ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2209/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 16 tháng 7 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN THÀNHLẬP PHÒNG PHÁP CHẾ VÀ CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC PHÁP CHẾ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 55/2011/NĐ-CP NGÀY 04/7/2011 CỦA CHÍNH PHỦ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy củatổ chức pháp chế;
Căn cứ Quyết định số 1477/QĐ-BTP ngày 23/8/2011của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trìnhsố 57/TTr-STP ngày 10/6/2013 về việc ban hành Đề án thành lập Phòng Pháp chế vàcủng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế theo Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011của Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đềán thành lập Phòng Pháp chế và củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế theo Nghị địnhsố 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ.
Điều 2. Giao SởTư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành có liên quan tổ chứctriển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án này và định kỳ báocáo UBND tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốcSở Tư pháp, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các doanh nghiệpnhà nước thuộc UBND tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
THÀNH LẬP PHÒNG PHÁPCHẾ TẠI 14 SỞ VÀ CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC PHÁP CHẾ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 55/2011/NĐ-CPNGÀY 04/7/2011 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2209/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 của UBND tỉnhĐồng Nai)
Căn cứ Điều 9 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổchức pháp chế (sau đây gọi tắt là Nghị định 55); thực hiện chỉ đạo của Thườngtrực Tỉnh ủy tại Thông báo số 241-TB/TU ngày 23/11/2012 về kết luận Hội nghịgiao ban Khối Nội chính quý III/2012, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Đề án thànhlập Phòng Pháp chế tại 14 sở và củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế theo Nghịđịnh số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ như sau:
Phần I
SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP, CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC PHÁPCHẾ CÁC CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC UBND TỈNH ĐỒNG NAI QUY ĐỊNH TẠINGHỊ ĐỊNH SỐ 55/2011/NĐ-CP NGÀY 04/7/2011 CỦA CHÍNH PHỦ
I. THỰC TRẠNG VỀ TỔCHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC PHÁP CHẾ TẠI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH VÀ DOANH NGHIỆP NHÀNƯỚC THUỘC UBND TỈNH
1. Đánh giá thực trạngđội ngũ pháp chế theo Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơquan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngvà Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND ngày02/7/2009 của UBND tỉnh ban hành Quy định về thành lập, chức năng và nhiệm vụ củatổ chức pháp chế tại các sở, ban, ngành và doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnhĐồng Nai thì hầu hết các cơ quan, đơn vị được tổ chức theo mô hình bố trí cánbộ kiêm nhiệm hoặc Tổ Pháp chế với tổng số lượng là 72 người làm công tác phápchế.
Phần lớn người làm công tác phápchế của các sở, ban, ngành và doanh nghiệp được bố trí theo chế độ kiêm nhiệmtừ bộ phận thanh tra hoặc tổ chức tại đơn vị; một số ít doanh nghiệp thuê luậtsư cố vấn làm công tác pháp chế.
Vào thời điểm này, nhiệm vụ của độingũ pháp chế tại 14 sở nói riêng tương đối nhẹ; đồng thời, do công chức đảm đươngnhiệm vụ này là kiêm nhiệm, thời gian chủ yếu tập trung vào các công việc khácthuộc phạm vi, chức năng của sở nên không có điều kiện cũng như môi trường đểcọ xát với nhiệm vụ được pháp luật quy định.
Song song với thực trạng đó, Thủ trưởngmột số cơ quan tại các sở, ban, ngành chưa thực sự quan tâm và phân công hợp lýcông việc với trình độ nghiệp vụ của bộ phận này. Do đó, chỉ bố trí 01 côngchức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm nhưng chủ yếu mang tính hình thức. Theo đó,từ 72 người làm công tác pháp chế hiện nay chỉ còn 43 người do chưa tận dụnghết khả năng của bộ phận này nên một số người làm công tác pháp chế trước đâykhông tiếp tục kiện toàn mà được bố trí sang bộ phận khác.
2. Đánh giá hiện trạngvề tổ chức pháp chế theo Nghị định 55
Thực hiện theo Nghị địnhsố 55; hiện nay, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh đãbố trí đội ngũ làm công tác pháp chế thuộc bộ phận văn phòng hoặc thanh tra.Một số cơ quan thuộc 14 sở theo Điều 9 Nghị định 55 đã thành lập Tổ Pháp chế(Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư) hay Sở Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung “Phòng Pháp chế” vàotổ chức bộ máy của sở.
