QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 31/2001/QĐ-BGDĐT
NGÀY 30 NGÀY 7 NĂM 2001 VỀ VIỆC THÍ ĐIỂM TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, KIỂM TRA, THI VÀ CÔNGNHẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
HỆ CHÍNH QUY THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁODỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quảnlý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chứcbộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 04/1999/QĐ-BGDDT ngày 11/2/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việcban hành Quy chế về tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập, xét và công nhậntốt nghiệp đại học và cao đẳng hệ chính quy (sau đây gọi là Quy chế 04);

Theo đề nghị của Vụtrưởng Vụ Đại học,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Điều kiện đào tạo theo học chếtín chỉ.

Để đào tạo theo học chế tín chỉ, các trường đại học, caođẳng cần có các điều kiện sau:

1. Đã thiết kế hoàn chỉnh chương trình đào tạo theo học chếtín chỉ. Mỗi ngành đào tạo phải có nhiều học phần tự chọn để sinh viên có thểlựa chọn theo định hướng phát triển nghề nghiệp.

2. Có đủ các hướng dẫn về tổ chức đào tạo, chương trình đàotạo toàn khoá của từng ngành đào tạo, chương trình chi tiết các học phần, số họcphần sẽ bố trí giảng dạy trong từng học kỳ và lịch trình giảng dạy để cung cấpcho sinh viên.

3. Có đủ số lượng giảng viên có trình độ chuyên môn để giảngdạy về lý thuyết, thực hành, thực tập theo yêu cầu chuyên môn.

4. Có đội ngũ giảng viên tham gia làm chủ nhiệm lớp, để giúpđỡ sinh viên trong quá trình học tập.

5. Có đủ sách tham khảo, tài liệu học tập.

Điều 2. Việc áp dụng các quy định củaQuy chế 04 đối với hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ

1. Việc áp dụng các quy định của Quy chế 04 vào đào tạo theohọc chế tín chỉ như sau:

Các trường đại học, cao đẳng có đủ điều kiện theo quy địnhtại Điều 1 Quyết định này, sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tổ chứcthí điểm đào tạo theo học chế tín chỉ có trách nhiệm áp dụng đầy đủ các quyđịnh tại các Điều 3, 7, 8, 10, 11, 12, 14, 15 của Quy chế 04 vào tổ chức đàotạo theo học chế tín chỉ.

Thay thế cụm từ "đơn vị học trình" trong quy chế04 bằng từ "tín chỉ".

2. Các quy định khác của Quy chế 04 được bổ sung và sửa đổiđể áp dụng đối với các trường đại học, cao đẳng tổ chức đào tạo theo học chếtín chỉ như sau:

2.1. Các quy định về chương trình đào tạo tại các khoản 1,2, 3 Điều 1 của Quy chế 04 được áp dụng vào tổ chức đào tạo theo học chế tínchỉ; riêng khoản 4 được sửa đổi như sau:

"a) Tín chỉ là đơn vị dùng để đo khối lượng kiến thứcđồng thời là đơn vị để đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa trên số lượngtín chỉ đã tích luỹ được.

Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết. Đểtiếp thu được 1 tiết học lý thuyết, sinh viên cần ít nhất 2 tiết chuẩn bị cánhân.

Cứ 30 tiết thảo luận trên lớp, bài tập, thí nghiệm hoặc 45 -60 tiết thực tập, kiến tập, làm tiểu luận hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp đượctính tương đương 1 tín chỉ.

b) Học phần tích luỹ là học phần có kết quả thi kết thúc họcphần từ 5 điểm trở lên. Điểm trung bình chung của các học phần này gọi là điểmtrung bình chung tích luỹ. Số tín chỉ của các học phần này được tính là số tínchỉ tích luỹ".

