Mục lục bài viết
- 1. Quyết định 1798/QĐ-UBND giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2. Kế hoạch 1963/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án triển khai Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3. Quyết định 2159/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 4. Quyết định 2265/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế về phối hợp giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 5. Quyết định 1836/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác liên ngành bảo đảm thực thi Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
- 6. Quyết định 32/2014/QĐ-UBND về quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
1. Quyết định 1798/QĐ-UBND giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1798/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 08 tháng 09 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾPHỐI HỢP LIÊN NGÀNH VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRÊNĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm2010;
Căn cứ Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôicon nuôi;
Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-BTP ngày 18 tháng 02năm 2014 của Bộ Tư pháp ban hành Quy chế mẫu về phối hợp liên ngành tại địaphương về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
Xét đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 158/TTr-STP ngày 21 tháng 8 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quychế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoàitrên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dântỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc các Sở: Tư pháp, Lao động - Thương binhvà Xã hội, Tài chính, Y tế; Chủ tịch UBND thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thịxã Hương Trà và các huyện; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệmthi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂNKT. CHỦ TỊCH |
QUY CHẾ
PHỐIHỢP LIÊN NGÀNH VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊABÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2014 của UBNDtỉnh Thừa Thiên Huế)
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc,hình thức và nội dung phối hợp liên ngành giữa Sở Tư pháp, Sở Lao động – Thươngbinh và Xã hội, Công an tỉnh, Sở Tài chính, Sở Y tế, các cơ sở nuôi dưỡng vàcác cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc giải quyết việc nuôi con nuôi cóyếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Nguyên tắc phối hợp
1. Tuân thủ các quy định của phápluật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và các điều ước quốc tế về nuôi connuôi mà Việt Nam là thành viên.
2. Không làm ảnh hưởng đến chứcnăng, nhiệm vụ và hoạt động chuyên môn của các cơ quan có liên quan.
3. Chủ động, thường xuyên, chặtchẽ, kịp thời.
4. Phân định rõ trách nhiệm củacác cơ quan, đơn vị trong quan hệ phối hợp để thực hiện đúng quy trình, thủ tụctrong việc giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Điều 3. Hình thức phối hợp
Công tác phối hợp được thực hiệnthông qua các hình thức:
1. Trao đổi ý kiến bằng văn bảnhoặc cung cấp thông tin bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quanphối hợp.
2. Tổ chức họp liên ngành.
3. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổngkết.
4. Thành lập các Đoàn kiểm traliên ngành.
5. Các hình thức khác.
Chương II
NỘI DUNG PHỐI HỢP TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔICÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Điều 4. Phối hợp trong việc lậpbiên bản trẻ em bị bỏ rơi và tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi vào cơ sở nuôi dưỡng
1. Người phát hiện trẻ em bị bỏrơi có trách nhiệm thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sauđây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc Công an xã, phường, thị trấn (sau đâygọi là Công an cấp xã) nơi trẻ em bị bỏ rơi để lập Biên bản trẻ em bị bỏ rơi.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻem bị bỏ rơi có trách nhiệm tìm người tạm thời nuôi dưỡng trẻ em. Trường hợpkhông có người nhận tạm thời nuôi dưỡng trẻ em thì Ủy ban nhân dân cấp xã liênhệ ngay với cơ sở nuôi dưỡng trẻ em gần nhất để tiến hành thủ tục tiếp nhận trẻem bị bỏ rơi theo thủ tục tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp.
Trường hợp người tạm thời nuôidưỡng không còn đủ khả năng tiếp tục nuôi dưỡng, hoặc không còn nguyện vọngtiếp tục tạm thời nuôi dưỡng, hoặc hết thời hạn thông báo tìm cha, mẹ đẻ củatrẻ em mà không tìm được cha, mẹ đẻ hoặc không có người trong nước nhận trẻ emlàm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em bị bỏ rơi lập hồ sơ đề nghịtiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi vào cơ sở nuôi dưỡng.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lậpbiên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địaphương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báocuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ của trẻ em thì người đang tạm thờinuôi dưỡng hoặc cơ sở nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh chotrẻ em theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Điều 5. Phối hợp trong việc lậpdanh sách và hồ sơ trẻ em cần tìm gia đình thay thế
1. Cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệmlập danh sách và hồ sơ trẻ em đã được tiếp nhận chính thức vào cơ sở nuôi dưỡng(có Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp cơ sởnuôi dưỡng) thuộc đối tượng cần tìm gia đình thay thế.
2. Danh sách trẻ em ở cơ sở nuôidưỡng cần tìm gia đình thay thế được lập thành danh sách 1(trẻem có sức khỏe bình thường) theo mẫu TP/CN- 2011/DS .01 vàdanh sách 2(trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ 5 tuổi trở lên hoặchai trẻ em trở lên cùng là anh chị em ruột) theo mẫu TP/CN-2011/DS.02, ban hànhkèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng BộTư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫunuôi con nuôi.
3. Đối với trẻ em thuộc danh sách1, cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ và danh sách trẻ em, xin ý kiến Sở Lao động -Thương binh và Xã hội trước khi gửi Sở Tư pháp. Trong thời hạn 05 ngày kể từngày nhận được danh sách, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến trả lờicơ sở nuôi dưỡng; sau khi có ý kiến của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơsở nuôi dưỡng gửi danh sách và hồ sơ trẻ em cho Sở Tư pháp để thông báo tìm giađình thay thế cho trẻ em theo quy định.
4. Đối với trẻ em thuộc danh sách2, cơ sở nuôi dưỡng lập danh sách trẻ em kèm theo hồ sơ của trẻ em, xin ý kiếnSở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi gửi Sở Tư pháp.
Sở Tư pháp gửi danh sách 2 cho CụcCon nuôi - Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Cục Con nuôi) để Cục đề nghị Văn phòngcon nuôi nước ngoài hỗ trợ khám sức khỏe chuyên sâu, chăm sóc y tế và tìm giađình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em.
Điều 6. Phối hợp trong việcthông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em thuộc danh sách 1
1. Việc thông báo tìm gia đìnhthay thế cho trẻ em ở địa phương theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 15 Luậtnuôi con nuôi có thể được thực hiện trên đài phát thanh, truyền hình, báo viếtcủa tỉnh hoặc đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp (địa chỉ: [email protected]).
2. Trong thời hạn 07 ngày kể từkhi hết thời hạn thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em, nếu không có ngườitrong nước nhận trẻ em làm con nuôi, thì Sở Tư pháp chuyển danh sách trẻ em cầntìm gia đình thay thế cho Cục Con nuôi để tiến hành thủ tục tìm gia đình thaythế trên phạm vi toàn quốc.
Điều 7. Phối hợp trong việc xácminh hồ sơ của trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi nước ngoài
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm đềnghị Công an tỉnh xác minh nguồn gốc trẻ em đối với các trường hợp trẻ em bị bỏrơi được cho làm con nuôi nước ngoài.
2. Việc xác minh nguồn gốc của trẻem bị bỏ rơi thuộc danh sách 1 có thể thực hiện đồng thời với việc thông báotìm gia đình thay thế cho trẻ em ngay khi Sở Tư pháp nhận được hồ sơ đầy đủ,hợp lệ của trẻ em.
Công an tỉnh có trách nhiệm xácminh và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đềnghị của Sở Tư pháp. Nội dung trả lời xác minh của Công an tỉnh cần nêu rõnguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi, không xác định được cha, mẹ đẻ. Trường hợp xác địnhđược cha, mẹ đẻ của trẻ em thì nêu rõ họ, tên, nơi cư trú của cha, mẹ đẻ củatrẻ em để Sở Tư pháp tiến hành thủ tục lấy ý kiến của những người liên quan vềviệc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
3. Công an tỉnh rút ngắn tối đathời hạn xác minh nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi thuộc diện danh sách 2 để tạođiều kiện cho trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo sớm tìm được gia đình thaythế ở nước ngoài và được chữa trị, chăm sóc sức khỏe trong điều kiện y tế hiệnđại.
Điều 8. Phối hợp trong việc xácnhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài
1. Đối với trẻ em thuộc danh sách1: trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của trẻem, Sở Tư pháp tiến hành lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻem làm con nuôi nước ngoài. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, thực hiện việc xácminh hồ sơ của trẻ em theo quy định tại Điều 33 của Luật Nuôi con nuôi và Điều7 Quy chế này.
Sau khi kiểm tra, xác minh hồ sơtrẻ em theo quy định, nếu thấy trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nướcngoài, Sở Tư pháp xác nhận, lập danh sách trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nướcngoài, gửi Cục Con nuôi. Việc xác nhận phải được thực hiện đối với từng trườnghợp trẻ em cụ thể và phải đảm bảo các yêu cầu tại Điều 16 của Nghị định số19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Luật Nuôi con nuôi.
2. Đối với trẻ em thuộc danh sách2: khi nhận được hồ sơ trẻ em và danh sách 2, Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ của trẻem, tiến hành lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm connuôi nước ngoài và có công văn kèm hồ sơ đề nghị Công an tỉnh xác minh đối vớitrường hợp trẻ em bị bỏ rơi. Trường hợp hồ sơ trẻ em đầy đủ, hợp lệ, thì xácnhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài và gửi danh sách kèm theo hồsơ trẻ em cho Cục Con nuôi để tìm gia đình nước ngoài nhận đích danh trẻ em làmcon nuôi.
Điều 9. Phối hợp trong việcgiới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài
Việc giới thiệu trẻ em thuộc danhsách 1 làm con nuôi người nước ngoài phải bảo đảm các căn cứ để giới thiệu trẻem làm con nuôi nước ngoài quy định tại Điều 35 Luật Nuôi con nuôi và thực hiệnnhư sau:
1. Tùy tình hình cụ thể, Sở Tưpháp đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hình thức phối hợp liên ngành đểtham mưu, tư vấn trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài bảođảm chặt chẽ, khách quan, phù hợp với nhu cầu và lợi ích tốt nhất của trẻ em.Việc phối hợp liên ngành có thể được thực hiện thông qua hình thức họp liênngành hoặc lấy ý kiến bằng văn bản về việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nướcngoài.
a) Trường hợp họp liên ngành thìthành phần gồm Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Tư pháp (Chủ trì cuộc họp), đạidiện lãnh đạo: Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế vàcác cơ quan liên quan, cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở nuôi dưỡng, đại diện BanGiám đốc cơ sở nuôi dưỡng có trẻ em được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài.Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp có thể mời chuyên gia y tế, tâm lý, giađình, xã hội tham gia ý kiến để liên ngành xem xét tư vấn việc giới thiệu trẻem danh sách 1 làm con nuôi người nước ngoài.
Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi chocác đại biểu tham gia họp liên ngành ít nhất 03 ngày trước ngày họp phương ángiới thiệu trẻ em kèm theo phụ lục tóm tắt hồ sơ của trẻ em và hồ sơ của ngườinhận con nuôi.
Trong cuộc họp, các đại biểu thamgia họp liên ngành cho ý kiến, thảo luận về các phương án giới thiệu trẻ em chongười nhận con nuôi. Giám đốc hoặc Phó giám đốc Sở Tư pháp chủ trì họp liênngành tổng hợp ý kiến và kết luận về phương án giới thiệu trẻ em.
