ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2993/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 27 tháng 12 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUYHOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂNDÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhândân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế - xã hội;
Căn cứ Biên bản thẩm định số 18/BB-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2011 của Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển ngành nghềnông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số 1847/VPUBND-TH ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc tríchbiên bản họp thành viên UBND tỉnh tháng 11 năm 2011 (lần 2), trong đó có thôngqua báo cáo quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 402/TTr-SNN ngày 14tháng 12 năm 2011 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệtquy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển ngànhnghề nông thôn (NNNT) tỉnh Bến Tre đến năm 2020 với nội dung chính sau:
1. Mục tiêu:
Mục tiêu chung:
Phát triển NNNT bền vữngđặt trong tổng thể kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế ở mức caovà ổn định. Tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm NNNT chủ lực: Cơm dừa nạo sấy, lưới xơdừa, chỉ và mụn dừa, kẹo dừa, thạch dừa, hàng thủ công mỹ nghệ từ cọng - thân -trái dừa, cây giống - hoa cây kiểng,…đặc biệt các cây giống, hoa cây kiểng hàng hóa,các sản phẩm từ dừa của tỉnh Bến Tre.
Phát triển NNNT nhằm mụctiêu nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, tận dụng hiệu quả thời gian, gópphần tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân khu vực nôngthôn.
Mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu đạt tốc độ tăng GTSX ngành nghề nông thôntỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2020 đạt 9,0-10,0%/năm. Trong đó:
- Tổng giá trị NNNT năm 2015 đạt: 8.000 tỷ đồngvà năm 2020 đạt: 12.500 tỷ đồng.
- Giá trị tăng thêm, theo giá so sánh 1994: Tăng 1.100 tỷ đồng (năm2015) và tăng 1.800 tỷ đồng (năm 2020); tươngđương theo giá hiện hành: Tăng 2.300 tỷ đồng vàtăng 3.500 tỷ đồng.
- Tỷ trọng lao động tham gia ngành nghề nôngthôn chiếm 10,0 - 12,0% so với tổng số lao động làm việc trong các ngành kinhtế của địa phương.
- Tạo việc làm ổn định cho 105.000 lao động,trong đó tạo việc làm mới cho 22.000-25.000 người.
Phấn đấu thu nhập bình quân 1 lao động ngànhnghề nông thôn đạt khoảng 3,0 triệu đồng/tháng vào năm 2015 và 4,0 triệuđồng/tháng vào năm 2020.
2. Phương hướng quy hoạch:
Trong giai đoạn từ năm 2011-2020 địnhhướng phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Các ngành nghề nông thôn khuyếnkhích phát triển với mức độ cao:
Bao gồm các ngành thuận lợi về thịtrường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, nguồn nguyên liệu tại chỗ với lợi thếcạnh tranh cao, sử dụng nhiều lao động thủ công (lao động nữ và lao động giađình). Sản phẩm làm ra ít bị cạnh tranh bởi hàng công nghiệp hiện đại, lao độngtại chỗ đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm, có khả năng áp dụng cơ giới hóavà xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như:
TT | Tên nghề | TT | Tên nghề | TT | Tên nghề |
1 | Chế biến cơm dừa | 9 | Sản xuất kẹo dừa (*) | 17 | Chuốt cọng dừa |
2 | Gây trồng - KD sinh vật cảnh (*) | 10 | Đóng rổ nhãn | 18 | Quay chậu kiểng |
3 | SX - KD cây giống (*) | 11 | Sơ chế, lên men hạt ca cao | 19 | Xây dựng nông thôn |
4 | Sản xuất chỉ xơ dừa (*) | 12 | Làm kiềm, kéo (*) | 20 | Vận tải |
5 | Se chỉ xơ dừa | 13 | Đan giỏ cọng dừa (*) | 21 | Trưng bày, tiêu thụ SP |
6 | Sản xuất đất sạch từ mụn dừa | 14 | Đan kết - tết bện từ lục bình | 22 | Gia công cơ khí |
7 | Sản xuất TCMN từ dừa (*) | 15 | Bó chổi cọng dừa | 23 | Đan ghế dây nhựa |
8 | Sản xuất các SP từ chỉ xơ dừa | 16 | Dịch vụ du lịch sinh thái | 24 | Đan lưới, vá lưới |
Ghi chú: (*) Các nghề đã được UBND tỉnhcông nhận.