2.2 Giữ nguyên quy định tại các khoản 1,2 Điều 2 của Quy chế04 và bổ sung khoản 3 với nội dung sau đây:

"Tuỳ theo khả năng, sinh viên học theo học chế tín chỉđược rút ngắn hoặc kéo dài thêm thời gian học tối đa tương ứng với các khoá họcnhư sau:

Khoá học

Số tín chỉ tích luỹ tối thiểu

Rút ngắn tối đa

Kép dài thêm
tối đa

Đại học 4 năm

140

2 học kỳ chính

4 học kỳ chính

Đại học 5 năm

180

3 học kỳ chính

5 học kỳ chính

Đại học 6 năm

220

4 học kỳ chính

6 học kỳ chính

Cao đẳng 3 năm

120

2 học kỳ chính

3 học kỳ chính

Trong các trường đại học, thời gian học khối kiến thức giáodục đại cương của sinh viên được kéo dài thêm tối đa không quá hai họckỳ".

2.3. Sửa đổi Điều 4 của Quy chế 04 như sau:

"Sau mỗi học kỳ chính, căn cứ vào số học phần sinh viênđã đăng ký và xếp được lịch học, điểm trung bình chung học tập, điểm trung bìnhchung tích luỹ, số học phần và số tín chỉ tích luỹ, Hiệu trưởng quy định vàthông báo cho sinh viên biết về tiến độ học tập, thưởng, phạt và xử lý học vụ.

a) Sinh viên vi phạm một trong các quy định sau đây phảithôi học:

- Đã hết thời gian tối đa được phép học.

- Có điểm trung bình chung học tập của một học kỳ dưới 3,00.

- Có điểm trung bình chung học tập của hai học kỳ liên tiếpdưới 4,00.

- Đã tự ý bỏ học từ một học kỳ chính trở lên.

b) Sinh viên không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 4này được đăng ký học tiếp".

2.4. Giữ nguyên quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều5 của Quy chế 04.

2.5. Sửa đổi Điều 6 của Quy chế 04 như sau:

"a) Tính từ đầu khoá học, những sinh viên đã có tốithiểu 60% số tín chỉ tích luỹ quy định của ngành đang học và:

- Có điểm trung bình chung tích luỹ từ 7,00 trở lên đượcđăng ký học thêm ngành chuyên môn ở cùng nhóm ngành tại trường đang học.

- Có điểm trung bình chung tích luỹ từ 8,00 trở lên đượcđăng ký học thêm ngành chuyên môn ở trường đại học hoặc cao đẳng khác.

b) Thời gian học ngành chuyên môn thứ hai được tính trongtổng thời gian học tối đa quy định cho sinh viên theo học chế tín chỉ.

c) Căn cứ vào khả năng đào tạo, Hiệu trưởng trường đang học,HIệu trưởng trường tiếp nhận quy định điều kiện đăng ký, sắp xếp ngành học,chương trình và thời gian học ở ngành thứ hai đối với sinh viên.

d) Sinh viên được học ngành chuyên môn được bảo lưu kết quảhọc tập của những học phần có số tín chỉ tương đương hoặc lớn hơn, có chươngtrình chi tiết giống nhau từ 80% và kết quả thi kết thúc học phần từ 5,0 điểmtrở lên.

đ) Tính đến thời điểm xét của mỗi học kỳ, những sinh viên cótrên 90% số tín chỉ tích luỹ theo quy định trong chương trình đào tạo của họckỳ đó được đề nghị vào danh sách xét học bổng và khen thưởng về học tập. Chế độhọc bổng, học phí đối với sinh viên được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT ngày 31/8/1998 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính và Thôngtư liên tịch số 53/1998/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 25/8/1998 của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo - Bộ Tài chính -Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội".

2.6. Sửa đổi Điều 9 của Quy chế 04 như sau:

"Thi kết thúc học phần thực hiện ở cuối mỗi học kỳ. Tuỳtheo điều kiện của từng trường, HIệu trưởng quy định số kỳ thi kết thúc họcphần ở cuối mỗi học kỳ nhưng không được quá 2. Kỳ thi thứ hai, nếu có do HIệutrưởng quy định.

Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với sốtín chỉ của học phần đó và khoảng nửa ngày cho mỗi tín chỉ. Hiệu trưởng quyđịnh thời gian ôn và thi, quy định tỷ trọng của điểm kiểm tra thường kỳ trongđiểm thi kết thúc học phần.

Không tổ chức thi ngoài các kỳ thi đã thông báo".

2.7. Giữ nguyên các quy định tại Điều 13 của Quy chế 04 vàbổ sung điểm c vào khoản 1 về hình thức học và thi cuối khoá như sau:

"Hình thức sinh viên đại học đăng ký học, thi một sốhọc phần tự chọn có khối lượng từ 10 đến 15 tín chỉ. Tổ chức học, kiểm tra vàthi các học phần tự chọn này được thực hiện theo quy định chung về kiểm tra vàthi kết thúc học phần".

2.8. Giữ nguyên khoản 2 Điều 16 của Quy chế 04 và sửa đổikhoản 1 như sau:

"Điều kiện tốt nghiệp: Kết thúc khoá học, những sinhviên có đủ các điều kiện sau đây thuộc diện xét tốt nghiệp:

- Tại thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không bị truy cứutrách nhiệm hình sự hoặc không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập.

- Có đủ số tín chỉ tích luỹ quy định cho mỗi ngành đào tạo(gồm cả đồ án, khoá luận, học phần thi cuối khoá hoặc học phần tự chọn).

- Có các Chứng chỉ giáo dục quốc phòng và Chứng chỉ giáo dụcthể chất (đối với các ngành đào tạo không chuyên về quân sự và giáo dục thểchất)".

2.9. Giữ nguyên các khoản 1, 2, 3 Điều 17 của Quy chế 04 vàsửa đổi khoản 4 như sau:

"Những sinh viên không đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệpvà đã hết thời gian tối đa được phép học thì được cấp giấy chứng nhận về kếtquả học tập của các học phần đã học trong chương trình đào tạo của trường.Những sinh viên không đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp nhưng chưa hết thời giantối đa được phép học, trong thời hạn 3 năm, được trở về trường thi lại nhữnghọc phần chưa đạt để đủ điều kiện xét tốt nghiệp".

Điều 3. Tổ chức học theo học chế tínchỉ và đăng ký học của sinh viên.

1. Tổ chức học cần hình thành hai loại lớp học là:

a) Lớp sinh viên được tổ chức cho các sinh viên đăng ký họccùng ngành chuyên môn trong cùng một khoá đào tạo. Lớp sinh viên phải được tổchức tương đối ổn định từ đầu đến cuối khoá học nhằm duy trì các sinh hoạt đoànthể, các phong trào thi đua, các hoạt động chính trị - xã hội, văn hoá thể thaovà để quản lý sinh viên trong quá trình học tập theo quy định của trường. Mỗilớp sinh viên có một giảng viên làm chủ nhiệm lớp.

Hiệu trưởng căn cứ vào số lượng sinh viên của mỗi khoá, mỗingành đào tạo, đội ngũ giảng viên tham gia làm chủ nhiệm lớp để quy định số lớpsinh viên.

b) Lớp học phần được tổ chức cho các sinh viên đăng ký họccùng một học phần trong cùng một thời điểm. Hiệu trưởng quy định số lượng sinhviên tối thiểu, tối đa cho mỗi lớp học phần sao cho phù hợp với tính chất củatừng học phần, đội ngũ giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất của trường.

c) Mỗi lớp sinh viên, lớp học phần có một ký hiệu do trườngquy định. Trong khoá học, mỗi sinh viên có một mã số để quản lý.

2. Đầu khoá học, trường phải thông báo cho sinh viên về:

a) Chương trình đào tạo toàn khoá của từng ngành đào tạo.

b) Quy chế học tập và các quy định liên quan đến học tập củatrường.

c) Quyền và nghĩa vụ của sinh viên.

3. Chậm nhất khoảng một tháng trước khi bắt đầu học kỳ mới,trường phải thông báo và cung cấp các tài liệu hướng dẫn cho sinh viên về:

a) Danh sách các học phần và số lượng tín chỉ của mỗi họcphần dự kiến giảng dạy trong học kỳ, điều kiện để đăng ký học các học phần đó.

b) Số lớp học phần dự kiến tổ chức cho mỗi loại học phần vàthời khoá biểu của các lớp học phần đó.

4. Đầu mỗi học kỳ, sinh viên phải đăng ký các học phần sẽhọc trong học kỳ đó theo phiếu đăng ký do trường quy định. Hiệu trưởng quy địnhsố tín chỉ đăng ký tối đa, tối thiểu cho mỗi học kỳ. Đối với sinh viên có họcphần phải đăng ký học lại thì tổng số tín chỉ của các học phần học lại và cáchọc phần mới sẽ học không được vượt quá số tín chỉ tối đa quy định cho một họckỳ.

Sinh viên phải đăng ký học lại các học phần bắt buộc nếu kếtquả thi kết thúc học phần đó trong kỳ thi thứ nhất và kỳ thi thứ hai (nếu có)đều dưới 5 điểm. Đối với các học phần tự chọn bị điểm dưới 5, sinh viên đượcphép đăng ký học lại học phần đó hoặc chọn học phần khác thay thế trong số cáchọc phận tự chọn quy định cho mỗi ngành đào tạo.

Sinh viên phải đăng ký và nộp phiếu đăng ký học trong thờihạn quy định của trường.

Hiệu trưởng quy định điều kiện, thủ tục, cách thức đăng kýhọc đối với sinh viên của trường.

5. Sinh viên có trách nhiệm theo dõi kết quả đăng ký học tạiPhòng đào tạo hoặc Văn phòng khoa của trường. Kết quả đăng ký học của mỗi sinhviên được thông báo ở phiếu học tập. Trên phiếu học tập ghi rõ tên các họcphần, số tín chỉ của mỗi học phần và lịch học.

Sinh viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định vềhọc tập, tham gia các hoạt động đoàn thể và các sinh hoạt khác theo quy địnhcủa trường.

6. Giảng viên chủ nhiệm có trách nhiệm giúp đỡ sinh viênđịnh hướng phát triển nghề nghiệp, hướng dẫn sinh viên lựa chọn, đăng ký cáchọc phần tự chọn, lựa chọn tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khoán luận tốt nghiệphoặc đăng ký các học phần học, thi cuối khoá.

7. Trong mỗi học kỳ, căn cứ vào đăng ký học của sinh viên,trường bố trí lịch học, giảng đường, giảng viên lên lớp cho từng ngành đào tạocủa trường. Hiệu trưởng quy định tỷ lệ thời gian học trên lớp (học lý thuết,làm bài tập, thực hành, thực tập), làm tiểu luận, đồ án, khoán luận và thời giansinh viên tự học.

Điều 4. Điều khoản thi hành.

1. Quyết định này được áp dụng từ khoá tuyển sinh năm học2001-2002 ở các trường đại học, cao đẳng có đăng ký đào tạo theo học chế tínchỉ và được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Đối với các khoá của các trường đại học, cao đẳng đã tổchức đào tạo theo học chế tín chỉ trước khi Quyết định này có hiệu lực thi hànhthì được tiếp tục thực hiện cho đến kết thúc khoá học theo quy định đã có củamỗi trường.

3. Vụ Đại học có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, tổng kếtviệc triển khai thực hiện Quyết định này ở các trường đại học, cao đẳng.

4. Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học, Thủ trưởng cácđơn vị có liên quan thuộc Bộ, Giám đốc các đại học, Hiệu trưởng các trường đạihọc, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.