Với hình thức tổ chức, cơ cấu bộ máynhư trên thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc 14 sở hiện nay chưa đồng bộ, thốngnhất nên việc thành lập Phòng Pháp chế là cần thiết trong tình hình hiện nay;đồng thời cũng nhằm đảm bảo tính thống nhất, phù hợp cả về tổ chức lẫn chuyênmôn nghiệp vụ của tổ chức pháp chế.
Theo đánh giá tại Báo cáo số 8856/BC-UBND ngày 08/11/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai sơ kết 01 năm triển khai thực hiện Nghịđịnh 55 thì chất lượng của đội ngũ pháp chế trong tình hình hiện nay chưa phảnánh xác thực đúng nhiệm vụ được giao tại Nghị định 55 (chủ yếu là kiêm nhiệm),chưa có bước phát triển nào so với Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004của Chính phủ về số lượng lẫn chất lượng thậm chí đội ngũ này có bước thụt lùiso với thời điểm trước đây; cụ thể có đơn vị từ tổ chức bộ máy là Tổ Pháp chếhiện nay chỉ bố trí công chức đảm nhiệm (như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Ytế).
Nguyên nhân chủ yếu do kiêm nhiệm nhiềucông việc hoặc là chuyên trách nhưng trình độ, chuyên môn chưa đáp ứng kịp thờido đối tượng này chưa có điều kiện làm việc, tiếp xúc thường xuyên các côngviệc được quy định tại Điều 6 Nghị định 55; mặt khác vì kiêm nhiệm nên việc đàotạo, bồi dưỡng cho đội ngũ pháp chế chưa thật sự hiệu quả dù đội ngũ này đều cótrình độ cử nhân chuyên ngành luật. Do đó, để người làm công tác pháp chế tại14 sở tiếp tục phát huy khả năng, vai trò của mình trong việc tham mưu giúp Thủtrưởng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, nhất là trong giai đoạn hiện nayViệt Nam đang thực hiện các cam kết WTO thì cần phải củng cố và phát huy tối đavị trí, chức năng của bộ phận pháp chế vì bộ phận này luôn đóng vai trò chủchốt trong việc giúp Thủ trưởng cơ quan thay mặt hoặc tham mưu UBND tỉnh về cácvấn đề pháp lý và tham gia tố tụng nếu phát sinh khiếu kiện, tranh chấp.
(Có bảng so sánh tổ chức pháp chế theothời điểm giữa Nghị định số 122/2004/NĐ-CP và Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ).
3. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương
Trong những năm qua, Đảngvà Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm từng bướchoàn thiện hệ thống pháp luật. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TWngày 14/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Namđến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 vềChiến lược cải cách tư pháp.
Ngày 04/7/2011, Chính phủ ban hành Nghị định 55thay thế Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004. Nghịđịnh 55 đã xác định cụ thể, rõ ràng hơn về vị trí, chức năng củacác tổ chức pháp chế; tiêu chuẩn người làm công tác pháp chế của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tổ chức pháp chế ở các doanh nghiệp nhà nước; trong đó, tại Điều9 Nghị định 55 giao trách nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập PhòngPháp chế thuộc 14 sở (Sở Nội vụ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở CôngThương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Giao thông vận tải; Sở Xâydựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Lao động,Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Khoa học và Côngnghệ; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế).
Thủ tướng Chính phủ chỉđạo tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2013: “Chủ tịch UBNDcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần hết sức quan tâm đến việc bố tríbiên chế cho Sở Tư pháp, kiện toàn sớm tổ chức pháp chế của các sở, ngành ở địaphương…”.
Tiếp theo tại Thông báokết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốctriển khai công tác tư pháp với nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 đó là:
“Lãnh đạo các Bộ, ngành,địa phương cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của côngtác tư pháp, pháp chế; tăng cường hơn nữa trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo củangười đứng đầu cơ quan trong việc tổ chức triển khai công tác tư pháp. Quan tâmviệc xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy và quy hoạch, phát triển nguồn nhânlực làm công tác tư pháp, pháp chế theo yêu cầu, nâng cao trình độ chuyên môn.
