nguồn Quỹ thu được từ các đối tượng trong phạm vi cấp xã, phường được phân ra:
+ 80% để lại xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ em cấp xã, phường và do Quỹ bảo trợ trẻ em cấp xã, phường quản lý và sử dụng.
+ 20% nộp lên Quỹ bảo trợ trẻ em cấp huyện, thị quản lý và sử dụng.
- Nguồn Quỹ thu được từ các đối tượng trong phạm vi cấp huyện, thị do Quỹ bảo trợ trẻ em cấp huyện, thị quản lý và sử dụng.
- Nguồn Quỹ thu được lừ các đối tượng phạm vi cấp tỉnh do Quỹ bảo trợ trẻ em cấp tỉnh quản lý và sử dụng.
- Số đóng góp lừ ihiện của các cá nhân, tổ chức cho Quỹ bảo trợ trẻ em cấp nào thì do Quỹ bảo trợ trẻ em cấp đó quản lý và sử dụng.
Điều 8.Mọi nguồn đóng góp được tạo lập trên đây đều phải sử dụng đúng mục đích vì trẻ em theo quy định trong thông tư 15/1998/TT-BTC của Bộ tài chính, không được sử dụng vào bất cứ mục đích nào khác. Hànu năm được thanh quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điểu 9. - Quỹ bảo trự trỏ cm cấp lỉnh và huyện thị phải thành lập Hội đổng bảo trợ Quỹ bảo trợ trẻ em gồm một số thành phần có liên quan do Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định và cỏ bộ phận điều hành do ủy ban dân số gia đình và trẻ em chịu trách nhiệm.
- Cấp xã, phường, thị trấn phải thành lập ban vận động Quỹ bảo trợ trẻ em gồm một số thành viên có liên quan do chủ tịch UBND cung cấp Quyết định và cử một cán bộ làm chuyên trách Quỹ bảo trợ trẻ em.
- Hội đồng bảo trợ Quỹ bảo trợ trẻ em, Ban vận động Quỹ bảo trợ trẻ em giám sát và Quyết định chi tiêu, quyết toán kinh phí đã huy động. Hàng năm phải có sơ kết, tổng kết các hoạt động của Quỹ để báo cáo với Ủy ban nhân dân gia đình và trẻ em
- Hàng năm Quỹ bảo trợ trẻ em các cấp được trích 5% nguồn vận động để làm công tác khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho Quỹ , trích 10% - 15% để gửi tiết kiệm hưởng lãi suất hoặc dự phòng.
Điều 10. Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em phối hợp Sở tài chính - vật giá hướng dẫn, chịu trách nhiệm đôn đốc theo dõi về thu chi Quỹ bảo trợ trẻ em, thanh quyết toán với Qỏ tài chính – vật giá và báo cáo kết quả với Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ hàng năm.
Điều 11. Trong quá trình thực hiện quy định này, các cấp ngành phát hiện những vấn đề vướng mắc cần phản ánh kịp thời về ủy ban nhân dân tỉnh để bổ sung sửa đổi./.
Chủ tịch |
(Đã ký) |
Lê Đình Sơn |