- Nhóm 2: Các ngành nghề nông thôn pháttriển với mức độ “vừa phải”:
Bao gồm các nghề có thị trường tiêu thụ ởmức độ khá, nguyên liệu khai thác tại chỗ đủ cân đối cho sản xuất; bảo tồn nghềtruyền thống gắn kết hỗ trợ loại hình du lịch sinh thái - làng nghề, các cơ sởcó khả năng xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường như:
TT | Tên nghề | TT | Tên nghề | TT | Tên nghề |
1 | Sản xuất bánh tráng (*) | 9 | Sản xuất bánh, mứt khác | 17 | Dịch vụ phục vụ DCNT |
2 | Sản xuất bánh phồng (*) | 10 | Sản xuất bột | 18 | Sản xuất than gáo dừa |
3 | Chế biến cá khô (*) | 11 | Sản xuất kẹo, mứt từ trái chuối | 19 | Sấy nhãn |
4 | Chế biến tôm khô | 12 | Đan bội kẽm | 20 | Nuôi ong lấy mật |
5 | Làm muối (*) | 13 | Đan đát (rổ, bội, ky,…) (*) | 21 | Khai thác VL xây dựng |
6 | Khai thác thủy, hải sản (*) | 14 | Dệt chiếu (*) | 22 | Sản xuất nước màu dừa |
7 | TTCN kết hợp nấu rượu (*) | 15 | Chạm trổ, điêu khắc | 23 | Sản xuất thạch dừa |
8 | Sản xuất bún, hủ tiếu | 16 | Đúc lu chứa nước, bàn ghế xi măng (*) |
Ghi chú: (*) các nghề đã được UBND tỉnhcông nhận.
- Nhóm 3: Các ngành nghề không khuyếnkhích phát triển mà duy trì hoặc bảo tồn nếu là nghề truyền thống:
Gồm các nghề mà sản phẩm có thị trườngtiêu thụ ở mức thấp chủ yếu đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày cho người dânnông thôn, nguồn nguyên liệu khá chủ động; sản xuất kinh doanh ở mức thu nhậpthấp; bảo tồn các giá trị văn hóa của làng nghề; thân thiện và ít gây ảnh hưởngmôi trường, bị cạnh tranh mạnh từ các sản phẩm cùng loại, sản xuất bởi côngnghiệp hiện đại như:
TT | Tên nghề | TT | Tên nghề | TT | Tên nghề |
1 | Cưa xẻ gỗ | 6 | Kết cườm | 11 | Sản xuất nhang |
2 | Đóng tàu, xuồng, ghe | 7 | Sản xuất tương chao | 12 | Xay xát lúa gạo |
3 | Mộc gia dụng | 8 | Chuốt đũa dừa | 13 | Sản xuất nước mắm |
4 | May mặc | 9 | Sản xuất bánh dừa | 14 | Sản xuất gạch, gốm |
5 | Thêu ren | 10 | Chằm lá lợp nhà |
3. Phương án quy hoạch:
Quy hoạch có 2 phương án, trong đó chọn phươngán II làm phương án phát triển, với các chỉ tiêu phát triển chủ yếu đến năm2020 như sau:
Nhóm ngành nghề | Số cơ sở | Giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) | Giá trị sản xuất (theo giá dự báo) | Thu nhập bình quân | |
LĐ/tháng | LĐ/ngày | ||||
Tổng số | 34.680 | 6.238.000 | 12.365.000 | 3,985 | 167.790 |
1. Chế biến - bảo quản nông, lâm, thủy sản | 7.408 | 3.184.429 | 5.190.745 | 3,199 | 137.679 |
2. Vật liệu XD, may, mây tre đan, cơ khí,… | 4.308 | 318.540 | 764.934 | 3,493 | 146.671 |
3. Xử lý - chế biến nguyên liệu phục vụ NNNT | 5.197 | 393.627 | 498.389 | 3,511 | 143.001 |
4. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ | 371 | 39.228 | 106.597 | 3,383 | 140.941 |
5. Gây trồng - kinh doanh sinh vật cảnh | 6.696 | 266.970 | 974.470 | 5,287 | 220.306 |
6. Xây dựng, vận tải nội bộ xã, dịch vụ khác | 5.268 | 1.369.060 | 2.105.013 | 5,067 | 221.085 |
7. Nghề khác (diêm nghiệp, đánh bắt thủy sản) | 5.432 | 666.146 | 2.724.853 | 3,956 | 164.843 |
a) Tốc độ tăng trưởng:
Nhóm ngành nghề | Giai đoạn 2011-2020 (%) | Trong đó | |
Giai đoạn 2011-2015 | Giai đoạn 2016-2020 | ||
Tổng số | 10,08 | 9,55 | 10,61 |
1. Chế biến - bảo quản nông, lâm, thủy sản | 9,96 | 8,94 | 11,00 |
2. Vật liệu XD, may, mây tre đan, cơ khí,… | 9,59 | 9,52 | 9,65 |
3. Xử lý - chế biến nguyên liệu phục vụ NNNT | 11,55 | 11,77 | 11,33 |
4. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ | 9,17 | 9,07 | 9,27 |
5. Gây trồng - kinh doanh sinh vật cảnh | 11,41 | 11,43 | 11,38 |
6. Xây dựng, vận tải nội bộ xã, dịch vụ khác | 10,46 | 10,37 | 10,35 |
7. Nghề khác (diêm nghiệp, đánh bắt thủy sản) | 8,95 | 9,05 | 8,86 |
b) Cơ cấu ngành nghề nông thôn:
Nhóm ngành nghề | Quy hoạch năm 2015 | Quy hoạch năm 2020 | ||
Lao động | GTSX | Lao động | GTSX | |
A. SỐ LAO ĐỘNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT | ||||
Tổng số | 89.884 | 7.823.537 | 105.228 | 12.365.000 |
1. Chế biến - bảo quản nông, lâm, thủy sản | 24.114 | 3.229.184 | 29.413 | 5.190.745 |
2. Vật liệu XD, may, mây tre đan, cơ khí,… | 10.044 | 504.961 | 12.265 | 764.934 |
3. Xử lý - chế biến nguyên liệu phục vụ NNNT | 7.287 | 297.425 | 8.315 | 498.389 |
4. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ | 1.583 | 67.702 | 1.802 | 106.597 |
5. Gây trồng - kinh doanh sinh vật cảnh | 18.573 | 581.550 | 21.010 | 974.470 |
6. Xây dựng, vận tải nội bộ xã, dịch vụ khác | 12.887 | 1.323.052 | 14.923 | 2.105.013 |
7. Nghề khác (diêm nghiệp, đánh bắt thủy sản) | 15.397 | 1.819.663 | 17.501 | 2.724.853 |
B. CƠ CẤU (%) | ||||
Tổng số | 100 | 100 | 100 | 100 |
1. Chế biến - bảo quản nông, lâm, thủy sản | 26,83 | 41,28 | 27,95 | 41,98 |
2. Vật liệu XD, may, mây tre đan, cơ khí,… | 11,17 | 6,45 | 11,66 | 6,19 |
3. Xử lý - chế biến nguyên liệu phục vụ NNNT | 8,11 | 3,80 | 7,90 | 4,03 |
4. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ | 1,76 | 0,87 | 1,71 | 0,86 |
5. Gây trồng - kinh doanh sinh vật cảnh | 20,66 | 7,43 | 19,97 | 7,88 |
6. Xây dựng, vận tải nội bộ xã, dịch vụ khác | 14,34 | 16,91 | 14,18 | 17,02 |
7. Nghề khác (diêm nghiệp, đánh bắt thủy sản) | 17,13 | 23,26 | 16,63 | 22,04 |
4. Kinh phí và phân bổ vốn đầu tư:
a) Các chương trình hỗ trợ cho việc bảo tồn và phát triểnlàng nghề đến năm 2020:
- Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề: 43,875 tỷ đồng.