Căn cứ vào kết luận của cuộc họpliên ngành, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quảgiới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.
b) Trường hợp trao đổi ý kiến bằngvăn bản thì Sở Tư pháp gửi công văn kèm theo phụ lục tóm tắt hồ sơ của trẻ emvà hồ sơ của người nhận con nuôi cho các cơ quan, ban ngành nói tại điểm akhoản này đề nghị cho ý kiến về các phương án giới thiệu trẻ em cho người nhậncon nuôi.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngàynhận được đề nghị của Sở Tư pháp, các cơ quan, ban ngành được hỏi ý kiến có vănbản trả lời Sở Tư pháp. Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu hoặc giảitrình ý kiến của các cơ quan, ban ngành hữu quan và báo cáo Ủy ban nhân dântỉnh kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến vềviệc đồng ý hoặc không đồng ý với việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nướcngoài của Sở Tư pháp. Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý, thì trong thờihạn 5 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp báocáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài cho Cục Con nuôi. Trườnghợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo rõ lý do để Sở Tư pháp tiếnhành giới thiệu lại.
Điều 10. Phối hợp trong việcquản lý và sử dụng lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài, chi phí giải quyếtviệc nuôi con nuôi nước ngoài
1. Căn cứ vào thông báo của CụcCon nuôi về số lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài và chi phí giải quyếtviệc nuôi con nuôi nước ngoài chuyển về địa phương, Sở Tài chính có trách nhiệmthông báo cho Sở Tư pháp, cơ sở nuôi dưỡng trên địa bàn tỉnh để thực hiện việcrút dự toán chi tiêu trong phạm vi số kinh phí được điều chuyển và có tráchnhiệm hướng dẫn các đơn vị này sử dụng, chấp hành và quyết toán kinh phí theoquy định tại Thông tư liên tịch số 146/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 7 tháng 9 năm2012 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụngvà quyết toán kinh phí hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực nuôi connuôi từ nguồn thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổigiấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài, chi phí giải quyết nuôi con nuôinước ngoài.
2. Sở Tư pháp, cơ sở nuôi dưỡng cótrách nhiệm sử dụng, chấp hành, quyết toán kinh phí và báo cáo việc sử dụngkinh phí theo quy định tại Thông tư liên tịch số 146/2012/TTLT-BTC-BTP của BộTài chính và Bộ Tư pháp.
Chương III
TRÁCH NHIỆM TRONG QUAN HỆ PHỐI HỢP
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tưpháp
1. Chủ trì tổ chức thực hiện Quychế này.
2. Cung cấp thông tin, tài liệucần thiết theo đề nghị của cơ quan phối hợp.
3. Chủ động xây dựng chương trình,kế hoạch hoặc đề xuất nội dung phối hợp liên ngành trong việc giải quyết việcnuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
4. Chủ động chuẩn bị nội dung, tổchức các cuộc họp liên ngành thường kỳ hoặc đột xuất hoặc trao đổi ý kiến liênngành bằng văn bản để đảm bảo hiệu quả của công tác giải quyết việc nuôi connuôi có yếu tố nước ngoài tại địa phương.
5. Chịu trách nhiệm đảm bảo cơ sởvật chất và điều kiện cho các cuộc họp liên ngành do Sở Tư pháp chủ trì.
6. Đôn đốc, theo dõi, đánh giá vềcông tác phối hợp.
7. Chủ trì, phối hợp với các cơquan liên quan tổ chức họp liên ngành để tổng kết, đánh giá kết quả việc thựchiện Quy chế, kinh nghiệm, những vướng mắc, giải pháp nâng cao hiệu quả côngtác giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Hướng dẫn, kiểm tra chặt chẽcác cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc việc cấpcác giấy tờ về sự kiện sinh, tử, lập hồ sơ trẻ em bị bỏ rơi đúng theo quy địnhcủa pháp luật để tránh tình trạng làm hồ sơ giả cho trẻ em làm con nuôi, muabán trẻ em.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh tạo điều kiện thuận lợi trong trường hợp có xác minh lailịch trẻ em bị bỏ rơi tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc các sự kiện sinh,tử khác theo yêu cầu của Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặcSở Tư pháp.
Điều 13. Trách nhiệm của Côngan tỉnh
1. Thực hiện các biện pháp phòngngừa, phát hiện, điều tra và xử lý theo quy định pháp luật đối với các hành viphạm tội trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
2. Chủ trì, phối hợp với các Sở,ban ngành và địa phương có liên quan xác minh nguồn gốc trẻ bị bỏ rơi được cholàm con nuôi ở nước ngoài theo đề nghị của Sở Tư pháp.
Văn bản đề nghị của Sở Tư pháp vàvăn bản phúc đáp của Công an tỉnh được giao, nhận trực tiếp hoặc gửi qua đườngbưu điện.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Laođộng - Thương binh và Xã hội
1. Tham gia, thực hiện theo tiếnđộ, bảo đảm chất lượng các nội dung phối hợp.
2. Cử cán bộ tham gia họp liênngành và tham gia Đoàn công tác liên ngành (nếu có) và tạo điều kiện cho cán bộthực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Tưpháp và các đơn vị liên quan, tổ chức kiểm tra, đánh giá các cơ sở nuôi dưỡngtrên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ định cơ sở nuôidưỡng được phép cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
4. Chỉ đạo và kiểm tra các cơ sởnuôi dưỡng thực hiện việc tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và cho trẻ ở cơsở nuôi dưỡng làm con nuôi đúng đối tượng theo quy định của pháp luật và lập hồsơ và danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế theo Điều 6 Nghị định số19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Nuôi con nuôi.
5. Phối hợp với Sở Tư pháp thựchiện quy trình, thủ tục giải quyết cho trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡnglàm con nuôi nước ngoài theo quy định của pháp luật.
6. Kiểm tra, theo dõi, báo cáoviệc tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí nuôi con nuôi nước ngoài theo quyđịnh của pháp luật.
Điều 15. Trách nhiệm của các cơquan thông tin, truyền thông tỉnh
Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanhvà Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế mở chuyên mục tuyêntruyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi; thực hiện thông báo miễn phí vềdanh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế cho trẻ em theo đề nghị của Sở Tưpháp.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ sởnuôi dưỡng được chỉ định cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài
1. Tiếp nhận trẻ vào cơ sở nuôidưỡng đúng đối tượng theo quy định của pháp luật.
2. Lập danh sách số trẻ đang sốngtại cơ sở nuôi dưỡng có nhu cầu tìm gia đình thay thế trình lãnh đạo Sở Laođộng, Thương binh và Xã hội phê duyệt trước khi gửi về Sở Tư pháp.
3. Lập hồ sơ trẻ em được giớithiệu làm con nuôi.
4. Tiếp nhận, quản lý sử dụngnguồn kinh phí từ kinh phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài được để lại theođúng quy định của pháp luật.
5. Định kỳ hàng năm báo cáo Ủy bannhân dân tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, đồng thời gửi Sở Tư pháp tổnghợp.
Điều 17. Trách nhiệm của UBNDthành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và các huyện cấp huyện (gọichung là cấp huyện)
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện hàngnăm xây dựng kế hoạch triển khai tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vềnuôi con nuôi tại địa phương; kiểm tra, theo dõi tình hình nuôi con nuôi ở địaphương theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xãtriển khai, thực hiện:
a) Phối hợp xác minh nguồn gốc trẻem; lấy ý kiến của những người liên quan về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôinước ngoài và thực hiện ghi chú việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài sau khinhận được thông báo.
b) Lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sởnuôi dưỡng đối với các trường hợp trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em mồ côi không cóngười nuôi dưỡng hoặc trẻ em có cha, mẹ đẻ, người thân thích nhưng không có khảnăng nuôi dưỡng mà không có người nhận trẻ em làm con nuôi.
c) Danh sách và hồ sơ trẻ em đượcỦy ban nhân dân cấp xã lập và gửi đến các cơ quan, đơn vị liên quan để tìm giađình thay thế, mà trong khoảng thời gian này Ủy ban nhân dân cấp xã đã thựchiện giải quyết xong việc đăng ký nuôi con nuôi tại địa phương theo thẩm quyền,có trách nhiệm báo cáo về Sở Tư pháp để xóa tên trẻ em đó trong danh sách trẻem cần tìm gia đình thay thế.
d) Hàng năm lập dự trù kinh phícho công tác nuôi con nuôi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Thông tư liêntịch số 146/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 07/9/2012 của liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Tưpháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạtđộng chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi từ nguồn thu lệ phíđăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức connuôi nước ngoài, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực hiện được đảm bảotừ nguồn thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài và chi phí giải quyết việcnuôi con nuôi nước ngoài theo quy định.
2. Hằng năm, căn cứ vào kế hoạchcông tác và nhiệm vụ được giao, các đơn vị thực hiện việc dự toán ngân sách đảmbảo cho việc thực hiện Quy chế. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinhphí trong lĩnh vực nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của Luật Ngânsách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan và Thông tư Liêntịch số 146/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dựtoán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động chuyên môn, nghiệp vụtrong lĩnh vực nuôi con nuôi từ nguồn thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phícấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài, chi phí giảiquyết nuôi con nuôi nước ngoài.
Điều 19. Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh có liên quan và UBND thànhphố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và các huyện trong phạm vi chứcnăng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn được giao, tạo điều kiện cùng thựchiện tốt nội dung Quy chế này.
Quá trình tổ chức, triển khai thựchiện Quy chế nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc các tổ chức, cánhân phản ánh về Sở Tư pháp để kịp thời trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửađổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều 20. Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan,đơn vị có liên quan và các địa phương có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi thựchiện Quy chế này. Định kỳ sáu tháng, hàng năm hoặc đột xuất tổng hợp báo cáo BộTư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi cóyếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo quy định./.
2. Kế hoạch 1963/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án triển khai Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1963/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 10 tháng 09 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
THỰCHIỆN ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CÔNG ƯỚC LAHAY SỐ 33 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ HỢP TÁC TRONGLĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM.
Thực hiện Quyết định số 378/QĐ-BTP ngày 05/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiệnĐề án triển khai Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnhvực nuôi con nuôi quốc tế giai đoạn 2013 - 2015 (sau đây gọi tắt là Đề án),UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàntỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức quán triệt Quyết định số 1233/QĐ-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khaithực hiện Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôicon nuôi quốc tế giai đoạn 2012 - 2015, nhằm nâng cao nhận thức cho các cán bộ,công chức, viên chức của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thànhphố để thực hiện tốt Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác tronglĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế trên địa bàn tỉnh;
- Tạo tiền đề thuận lợi để thựchiện Công ước Lahay có hiệu quả, góp phần bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em;
- Tiếp tục hoàn thiện, tổ chức thựchiện, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về nuôi con nuôi;
- Kiện toàn đội ngũ công chức làmcông tác giải quyết việc cho nhận con nuôi nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trongbối cảnh thực thi Công ước Lahay.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữaSở Tư pháp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố;
- Xác định rõ nhiệm vụ của Sở Tưpháp và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện các nội dung của Quyếtđịnh số 378/QĐ-BTP ngày 05/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Nâng cao nhận thức về Côngước Lahay
- Nội dung:
+ Tuyên truyền, phổ biến cho côngchức làm việc trong các cơ quan liên quan đến lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tếnhững nội dung cơ bản của Công ước; tuyên truyền, phổ biến có chọn lọc về nộidung Công ước Lahay trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm giúp chongười dân có sự hiểu biết cơ bản về lĩnh vực này, góp phần nâng cao ý thứctrách nhiệm về bảo vệ trẻ em, có quyết định đúng đắn trong việc cho trẻ em làmcon nuôi vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
+ In ấn, phát hành tài liệu, tờrơi, tờ gấp pháp luật về nội dung Công ước Lahay.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủtrì, phối hợp với Báo Kon Tum, Đài Phát thanh truyền hình Kon Tum và các đơn vịcó liên quan.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2013đến năm 2015.