Giao Bộ Tư pháp chủ trì,phối hợp với Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành, địa phương tổ chức rà soát và đề xuất giải pháp tổng thể kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân lực làm công táctư pháp, pháp chế theo yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, chuẩn hóa đội ngũ…”
Thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng,ngày 23/5/2013 Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Nộivụ về việc sớm hoàn thành Đề án xây dựng tổ chức bộ máy triển khai thực hiệnquản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.Theo đó, tại địa phương công tác này được giao cho bộ phận pháp chế phối hợpvới Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Thực hiện Nghị định 55, các Vụ Phápchế thuộc một số Bộ, ngành quản lý yêu cầu các sở phải thành lập Phòng Pháp chếnhư: Sở Tài chính; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Giao thông vận tảinhằm từng bước đảm bảo đủ nguồn lực trong việc thực hiện tình hình mới.
Với chủ trương được đề ra và chỉ đạonêu trên, trong quản lý nhà nước cần phải có đội ngũ pháp chế đủ “lượng” và “chất”góp phần đóng vai trò chủ chốt giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý nhà nướcvề pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực công tác.
Từ các cơ sở trên, việc ban hành Đềán nêu trên là cấp thiết nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm Nghị định 55 của Chínhphủ cũng như xác định một số hoạt động cụ thể để kiện toàn và tăng cường nănglực cho tổ chức pháp chế nói chung đảm bảo số lượng và chất lượng; đáp ứng yêucầu, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị; khắc phục những hạn chế, yếu kém, nângcao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức pháp chế trong tình hình mới.
II. CƠ SỞPHÁP LÝ
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày04/7/2011 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chứcbộ máy của tổ chức pháp chế;
Căn cứ Quyết định số 1477/QĐ-BTP ngày23/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghịđịnh số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
Phần II
PHƯƠNG ÁN CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC PHÁP CHẾ CÁC CƠ QUAN,DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC UBND TỈNH ĐỒNG NAI
Từ thực trạng bộ máy về công tác pháp chế và nhữngcăn cứ pháp lý như trên, cần thiết phải hình thành Phòng Pháp chế thuộc 14 sởvà Tổ Pháp chế hoặc chuyên viên phụ trách pháp chế chuyên trách thuộc các cơquan, đơn vị còn lại một cách linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với điều kiện tìnhhình kinh tế, chính trị, xã hội và đặc điểm, nhu cầu cụ thể của từng đơn vịnhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ về công tác pháp chế theo quy địnhtại Điều 6 Nghị định 55. UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng Phương án củng cố, kiệntoàn tổ chức pháp chế các cơ quan, doanh nghiệp thuộc UBND tỉnh như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao năng lực, vị trí, vai trò của tổ chức pháp chế, đápứng yêu cầu tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật và sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước theo đúng quy định của pháp luật tronggiai đoạn phát triển mới của đất nước.
- Đáp ứng yêu cầu xây dựng tổ chứcpháp chế hoạt động chung theo mô hình thống nhất đáp ứng quyđịnh tại Nghị định 55, tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bố trí nguồn nhânlực, các điều kiện bảo đảm tổ chức triển khai đồng bộ công tác pháp chế,tạo sự chuyển biến cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các tổ chứcpháp chế, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật trên từng lĩnh vực.
- Hoàn thiện, nâng cao kiến thức vềpháp luật; kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế theo quy định tạiNghị định 55; đồng thời bổ sung kiến thức chuyên sâu, kỹ năng nghiệp vụ cho côngchức, viên chức, nhân viên pháp chế (sau đây gọi là người làm công tác phápchế) thuộc các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh nhằm đápứng yêu cầu của công việc trong tình hình mới.
2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và kiện toàn về mặt tổ chức của bộ phận pháp chếthuộc các cơ quan, đơn vị nhất là tại 14 sở theoĐiều 9 Nghị định 55 đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật.
- Thành lập Phòng Pháp chếthuộc 14 sởnêu trên để triển khaihiệu quả các nhiệm vụ được giao theo Nghị định 55. Cáccơ quan, đơn vị còn lại tùy vào đặc điểm tình hình hoạt động của cơ quan, đơnvị mà bố trí người làm công tác pháp chế chuyên trách với trình độ chuyên ngànhluật.
- Nâng cao năng lực đội ngũ pháp chếđể đáp ứng yêu cầu, phải được đào tạo về pháp luật và bồidưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ về công tác pháp chế; sau năm (05) năm kểtừ ngày được bố trí vị trí pháp chế chuyên trách phải có trình độcử nhân luật (đối với người làm công tác pháp chếtrước đây chưa có bằng cử nhân luật) và đápứng yêu cầu về trình độ, yêu cầu chuyên sâu trong một sốlĩnh vực pháp luật cụ thể.
II. TÊN GỌI, VỊ TRÍ
1. Đối với tổ chức pháp chế tại các cơ quan chuyênmôn thuộc UBND tỉnh
a) Tên gọi của tổ chức pháp chế: PhòngPháp chế đối với 14 sở theo Điều 9 Nghị định 55.
- Biên chế: 03 (01 Trưởng phòng hoặcPhó Trưởng phòng và 02 chuyên viên pháp chế).
- Điều kiện, tiêu chuẩn: Trình độ cửnhân luật.
- Chức danh: Là công chức pháp chếchuyên trách.
Tổ chức này là phòng chuyên môn thuộcsở đồng thời chịu sự quản lý, kiểm tra về công tác pháp chế của Chủ tịch UBNDtỉnh (Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liênquan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý công tác pháp chế ở địaphương), và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ pháp chế của Vụ Pháp chếthuộc Bộ quản lý chuyên ngành.
b) Thẩm quyền quyết định thành lập,phân công
- Phòng Pháp chế: Chủ tịch UBND tỉnhquyết định thành lập Phòng Pháp chế.
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành: Quyếtđịnh thành lập Tổ Pháp chế.
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành quyết định phân côngcông chức pháp chế chuyên trách (không kiêm nhiệm công tác khác) tại đơn vị.Văn bản phân công phải được gửi tới Sở Nội vụ, Sở Tư pháp để quản lý và theodõi.
2. Đối với tổ chức pháp chế tại doanh nghiệp nhànước
a) Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Chủ tịchHội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước quyết địnhviệc thành lập tổ chức pháp chế theo hình thức Phòng Pháp chế hoặc Tổ Pháp chếhoặc quyết định việc bố trí nhân viên pháp chế chuyên trách.
b) Tổ chức pháp chế các doanh nghiệp nhà nước ở địaphương chịu sự quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác phápchế của Sở Tư pháp.
III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh
a) Chức năng
Tổ chức pháp chế tại cơ quan chuyênmôn thuộc UBND tỉnh là bộ phận chuyên môn, có chức năng tham mưu, giúp Thủtrưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước bằngpháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao và tổ chức thực hiện công tácpháp chế quy định tại Nghị định 55.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn
Thực hiện nhiệm vụ theo Điều 6 Nghịđịnh 55 với các công tác sau:
- Công tác xây dựng pháp luật.
- Công tác rà soát, hệ thống hóa vănbản quy phạm pháp luật.
- Công tác kiểm tra và xử lý văn bảnquy phạm pháp luật.
- Công tác phổ biến, giáo dục phápluật.
- Công tác theo dõi tình hình thi hànhpháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật.
- Công tác bồi thường của Nhà nước.
- Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanhnghiệp.
- Công tác tham mưu về các vấn đề pháplý và tham gia tố tụng.
- Về thi đua khen thưởng trong côngtác pháp chế.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủtrưởng cơ quan giao hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của tổ chức phápchế tại các doanh nghiệp nhà nước
a) Chức năng
Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước là bộ phậnchuyên môn, có chức năng tham mưu, tư vấn cho Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hộiđồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp về những vấn đề pháp lýliên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện nhiệm vụ theo Điều7 Nghị định 55
IV. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch Hộiđồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệmsắp xếp, bố trí cơ sở vật chất tại cơ quan, đơn vị và bố trí nhân sự đảm bảođiều kiện thuận lợi cho tổ chức pháp chế hoạt động có hiệu quả.
