ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2492/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 01 tháng 6 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM,TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TỈNH NGHỆAN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phươngngày 19/6/2015;

Căn cứ Chương trình phối hợp số 09/Ctr-BCA-TW MTTQ giữa Bộ Công an và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức thành viên về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trongtình hình mới;

Căn cứ Hướng dẫn số 3075/BCĐ-V28 ngày12/8/2013; Công văn số 4488/BCĐ ngày 14/11/2013 của Ban Chỉ đạo Trung ương thựchiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc về việc hướng dẫn sáp nhập BanChỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm và Ban Chỉ đạo thực hiệnphong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thành Ban Chỉ đạo phòng, chống tộiphạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;

Căn cứ Quyết định số 6484/QĐ-UBND-NC ngày31/12/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về việc sáp nhập Ban Chỉ đạo phòng, chống tộiphạm, tệ nạn ma túy, mại dâm và Ban Chỉ đạo thực hiện phong trào toàn dân bảo vệan ninh Tổ quốc thành Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựngphong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;

Xét đề nghị của Công an tỉnh (cơ quan Thườngtrực Ban Chỉ đạo) tại Tờ trình số 1207/TTr-CAT-PV11 -PV27 ngày 23/5/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyếtđịnh này "Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạnxã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh NghệAn".

Điều 2. Quyết định này có hiệulực kể từ ngày ký;

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốccác Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện,thành, thị; các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội vàxây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Nghệ An và Thủ trưởngcác đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Xuân Đại

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM, TỆ NẠN XÃ HỘIVÀ XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2492/QĐ-UBND ngày 01/6/2016 của UBND tỉnhNghệ An )

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnhvà đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định nguyên tắc, chức năng,nhiệm vụ, phân công trách nhiệm, chế độ công tác, cơ chế điều hành và điều kiệnđảm bảo hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựngphong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Nghệ An (gọi tắt là Ban Chỉ đạo).

2. Quy chế này áp dụng đối với Trưởng ban, cácPhó trưởng ban và thành viên Ban Chỉ đạo, Bộ phận Thường trực giúp việc Ban Chỉđạo (sau đây gọi tắt là Ban Thường trực) đặt tại Công an tỉnh và có các thànhviên tại các ngành chức năng có liên quan.

Điều 2. Nguyên tắc làm việc

1. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tậptrung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, đề cao quyền hạn và trách nhiệm cánhân của các thành viên; bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật và quy định củaQuy chế này.

2. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chếđộ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chốngtội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốctheo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình và sự phân công của Trưởng ban; được sửdụng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý để thực hiện nhiệm vụ.

3. Đảm bảo yêu cầu phối hợp chặt chẽ, thống nhấttrong chỉ đạo điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

Điều 3. Chức năng, nhiệm vụcủa Ban Chỉ đạo

1. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạotriển khai, thực hiện các công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xâydựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Sở,ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thịxã triển khai, thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước, của bộ,ngành, đoàn thể có liên quan ở Trung ương; các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạnxã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên phạm vi toàntỉnh.

3. Theo dõi, tổng hợp tình hình, đánh giá kết quảvà đề xuất, kiến nghị các vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm,tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; báo cáoChính phủ, các bộ, ngành liên quan ở Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 4. Chức năng, nhiệm vụcủa Ban Thường trực

Ban Thường trực đặt tại Công an tỉnhvà có các thành viên giúp việc tại các ngành chức năng có liên quan, có nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu, đề xuất Ban Chỉ đạo hoạch định nhữngvấn đề có tính chiến lược để chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tộiphạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2. Tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo xây dựng chươngtrình, kế hoạch thực hiện; theo dõi, kiểm tra, đánh giá và tổng hợp, xây dựngbáo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chốngtội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.Tổng hợp, đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trongphòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ anninh Tổ quốc.

3. Chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu vàcác điều kiện cần thiết khác phục vụ các phiên họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn,kiểm tra, hướng dẫn về công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựngphong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo chương trình, kế hoạch của BanChỉ đạo. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng, chống tội phạm, phòng, chốngma túy và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

4. Thực hiện nhiệm vụ đầu mối phối hợp trongphòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ anninh Tổ quốc với các bộ, ngành Trung ương và Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương.

5. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tàichính xây dựng kế hoạch dự trù, phân bổ, sử dụng, bổ sung, điều chỉnh kinh phíthực hiện công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong tràotoàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hàng năm; hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc sửdụng kinh phí theo đúng hợp đồng trách nhiệm đã ký kết giữa Ban Thường trực vớicác đơn vị, địa phương và các quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước;thẩm định, tham mưu, đề xuất Ban Chỉ đạo phê duyệt hỗ trợ kinh phí từ các nguồncho các đơn vị, địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao. Tham mưu quyết toáncác nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xâydựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

6. Lưu trữ hồ sơ, làm công tác văn thư, quản lýtư liệu, trang thiết bị của Ban Chỉ đạo theo đúng quy định và thực hiện các nhiệmvụ khác do Trưởng ban và các Phó Trưởng ban giao.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CÔNGTRÁCH NHIỆM

Điều 5. Trách nhiệm của TrưởngBan Chỉ đạo

1. Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Chủ tịchUBND tỉnh về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo.

2. Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉđạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo và các đơn vị, địaphương trong việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội vàxây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và thực hiện chế độ thôngtin, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; đề xuất UBND tỉnh khen thưởng, xửlý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống tội phạm, tệnạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

3. Triệu tập, điều hành các cuộc họp định kỳ, độtxuất của Ban Chỉ đạo.

4. Trong trường hợp cần thiết, ủy quyền cho Phótrưởng Ban Chỉ đạo giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.

Điều 6. Trách nhiệm của đồngchí Giám đốc Công an tỉnh - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo

- Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo, quản lý, điềuhành hoạt động của Ban Chỉ đạo theo chương trình, kế hoạch; hướng dẫn, kiểmtra, theo dõi, đôn đốc các đơn vị, địa phương trong việc tổ chức thực hiện cácmục tiêu, nhiệm vụ được giao và thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.Thay mặt Ban Chỉ đạo điều hành các nhiệm vụ do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

- Cùng các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo thuộcCông an tỉnh tham mưu, chỉ đạo tổ chức triển khai, thực hiện công tác phòng, chốngcác loại tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninhTổ quốc trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầutư lập dự toán, phân bổ các nguồn kinh phí thực hiện phòng, chống tội phạm;phòng, chống ma túy; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Thaymặt Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành, chỉ đạo hoạt động của Ban Thường trực và thựchiện các công việc khác do Trưởng Ban Chỉ đạo giao. Khen thưởng đột xuất chocác tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm,tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong nguồn kinh phíUBND tỉnh cấp, mức thưởng không quá 5.000.000 đồng/01 tập thể, không quá2.000.000 đồng/01 cá nhân.

Điều 7. Trách nhiệm của đồngchí Phó Giám đốc Công an tỉnh phụ trách công tác phòng chống tội phạm -Phó trưởng Ban Chỉ đạo

- Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo, điều hành cáchoạt động của Ban Chỉ đạo theo chương trình, kế hoạch đề ra.

- Giúp Trưởng ban và Phó Trưởng ban Thường trựcBan Chỉ đạo chỉ đạo tổ chức triển khai, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện côngtác phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh. Thực hiệncác nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo giao.Khen thưởng đột xuất cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong côngtác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệANTQ trong nguồn kinh phí UBND tỉnh cấp, mức thưởng không quá 5.000.000 đồng/01tập thể, không quá 2.000.000 đồng/01 cá nhân.

Điều 8. Trách nhiệm của đồngchí Phó Giám đốc Công an tỉnh phụ trách công tác xây dựng phong trào toàn dân bảovệ an ninh Tổ quốc - Phó trưởng Ban Chỉ đạo

- Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo, điều hành cáchoạt động của Ban Chỉ đạo theo chương trình, kế hoạch đề ra.

- Giúp Trưởng ban và Phó Trưởng ban Thường trựcBan Chỉ đạo chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc tổ chức triển khai, thực hiệncông tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạogiao. Khen thưởng đột xuất cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắctrong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàndân bảo vệ ANTQ trong nguồn kinh phí UBND tỉnh cấp, mức thưởng không quá5.000.000 đồng//01 tập thể, không quá 2.000.000 đồng/01 cá nhân.

Điều 9. Trách nhiệm của đồngchí Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội - Phó trưởng Ban Chỉ đạo

- Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo, điều hành cáchoạt động của Ban Chỉ đạo theo chương trình, kế hoạch đề ra.

- Cùng các thành viên Ban Chỉ đạo thuộc Sở Lao động,Thương binh và Xã hội tham mưu, chỉ đạo công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, mạidâm, trọng tâm là: công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma tuý; công tácxây dựng xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy, mại dâm; công tác hỗ trợ tạoviệc làm cho người sau cai nghiện, tái hoà nhập cộng đồng; phối hợp các đơn vịliên quan thực hiện công tác lập hồ sơ, đưa người vào Cơ sở giáo dục bắt buộc,Trường giáo dưỡng, Cơ sở cai nghiện bắt buộc; công tác tiếp nhận, hỗ trợ, tư vấnnạn nhân bị mua bán trở về... Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, PhóTrưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo giao.

Điều 10. Trách nhiệm củathành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh - Phó trưởng Ban Chỉ đạo

- Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo, điều hành cáchoạt động của Ban Chỉ đạo theo chương trình, kế hoạch đề ra.

- Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết,chương trình, kế hoạch liên tịch đã ký kết phối hợp giữa các ngành, đoàn thểtrong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia đảm bảoANTT; công tác quản lý, giáo dục, cảm hóa các loại đối tượng vi phạm tại cộng đồngdân cư; công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn vớiCuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới; đô thị văn minh”. Thựchiện các công việc khác do Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạogiao.

Điều 11. Trách nhiệm củathành viên Văn phòng UBND tỉnh

Tham mưu, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo, điềuphối, lồng ghép, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động phòng, chống tội phạm, tệ nạnxã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giữa các thànhviên Ban Chỉ đạo. Tham gia góp ý, kiểm tra, hướng dẫn, thẩm định các văn bản dựthảo của Ban Chỉ đạo, các tài liệu phục vụ sơ, tổng kết, triển khai công tác,các báo cáo, văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo và thực hiện các công việc khác doTrưởng ban, Phó trưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 12. Trách nhiệm củathành viên Sở Y tế

Chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS; chươngtrình điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone;chương trình hỗ trợ cắt cơn trong cai nghiện tại cộng đồng; công tác phối hợp lậphồ sơ người nghiện và thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phó trưởng BanChỉ đạo giao.

Điều 13. Trách nhiệm củathành viên Sở Tư pháp

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liênquan rà soát, tổ chức nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnhban hành, đề xuất bổ sung, sửa đổi những vấn đề liên quan đến công tác đấutranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệan ninh Tổ quốc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn.

- Phối hợp với các ngành liên quan thường xuyênlàm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chốngtội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốcbằng nhiều hình thức, chú trọng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đạichúng.

- Phối hợp với các ngành liên quan tham mưu UBNDtỉnh công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp; củng cố, kiện toàn đội ngũgiám định viên tư pháp trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 14. Trách nhiệm củathành viên Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì phối hợp các ngành chức năng chỉ đạocác cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chốngtội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc,nhất là tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm,kết quả phát hiện, đấu tranh của lực lượng chức năng, gương người tốt, việc tốt…nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác, vận động nhândân tích cực tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, xây dựng phong tràotoàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Phối hợp tuyên truyền bài trừ các loại văn hóaphẩm đồi trụy, bạo lực, độc hại…Chỉ đạo xử lý nghiêm các vi phạm phápluật về báo chí, xuất bản có liên quan tới công tác đấu tranh phòng chống tộiphạm, phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 15. Trách nhiệm củathành viên Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì tham mưu các dự án đầu tư trên địa bàngắn với công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong tràotoàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Phối hợp Sở Tài chính, Công an tỉnh tham mưunguồn kinh phí ngân sách hàng năm thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, tệnạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 16. Trách nhiệm củathành viên Sở Tài chính

- Phối hợp với các thành viên trong Ban Chỉ đạovà các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí hoạt động củaBan Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dânbảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các ngànhliên quan tham mưu UBND tỉnh và huy động các nguồn lực khác đảm bảo cho côngtác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệan ninh Tổ quốc.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 17. Trách nhiệm củathành viên Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì phối hợp các ngành chức năng thực hiệntuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong cáctrường học. Tổ chức các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh tội phạm và vi phạmpháp luật trong học sinh, sinh viên, bảo vệ ANTT trong khu vực nhà trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 18. Trách nhiệm củathành viên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh vàcác ngành, các cấp thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn vớiđẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.Xác định nội dung phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội là tiêu chí quan trọngtrong xét công nhận danh hiệu gia đình văn hóa; làng, bản, khối phố, cơ quan,đơn vị văn hóa.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quanxây dựng chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phongtrào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cán bộ, công nhân viên, đội ngũ tiếpviên các đơn vị kinh doanh du lịch.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 19. Trách nhiệm củathành viên Sở Công thương

- Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế thựchiện công tác quản lý và kiểm soát tiền chất ma túy, không để các đối tượng xấulợi dụng hoạt động phạm tội và vi phạm. Phối hợp thực hiện công tác quản lý thịtrường chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tội phạm và vi phạm phápluật khác.

- Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểmtra việc đăng ký hành nghề, hợp đồng lao động, rà soát các điều kiện kinh doanhđể chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tội phạm và vi phạm.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 20. Trách nhiệm củathành viên Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp giữaCông an, Quân sự, Biên phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia vàgiữ gìn trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới.

- Phối hợp với Công an tỉnh thường xuyên ràsoát, vận động nhân dân giao nộp vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợđang trôi nổi trên địa bàn toàn tỉnh; tham mưu, chỉ đạo quản lý chặt chẽ các loạivũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong quân đội và số đã trang bịcho các ngành, cơ quan, đơn vị ngoài quân đội.

- Chỉ đạo các lực lượng thuộc Bộ Chỉ huy Quân sựtỉnh quản lý và dân quân tự vệ phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an trongcông tác đảm bảo ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 21. Trách nhiệm thànhviên Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh

- Phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương, cácngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm, tệ nạn xãhội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở khu vực biên giới;vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý biêngiới…

- Kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, cửa khẩu,bến cảng. Chủ trì, phối hợp với các lực lượng Hải Quan, Công an, Cảnh sát biểntăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hộitrên tuyến biên giới; tham mưu, thực hiện tốt công tác hợp tác quốc tế vềphòng, chống tội phạm với các tỉnh nước Lào có chung đường biên giới.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 22. Trách nhiệm thànhviên Cục Hải quan tỉnh

- Phối hợp các ban, ngành chức năng liên quan đểcùng quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh tạiđịa bàn do lực lượng Hải quan tỉnh quản lý nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện,đấu tranh, bắt giữ và xử lý các hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 23. Trách nhiệm củathành viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương vàcác ngành chức năng tổ chức hướng dẫn, kiểm tra xoá bỏ triệt để việc trồng vàtái trồng cây có chứa chất ma tuý trên địa bàn tỉnh; xây dựng và nhân rộng cácmô hình sản xuất hiệu quả, tạo điều kiện cho người phạm tội, người lầm lỗi cóđiều kiện tiếp cận, tái hòa nhập cộng đồng.

- Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp cấp ủy,chính quyền các cấp và các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, vậnđộng nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về khai thác, bảo vệrừng; phối hợp thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo vềtội phạm và kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 24. Trách nhiệm củathành viên Sở Giao thông vận tải

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan,đơn vị thuộc ngành Giao thông vận tải thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của cấptrên về công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội gắn với côngtác tuyền truyền đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 25. Trách nhiệm củathành viên Tỉnh đoàn

- Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáodục pháp luật, tuyên tuyền phòng, chống tội phạm trong thanh, thiếu niên, đoànviên gắn với triển khai, thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch liênngành giữa Trung ương Đoàn thanh niên và các ngành, đoàn thể phối hợp về phòng,chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh, thiếu niên, học sinh…

- Phối hợp cấp ủy, chính quyền các địa phương,các ngành chức năng tăng cường đấu tranh phòng chống các loại tội phạm trong lứatuổi vị thành niên; làm tốt công tác quản lý, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ thanh,thiếu niên phạm tội và vi phạm pháp luật hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống;đẩy mạnh xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về phòng, chống tộiphạm, tệ nạn xã hội và giúp đỡ nhau phát triển kinh tế trong đoàn viên.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 26. Trách nhiệm củathành viên Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

- Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáodục pháp luật, tuyên tuyền phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội gắn với triểnkhai, thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch giữa Hội Liên hiệp phụ nữvà các ngành, đoàn thể phối hợp về phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội cho hộiviên phụ nữ và con, em trong gia đình.