2. Xây dựng thể chế thực hiện Đềán
a) Tham mưu UBND tỉnh ban hành vănbản chỉ đạo thực hiện Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác tronglĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủtrì, phối hợp với các cơ quan có liên quan.
Thời gian thực hiện: năm 2014.
b) Thống kê, rà soát các văn bảnquy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành, từ đó đề nghị sửa đổi, bổ sung,bãi bỏ hoặc ban hành mới để phù hợp với các quy định của pháp luật về nuôi connuôi.
Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủtrì, phối hợp với các cơ quan liên quan.
Thời gian thực hiện: năm 2014.
3. Kiện toàn tổ chức bộ máy
- Nội dung: căn cứ vào tình hìnhthực tế, nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh bổ sung biên chế cho Sở Tư pháp để bảođảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý và giải quyết vấn đềnuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh được ổn định; kiện toàn tổ chức bộ máy, trongđó tập trung vào tổ chức bộ máy của Phòng Hành chính tư pháp thuộc Sở Tư pháp.
- Cơ quan thực hiện: Sở Nội vụ chủtrì, phối hợp với Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: năm 2013 vànăm 2014.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu vềnuôi con nuôi
a) Triển khai ứng dụng tin học đểtruy cập, kết hợp với cơ sở dữ liệu nuôi con nuôi của Cục Con nuôi - Bộ Tưpháp;
Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủtrì, phối hợp các cơ quan có liên quan.
Thời gian thực hiện: năm 2013 vànăm 2014.
b) Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinhphí để bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho Sở Tư pháp nhằmtriển khai ứng dụng tin học, xây dựng cơ sở dữ liệu về nuôi con nuôi.
Cơ quan thực hiện: Sở Tài chính chủtrì, phối hợp với Sở Tư pháp.
Thời gian thực hiện: năm 2014.
5. Sơ kết 03 năm và tổng kết 05năm thực hiện Luật Nuôi con nuôi; tổng kết việc thực hiện Kế hoạch thực hiện Đềán triển khai Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vựcnuôi con nuôi quốc tế giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh
Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủtrì, phối hợp với các cơ quan có liên quan.
6. Tăng cường thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về bảo vệ và chăm sóc trẻ em; tổ chức triển khai Chươngtrình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 (Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ), Chương trình hành động Quốc gia vìtrẻ em giai đoạn 2012 - 2020 (Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủtướng Chính phủ); Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bịbỏ rơi, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ emkhuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộngđồng giai đoạn 2013 - 2020 (Quyết định số 674/QĐ-TTg ngày 26/4/2012 của Thủtướng Chính phủ); tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở nuôi dưỡng trênđịa bàn tỉnh
Cơ quan thực hiện: Sở Lao động -Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan.
Thời gian thực hiện: từ năm 2013đến năm 2015.
7. Kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạchnày được ngân sách bảo đảm theo quy định.
Các cơ quan được phân công nhiệm vụtrong Kế hoạch này lập dự toán kinh phí trong kinh phí hoạt động của cơ quan,đơn vị mình, phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
III. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp: chủ trì, phốihợp với các sở, ban, ngành tỉnh triển khai, theo dõi, kiểm tra thực hiện Kếhoạch này; tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước vềcông tác nuôi con nuôi và Công ước Lahay số 33 trên địa bàn tỉnh.
2. Các sở, ban, ngành tỉnh, UBNDcác huyện, thành phố: thực hiện nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch nàyvà các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: tăng cường phốihợp với các sở, ban, ngành có liên quan tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bảncủa Công ước Lahay số 33 về bảo vệ quyền trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôicon nuôi quốc tế đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạchnày, nếu có phát sinh vướng mắc, khó khăn, đề nghị các đơn vị, địa phương phảnánh kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
3. Quyết định 2159/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2159/QĐ-UBND |
Khánh Hòa, ngày 30 tháng 08 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
BANHÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬTNUÔI CON NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 củaChính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nuôi connuôi;
Căn cứ Quyết định số 1985/QĐ-BTP ngày 13/7/2012 của Bộtrưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tếtheo quy định của Luật Nuôi con nuôi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại văn bản số 1547/STP-VB ngày 07/8/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hànhkèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theoquy định của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3.Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp và các Sở, ngành có liênquan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm thihành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT NUÔI CONNUÔI
(Ban hànhkèm theo Quyết định số2159/QĐ-UBND ngày 30/8/2012của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Triển khai thực hiện Kế hoạch đăng ký nuôi con nuôithực tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi ban hành kèm theo Quyết định số1985/QĐ-BTP ngày 13/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,Ủy ban nhân dân tỉnh xây Kế hoạch đăng ký nuôi con nuôi thực tếtheo quy định của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh bao gồm các nội dung sauđây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ cha mẹvà con nuôi; ngăn ngừa, hạn chế những tác động, tranh chấp phát sinh từ việcnuôi con nuôi thực tế, ổn định đời sống của người dân; đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhànước về nuôi con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi, góp phần tăng cườngcông tác quản lý về hộ tịch trong phạm vi toàntỉnh.
- Là cơ sở để tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi connuôi nói chung và nuôi con nuôi thực tế nói riêng để người dân hiểu mục đích, ýnghĩa cơ bản của việc đăng ký nuôi con nuôi, tự nguyện đăng ký việc nuôi connuôi; đồng thời thu hút sự tham gia của các đoàn thể có liên quan của địaphương vào công tác động viên, khuyến khích người dân đi đăng ký việc nuôi con nuôi.
2. Yêu cầu
- Thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định củapháp luật; hàng năm có báo cáo sơ kết và đến quý I/2016 tiến hành tổng kết toàn quốc (theo yêu cầu của trungương) về công tác này.
- Bảo đảm bí mật các thông tin về cá nhân; tôn trọng ý chí, nguyện vọng vàquyền lợi của người dân trong việc đăng ký nuôi connuôi thực tế; tăng cường truyên truyền, vận động để người dân tự nguyện đăngký, không cưỡng ép, bắt buộc.
- Kết hợp việc rà soát, thống kêtình hình nuôi con nuôi thực tế với việc đăng ký nuôi con nuôi; không chờ ràsoát xong mới đăng ký; việc rà soát, thống kê, đăng ký nuôi con nuôi thực tế phảibảo đảm đúng tiến độ thời gian theo từng giai đoạn của Kế hoạch này.
- Phấn đấu hoàn thành cơ bản công tác đăng ký nuôi con nuôi thực tế trướctháng 6/2015.
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC
1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thứcpháp luật về nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi thực tế
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến cho người dân kiến thức pháp luật về nuôi con nuôi trong nước vànuôi con nuôi thực tế; đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến pháp luậtcho nhân dân ở khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
- Tiến hành tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôicon nuôi thực tế bằng nhiều hình thức phong phú, nộidung phù hợp; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chứcxã hội, tổ chức đoàn thể địa phương vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luậtvề nuôi con nuôi. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cần xây dựngtài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi thực tế bằng tiếngdân tộc để giúp người dân hiểu rõ về nội dung tuyên truyền, phổ biến.
- Trong khi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi và nuôi connuôi thực tế, cần chú trọng mục đích, ý nghĩa cơ bản của việc đăng ký nuôi connuôi là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của các bên, ngăn ngừa tranh chấp, mâu thuẫnphát sinh trong quan hệ gia đình.
- Cần tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về việc đăng ký nuôi con nuôithực tế chỉ được tiến hành trong thời hạn 05 năm, từ ngày 01/01/2011 đến ngày31/12/2015; hết thời hạn này mà không đăng ký thì việc nuôi con nuôi thực tế sẽkhông được pháp luật công nhận, các tranh chấp phát sinh liên quan đến cha mẹnuôi và con nuôi, giữa con nuôi với thành viên gia đình của cha mẹ nuôi (nhưnghĩa vụ cấp dưỡng, quyền thừa kế...) sẽkhông được pháp luật bảo hộ.
2. Rà soát, thống kê, đánh giá tìnhhình nuôi con nuôi thực tế trên phạm vi toàn tỉnh
- Việc rà soát, thống kê, đánh giá tình hình nuôi con nuôi thực tế phải đượctiến hành ở cấp cơ sở, bắt đầu từỦy ban nhân dân cấp xã. Căn cứ kế hoạchcủa cơ quan cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp xã phảicó kế hoạch chi tiết, triển khai thực hiện việc ràsoát, thống kê tình hình con nuôi thực tế đến từngthôn, làng, tổ dân phố, cụm dân cư trên địa bàn xã, phường, thị trấn (gọi tắtlà địa bàn xã). Đối tượng rà soát chủ yếu đối với việc nuôi con nuôi thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau hiệnđang cư trú tại địa phương.
- Thông qua kết quả rà soát, thống kê tình hình nuôi con nuôi thực tế, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch tổng hợp chính xác số liệu các trường hợpnuôi con nuôi thực tế đã phát sinh trên địa bàn xã qua các thời kỳ mà chưa đăng ký; nguyên nhân, lý do chưađăng ký, từ đó chủ động giúp Ủy bannhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế cho ngườidân
- Kết quả rà soát, thống kê tìnhhình nuôi con nuôi thực tế tại địa bàn xã phải được cán bộ Tư pháp - Hộ tịch lậpbản Tổng hợp tình hình nuôi con nuôi thực tế tại địa bàn xã theo Mẫu số 02, đồng thời làm Báo cáo đánhgiá tình hình nuôi con nuôi thực tếtại địa bàn theo Mẫu số 05 kèm theo bản Kế hoạch này. Báocáo đánh giá cần chú ý một số nội dung cơ bản sau:
Một là, phân tích làm rõ nguyên nhân, lý do phát sinhhiện tượng nuôi con nuôi thực tế tại địa phương (ví dụ: cha mẹ nuôi không sinh đẻđược, do phong tục tập quán, do tác động của xã hội, do nhu cầu muốn có thêmcon trai/con gái...)
Hai là, những khó khăn, trở ngại đối với người dân trong việc đăng kýnuôi con nuôi (ví dụ: do nhận thức đơn giản, do đi lại khó khăn, do pháp luậtđòi hỏi nhiều loại giấy tờ mà không đáp ứng được...)
3. Hướng dẫn lập hồ sơ đối với trường hợpcó nhu cầu đăng ký nuôi con nuôi thực tế
a)Trongquá trình rà soát, thống kê về tình hình nuôi con nuôi thực tế tại địa phương,nếu cha mẹ nuôi, con nuôi có nguyện vọng đăng ký nuôi con nuôi thì cán bộ Tưpháp - Hộ tịch hướng dẫn cha mẹ nuôi, con nuôi lập hồ sơ đăng ký việc nuôi connuôi theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi để nộpchoỦy ban nhân dân cấp xã.
Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế bao gồm cácgiấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế (theo mẫu TP/CN- 2011/CN .03 banhành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việcban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi).Trong Tờ khai cần ghi rõ ngày, tháng, năm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trênthực tế, có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng;
- Bản sao Giấy CNMD và sổ hộ khẩu của cha mẹ nuôi;
- Bản sao Giấy CMND hoặc Giấy khai sinh của con nuôi;
- Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ nuôi (nếu có);
- Giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh về việc nuôi con nuôi (nếu có).
b) Trongtrường hợp cha mẹ nuôi, con nuôi chưa có hoặc không có nguyện vọng đăng ký thìphải tôn trọng nguyên vọng của người dân mà không được ép buộc họ đi đăng ký. Ủy ban nhân dân cấp xã cần cử cán bộgặp gỡ, tiếp xúc, tư vấn, tuyên truyền, giải thích cho cha mẹ nuôi, con nuôi nắmrõ về mục đích, ý nghĩa của việc đăng ký nuôi con nuôi, đồng thời vận động ngườidân tự nguyện đăng ký nuôi con nuôi; không được công bố hoặc công khai thôngtin về nuôi con nuôi thực tế của người dân, gây ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sốngbình thường của người dân.
4. Tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôithực tế
a)Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ tiến hànhđăng ký việc nuôi con nuôi thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau phát sinhtrước ngày 01/01/2011, nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 50 củaLuật Nuôi con nuôi như sau:
- Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tạithời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.
Ví dụ: việc nuôi con nuôi thực tế phát sinh từ nhữngnăm 60 đến những năm 90 của thế kỷ trước,thì phải áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 hoặc năm 1986 để xác định điều kiện nuôi con nuôi, trong đó đặcbiệt chú ý điều kiện về khoảng cách tuổi giữa người nhậnnuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
- Đến ngày 01/01/2011 (ngày LuậtNuôi con nuôi có hiệu lực thi hành), quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại vàcả hai bên (cha mẹ nuôi và con nuôi) đều phải còn sống.
- Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dụcnhau như cha, mẹ và con.
b) Đối vớinhững trường hợp nuôi con nuôi thực tế tuyđáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi, nhưngngười dân chưa có, không có nguyện vọng đăng ký, thìỦy ban nhân dân cấp xã cầntăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người dân hiểu được mụcđích, ý nghĩa của việc đăng ký nuôi con nuôi, đồng thời vận động họ đi đăng ký;không được ép buộc người dân đi đăng ký nếu họ thực sự không có nhu cầu hoặc muốngiữ bí mật về đời tư.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cách thức và thời gian thực hiện
Kế hoạch triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế đượctiến hành theo 05 giai đoạn như sau:
a) Giai đoạn 1: từ tháng 8/2012 đến tháng 12/2012
- Giao Sở Tư pháp chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch triển khai đăng kýnuôi con nuôi thực tế trên địa bàn tỉnh; triển khai, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xãthực hiện Kế hoạch này.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, căn cứ Kế hoạch này và tình hình thực tế củađịa phương, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật vềnuôi con nuôi và đăng ký nuôi con nuôi thực tế.
b) Giai đoạn 2: từ tháng 01/2013 đến tháng 06/2013
- Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành rà soát, thống kê về tình hình nuôi connuôi thực tế và đồng thời tổ chức đăng ký nuôi con nuôi thực tế cho người dâncó nhu cầu; lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện bảnTổng hợp kết quả rà soát, thống kê tình hình nuôi con nuôi phát sinh trên địabàn xã (Mẫu số 02) và Báo cáo đánh giátình hình nuôi con nuôi thực tế tại địabàn xã (Mẫu số 05)
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp báo cáo về tình hình nuôi con nuôi thực tế của cấp xã (Mẫu số 03) và Báo cáo tình hình nuôicon nuôi thực tế trên địa bàn huyện (Mẫu số 05A) để gửi Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo về tình hình nuôicon nuôi thực tế của cấp huyện (Mẫu số 04) và Báo cáo đánh giá tình hình nuôi con nuôi thực tế trên địabàn tỉnh (Mẫu số 05B) trình UBND tỉnh gửiBộ Tư pháp.
c) Giai đoạn 3: từ tháng 07/2013 đến tháng 12/2013
- Ủy ban nhân dân các cấp tập trung chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nhiệmvụ theo quy định tại điểm 3 Mục II của Kế hoạch này, đồng thời tiếp tục tiếnhành các hoạt động sau:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi, mục đích,ý nghĩa của việc đăng ký nuôi con nuôi và vận động người dân tự nguyện đi đăngký việc nuôi con nuôi thực tế.
- Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp tục tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi thựctế khi người dân có yêu cầu; đăng ký xong thì lập bản tổng hợp (Mẫu số 02) để gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
d) Giai đoạn 4: từ tháng 01/2014 đến tháng 6/2015
Ủy ban nhân dân các cấp tập trung chỉ đạo thực hiện đăng ký việc nuôi connuôi thực tế cho người dân theo quy định tại điểm 4 Mục II của Kế hoạch này, trong đó cần chú ý một sốđiểm sau:
- Đối với địa phương phát sinh nhiều trường hợp nuôi con nuôi thực tế cónhu cầu đăng ký, thì tùy theo điềukiện từng nơi, Ủy ban nhân dân tỉnh có thểchỉ đạo tăng cường cán bộ giúp Ủy bannhân dân cấp xã thực hiện đăng ký; trường hợp cần thiết có thể tổ chức đăng ký lưu động tại các thôn, làng, tổ dânphố, cụm dân cư để bảo đảm thuận tiện cho nhân dân.
- Sau khi đăng ký xong, Ủy bannhân dân cấp xã lập bản tổng hợp tình hình đăng ký nuôi con nuôi thực tế (Mẫu số 02) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Việc gửi báo cáo cho Ủy bannhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp được thực hiện tương tự như giai đoạn 2 nêu trên.
đ) Giai đoạn 5: từ tháng 7/2015 đến tháng 12/2015
- Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp tục tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi chongười dân có nhu cầu.
- Việc lập bản tổng hợp tìnhhình đăng ký nuôi con nuôi thực tế, trách nhiệm gửi báo cáo của Ủy ban nhân dân các cấp cho Bộ Tưpháp được thực hiện tương tự như giai đoạn 2 trên đây.
2. Trách nhiệm thực hiện
2.1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quanthực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hànhKế hoạch triển khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh; đônđốc, hướng dẫn việc triển khai Kế hoạch này của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
- Tổng hợp tình hình đăng ký nuôi con nuôi thực tế trên địa bàn tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Tư pháp,đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra.
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cườngchỉ đạo, hướng dẫn,kiểmtra tìnhhìnhđăng ký nuôi con nuôi thực tế của Ủy ban nhân dân cấp huyện vàcấpxã;địnhkỳtừng giai đoạn báo cáo Bộ Tư pháptheo quy định.
2.2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Căn cứ Kế hoạch của Ủy bannhân dân tỉnh, tùy tình hình thực tế cụ thể của địaphương, có thể ban hành kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện việc đăng kýnuôi con nuôi thực tế đối với từng Ủy ban nhân dân cấp xã và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện củaỦy ban nhân dân cấp xã.
- Tổng hợp báo cáo về tình hình đăng ký nuôi con nuôi thực tế do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi lên, chủ độngxây dựng báo cáo đánh giá tình hình nuôi con nuôi thực tế trên địa bàn cấp huyệngửi Sở Tư pháp để tổng hợp.
- Kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc phát sinh để báo cáo UBND tỉnh(thông qua Sở Tư pháp) chỉ đạo xử lý.
2.3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Tiến hành tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi; tổ chức ràsoát, thống kê, đánh giá và đăng ký đối với các trường hợp nuôi con nuôi thực tếtheo các nội dung quy định tại Kế hoạch này.
- Duy trì việc lập và gửi báo cáo rà soát, thống kê, đánh giá về tình hìnhnuôi con nuôi thực tế theo đúng tiến độ đã đề ra.
- Kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện nhữngkhó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Kế hoạch để có hướng xửlý.
- Phân công trách nhiệm và huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xãhội, tổ chức đoàn thể địa phương để bảo đảm thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nộidung bản Kế hoạch này.
3. Kinh phí thực hiện:
- Kinh phí thực hiện Kế hoạchđăng ký nuôi con nuôi thực tế ở các ngành, địa phương được bảo đảm từ kinh phícủa ngành, địa phương.
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch đăng ký nuôi con nuôi thực tế ở tỉnh được bảo đảm từ kinh phí của ngân sáchtỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc nào nảysinh ở bất cứ giai đoạn nào, Ủy bannhân dân các cấp và các sở, ban, ngành có liên quan kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tưpháp) để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể./.
HUYỆN/quận:…………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số 01 |
DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG HỢP NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết địnhsố:.../QĐ-BTP ngày ... tháng... năm 2012)
STT |
Mối quan hệ nuôi con nuôi thực tế |
Họ và tên |
Ngày,tháng,nămsinh |
Thời điểm phát sinh quan hệ con nuôi1 |
Nguồn gốc con nuôi2 |
Lý do nhận con nuôi |
Noi cư trú |
Quan hệ nuôi con nuôi hiện tại |
Ghichú |
||||
Không có con đẻ |
Muốncó/cóthêmcontrai/congái |
Lý do khác3 |
Địa chỉ đăng ký HKTT |
Địa chỉ cư trú hiện tại |
Cha mẹ nuôi và con nuôi vẫn có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau |
Cha mẹ nuôi và con nuôi không còn quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau |
|||||||
01 |
Cha nuôi |
||||||||||||
Mẹ nuôi |
|||||||||||||
Con nuôi |
|||||||||||||
02 |
Cha nuôi |
||||||||||||
Mẹ nuôi |
|||||||||||||
Con nuôi |
|
Ngày … tháng … năm … |
____________
1 Ngày, tháng, năm cha mẹnuôi bắt đầu việc nhận nuôi con nuôi.
2Ghi rõ con nuôi được nhận từ đâu. Ví dụ làtrẻ bị bỏ rơi(ở đâu); trẻ em được cho từ gia đình (địa chỉ); trẻ em xin từ cơ sở y tế(tên và địa chỉ cơ sở y tế); trẻ em xin từ cơ sở nuôi dưỡng(tên cơ sở nuôi dưỡng) v.v…
3Ghi rõ là vì lý do nhân đạo;vì giúp đỡ cha mẹ đẻ nghèo khó, đông con; do phong tục tập quán; hoặc lý do khác.