2. Giải pháp thực hiện
a) Giải pháp trước mắt
- Những đơn vị chưa bố trí được biênchế hoặc chưa đủ biên chế, Thủ trưởng các cơ quan ưu tiên điều động người cónăng lực thuộc đơn vị tại bộ phận khác (là đội ngũ pháp chế trước đây) sang làmcông tác pháp chế; đồng thời khẩn trương xây dựng phương án công tác cán bộ chonhững năm tiếp theo. Hoặc các cơ quan, đơn vị tạm thời chưa bố trí được ngườilàm công tác pháp chế chuyên ngành luật thì có thể tuyển dụng người có trình độcử nhân hành chính.
- Đối với những người hiện đang làmcông tác pháp chế tại các sở, ban, ngành mà chưa có trình độ cử nhân luật phảitham gia chương trình đào tạo về pháp luật và bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn,nghiệp vụ về công tác pháp chế do Bộ Tư pháp tổ chức. Sau năm (05) năm, kể từngày được bố trí vị trí công tác thì người làm công tác pháp chế phải có trìnhđộ cử nhân luật.
- Đối với các cơ quan, đơn vị khôngbắt buộc thành lập Phòng Pháp chế như: Văn phòng UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, SởNgoại vụ, Ban Dân tộc, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Cục Thuế, Cục Hải quan,Cục Thống kê và các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh phải bố trí 01 công chức,viên chức pháp chế chuyên trách trong tổng số biên chế hiện có tại đơn vị. Đốivới doanh nghiệp nhà nước có thể bố trí 01 nhân viên pháp chế chuyên trách làmđầu mối thực hiện công tác pháp chế hoặc thuê luật sư, luật gia hoặc người cótrình độ pháp luật làm cố vấn pháp lý tùy theo điều kiện của từng doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn, chế độ đối với người làmcông tác pháp chế đối với các đơn vị nêu trên vận dụng theo quy định tạiKhoản 1, Khoản 2 Điều 12 Nghị định 55 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Riêngchế độ, chính sách của người làm công tác pháp chế hoặc cố vấn pháp luật tạidoanh nghiệp do doanh nghiệp chi trả.
b) Giảipháp lâu dài
- Bố trí đủ và đúng chứcdanh, tiêu chuẩn người làm công tác pháp chế theo quy định tại Điều 11 và 12Nghị định 55.
- Đội ngũ pháp chế phảiđược thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêucầu nhiệm vụ được giao.
- Tất cả 14 sở đượcthành lập Phòng Pháp chế với nguồn nhân lực đáp ứng đủ điều kiện về số lượnglẫn chất lượng.
- Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, đơn vị và doanhnghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh phải bảo đảm các điều kiện hoạt động cần thiếtcho tổ chức pháp chế thuộc cơ quan, đơn vị mình như: Cơ sở vật chất, trangthiết bị phục vụ hoạt động, kinh phí hoạt động...Kinh phí hoạt động của tổ chứcpháp chế nằm trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan; trình tự, thủtục lập dự toán, sử dụng, quyết toán kinh phí cho hoạt động của tổ chức phápchế thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướngdẫn liên quan.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG CÁC SỞ, BAN, NGÀNHVÀ TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC UBND TỈNH
1. Trách nhiệm của Thủ trưởng các sở, ban, ngànhvà người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh
a) Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Nội vụ trình cấp cóthẩm quyền thành lập Phòng Pháp chế, Tổ Pháp chế hoặc bố trí công chức, ngườilàm công tác pháp chế tại đơn vị; tổ chứcsắp xếp, bố trí cơ sở vật chấttại cơ quan, đơn vị và bố trí nhân sự đảm bảo điều kiện thuận lợi cho tổ chứcpháp chế hoạt động có hiệu quả;
b) Lựa chọn công chức, viên chức và nhân viên đủnăng lực đáp ứng yêu cầu chuyên môn để bố trílàm công tác pháp chế của cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp;
c) Cử người làm công tác pháp chế tham dự đầy đủcác lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm do các cơ quan Trung ương và tỉnh tổ chức để trao đổi, học tập kinh nghiệmphục vụ cho công tác pháp chế;
d) Hỗ trợ và tạo điều kiện cho người làm công tácpháp chế của cơ quan, đơn vị được học tập và nghiên cứu trau dồi kiến thức chuyênmôn để phục vụ tốt cho công tác pháp chế;
e) Đảm bảo các điều kiện cho người làm công tác phápchế của cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theoquy định tại Nghị định 55;
g) Có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để cáccơ quan, đơn vị có thẩm quyền tiến hành kiểm tra công tác tổ chức về pháp chếtheo quy định;
h) Phối hợp với Sở Tư pháp và Sở Nội vụ tham mưuUBND tỉnh sửa đổi, bổ sung quy định tổ chức và hoạt động của đơn vị theo quy định;
i) Tiến hành rà soát các văn bản do đơn vị mình banhành có liên quan đến công tác pháp chế để xử lý theo thẩm quyền;
k) Báo cáo UBND tỉnh về tình hình tổ chức và hoạt động pháp chế của cơ quan, đơn vị;tình hình thực hiện Đề án theo định kỳ 06 tháng,năm và đột xuất theo yêu cầu; đồng gửi Sở Tư pháp, Sở Nội vụ để tổng hợp, theo dõi.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm
a) Chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ tham mưu Chủ tịchUBND tỉnh ban hành quyết định thành lập Phòng Pháp chế thuộc 14 sở.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn cáccơ quan có liên quan triển khai có hiệu quả, đúng tiến độ của Đề án; kiểm tra, tổnghợp kết quả thực hiện Đề án, báo cáo UBND tỉnh.
c) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn, kiểm traviệc thực hiện công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định củapháp luật có liên quan về công tác pháp chế và chỉ đạo của UBND tỉnh.
3. Sở Nội vụ có trách nhiệm
a) Tham mưu UBND tỉnh đề xuất Bộ Nội vụ bố trí côngchức pháp chế đảm bảo việc thành lập, bố trí công chức pháp chế tại 14 sở nêutrên thuộc UBND tỉnh.
b) Phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn các cơ quanchuyên môn thuộc UBND tỉnh bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơcấu của tổ chức pháp chế, đảm bảo thực hiện thống nhất.
c) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác pháp chế đạt chuẩn vềchuyên môn, nghiệp vụ và thời gian theo quy định của Nghị định 55.
4. Sở Tài chính có trách nhiệm
Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo cho hoạtđộng của tổ chức pháp chế theo quy định của pháp luật hiện hành.
II. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Quý III/2013: Hoàn thành việc phê duyệt quyếtđịnh thành lập Phòng Pháp chế tại 14 sở.
2. Quý IV/2013: Cơ bản bố trí đủ biên chế hoạt độngsau khi thành lập Phòng Pháp chế trong tổng số biên chế được giao tại các sở.
Trong quá trình triểnkhai thực hiện Đề án, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có liênquan phản ánh kịp thời về Sở Tư pháp để tổng, hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét,giải quyết./.
BẢNG SO SÁNH TỔCHỨC PHÁP CHẾ CỦA 14 SỞ GIỮA NGHỊ ĐỊNH 122/2004/NĐ-CP VÀ NGHỊ ĐỊNH55/2011/NĐ-CP
(Kèm theo Quyếtđịnh số 2209 /QĐ-UBND ngày 16/7 /2013 của UBND tỉnh Đồng Nai)
STT | Đơn vị | Nghị định 122/2004/NĐ-CP | Nghị định 55/2011/NĐ-CP | ||||||
Hình thức tổ chức | Chế độ | Hình thức tổ chức | Chế độ | ||||||
Chuyên viên PC | Tổ PC | Kiêm nhiệm | Chuyên trách | Chuyên viên PC | Tổ PC | Kiêm nhiệm | Chuyên trách | ||
1 | Sở Xây dựng | x | x | x | x | ||||
2 | Sở GD&ĐT | x | x | x | x | ||||
3 | Sở GTVT | x | x | x | x | ||||
4 | Sở Nội Vụ | x | x | x | x | ||||
5 | Sở Tài Chính | x | x | x | x (02) | x | |||
6 | Sở KH&ĐT | x | x | x | x | x (02) | |||
7 | Sở LĐ, TB&XH | x | x | x | x (02) | ||||
8 | Sở VHTT&DL | x | x | x | x | ||||
9 | Sở KH&CN | x | x (02) | x | x | x (02) | x | ||
10 | Sở NN&PTNT | x | x | x | x | ||||
11 | Sở TN và MT | x | x | x | x | ||||
12 | Sở Y tế | x | x | x | x | ||||
13 | Sở Công Thương | x | x | x | x | ||||
14 | Sở TT&TT | x | x | x | x |