- Phối hợp cấp ủy, chính quyền các địa phương,các ngành chức năng tăng cường đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xâm hại,buôn bán phụ nữ, trẻ em; làm tốt công tác giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ phụ nữ phạmtội và vi phạm pháp luật, phụ nữ là nạn nhân bị mua bán người hòa nhập cộng đồng,ổn định cuộc sống; đẩy mạnh xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiếnvề phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và giúp đỡ nhau phát triển kinh tế tronghội viên.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 27. Trách nhiệm củathành viên Hội Cựu chiến binh tỉnh

- Phát động hội viên phát huy truyền thống cáchmạng, phẩm chất đạo đức “Bộ đội Cụ Hồ”; tích cực tham gia công tác phòng, chốngtội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục trong nhân dân mà trước hết là giáo dụccon em mình ý thức tự giác chấp hành pháp luật, giữ gìn ANTT; triển khai, thực hiệncó hiệu quả các chương trình phối hợp giữa Trung ương Hội Cựu chiến binh và BộCông an về công tác đảm bảo ANTT trong giai đoạn hiện nay.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 28. Trách nhiệm củathành viên Hội Nông dân tỉnh

- Chỉ đạo các cấp Hội Nông dân trong tỉnh phối hợpcác ngành đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hiểubiết và ý thức trách nhiệm, tôn trọng và chấp hành nghiêm pháp luật trong hộiviên; vận động hội viên tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổquốc ở cơ sở gắn với thực hiện có hiệu quả 03 phong trào thi đua: phong trào sảnxuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; phong tràonông dân thi đua xây dựng nông thôn mới; phong trào nông dân tham gia đảm bảoquốc phòng, an ninh. Thực hiện tốt việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo củahội viên.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 29. Trách nhiệm củathành viên Liên đoàn Lao động tỉnh

- Chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức tuyên truyền,giáo dục trong công nhân, công chức, viên chức và người lao động về phòng, chốngtội phạm, tệ nạn xã hội. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ngành và các tổchức đoàn thể liên quan thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với cácloại tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổquốc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 30. Trách nhiệm của thànhviên Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh

- Phối hợp các thành viên Ban Chỉ đạo và các cơquan, đơn vị liên quan để tuyên truyền thường xuyên trên sóng phát thanh, truyềnhình về nội dung phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong tràotoàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp cấp ủy chính quyền các địa phương kịpthời phát hiện, kiến nghị chấn chỉnh khắc phục những cơ sở, thiếu sót trongcông tác quản lý nhà nước về ANTT và kiến nghị các ngành chức năng kịp thời giảiquyết các kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến công tác phòng, chốngtội phạm, tệ nạn xã hội và đảm bảo ANTT trên địa bàn.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 31. Trách nhiệm củathành viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

- Đẩy mạnh công tác thực hành quyền công tố vàkiểm sát hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp nhằm phục vụ tốt công tác đấutranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố,xét xử các loại tội phạm đảm bảo đúng pháp luật. Thực hiện tốt công tác kiểmsát giam, giữ đảm bảo đúng quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 32. Trách nhiệm củathành viên Tòa án nhân dân tỉnh

- Đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án hình sự, đảmbảo xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

- Phối hợp với Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhândân tỉnh tăng cường xét xử lưu động để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luậtthông qua phiên tòa.

- Chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp phối hợp cácngành chức năng thực hiện tốt công tác giải quyết việc áp dụng các biện pháp xửlý hành chính tại tòa án nhân dân.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Điều 33. Trách nhiệm củathành viên Hội Người cao tuổi tỉnh

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấpHội Người cao tuổi trong toàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận độngphòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân bảovệ an ninh Tổ quốc tại cơ sở.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Phótrưởng Ban Chỉ đạo giao.

Chương III

CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC

Điều 34. Chế độ họp vàthông tin báo cáo

1. Hàng năm, Ban Chỉ đạo ban hành kế hoạch chỉ đạotoàn diện công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong tràotoàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh; định kỳ sáu tháng, một nămBan Chỉ đạo tổ chức sơ, tổng kết để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệmvụ chỉ đạo, điều hành của các thành viên Ban Chỉ đạo và xác định nhiệm vụ côngtác cho thời gian tiếp theo.

Khi có yêu cầu hoặc khi cần chỉ đạo theo từngchuyên đề, Trưởng ban quyết định họp đột xuất; trường hợp Trưởng ban vắng mặt sẽủy quyền cho 01 đồng chí Phó Trưởng ban chủ trì cuộc họp.

2. Trên cơ sở nội dung kế hoạch của Ban Chỉ đạotỉnh, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các Sở, ban, ngành là thành viên Ban Chỉ đạoxây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện có hiệu quả; định kỳ sáu tháng, mộtnăm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạnxã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoặc về các nộidung công tác khác được Ban Chỉ đạo phân công, gửi Trưởng ban và Thường trựcBan Chỉ đạo (Phòng PV11 và PV28 Công an tỉnh) ngoài các báo cáo đột xuất. Thờigian gửi báo cáo: Sơ kết 06 tháng gửi trước ngày 20/5, tổng kết năm gửi trướcngày 20/10).

3. Ban Thường trực có trách nhiệm tập hợp số liệucủa các thành viên để tham mưu xây dựng báo cáo chung của Ban Chỉ đạo báo cáoTrung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

4. Trường hợp Thành viên Ban Chỉ đạo đi côngtác, học tập hoặc vì lý do khác không thể thực hiện nhiệm vụ của Thành viên BanChỉ đạo từ 06 tháng trở lên hoặc có thay đổi về nhân sự, thì Sở, ban, ngành quảnlý trực tiếp thành viên Ban Chỉ đạo cử người thay thế và có văn bản báo cáo Trưởngban (qua Văn phòng UBND tỉnh và Công an tỉnh).

Điều 35. Chế độ sử dụng condấu

Trong quá trình hoạt động, những văn bản do TrưởngBan Chỉ đạo ký được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh; những văn bản doLãnh đạo Công an tỉnh là Phó trưởng Ban Chỉ đạo ký được sử dụng con dấu củaCông an tỉnh; những văn bản do Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội làPhó trưởng Ban Chỉ đạo ký được sử dụng con dấu của Sở Lao động, Thương binh vàXã hội; những văn bản do Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh là Phó trưởngBan Chỉ đạo ký được sử dụng con dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh.

Điều 36. Công tác kiểm tracủa Ban Chỉ đạo

1. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm thườngxuyên chỉ đạo kiểm tra, tự kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm,tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại đơn vị mình.

2. Hàng năm, căn cứ vào chương trình công tác vàyêu cầu thực tiễn tình hình, Ban Chỉ đạo sẽ thành lập đoàn kiểm tra (gồm một sốthành viên của Ban Chỉ đạo và Ban thường trực) tiến hành kiểm tra định kỳ vàtheo chuyên đề các mặt công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựngphong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tạicác huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh. Việc kiểm tra phải có kếhoạch, quyết định thành lập đoàn kiểm tra, thời gian, nội dung, phương pháp kiểmtra; kết thúc kiểm tra phải có thông báo kết luận của đoàn kiểm tra. Việc thànhlập đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra do UBND tỉnh quyết định.

Các đơn vị, địa phương được kiểm tra phải chấphành nghiêm túc các quyết định kiểm tra của UBND tỉnh.

Điều 37. Kinh phí hoạt động

1. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Ban Thườngtrực và các Bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo trích từ kinh phí UBND tỉnh cấp hàngnăm và một số nguồn kinh phí khác của đơn vị, địa phương. Việc quản lý, sử dụng,thanh, quyết toán kinh phí thực hiện theo chế độ tài chính, kế toán và quy địnhcủa pháp luật.

2. Các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Thường trựcđược hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên từ kinh phí được cấp hỗ trợ hàngnăm cho các cơ quan, đơn vị mình công tác hoặc từ nguồn hỗ trợ khác (mức hỗ trợcăn cứ vào lượng kinh phí phân bổ hàng năm nhưng không quá 1.000.000 đồng/người/tháng).

Điều 38. Khen thưởng, kỷ luật

Các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan, đơn vị,tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nội dung quy chế này, có thành tích xuất sắctrong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàndân bảo vệ an ninh Tổ quốc thì được xem xét khen thưởng; nếu vi phạm thì sẽ bịxử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật và của ngành quản lý.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 39. Tổ chức thực hiện

1. Các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Thường trựcchịu trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này. Đồng thời, căn cứvào chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chỉ đạo triển khai, hướng dẫn việc thựchiện công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàndân bảo vệ an ninh Tổ quốc cho các cấp, các ngành theo ngành dọc phụ trách.

2. UBND các huyện, thành phố, thị xã trên cơ sởkế hoạch của UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiệnnghiêm túc, có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựngphong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại địa phương mình.

3. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu cókhó khăn, vướng mắc, các thành viên Ban Chỉ đạo, Trưởng ban Thường trực báocáo, đề xuất kịp thời với Trưởng Ban Chỉ đạo để xem xét, sửa đổi, bổ sung chophù hợp./.