HUYỆN/quận:…………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số 02 |
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ TẠI ĐỊA BÀN CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết địnhsố: .../QĐ-BTP ngày ... tháng ...năm 2012)
STT |
Tổng số trường hợp nuôi con nuôi thực tế |
Số trường hợp nuôi con nuôi thực tế đáp ứng đủ điều kiện theo Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi |
Số trường hợp nuôi con nuôi thực tế đã được đăng ký (từ ngày 01/01/2011 đến nay) |
Số trường hợp nuôi con nuôi thực tế chưa đăng ký (từ ngày 01/01/2011 đến nay) |
Lý do chưa đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế |
Ghi chú |
||||
Một bên cha/mẹ nuôi hoặc con nuôi đã chết |
Quan hệ nuôi con nuôi không còn tồn tại |
Không đủ điều kiện về độ tuổi (cha/mẹ nuôi và con nuôi cách nhau dưới 20 tuổi) |
Khó khăn về hồ sơ, giấy tờ (dokhông có giấy tờ, không biết lập hồ sơ, không biết chữ...) |
Cha mẹnuôi/connuôikhôngmuốnđăng ký(muốngiữ bímật) |
||||||
. |
|
Ngày … tháng … năm … |
TỈNH/thành phố:…………………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số 03 |
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ TẠI ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết địnhsố:.../QĐ-BTP ngày ... tháng... năm 2012)
STT |
Tênxã/phường/thịtrấn |
Tổng số trường hợp nuôi con nuôi thực tế |
Số trường hợp nuôi con nuôi thực tế đáp ứng đủ điều kiện theo Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi |
Số trường hợp nuôi con nuôi thực tế đã được đăng ký (từ ngày 01/01/2011 đến nay) |
Số trường hợp nuôi con nuôi thực tế chưa đăng ký (từ ngày 01/01/2011 đến nay) |
Lý do chưa đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế |
Ghi chú |
||||
Một bên cha/mẹ nuôi hoặc con nuôi đã chết |
Quan hệ nuôi con nuôi không còn tồn tại |
Không đủ điều kiện về độ tuổi (cha/mẹ nuôi và con nuôi cách nhau dưới 20 tuổi) |
Khó khăn về hồ sơ, giấy tờ (do không có giấy tờ,không biết lập hồ sơ, không biết chữ...) |
Cha mẹ nuôi/con nuôi không muốn đăng ký (muốn giữ bí mật) |
|
Ngày … tháng … năm … |
UBND TỈNH/thành phố:…………………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Mẫu số 04 |
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ TẠI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết địnhsố:.../QĐ-BTP ngày ... tháng ...năm 2012)
STT |
Tênhuyện/quận/thành phố thuộc tỉnh |
Tổng số trường hợp nuôi con nuôi thực tế |
Số trường hợp nuôi con nuôi thực tế đáp ứng đủ điều kiện theo Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi |
Số trường hợp nuôi con nuôi thực tế đã được đăng ký (từ ngày 01/01/2011 đến nay) |
Số trường hợp nuôi con nuôi thực tế chưa đăng ký (từ ngày 01/01/2011 đến nay) |
Lý do chưa đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế |
Ghichú |
||||
Mộtbêncha/mẹ nuôihoặcconnuôi đã chết |
Quanhệ nuôiconnuôikhôngcòn tồntại |
Không đủ điều kiện về độ tuổi (cha/mẹ nuôi và con nuôi cách nhau dưới 20 tuổi) |
Khó khăn về hồ sơ, giấy tờ (do không có giấy tờ,không biết lập hồ sơ, không biết chữ...) |
Cha mẹnuôi/connuôikhôngmuốnđăng ký(muốngiữ bímật) |
|
Ngày … tháng … năm … |
Mẫu số 05
UBND HUYỆN/quận:…………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ
I. KẾT QUẢ RÀ SOÁT, THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NUÔI CON NUÔITHỰC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
1. Tổng hợp số liệu nuôi con nuôi thực tế trên địa bàn xã (báo cáo nêu rõsố liệu tổng hợp theo từng giai đoạn, trong đó đã đăng ký bao nhiêu trường hợp,chưa đăng ký bao nhiêu trường hợp, lý do vì sao chưa đăng ký).
2. Các trường hợp khó khăn, vướng mắcphát sinh gây trở ngại cho việc đăng kýnuôi con nuôi thực tế (ví dụ một trong hai bên cha mẹ nuôihoặc con nuôi đã chết trước ngày 01/01/2011; khoảng cáchchênh lệch giữa cha mẹ nuôi với con nuôi chưa đến 20 tuổi; cha mẹ nuôi và con nuôi không còn quan hệ chămsóc, nuôi dưỡng nhau v.v...).
II. ĐÁNH GIÁ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC NUÔI CON NUÔI
1. Đánh giá về sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, Ủy ban nhân dân đối với công tác quản lý nuôi con nuôi vàđăng ký nuôi con nuôi thực tế.
2. Đánh giá về sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành địa phương trong việcthực hiện Kế hoạch (như cơ quan Công an,cơ quan y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội cũng như các tổ chức liên quankhác).
3.Đánh giá về nguyên nhân, lý do của việc phát sinh hiện tượng nuôi con nuôi thực tế;nguyên nhân, lý do của việc người dânkhông đăng ký việcnuôicon nuôi;những hạn chế, tồn tại, vướng mắckhác và nguyên nhân của những hạnchế,tồn tạiđó.
4. Đề xuất các giải pháp để thựchiện có hiệu quả việc đăng ký nuôi con nuôi nói chung, nuôi con nuôi thực tếnói riêng tại địa phương.
5. Những vấn đề khác mà địa phương cần báo cáo.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ |
Mẫu số 05A
UBND TỈNH/thành phố:……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ
I. KẾT QUẢ RÀ SOÁT, THỐNG KÊ TÌNH HÌNH CON NUÔI THỰCTẾ TẠI ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN
1. Tổng hợp số liệu nuôi con nuôi thựctế trên địa bàn huyện/quận (báo cáo nêu rõ số liệu tổng hợp theo từng giai đoạn,trong đó đã đăng ký bao nhiêu trường hợp, chưa đăng ký baonhiêu trường hợp, lý do vì sao chưa đăng ký).
2. Các trường hợp khó khăn, vướng mắc phátsinh gây trở ngại cho việc đăng kýnuôi con nuôi thực tế (ví dụ một trong hai bên cha mẹ nuôi hoặc con nuôiđã chết trước ngày 01/01/2011; khoảng cách chênh lệchgiữa cha mẹ nuôi với con nuôi chưa đến 20 tuổi; cha mẹ nuôi và connuôi không còn quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau v.v...).
II. ĐÁNH GIÁ CÁC VẤN ĐỀLIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC NUÔI CONNUÔI
1. Đánh giá về sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, Ủy ban nhân dân đối với công tác quản lý nuôi con nuôi vàđăng ký nuôi con nuôi thực tế.
2. Đánh giá về sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành địa phương trong việc thực hiện Kế hoạch (như cơ quan Công an, cơ quan y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội cũng như các tổ chức liên quankhác).
3. Đánh giá về nguyên nhân, lý do của việc phát sinh hiện tượng nuôi connuôi thực tế; nguyên nhân, lý do của việc người dân không đăng ký việc nuôi connuôi; những hạn chế, tồn tại, vướng mắc khác và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó.
4. Đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả việcđăng ký nuôi con nuôi nói chung, nuôi con nuôi thực tế nói riêng tại địaphương.
5. Những vấn đề khác mà địa phương cần báo cáo.
TRƯỞNG PHÒNG TƯ PHÁP HUYỆN/QUẬN |
Mẫu số 05B
UBND TỈNH/thành phố:…………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ
I. KẾT QUẢ RÀ SOÁT, THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NUÔI CON NUÔITHỰC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ
1. Tổng hợp số liệu nuôi con nuôi thực tế trênđịa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (báo cáo nêu rõ số liệu tổng hợp theo từng giai đoạn, trong đó đãđăng ký bao nhiêu trường hợp, chưa đăng ký bao nhiêu trường hợp, lý do vì sao chưa đăng ký).
2. Các trường hợp khó khăn, vướng mắc phátsinh gây trở ngại cho việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế (ví dụ một trong hai bên cha mẹnuôi hoặc con nuôi đã chết trước ngày 01/01/2011; khoảngcách chênh lệch giữa cha mẹ nuôi với con nuôi chưa đến 20 tuổi; cha mẹ nuôi vàcon nuôi không còn quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau v.v...).
II. ĐÁNH GIÁ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC NUÔI CON NUÔI
1. Đánh giá về sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, Ủy ban nhân dân đối với công tác quản lý nuôi con nuôi vàđăng ký nuôi con nuôi thực tế.
2. Đánh giá về sự phối hợp giữacác cơ quan, ban, ngành địa phương trong việc thực hiện Kế hoạch (như cơ quanCông an, cơ quan y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội cũng như các tổ chứcliên quan khác).
3. Đánh giá về nguyên nhân, lý do của việc phát sinh hiện tượng nuôi connuôi thực tế; nguyên nhân, lý do của việc người dân không đăng ký việc nuôi connuôi; những hạn chế, tồn tại, vướng mắc khác và nguyên nhân của những hạn chế,tồn tại đó.
4. Đề xuất các giải pháp để thựchiện có hiệu quả việc đăng ký nuôi con nuôi nói chung, nuôi con nuôi thực tế nói riêng tại địa phương.
5. Những vấn đề khác mà địa phương cần báo cáo.
GIÁM ĐỐC SỞ TƯ PHÁP |
4. Quyết định 2265/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế về phối hợp giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài do tỉnh Khánh Hòa ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2265/QĐ-UBND |
Khánh Hòa, ngày 29 tháng 08 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾPHỐI HỢP GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON TRONG NƯỚC, NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm2010;
Căn cứ Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôicon nuôi;
Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-BTP ngày 18/2/2014của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế mẫu về phối hợp liên ngành tại địaphương về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trìnhsố 1577/TTr-STP ngày 12/8/2014.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quychế phối hợp giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 3519/QĐ-UBND ngày 31/12/2013củaỦy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chếphối hợp thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi trongnước, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;Giám đốc các Sở Tư pháp, Y tế, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội,Công an tỉnh và các sở, ngành khác có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
Chủ tịch Ủy bannhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
PHỐI HỢP GIẢI QUYẾTVIỆC NUÔI CON NUÔI TRONG NƯỚC, NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2014 củaỦy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc,hình thức và nội dung phối hợp của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việcgiải quyết việc nuôi con nuôi trong nước,nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại địa phương.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, tổ chức liên quantrong Quy chế này bao gồm: Văn phòng Ủy bannhân dân tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Y tế, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố(sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấphuyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấpxã), các cơ sở nuôi dưỡng, các cơ sở y tế và các cơ quan khác trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc phối hợp
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về nuôi con nuôi và các điều ướcquốc tế về nuôi con nuôi mà Việt Nam là thành viên.
2. Không làm ảnh hưởng đến chứcnăng, nhiệm vụ và hoạt động chuyên môn của các cơ quan có liên quan.
3. Chủ động, thường xuyên, chặtchẽ, kịp thời.
Điều 4. Hình thức phối hợp
1. Trao đổi ý kiến bằng văn bản hoặc cung cấp thông tin bằng văn bảntheo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
2. Tổ chức họp liên ngành.
3. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổngkết.
4. Thành lập các đoàn kiểm traliên ngành.
5. Các hình thức khác.
Chương II
NỘI DUNG PHỐI HỢP TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔITRONG NƯỚC, NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Điều 5. Phối hợp trong việc lậpBiên bản trẻ em bị bỏ rơi và tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi vào cơ sở nuôi dưỡng
1. Người, cơ sở y tế phát hiện trẻem bị bỏ rơi có trách nhiệm thông báo ngay cho Ủyban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã/phường/thị trấn (sau đây gọi là Côngan cấp xã) nơi trẻ em bị bỏ rơi để lập Biên bản trẻ em bị bỏ rơi.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm tìm người tạmthời nuôi dưỡng trẻ em. Trường hợp không có người nhận tạm thời nuôi dưỡng trẻem thì Ủy ban nhân dân cấp xã liên hệngay với cơ sở nuôi dưỡng trẻ em gần nhất để tiến hành thủ tục tiếp nhận trẻ embị bỏ rơi theo thủ tục tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp.