- Hỗ trợ mặt bằng sản xuất: 5,0 tỷ đồng.
- Đầu tư tín dụng: 42,850 tỷ đồng.
- Xúc tiến thương mại: 2,1 tỷ đồng.
- Khoa học công nghệ: 13,320 tỷ đồng.
- Đào tạo nhân lực: 9,955 tỷ đồng.
- Phát triển vùng nguyên liệu: 2,90 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn ngân sách thực hiện các chươngtrình và đề án hỗ trợ làng nghề đến năm 2020 là 120 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách Trung ương: 42,859 tỷ đồng.
- Vốn ngân sách địa phương: 77,141 tỷ đồng.
b) Các dự án ưu tiên nhằm hỗ trợ cho công tácbảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống đến năm 2020:
-Xây dựng khutrưng bày các sản phẩm NNNT đặc trưng của tỉnh Bến Tre:
+ Địa điểm: Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2011-2012.
+ Kinh phí: 5 tỷ đồng.
- Hoàn chỉnh CSHT giao thông nông thôn cho làngnghề hoa cây kiểng:
+ Địa điểm: Xã Vĩnh Hòa, PhúSơn, Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách và huyện Mỏ Cày Bắc.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2011-2013.
+ Kinh phí: 3 tỷ đồng.
- Đề án bảo tồn và phát triển vùng nguyênliệu lát:
+ Địa điểm: 2 xã Khánh Thạnh Tân, NhuậnPhú Tân, huyện Mỏ Cày Bắc.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2012-2013.
+ Kinh phí: 2 tỷ đồng.
- Hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng cho khu bảotồn cá nước ngọt Lạc Địa:
+ Địa điểm: Xã Phú Lễ, huyện Ba Tri.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2012-2013.
+ Kinh phí: 3 tỷ đồng.
- Hỗ trợ phát triển nghề sản xuất muốiThạnh Phước:
+ Địa điểm: Xã Thạnh Phước, huyện BìnhĐại.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2012-2013.
+ Kinh phí: 2 tỷ đồng.
- Hỗ trợ phát triển nghề sản xuất muốiBảo Thạnh:
+ Địa điểm: Xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2012-2013.
+ Kinh phí: 2 tỷ đồng.
5.Các giải pháp chủ yếu:
Bao gồm 10 giải pháp chủ yếu về: Chính sách, đào tạo nguồnnhân lực, thị trường, mô hình quản lý phát triển ngành nghề nông thôn, đổi mớivà nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuậtphục vụ phát triển ngành nghề nông thôn, khoa học công nghệ, quản lý chất lượngsản phẩm ngành nghề nông thôn, xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng cho yêu cầuphát triển ngành nghề nông thôn, đổi mới tổ chức quản lý sản xuất - kinh doanhngành nghề nông thôn.
Điều2.Tổ chức thực hiện
Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chủ đầu tư) chủ trì triển khai đề án quyhoạch đến các sở, ngành và địa phương có liên quan; phối hợp với các cơ quantruyền thông để thông tin tuyên truyền cho nhân dân biết để thực hiện đúng quyhoạch.
Trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt, theo chứcnăng, nhiệm vụ được giao các sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cụ thể hóa các nội dung và đưa vào kế hoạch hàngnăm, trung hạn và dài hạn để triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Vănphòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch vàĐầu tư, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởngcác cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngàyký./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |