ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2015/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 20 tháng 10 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

BANHÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhândân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xâydựng tại Tờ trình số 56/TTr-SXD ngày 12/5/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý cây xanhđô thị trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngàyký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Thủtrưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thànhphố và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý cây xanh đô thị trên địabàn tỉnh Trà Vinh, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng;
-
TT.TU, TT.HĐND tỉnh;- CT, các PCT.UBND tỉnh;
-
Vụ Pháp chế (Bộ Xây dựng);
-
Cục Kiểm tra Văn bản (Bộ Tư pháp);
-
Website Chính phủ;
-
Như Điều 3;
-
Chánh VP, các PCVP. UBND tỉnh;
-
TT Tin học - Công báo VP. UBND tỉnh;
-
Phòng NC: KTTH, NC, TH;
-
Lưu: VT, KTKT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂNCHỦ TỊCH




Đồng Văn Lâm

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNHTRÀ VINH (Ban hành kèm theo Quyết định s27/2015/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2015của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định việc quản lýcây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, bao gồm: Quy hoạch, trồng, chămsóc, bảo vệ, chặt hạ và dịch chuyển cây xanh đô thị; phân công, phân cấp tráchnhiệm quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.

2. Các tổ chức, cá nhân trong nước vànước ngoài có các hoạt động liên quan đến việc quản lý cây xanh đô thị trên địabàn tỉnh Trà Vinh (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) phải tuân theo Quy định nàyvà các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 2. Giải thíchtừ ngữ

Trong Quy định này các từ ngữ, khái niệm được hiểu như sau:

1. Cây xanh đô thị là cây xanh sửdụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị.

2. Cây xanh sử dụng công cộng đô thị làcác loại cây xanh được trồng trên đường phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, dâyleo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông);cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và cáckhu vực công cộng khác trong đô thị.

3. Cây xanh sử dụng hạn chế trong đôthị là cây xanh được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện,nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng.

4. Cây xanh chuyên dụng trong đô thịlà các loại cây trong vườn ươm hoặc phục vụ nghiên cứu.

5. Cây cổ thụ là cây thân gỗ lâu nămđược trồng hoặc mọc tự nhiên, có độ tuổi tối thiểu 50 nămhoặc cây có đường kính từ 50 cm trở lên tại chiều cao 1,3 m của cây.

6. Cây được bảo tồn là cây cổ thụ,cây thuộc danh mục loài cây quý hiếm, cây được liệt kê trong sách đỏ thực vậtViệt Nam, cây được công nhận có giá trị lịch sử văn hóa.

7. Cây xanh thuộc danh mục cây cấm trồnglà những cây có độc tố gây nguy hiểm cho con người.

8. Cây xanh thuộc danh mục cây trồnghạn chế là những cây ăn quả, cây tạo ra mùi gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môitrường.

9. Cây nguy hiểm là cây đã đến tuổi già cỗi, cây hoặc một phần của cây dễ gẫy đổ gây tai nạn chongười, làm hư hỏng các phương tiện và công trình, cây bị sâu bệnh có nguy cơgây bệnh trên diện rộng.

Điều 3. Nguyên tắcquản lý, phát triển cây xanh đô thị

1. Việc đầu tư, phát triển cây xanhsử dụng công cộng đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích công cộng.

2. Khuyến khích tạo điều kiện thuậnlợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảovệ, quản lý cây xanh đô thị.

3. Việc quản lý, phát triển cây xanhđô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phầntạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

4. Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh đượctrồng phải đúng chng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quyhoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt. Đồng thời, chủ đầu tư dự án khu đô thịmới phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho Ủy bannhân dân cấp huyện quản lý.

5. Khi xây dựng đường đô thị mới phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình, hạ tầng kỹ thuật.Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật hoặc tiếnhành hạ ngầm các đường dây, cáp nổi tại các đô thị có liên quan đến việc bảovệ, chặt hạ, dịch chuyển và trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo choỦy ban nhân dân cấp huyện biết để giám sát thực hiện.

Điều 4. Phân cấp quảnlý cây xanh đô thị

1. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môngiúp Ủy ban nhân dân tnh thực hiện chức năng quản lý nhànưc về cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịutrách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý cây xanh đô thị thuộc phạm vi địa giớihành chính do mình quản lý.