Trường hợp người tạm thời nuôidưỡng không còn đủ khả năng tiếp tục nuôi dưỡng, hoặc không còn nguyện vọngtiếp tục tạm thời nuôi dưỡng, hoặc hết thời hạn thông báo tìm cha, mẹ đẻ củatrẻ em mà không tìm được cha, mẹ đẻ hoặc không có người trong nước nhận trẻ emlàm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xãnơi trẻ em bị bỏ rơi lập hồ sơ đề nghị tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi vào cơ sởnuôi dưỡng.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đàiphát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em. Hếtthời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻcủa trẻ em thì người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc cơ sở nuôi dưỡng trẻ em cótrách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻem theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Điều 6. Phối hợp trong việc lập hồ sơ và danh sách trẻ em cần tìm giađình thay thế
1. Cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệmlập danh sách và hồ sơ trẻ em đã được tiếp nhận chính thức vào cơ sở nuôi dưỡng(có Quyết định tiếp nhận của Người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp cơ sởnuôi dưỡng), thuộc đối tượng cần tìm gia đình thay thế.
2. Danh sách trẻ em ở cơ sở nuôidưỡng cần tìm gia đình thay thế được lập thành Danh sách 1 (trẻ em có sức khỏebình thường) theo mẫu TP/CN- 2011/DS .01 và Danh sách 2 (trẻ em khuyết tật, trẻem mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ 5 tuổi trở lên hoặc hai trẻ em trở lên cùnglà anh chị em ruột) theo mẫu TP/CN-2011/DS .02, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc banhành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi
3. Đối với trẻ em thuộc Danh sách1, cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ và danh sách trẻ em, xin ý kiến Sở Lao động -Thương binh và Xã hội trước khi gửi Sở Tưpháp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được Danh sách, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội có ý kiến trả lời cơ sở nuôi dưỡng. Sau khi có ý kiến củaSở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở nuôi dưỡng gửi danh sách và hồ sơtrẻ em cho Sở Tư pháp để thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em theo quyđịnh.
4. Đối với trẻ em thuộc Danh sách2, cơ sở nuôi dưỡng lập danh sách trẻ em kèm theo hồ sơ của trẻ em, xin ý kiếnSở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi gửi Sở Tư pháp.
Sở Tư pháp gửi ngay Danh sách 2 cho Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp (sau đây gọi làCục Con nuôi) để Cục đề nghị Văn phòng con nuôi nước ngoài hỗ trợ khám sức khỏechuyên sâu, chăm sóc y tế và tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em.
Điều 7. Phối hợp trong việc thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ emDanh sách 1
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm đăngthông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em thuộc Danh sách 1 trong phạm vi tỉnh03 lần liên tiếp trên Trang Thông tinđiện tử của SởTư pháp hoặc trên Cổng thông tin điện tử của Ủyban nhân dân tỉnh trong thời hạn 60 ngày.
2. Trong thời hạn 7 ngày kể từ khihết thời hạn thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em, nếu không có ngườitrong nước nhận trẻ em làm con nuôi, thì Sở Tư pháp chuyển Danh sách trẻ em cầntìm gia đình thay thế cho Cục Con nuôi để tiến hành thủ tục tìm gia đình thaythế trên phạm vi toàn quốc.
Điều 8. Phối hợp trong việcgiải quyết nuôi con nuôi trong nước theo Danh sách 1
1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từngày Sở Tư pháp thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em, nếu có người trongnước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp giới thiệu, hướng dẫn người đóliên hệ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ emthường trú để xem xét, giải quyết, đồng thời thông báo cho cơ sở nuôi dưỡng đểlập hồ sơ trẻ em giao cho người nhận trẻ làm con nuôi. Cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm cung cấp 01 bộ hồ sơ trẻ bao gồm cácgiấy tờ, tài liệu theo quy định tại Khoản 1, Điều 18 Luật Nuôi con nuôi cho ngườinhận trẻ làm con nuôi.
2. Ủy bannhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú có trách nhiệm tiếp nhận hồsơ do người nhận con nuôi nộp; kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những ngườiliên quan theo quy định tại Điều 20 Luật Nuôi con nuôi, xem xét giải quyết đăngký việc nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 22 Luật Nuôi con nuôi và Điều 10Nghị định 19/2011/NĐ-CP .
3. Khi việc đăng ký nhận nuôi connuôi hoàn tất, Ủy ban nhân dân cấp xã nơitrẻ em thường trú có trách nhiệm gửi thông báo kèm bản sao Giấy chứng nhận nuôicon nuôi cho Sở Tư pháp để xóa tên trẻ em này trong Danh sách trẻ em cần tìmgia đình thay thế.
Điều 9. Phối hợp trong việc xácminh hồ sơ của trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi nước ngoài
1. Sau khi nhận được thông báo củaCục Con nuôi - Bộ Tư pháp về danh sách trẻ em chưa tìm được gia đình thay thếtrong nước, Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ của trẻ em có tên trong danh sách này, lấy ý kiến người có liên quan theo quy định tại Điều 33 Luật Nuôi con nuôi. Đốivới trường hợp trẻ em bị bỏ rơi cần được xác minh, Sở Tư pháp có Công văn gửi Công an tỉnh đề nghị xác minh nguồngốc trẻ.
2. Công an tỉnh có trách nhiệm xácminh nguồn gốc trẻ và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngàynhận được đề nghị của Sở Tư pháp. Nội dung trả lời xác minh của Công an tỉnhcần nêu rõ nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi, không xác định được cha, mẹ đẻ. Trườnghợp xác định được cha, mẹ đẻ của trẻ em thì nêu rõ họ, tên, nơi cư trú của cha,mẹ đẻ của trẻ em để Sở Tư pháp tiến hành thủ tục lấy ý kiến của những ngườiliên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
3. Công an tỉnh rút ngắn tối đathời hạn xác minh nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi thuộc diện Danh sách 2 để tạođiều kiện cho trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo sớm tìm được gia đình thaythế ở nước ngoài và được chữa trị, chăm sóc sức khỏe trong điều kiện y tế hiện đại.
Điều 10. Phối hợp trong việcxác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài
1. Đối với trẻ em thuộc Danh sách1: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của trẻem, Sở Tư pháp tiến hành lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻem làm con nuôi nước ngoài. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, thực hiện việc xácminh hồ sơ của trẻ em theo quy định tạiĐiều 33 của Luật Nuôi con nuôi và Điều 7 Quy chế này.
Sau khi kiểm tra, xác minh hồ sơtrẻ em theo quy định, nếu thấy trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nướcngoài, Sở Tư pháp xác nhận, lập danh sách trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nướcngoài, gửi Cục Con nuôi. Việc xác nhận phải được thực hiện đối với từng trườnghợp trẻ em cụ thể và phải đảm bảo các yêu cầu tại Điều 16 của Nghị định số19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Luật nuôi con nuôi.
2. Đối với trẻ em thuộc Danh sách2: Khi nhận được hồ sơ trẻ em và Danh sách 2, Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ của trẻ em, tiến hành lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ emlàm con nuôi nước ngoài và có Công văn kèm hồ sơ yêu cầu Công an tỉnh xác minhđối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi. Trường hợp hồ sơ trẻ em đầy đủ, hợp lệ,thì xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài và gửi danh sách kèmtheo hồ sơ trẻ em cho Cục Con nuôi để tìm gia đình nước ngoài nhận đích danhtrẻ em làm con nuôi.
Điều 11. Phối hợp trong việcgiới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài
Việc giới thiệu trẻ em thuộc Danhsách 1 làm con nuôi người nước ngoài phải bảo đảm các căn cứ để giới thiệu trẻem làm con nuôi nước ngoài quy định tại Điều 35 Luật Nuôi con nuôi và thực hiệnnhư sau:
1. Tùy từng trường hợp cụ thể, SởTư pháp đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnhquyết định hình thức phối hợp liên ngành để tham mưu, tư vấn trong việc giớithiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài bảo đảm chặt chẽ, khách quan, phùhợp với nhu cầu và lợi ích tốt nhất của trẻ em. Việc phối hợp liên ngành có thểđược thực hiện thông qua hình thức họp liên ngành hoặc lấy ý kiến bằng văn bảnvề việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
a) Trường hợp họp liên ngành thìthành phần gồm Giám đốc hoặc Phó giám đốc Sở Tư pháp (Chủ trì cuộc họp), đạidiện lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện lãnh đạo Sở Y tế,đại diện lãnh đạo Công an tỉnh, đại diện lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, đại diện lãnh đạo cơ quanquản lý trực tiếp cơ sở nuôi dưỡng, đại diện Ban Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng cótrẻ em được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết, SởTư pháp có thể mời chuyên gia y tế, tâm lý, gia đình, xã hội tham gia ý kiến đểliên ngành xem xét tư vấn việc giới thiệu trẻ em Danh sách 1 làm con nuôi ngườinước ngoài.
Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi chocác đại biểu tham gia họp liên ngành ít nhất 03 ngày trước ngày họp phương ángiới thiệu trẻ em kèm theo phụ lục tóm tắt hồ sơ của trẻ em và hồ sơ của ngườinhận con nuôi.
Trong cuộc họp, các đại biểu thamgia họp liên ngành cho ý kiến, thảo luận về các phương án giới thiệu trẻ em chongười nhận con nuôi. Giám đốc hoặc Phó giám đốc Sở Tư pháp chủ trì họp liênngành tổng hợp ý kiến và kết luận vềphương án giới thiệu trẻ em.
Căn cứ vào kết luận của cuộc họpliên ngành, Sở Tư pháp có trách nhiệm báocáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nướcngoài.
b) Trường hợp trao đổi ý kiến bằngvăn bản thì Sở Tư pháp gửi công văn kèmtheo phụ lục tóm tắt hồ sơ của trẻ em và hồ sơ của người nhận con nuôi cho cáccơ quan, ban ngành nói tại điểm a khoản này đề nghị cho ý kiến về các phương ángiới thiệu trẻ em cho người nhận con nuôi.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngàynhận được đề nghị của Sở Tư pháp, các cơ quan, ban ngành được hỏi ý kiến có vănbản trả lời Sở Tư pháp. Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu hoặc giảitrình ý kiến của các cơ quan, ban ngành hữu quan và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả giới thiệu trẻ emlàm con nuôi.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy bannhân dân tỉnh có ý kiến về việc đồng ý hoặc không đồng ý với việc giới thiệutrẻ em làm con nuôi nước ngoài của Sở Tư pháp. Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý, thì trong thời hạn5 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy bannhân dân tỉnh, Sở Tư pháp báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi nướcngoài cho Cục Con nuôi. Trường hợp không đồng ý, Ủyban nhân dân tỉnh thông báo rõ lý do để Sở Tư pháp tiến hành giới thiệulại.
Điều 12. Phối hợp trong việc trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho trẻ em làmcon nuôi nước ngoài
1. Sau khi nhận được thông báo củaCục Con nuôi về sự đồng ý của người nhận con nuôi đối với trẻ em được giớithiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em đượcnhận làm con nuôi Sở Tư pháp trình Ủy bannhân dân tỉnh quyết định cho trẻ em làmcon nuôi nước ngoài.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy bannhân dân tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
Việc chuyển, giao, nhận hồ sơ connuôi giữa Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnhvới Sở Tư pháp phải đảm bảo tính an toàn, cẩn thận, bảo đảm chế độ bí mật vàphải được lập thành sổ giao, nhận hồ sơ,ghi rõ ngày, tháng, năm giao, nhận, có chữ ký của người thực hiện việc giao,nhận hồ sơ, tránh để thất thoát tài liệu,hồ sơ.
3. Trong thời hạn 05 ngày, kể từngày có quyết định của Ủy ban nhân dântỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận connuôi. Sở Tư pháp tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi và tổ chức Lễ giao nhậncon nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp, với sự cómặt của đại diện Sở Tư pháp, trẻ em được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đạidiện cơ sở nuôi dưỡng. Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, cóchữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện của Sở Tư pháp.
Điều 13. Phối hợp trong việc quản lý và sử dụng lệ phíđăng ký nuôi con nuôi nước ngoài, chi phí giải quyết việc nuôi con nuôi nướcngoài
1. Căn cứ vào thông báo của CụcCon nuôi về số lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài và chi phí giải quyếtviệc nuôi con nuôi nước ngoài chuyển về địa phương, Sở Tài chính có trách nhiệmthông báo cho Sở Tư pháp, cơ sở nuôi dưỡng trên địa bàn tỉnh để thực hiện việcrút dự toán chi tiêu trong phạm vi số kinh phí được điều chuyển và có tráchnhiệm hướng dẫncác đơn vị này sử dụng,chấp hành và quyết toán kinh phí theo quy định tại Thông tư liên tịch số 146/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 7 tháng 9 năm 2012 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chínhquy định việc lập dự toán, quản lý,sử dụngvà quyết toán kinh phí hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi từ nguồn thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp, gia hạn, sửađổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài, chi phí giải quyết nuôi con nuôinước ngoài.
2. Sở Tư pháp, cơ sở nuôi dưỡng cótrách nhiệm sử dụng, chấp hành, quyết toán kinh phí và báo cáo việc sử dụngkinh phí theo quy định tại Thông tư liên tịch số 146/2012/TTLT-BTC-BTP .
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Tưpháp
1. Chủ trì tổ chức thực hiện Quychế này.
2. Cung cấp thông tin, tài liệucần thiết theo đề nghị của cơ quan phối hợp.
3. Chủ động xây dựng chương trình,kế hoạch hoặc đề xuất nội dung phối hợp liên ngành trong việc giải quyết việcnuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại địa phương.
4. Chủ động chuẩn bị nội dung, tổchức các cuộc họp liên ngành thường kỳ hoặc đột xuất hoặc trao đổi ý kiến liênngành bằng văn bản để đảm bảo hiệu quả của công tác giải quyết việc nuôi connuôi có yếu tố nước ngoài tại địa phương.
5. Chịu trách nhiệm đảm bảo cơ sởvật chất và điều kiện cho các cuộc họp liên ngành do Sở Tư pháp chủ trì.
6. Đôn đốc, theo dõi, đánh giá vềcông tác phối hợp.
7. Chủ trì, phối hợp với các cơquan liên quan tổ chức họp liên ngành để tổng kết, đánh giá kết quả việc thựchiện Quy chế, kinh nghiệm, những vướng mắc, giải pháp nâng cao hiệu quả côngtác giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
8. Phối hợp với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội và cơ quan, tổ chức thành lập cơ sở nuôi dưỡng kiểm tra,đánh giá và báo cáo Ủy bannhân dân cấptỉnh xem xét, chỉ định cơ sở nuôi dưỡng được cho trẻ em làm con nuôi ở nướcngoài theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 19/2011/NĐ-CP.
Điều 15. Công an tỉnh
1. Thực hiện thẩm tra, xác minhnguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi và trả lời kết quả cho cơ quangửi xác minh đúng thời hạn quy định.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn Công anhuyện, thị xã, thành phố, Công an cấp xã, phường, thị trấn trong địa bàn tỉnhlập biên bản trẻ bị bỏ rơi theo quy định khi tiếp nhận được thông tin về trườnghợp có trẻ bị bỏ rơi; kiểm tra, giám sát việc quản lý đăng ký hộ khẩu tạm trú,tạm vắng tại các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trực thuộc Sở Lao động - Thương binhvà Xã hội và cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khác.
3. Thực hiện các biện pháp phòngngừa, phát hiện, điều tra, xử lý hành vi phạm tội trong lĩnh vực nuôi con nuôi.
Điều 16. Sở Ytế
1. Hướng dẫn, kiểm tra chặt chẽcác cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc việc cấp các giấy tờ vềsự kiện sinh, tử, lập hồ sơ trẻ em bị bỏ rơi đúng theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở ytế tạo điều kiện thuận lợi trong trường hợp có xác minh lai lịch trẻ em bị bỏrơi tại bệnh viện hoặc các sự kiện sinh, tử khác theo yêu cầu của Công an tỉnh,Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, SởTư pháp.
Điều 17. Sở Tài chính
Bố trí ngân sách đảm bảo cho việcthực hiện các nhiệm vụ theo Quy chế này.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Laođộng - Thương binh và Xã hội, các cơ sở nuôi dưỡng và các cơ quan có liên quan
Căn cứ vào đề nghị của cơ quan chủtrì, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Sở Lao động - Thương binh vàXã hội, các cơ sở nuôi dưỡng và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm:
1. Tham gia, thực hiện theo tiếnđộ, bảo đảm chất lượng các nội dung phối hợp.
2. Cử cán bộ tham gia họp liênngành và tham gia Đoàn công tác liên ngành (nếu có) và tạo điều kiện cho cán bộthực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Đôn đốc, theo dõi, đánh giá vàbáo cáo kết quả thực hiện công tác phối hợp trong lĩnh vực quản lý của mình,gửi cơ quan chủ trì tổng hợp, xây dựng báo cáo chung theo Quy chế này.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xãhội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và cơ quan, tổ chức thànhlập cơ sở nuôi dưỡng kiểm tra, đánh giá và báo cáo Ủy bannhân dân tỉnh xem xét, chỉ định cơ sở nuôi dưỡng được chotrẻ em làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định19/2011/NĐ-CP.
Điều 19. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Giải quyết các việc hộ tịchliên quan đến nuôi con nuôi;
2. Kiểm tra, theo dõi tình hìnhthực hiện việc nuôi con nuôi trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi connuôi theo thẩm quyền.
3. Tuyên truyền, phổ biến phápluật về nuôi con nuôi tại địa phương.
4. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôivà thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương.
Điều 20. Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Đăng ký, theo dõi việc nuôi connuôi trong nước, ghi chú việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
2. Tuyên truyền, phổ biến phápluật về nuôi con nuôi tại địa phương;
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo vàxử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền;
4. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình giải quyết việc nuôi connuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương.
Điều 21. Điều khoản thi hành
1. Các cơ quan, tổ chức theo tráchnhiệm được phân công, tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này và các văn bảnpháp luật có liên quan.
2. Trong quá trình thực hiện, nếucó vấn đề chưa phù hợp hoặc mới phát sinh, thì các cơ quan, tổ chức được phâncông trách nhiệm phối hợp kịp thời thông báo cho Sở Tư pháp để Sở Tư pháp báocáo Ủy ban nhân dân tỉnh, đề xuất việc bổsung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật hiện hành./.
5. Quyết định 1836/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác liên ngành bảo đảm thực thi Công ước Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế
BỘ TƯ PHÁP
------------ Số: 1836/QĐ-BTP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------------- Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 2013
|
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Phó TTg Nguyễn Xuân Phúc (để báo cáo); - Bộ trưởng Bộ Tư pháp (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (để phối hợp); - Các thành viên Tổ công tác (để thi hành); - Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (để đăng tải); - Lưu: VT, CCN. |
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG Đinh Trung Tụng |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1836/QĐ-BTP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
6. Quyết định 32/2014/QĐ-UBND về quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2014/QĐ-UBND |
Vĩnh Yên, ngày 21 tháng 07 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP LIÊN NGÀNHVỀ GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNHPHÚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Nuôi con nuôi ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chínhphủ về hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Luật nuôi con nuôi;
Theo đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số: 62/TTr- STPngày 09 tháng 7 năm 2014 về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về giảiquyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Vĩnh Phúc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp liên ngành về giảiquyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký banhành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành,các cơ sở nuôi dưỡng và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thihành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH VỀ GIẢI QUYẾTVIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ngày 21/7/2014 của Ủyban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc, hình thức, nội dung, trách nhiệmphối hợp liên ngành giữa Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Côngan tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính, Sở Y tế, các cơ sởnuôi dưỡng và cơ quan có liên quan khác trong việc giải quyết việc nuôi connuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Nguyên tắc phối hợp
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về nuôi con nuôi cóyếu tố nước ngoài và các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi mà Việt Nam làthành viên.
2. Không làm ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ và hoạtđộng chuyên môn của các cơ quan có liên quan.
3. Chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời, hiệuquả.
Điều 3. Hình thức phối hợp
Tùy theo nội dung triển khai, hình thức phối hợp liên ngànhcó thể được thực hiện bằng một trong các hình thức dưới đây:
1. Trao đổi ý kiến bằng văn bản hoặc cung cấp thông tinbằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp (ưu tiên sửdụng hình thức trao đổi thông tin điện tử giữa các cơ quan, đơn vị nhằm đẩynhanh tiến độ công việc).
2. Tổ chức họp liên ngành.
3. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết.
4. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành.
5. Các hình thức khác.
Chương II
NỘI DUNG PHỐI HỢP
Điều 4. Phối hợp trong việc lập Biên bản phát hiện trẻ em bị bỏ rơi; tìm ngườitạm thời nuôi dưỡng hoặc cơ sở nuôi dưỡng; thông báo tìm cha, mẹ đẻ củatrẻ.
1. Sau khi nhận được thông báo của người phát hiện trẻem bị bỏ rơi, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhândân cấp xã) hoặc Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Công an cấp xã)nơi trẻ em bị bỏ rơi phải lập Biên bản phát hiện trẻ em bị bỏ rơi theo quy địnhhiện hành.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em bị bỏ rơi có tráchnhiệm tìm người tạm thời nuôi dưỡng trẻ em. Trường hợp không có người nhận tạmthời nuôi dưỡng trẻ em thì Ủy ban nhân dân cấp xã liên hệ ngay với cơ sở nuôidưỡng trẻ em gần nhất để tiến hành thủ tục tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi theo thủtục tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp.
Trường hợp người tạm thời nuôi dưỡng không còn đủ khả năngtiếp tục nuôi dưỡng, không còn nguyện vọng tiếp tục tạm thời nuôi dưỡng, hoặchết thời hạn thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em mà không tìm được cha, mẹ đẻhoặc không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấpxã nơi trẻ em bị bỏ rơi lập hồ sơ đề nghị tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi vào cơ sởnuôi dưỡng.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập Biên bản phát hiệntrẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyềnhình địa phương 03 lần trong 03 ngày liên tiếp để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em.Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha,mẹ đẻ của trẻ em thì người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc cơ sở nuôi dưỡng trẻem có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ em theo quy định của pháp luậtvề đăng ký hộ tịch.
Điều 5. Phối hợp trong việc lập danh sách và hồ sơ trẻ emcần tìm gia đình thay thế
1. Cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm lập danh sách và hồsơ trẻ em đã được tiếp nhận chính thức vào cơ sở nuôi dưỡng (có Quyết định tiếpnhận của Người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở nuôi dưỡng) thuộc đốitượng cần tìm gia đình thay thế.
2. Danh sách trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng cần tìm gia đìnhthay thế được lập thành Danh sách 1 (trẻ em có sức khỏe bình thường) theo mẫuTP/CN- 2011/DS .01 và Danh sách 2 (trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểmnghèo, trẻ em từ 5 tuổi trở lên hoặc hai trẻ em trở lên cùng là anh chịem ruột) theo mẫu TP/CN-2011/DS .02, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc banhành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.
3. Đối với trẻ em thuộc Danh sách 1, cơ sở nuôi dưỡnglập hồ sơ và danh sách trẻ em, xin ý kiến Sở Lao động - Thương binh và Xã hộitrước khi gửi Sở Tư pháp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được Danhsách, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến trả lời cơ sở nuôi dưỡng.Sau khi có ý kiến của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở nuôi dưỡng gửidanh sách và hồ sơ trẻ em cho Sở Tư pháp để thông báo tìm gia đình thay thế chotrẻ em theo quy định.
4. Đối với trẻ em thuộc Danh sách 2, cơ sở nuôi dưỡnglập danh sách trẻ em kèm theo hồ sơ của trẻ em, xin ý kiến Sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội trước khi gửi Sở Tư pháp.
Sở Tư pháp gửi ngay Danh sách 2 cho Cục Con nuôi, BộTư pháp (sau đây gọi là Cục Con nuôi) để Cục Con nuôi đề nghị Vănphòng con nuôi nước ngoài hỗ trợ khám sức khỏe chuyên sâu, chăm sóc y tế và tìmgia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em.
Điều 6. Phối hợp trong việc thông báo tìm gia đình thay thếcho trẻ em Danh sách 1
1. Việc thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em ởđịa phương theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 15 Luật nuôi con nuôi có thểđược thực hiện trên Đài Phát thanh, Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc hoặc đăngtrên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp.
2. Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi hết thời hạnthông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em, nếu không có người trong nước nhậntrẻ em làm con nuôi, thì Sở Tư pháp chuyển Danh sách trẻ em cần tìm gia đìnhthay thế cho Cục Con nuôi để tiến hành thủ tục tìm gia đình thay thế trên phạmvi toàn quốc.
Điều 7. Phối hợp trong việc xác minh hồ sơ của trẻ em bị bỏrơi được cho làm con nuôi nước ngoài
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm đề nghị Công an tỉnh xácminh nguồn gốc trẻ em đối với các trường hợp trẻ em bị bỏ rơi được cho làm connuôi nước ngoài.
2. Việc xác minh nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi thuộcDanh sách 1 có thể thực hiện đồng thời với việc thông báo tìm gia đình thay thếcho trẻ em ngay khi Sở Tư pháp nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của trẻ em.
Công an tỉnh có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bảntrong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp. Nội dungtrả lời xác minh của Công an tỉnh cần nêu rõ nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi, khôngxác định được cha, mẹ đẻ. Trường hợp xác định được cha, mẹ đẻ của trẻ em thìnêu rõ họ, tên, nơi cư trú của cha, mẹ đẻ của trẻ em để Sở Tư pháp tiến hànhthủ tục lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôinước ngoài.
3. Công an tỉnh rút ngắn tối đa thời hạn xác minh nguồngốc của trẻ em bị bỏ rơi thuộc diện Danh sách 2 để tạo điều kiện cho trẻ emkhuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo sớm tìm được gia đình thay thế ở nước ngoài vàđược chữa trị, chăm sóc sức khỏe trong điều kiện y tế hiện đại.
Điều 8. Phối hợp trong việc xác nhận trẻ em đủ điều kiện làmcon nuôi nước ngoài
1. Đối với trẻ em thuộc Danh sách 1: Trong thời hạn 20ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của trẻ em, Sở Tư pháp tiếnhành lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi nướcngoài. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, thực hiện việc xác minh hồ sơ của trẻ emtheo quy định tại Điều 33 của Luật nuôi con nuôi và Điều 7 Quy chế này.
Sau khi kiểm tra, xác minh hồ sơ trẻ em theo quy định, nếuthấy trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài, Sở Tư pháp xácnhận, lập danh sách trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài, gửi Cục Connuôi. Việc xác nhận phải được thực hiện đối với từng trường hợp trẻ em cụ thểvà phải đảm bảo các yêu cầu tại Điều 16 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luậtnuôi con nuôi.
2. Đối với trẻ em thuộc Danh sách 2: Khi nhận được hồsơ trẻ em và Danh sách 2, Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ của trẻ em, tiến hành lấy ýkiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Đốivới trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì Sở Tư pháp phải có Công văn kèm hồ sơ đềnghị Công an tỉnh xác minh.
Trường hợp hồ sơ trẻ em đầy đủ, hợp lệ, thì xác nhận trẻ emđủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài và gửi danh sách kèm theo hồ sơ trẻ em choCục Con nuôi để tìm gia đình nước ngoài nhận đích danh trẻ em làm con nuôi.
Điều 9. Phối hợp trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôingười nước ngoài
Việc giới thiệu trẻ em thuộc Danh sách 1 làm con nuôi ngườinước ngoài phải bảo đảm các căn cứ để giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoàiquy định tại Điều 35 Luật nuôi con nuôi và thực hiện như sau:
1. Sau khi nhận được hồ sơ của người nước ngoài nhậntrẻ em làm con nuôi:
Sở Tư pháp gửi Công văn kèm theo phụ lục tóm tắt hồ sơ củatrẻ em và hồ sơ của người nhận con nuôi cho: Sở Lao động - Thương binh và Xãhội, Sở Y tế, Công an tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Cơ sở nuôi dưỡng cótrẻ em được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài, cơ quan quản lý trực tiếp cơ sởnuôi dưỡng (nếu có) hoặc trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp có thể xin ýkiến chuyên gia y tế, tâm lý, gia đình, xã hội đề nghị cho ý kiến về các phươngán giới thiệu trẻ em cho người nhận con nuôi.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị củaSở Tư pháp, các cơ quan, ban ngành hoặc chuyên gia được hỏi ý kiến có văn bảntrả lời Sở Tư pháp. Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu hoặc giảitrình ý kiến của các cơ quan và cá nhân, thống nhất báo cáo kết quả giới thiệutrẻ em làm con nuôi và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơdo Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến về việc đồng ý hoặc khôngđồng ý với việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài của Sở Tư pháp.Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý, thì trong thời hạn 5 ngày kể từngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp báo cáo kết quả giớithiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài cho Cục Con nuôi. Trường hợp không đồng ý,Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo rõ lý do để Sở Tư pháp tiến hành giới thiệu lại.
Điều 10. Phối hợp trong việc quản lý và sử dụng lệ phí đăngký nuôi con nuôi nước ngoài, chi phí giải quyết việc nuôi con nuôi nướcngoài
1. Căn cứ vào thông báo của Cục Con nuôi về số lệphí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài và chi phí giải quyết việc nuôi con nuôinước ngoài chuyển về địa phương, Sở Tài chính có trách nhiệm thông báo cho SởTư pháp, cơ sở nuôi dưỡng (có trẻ được nhận làm con nuôi nước ngoài) trên địabàn tỉnh để thực hiện việc rút dự toán chi tiêu trong phạm vi số kinh phí đượcđiều chuyển và có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị này sử dụng, chấp hành vàquyết toán kinh phí theo quy định tại Thông tư liên tịch số 146/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 7 tháng 9 năm 2012 của Bộ Tư pháp và Bộ Tàichính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạtđộng chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi từ nguồn thu lệ phíđăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức connuôi nước ngoài, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.
2. Sở Tư pháp, cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm sử dụng,chấp hành, quyết toán kinh phí và báo cáo việc sử dụng kinh phí theo quy địnhtại Thông tư liên tịch số 146/2012/TTLT-BTC-BTP .
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
1. Chủ trì tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo đề nghịcủa cơ quan phối hợp.
3. Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoặc đềxuất nội dung phối hợp liên ngành trong việc giải quyết việc nuôi con nuôi cóyếu tố nước ngoài tại địa phương.
4. Chủ động chuẩn bị nội dung, tổ chức các cuộc họpliên ngành thường kỳ hoặc đột xuất hoặc trao đổi ý kiến liên ngành bằng văn bảnđể đảm bảo hiệu quả của công tác giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nướcngoài tại địa phương.
5. Chịu trách nhiệm đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiệncho các cuộc họp liên ngành do Sở Tư pháp chủ trì.
6. Đôn đốc, theo dõi, đánh giá về công tác phối hợp.
7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chứchọp liên ngành để tổng kết, đánh giá kết quả việc thực hiện Quy chế, kinhnghiệm, những vướng mắc, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việcnuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Tổng hợp khó khăn, vướng mắc hoặc những vấn đề phát sinh mớicần được sửa đổi, bổ sung báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Sở Y tế hướng dẫn, kiểm tra chặt chẽ các cơ sở khámbệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc việc cấp các giấytờ về sự kiện sinh, tử, lập hồ sơ trẻ em bị bỏ rơi đúng theo quy định của phápluật để tránh tình trạng làm hồ sơ giả cho trẻ em làm con nuôi, mua bán trẻ em.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnhtạo điều kiện thuận lợi trong trường hợp có xác minh lai lịch trẻ em bị bỏ rơitại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc các sự kiện sinh, tử khác theo yêu cầucủa Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Tư pháp.
Điều 13. Trách nhiệm của Công an tỉnh
Công an tỉnh có trách nhiệm xác minh nguồn gốc của trẻem bị bỏ rơi được cho làm con nuôi người nước ngoài; giúp Ủy ban nhân dân tỉnhthực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý hành vi phạm tộitrong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Điều 14. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, SởLao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở nuôi dưỡng và các cơ quan có liên quan
Căn cứ vào đề nghị của cơ quan chủ trì, trong phạm vi chứcnăng, nhiệm vụ của mình, Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội, cơ sở nuôi dưỡng và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm:
1. Tham gia, thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ đảm bảođúng tiến độ, chất lượng các nội dung phối hợp.
2. Cử cán bộ tham gia họp liên ngành và tham gia Đoàncông tác liên ngành (nếu có) đúng thành phần và tạo điều kiện cho cán bộ thựchiện nhiệm vụ được giao.
3. Đôn đốc, theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả thựchiện công tác phối hợp trong lĩnh vực quản lý của mình, gửi cơ quan chủ trìtổng hợp, xây dựng báo cáo chung theo Quy chế này.
4. Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc thực hiệnthông báo miễn phí việc tìm cha, mẹ đẻ cho trẻ bị bỏ rơi theo đề nghị của Ủyban nhân dân cấp xã hoặc thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em ở địaphương.
Điều 15. Kinh phí thực hiện
1. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch công tác và nhiệm vụđược giao, các đơn vị thực hiện việc dự toán ngân sách đảm bảo cho việc thựchiện Quy chế.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí ngân sách đảm bảocho việc thực hiện các nhiệm vụ theo Quy chế này./.