Điều 5. Kế hoạch đầutư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kếhoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị hàng năm và 5 nămtrong phạm vi quản lý gửi Sở Xây dựng tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phêduyệt.

2. Kế hoạch đầu tư, phát triển câyxanh sử dụng công cộng đô thị phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyn phê duyệt.

3. Kế hoạch đầu tư, phát triển câyxanh sử dụng công cộng đô thị hàng năm và 5 năm bao gồm: Trồng, chăm sóc, ươmcây, bảo vệ cây xanh đô thị; xây dựng mới, cải tạo, chỉnhtrang và nâng cấp các công trình xây dựng thuộc khu vực cây xanh, sử dụng côngcộng đô thị.

4. Kế hoạch đầu tư, phát triển câyxanh, sử dụng công cộng đô thị và kinh phí thực hiện theo kế hoạch phải được bốtrí vào chương trình, hoặc kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm của tỉnh.

Điều 6. Các hành vibị cấm

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số64/2010/NĐ-CP .

Chương II

CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢNLÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ

Mục 1. QUY HOẠCH CÂY XANH ĐÔ THỊ

Điều 7. Quy hoạchcây xanh đô thị

1. Yêu cầu và nội dung quy hoạch câyxanh thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP Khuyến khích quy hoạch và thực hiện trồng cây bản địa, trồng các dãy cây xanhđặc trưng cho từng tuyến đường.

2. Trên cơ sở quy hoạch đô thị đượccấp có thẩm quyền phê duyệt, khuyến khích các đô thị từ loại IV trở lên lập quyhoạch chi tiết cây xanh đô thị để làm cơ sở quản lý và lập dự án đầu tư.

Mục 2. TRỒNG, CHĂM SÓC, BẢO VỆCÂY XANH ĐÔ THỊ

Điều 8. Đối với câyxanh sử dụng công cộng trong đô thị

Việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanhsử dụng công cộng trong đô thị đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Điều 11,Điều 13, Điều 15 của Nghị định 64/2010/NĐ-CP và các quy định cụ thể sau:

1. Các loại cây bóng mát trong đô thị:

a) Loại 1 (cây tiểu mộc): Là nhữngcây có chiều cao trưởng thành nhỏ hơn 10 m;

b) Loại 2 (cây trung mộc): Là nhữngcây có chiều cao trưởng thành từ 10 m đến nhỏ hơn 15 m;

c) Loại 3 (cây đại mộc): Là những câycó chiều cao trưởng thành lớn hơn 15 m.

2. Cây xanh trồng trên đường phố phảiđáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Đối với cây tiểu mộc có chiều caotối thiểu từ 2 m trở lên và đường kính thân cây tại chiều cao tiêu chuẩn từ 4 cmtrở lên;

b) Đối với cây trung mộc và đại mộccó chiều cao tối thiểu từ 3 m trở lên và đường kính thân cây tại chiều cao tiêuchuẩn từ 5 cm trở lên;

c) Tán cây cân đối, không sâu bệnh,thân cây thẳng.

d) Cây không thuộc danh mục cây cấmtrồng.

đ) Trồng cây đúng chủng loại quyđịnh, đúng quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc. Cây mới trồng phải được chốnggiữ chắc chắn, ngay thng đảm bảo cây sinh trưởng và pháttriển tốt.

e) Cây xanh trồng trên đường phố phảiđược lắp đặt bó vỉa bảo vệ gốc cây.

3. Đối với các tuyến đường lớn cóchiều rộng hè phố trên 5 m trng các cây loại 2 hoặc loại3 theo quy định phân loại cây bóng mát trong đô thị.

4. Đối với các tuyến đường trung bìnhcó chiều rộng hè phố từ 3 m đến 5 m trồng các cây loại 1 hoặc loại 2 theo quyđịnh phân loại cây bóng mát trong đô thị.

5. Đối với các tuyến đường nhỏ cóchiều rộng hè phố hẹp dưới 3 m, đường cải tạo, bị khống chế về mặt bằng vàkhông gian thì cần tận dụng những cây hiện có hoặc trồng tại những vị trí thưacông trình, ít vướng đường dây trên không và không gây hư hại các công trìnhsẵn có, có thể trồng dây leo theo trụ hoặc đặt chậu cây.

6. Khoảng cách giữa các cây trồngđược quy định như sau: Cây loại 1 từ 4 m đến 8 m; cây loại 2 từ 8 m đến 12 m;cây loại 3 từ 12 m đến 15 m; hoặc theo từng vị trí cụ thểcủa quy hoạch trên khu vực, đoạn đường. Trồng cây ở khoảng trước tường ngăngiữa hai nhà phố, tránh trồng giữa cổng hoặc trước chính diện nhà dân đối vớinhững nơi có chiều rộng hè phố dưới 5 m.

7. Khoảng cách tối thiểu tính từ méplề đường đến tim hàng cây: Cây loại 1 là 0,6 m; cây loại 2 là 0,8 m; cây loại 3là 1,0 m.

8. Cây xanh và các dải cây phải hìnhthành một hệ thống cây xanh, liên tục và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều loạicây trên một tuyến đưng. Trồng từ một đến hai loại câyxanh đối với các tuyến đường có chiều dài dưới 2 km. Trồng từ một đến ba loạicây đối với các tuyến đường có chiều dài từ 2 km trở lênhoặc theo từng cung, đoạn đường.

9. Đối với các dải phân cách có chiềurộng dưới 2 m chỉ trồng cỏ, các loại cây bụi thấp, cây cảnh. Các dải phân cáchcó chiều rộng từ 2 m trở lên có thể trồng các loại cây thân thẳng có chiều caovà bề rộng tán lá không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trồng cách điểmđầu giải phân cách, đoạn qua lại giữa hai giải phân cách khoảng 3 m - 5 m đểđảm bảo an toàn giao thông.

10. Cây xanh được trồng cách các gócvạt hè phố từ 5 m - 8 m tính từ điểm lề đường giao nhau gần nhất, không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông.

11. Cây xanh được trồng cách các họngcứu hỏa trên đường từ 2 m - 3 m; cách cột đèn chiếu sáng và miệng hố ga từ 1m - 2 m.

12. Cây xanh được trồng cách mạnglưới đường dây, đường ống kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, cáp ngầm) từ 1 m - 2m.

13. Cây xanh trồng phải được đánh sốthứ tự và lập hồ sơ quản lý cho từng cây.

14. Cây xanh được trồng dọc mạng lướiđường dây dẫn điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện theo quy định củapháp luật về điện lực.

15. Ô đất trồng cây xanh đường phố:

a) Kích thước và loại hình ô đấttrồng cây được sử dụng thống nhất đối với cùng một loại cây trên cùng một tuyếnđường, từng cung hay đoạn đường.

b) Xung quanh ô đất trồng cây trênđường phố hoặc khu vực sở hữu công cộng (có vỉa hè) phải được xây bó vỉa nhằmgiữ đất tránh làm bẩn hè phố hoặc các hình thức thiết kế khác để bảo vệ cây vàtạo hình thức trang trí.

c) Tận dụng các ô đất trồng cây bốtrí trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành khóm xung quanh gốc cây hoặc thành dải câyxanh để tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị.

Điều 9. Đối với cây xanh sửdụng hạn chế, cây được bảo tồn trong đô thị

1. Việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị thực hiện theo quy định tạiĐiều 16 Nghị định 64/2010/NĐ-CP .

2. Việc chăm sóc, bảo vệ cây được bảotồn trong đô thị thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định 64/2010/NĐ-CP .

Điều 10. Đối vớicây nguy hiểm trong đô thị

1. Cây nguy hiểm phải được xác địnhmức độ nguy hiểm có thể tác động ti người, phương tiện vàcông trình, trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục hoặc lập kế hoạch chặt hạ, didời cây. Đối với các cây xanh đã đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn, mụcđích sử dụng phải lập kế hoạch từng bước chặt hạ thay thế dần. Cây thay thế,trồng mới phải nằm trong danh mục cây được trồng, có hình dáng, đường kính,chiều cao phù hợp với cảnh quan.

2. Giảm sự nguy hiểm và bảo tồn câyxanh đô thị:

a) Tránh trồng những cây rễ nổi dễ đổvà những cây ăn quả, cây có gai nhọn, có chất độc, cây có tán ln nằm sát nhà dân và nhng cây giòn dễ gãy trênđường phố làm mất an toàn cho người, phương tiện và công trình;

b) Sử dụng đúng biện pháp cắt tỉa;

c) Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên phát hiện cây nguy hiểm để cóbiện pháp xử lý kịp thời. Hạn chế những rủi ro của cây nguy hiểm bằng cách loại bỏ cành chết, gãy.

Điều 11. Bảo vệ câyxanh trong quá trình xây dựng

1. Khi thi công các công trình ngầmvà trên đất, đơn vị thi công có trách nhiệm bảo vệ hệ thống cây xanh, đã cótrong và xung quanh khu vực công trường. Không được làm ảnh hưởng đến sinhtrưởng và phát triển của cây.

2. Cây xanh giữ lại trong công trườngxây dựng phải được bảo vệ bằng hàng rào tạm.

3. Phạm vi an toàn bảo vệ cây và rễcây được xác định tối thiểu như sau: Bán kính vùng an toàn bảo vệ cây bằng 10lần đường kính tại chiều cao tiêu chuẩn.

Điều 12. Bảo quản,chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà đất của tổ chức và cá nhân

1. Tổ chức và cá nhân được quyền lựachọn giống cây trồng, được thụ hưởng toàn bộ nguồn lợi từ cây và chịu tráchnhiệm trong việc bảo quản, chăm sóc cây xanh, hoa, cỏ, kiểng, dây leo trồngtrong khuôn viên do mình quản lý.

2. Cây trồng trong khuôn viên của tổchức và cá nhân phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

a) Không thuộc danh mục cây cấmtrồng, cây trồng hạn chế do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành; không vi phạm nhữnghành vi bị cấm được quy định tại Điều 6 Quy định này;

b) Cây trồng có độ cao khi trưởngthành không quá 15 m;

c) Khoảng cách an toàn đến các côngtrình kỹ thuật đô thị phải theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành vàbảo đảm cây xanh không gây hư hại đến các công trình lân cận do tổ chức, cánhân khác quản lý.

Điều 13. Lập hồ sơquản lý cây xanh đô thị

1. Thống kê về số lượng, chất lượng,đánh số cây, lập hồ sơ cho từng tuyến đường, khu vực côngcộng.

2. Đối với cây cổ thụ, cây cần bảotồn ngoài việc thực hiện việc thống kê, phân loại, đánh số, cần phải treo biển tên và lập hồ sơ cho từng cây để phục vụ công tácbảo tồn, quản lý bảo đảm về mỹ thuật, an toàn khi chăm sóc.

3. Xác định cây nguy hiểm để lập hồsơ theo dõi tình trạng phát triển và có kế hoạch thay thế kịp thời.

Điều 14. Lựa chọnđơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh

1. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quảnlý cây xanh phải có đủ năng lực, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cây xanhđô thị, có trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện cácyêu cầu và nhiệm vụ được giao theo quy định.

2. Việc lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh được thực hiện theo đúng quyđịnh của pháp luật về đu thầu.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyếtđịnh lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh trên địa bàn do mìnhquản lý.

Mục 3. CHẶT HẠ, DỊCH CHUYỂN CÂYXANH ĐÔ THỊ

Điều 15. Điều kiệnchặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị; các trường hợp phải có giấy phép chặt hạ,dịch chuyển cây xanh đô thị; các trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ, dịchchuyển cây xanh đô thị

Thực hiện theo quy định tại khoản 1,2, 3 Điều 14 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP .

Điều 16. Chặt hạ,dịch chuyển cây xanh trong quá trình xây dựng

1. Đối với trường hợp công trình xâydựng được miễn Giấy phép xây dựng: Chủ đầu tư công trình chỉ được chặt hạ, dịchchuyển cây xanh đô thị sau khi đã được cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển câyxanh đô thị theo quy định tại Quy định này.

2. Đối với trường hợp công trình xâydựng phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép xây dựng: Cơ quan cấp Giấy phép xâydựng công trình phải lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấphuyện về việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trước khi cấp Giấy phép xây dựng.

Điều 17. Thẩm quyền cấp Giấyphép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấyphép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trong phạm vi được giao quản lý.

2. Riêng đối với trường hợp cấp Giấyphép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị thuộc danh mục cây bảo tồn thìỦy ban nhân dân cấp huyện phải xin ý kiến của Ủy ban nhân dân tnh trước khi cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển.

Điều 18. Trình tự,thủ tục cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị

1. Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu chặthạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chặthạ, dịch chuyển cây xanh đô thị tại bộ phận tiếp nhận và hoàn trả kết quả củaỦy ban nhân dân cấp huyện.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét,cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị hoặc trả lời bằng văn bảnđối với trường hợp không cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.

2. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ

- Đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ,dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đôthị: 01 bản chính;

- Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặthạ, dịch chuyển: 01 bản chính;

- Ảnh màu chụp hiện trạng cây xanhcần chặt hạ, dịch chuyển (cỡ ảnh tối thiểu 10cm x 15cm):01 bản chính.

b) Số lượng hồ sơ:

Số lượng hồ sơ gửi cơ quan cấp Giấyphép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh: 01 (một) bộ.

3. Thời hạn giải quyết:

a) Thời gian giải quyết cho việc cấpGiấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh tối đa không quá 10 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

b) Riêng đối với trường hợp cây xanhthuộc danh mục cây bảo tồn, thời hạn giải quyết cho việc cấp Giấy phép chặt hạ,dịch chuyển cây xanh tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể tngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trong đó thời gian có ý kiến của Ủy ban nhândân tỉnh tối đa không quá 05 ngày làm việc).

4. Đối tượng thực hiện thủ tục: Tổchức, cá nhân.

5. Cơ quan giải quyết thủ tục: Ủy bannhân dân cấp huyện.

6. Kết quả thực hiện thủ tục: Giấyphép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh, đô thị hoặc văn bản trả lời đối với trườnghợp không cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển y xanh đôthị.

7. Phí: Thực hiện theo quy định.

8. Mu Đơn đềnghị, mẫu Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:

Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép và mẫuGiấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị quy định tại Phụ lục I và Phụlục II ban hành kèm theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP.

9. Điều kiện được xem xét cấp Giấyphép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:

Cây xanh đô thị được xem xét cấp Giấyphép chặt hạ, dịch chuyển gồm nhng trường hợp sau:

a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc cónguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;

b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi giàcỗi không đảm bảo an toàn;

c) Cây xanh trong các khu vực thựchiện dự án đầu tư xây dựng;

d) Cây xanh thuộcdanh mục cây cấm trồng.

10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hànhchính:

Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.

Điều 19. Thực hiệnviệc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị

1. Thời hạn đthựchiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị không quá30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.

2. Quá thời hạn quy định tại khoản 1Điều này mà chưa thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh thì Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị không còn hiệu lực.

3. Đối với cây xanh phục vụ các côngtrình, dự án thì việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị được thực hiện theotiến độ yêu cầu của dự án.

4. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanhđô thị phải đảm bảo kỹ thuật an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của tổchức, cá nhân.

5. Trước khi triển khai việc chặt hạ,dịch chuyển cây xanh đô thị, đơn vị thực hiện phải thông báo cho Ủy ban nhândân cấp xã nơi có cây xanh biết trước ít nhất 02 ngày làm việc.

6. Trường hợp tự ý chặt hạ, dịchchuyển cây xanh không có giấy phép theo quy định, khi phát hiện Ủy ban nhân dâncấp huyện có trách nhiệm lập biên bản, ghi hình hiện trạng, xử phạt theo thẩmquyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Xử lý mộtsố trường hợp đặc biệt đối với cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển ngay,cây xanh đô thị đã bị ngã đổ

Trường hợp đặc biệt đối với cây xanhđô thị cần chặt hạ, dịch chuyển ngay do tình thế khẩn cấp, thiên tai hoặc cây cónguy cơ ngã đổ gây nguy hiểm và cây xanh đô thị đã bị ngã đổ thì Ủy ban nhândân cấp xã có trách nhiệm phối hợp ngay với các cơ quan cóliên quan tổ chức lập biên bản hiện trường, chụp ảnh hiện trạng cây xanh, thựchiện ngay việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh; chậm nhất trong vòng 05 ngày làmviệc kể từ khi thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh phải lập hồ sơ báocáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Chương III

TRÁCH NHIỆM QUẢNLÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ

Điều 21. Trách nhiệm của cácSở, Ban, ngành tỉnh

1. Sở Xây dựng:

a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnhthực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.

b) Chủ trì soạn thảo các văn bản hưng dẫn về công tác quản lý cây xanh đô thị.

c) Chủ trì phốihợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định Kế hoạch hàng năm, 05 nămvề đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị trên địa bàn tỉnh, trìnhỦy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

d) Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn tổ chức lập danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, câynguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhândân tỉnh ban hành.

đ) Tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanhđô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàntnh; định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và BộXây dựng.

2. SKế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quanliên quan nghiên cứu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hànhcác cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính trong việckhuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, đầu tư và phát triển vườnươm, công viên, cây xanh;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quanliên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch hàngnăm và 5 năm về đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị của địaphương.

3. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quanliên quan hướng dẫn về trình tự, thủ tục nộp và quản lý, sử dụng các nguồn lợithu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh công cộngcó nguồn lợi thu được.

4. Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn:

a) Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc thực hiện điểm d khoản 1 Điều 21 Quy định này.

b) Tham gia ý kiến cho các cơ quan cóchức năng trong việc lựa chọn giống cây trồng phù hợp mục đích trồng, khí hậu,thnhưỡng địa phương nhm tạo sự đadạng trong phát triển hệ thống cây xanh đô thị.

5. Sở Thông tin và Truyềnthông:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban,ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghềnghiệp trong phạm vi trách nhiệm của mình tuyên truyền phổbiến, giáo dục hướng dẫn người dân và cộng đồng dân cư tham gia trồng, chămsóc, bảo vệ cây xanh, và chấp hành, nghiêm chỉnh Quy định này và các quy địnhcủa pháp luật liên quan về quản lý cây xanh đô thị.

Điều 22. Trách nhiệmcủa Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Tổ chức thực hiện quản lý cây xanhđô thị trên địa bàn theo phân cấp.

2. Tổ chức lập, triển khai thực hiệnkế hoạch đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị hàng năm và 5 nămtrên địa bàn quản lý được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

3. Tổ chức lập hồ sơ hiện trạng câyxanh đô thị trên địa bàn được giao quản lý; trên cơ sở hiện trạng cây xanh đôthị tiến hành tổ chức:

a) Lập kế hoạch chỉnh trang cây xanhđô thị, từng bước trồng thay thế những cây đã trồng không phù hợp với quy địnhnày; phê duyệt kế hoạch chỉnh trang cây xanh đô thị sau khi có ý kiến thỏathuận của Sở Xây dựng.

b) Lập kế hoạch chăm sóc đặc biệt đốivới cây được bảo tồn và cây xanh, trên đường phố có chiềucao từ 15m trở lên.

4. Thẩm định và phê duyệt kế hoạchchặt hạ, dịch chuyển cây xanh bị sâu bệnh không có khả năng điều trị, chết, cónguy cơ đổ ngã do đơn vị thực hiện dịch vụ quản lý cây xanh trình.

5. Phê duyệt đồán quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa trên địa bàn theo quy địnhcủa pháp luật về quy hoạch đô thị sau khi có ý kiến thỏathuận của Sở Xây dựng.

6. Kiểm tra, giám sát tình hình triểnkhai thực hiện các dự án trên địa bàn quản lý bảo đảm tỷ lệ cây xanh theo đúnghồ sơ được phê duyệt. Lập biên bản xử lý hành vi vi phạmquy định về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh, xử phạt theo thẩm quyền hoặc đề xuấtcơ quan có thẩm quyền xử phạt.

7. Không để tình trạng lấn chiếm sửdụng trái phép các vị trí được quy hoạch cây xanh đô thị.

8. Lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụquản lý cây xanh trên địa bàn được giao quản lý theo quy định.

9. Yêu cầu đơn vị thực hiện dịch vụquản lý cây xanh đô thị trên địa bàn lập hồ sơ quản lý cây xanh đô thị theo quyđịnh.

10. Cấp giấy phép chặt hạ, dịchchuyển cây xanh theo thẩm quyền tại Điều 18 Quy định này.

11. Tuyên truyền, giáo dục, vận độngcác tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệcây xanh đô thị.

12. Định kỳ hàng năm báo cáo tìnhhình quản lý cây xanh trên địa bàn về Sở Xây dựng theo quy định.

Điều 23. Trách nhiệmcủa các tổ chức, cá nhân

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệmtham gia quản lý, bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường công viên, vườnhoa, cây xanh công cộng.

2. Khi phát hiện cây nguy hiểm, câysâu mục, cây chết và các hành vi phá hoại hoặc gây ảnh hưởng đến sự phát triểncủa cây xanh cần thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân các cấp hoặc đơn vịthực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh để kịp thời giảiquyết.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰCHIỆN

Điều 24. Tổ chức thực hiện

1. Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởngcác Sở, Ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức, cánhân có liên quan đến quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Trà Vinhcăn cứ nội dung của Quy định này tổ chức thực hiện.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vịvà địa phương phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để tổnghợp, nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.