ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2013/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 16 tháng 08 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ THỐNG NHẤT CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠITRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ vềviệcban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt độngđối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Xét đề nghị của SởNgoại vụ tại Công văn số 322/SNgV-PNV ngày 05/8/2013 và Sở Tư pháp tạiCông văn số 416/STP-VBP Q ngày 29/7/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lýthống nhất các hoạt động đối ngoạitrên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và bãi bỏQuyết định số 828/QĐ- UB ngày 17/2/1996 của UBND tỉnh quy định việc quản lý các đoàn của tỉnhra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào làm kinh tế, nhânđạo, du lịch, thăm thân đi lại trên địabàn tỉnh. Các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh trước đây không còn phù hợp với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc SởNgoại vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dâncác huyện, thành phố và các tổ chức,cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ THỐNG NHẤT CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM(Ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 32/2013/QĐ-UBNDngày 16 tháng 8 năm2013 của Ủy ban nhân dântỉnh Kon Tum)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG
Điều 1. Phạm viđiều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định nguyên tắc quản lý, nộidung, thẩm quyền quyết định, trình tự thủ tục và trách nhiệmtổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
2. Đối tượng ápdụng: Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (gọi tắt làcác cơ quan thuộc tỉnh), các tổ chức và cá nhân có liênquan đến việc tổ chức, thực hiện các hoạt động đối ngoạitrên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Nộidung của hoạt động đối ngoại
Hoạt động đốingoại quy định trong Quy chế này bao gồm:
1. Các hoạt động hợp tác, giao lưu vớinước ngoài về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
2. Tổ chức và quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài của tỉnh (sauđây gọi tắt là đoàn ra);
3. Mời, đón tiếp các đoàn nước ngoàivào thăm, làm việc tại tỉnh (sau đây gọi tắt là đoàn vào).
4. Tiếp nhận các hình thức khen thưởngcủa Nhà nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng cho tập thể,cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.
5. Kiến nghị tặng, xét tặng các hìnhthức khen thưởng cấp Nhà nước, cấp tỉnh cho những tập thể, cá nhân nước ngoàiđã và đang làm việc tại địa phương có thành tích xuất sắc được địa phươngcông nhận.
6. Tổ chức và quản lý hội nghị, hộithảo quốc tế.
7. Ký kết và thực hiện các thỏa thuậnquốc tế.
8. Hoạt động đốingoại liên quan đến công tác quản lý biên giới lãnh thổ quốc gia.
9. Quản lý hoạtđộng của các tổ chức, cá nhân nướcngoài ở địa phương.
10. Công tác ngoại giao kinh tế; công tác quản lý, vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
11. Công tác văn hóa đối ngoại.
12. Công tác đối với người Việt Nam ởnước ngoài.
13. Thông tin tuyên truyền đối ngoại và quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nướcngoài tại địa phương.
14. Theo dõi, tổng hợp tình hình quốctế và khu vực có tác động đến địa phương.
Điều 3. Nguyêntắc quản lý hoạt động đối ngoại
1. Bảo đảm tuân thủ các quy định củaHiến pháp và pháp luật của Nhà nước trong hoạt động đối ngoại.
2. Đảm bảo sự lãnhđạo thống nhất của Trung ương và Tỉnh ủy; sự quản lý, điều hành tập trung của Ủyban nhân dân tỉnh; sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành trong các hoạtđộng đối ngoại trên địa bàn tỉnh.
3. Phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữahoạt động đối ngoại ở Trung ương và địa phương; giữa hoạtđộng đối ngoại của Đảng, ngoại giaoNhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại, kinhtế đối ngoại và văn hóa đối ngoại; hoạt động đối ngoại và hoạt động quốc phòng, an ninh; giữa thôngtin đối ngoại và thông tin trong nước.
4. Hoạt động đối ngoại được thực hiệntheo chương trình hàng năm đã được duyệt; bảo đảm thực hiện nghiêm chế độ báocáo, xin ý kiến theo quy định hiện hành.
5. Phân công, phân nhiệm rõ ràng, đềcao trách nhiệm, vai trò chủ động của cơ quan, các cấp chính quyền trong việcthực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao liên quan đến công tác đối ngoại, đồngthời bảo đảm sự giám sát, kiểm tra chặtchẽ và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trìnhthực hiện.
Chương 2.
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CÁCHOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Điều 4. Các nội dung, hoạt độngđối ngoại của Ủy ban nhân dân tỉnh trình xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy, BanThường vụ Tỉnh ủy, Thủ tướng Chính phủ (qua Bộ Ngoại giao) xem xét, quyết định
1. Nội dung, hoạt động đối ngoại đượcquy định tại Điều 4 Quy chế quản lýthống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo Quyết định số67/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ(sau đây gọi tắt Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg).
2. Nội dung, hoạtđộng đối ngoại quy định tại Quy chếquản lý thống nhất các hoạt động đối ngoạicủa tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 934-QĐ/TU ngày 10/7/2013 củaBan Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum (sau đây gọi tắt Quyết địnhsố 934-QĐ/TU).
Điều 5. Thẩm quyềnvà trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về các hoạt động đối ngoại củađịa phương
1. Tổ chức thực hiện các hoạt động đốingoại trong chương trình đã được phêduyệt.
2. Chỉ đạo xây dựngvà tổ chức thực hiện các đề án tham giahoặc phối hợp triển khai các hoạt động đối ngoại của Trungương trên địa bàn tỉnh.
3. Chỉ đạo chuẩnbị nội dung, xây dựng phương án đàm phán, ký kết các thỏa thuận quốc tế giữa tỉnh với các bên nước ngoài; tổ chức và quảnlý hội nghị, hội thảo quốc tế và các hoạt động đối ngoại khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh; đối với các nội dungtrình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy xem xét,quyết định trong trường hợp cần thiết thì báo cáo tham khảo ý kiến của Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành Trung ương cóliên quan trước khi trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.
4. Quyết định chủtrương đối với các khoản viện trợ có yếu tố nước ngoài trực tiếp hỗ trợ xây dựng các vănbản quy phạm pháp luật, chủ trương chínhsách thuộc thẩm quyền; tiếp nhận các dự án viện trợ tiếptheo của các tổ chức phi chính phủ nướcngoài đã được Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương lần đầu; danh mục cụ thể các hàng hóa, trang thiếtbị có kết cấu đơn giản đã qua sử dụng (còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới) do tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ thuộc danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp nhận viện trợ khẩn cấp của nước ngoài để khắc phục hậu quả thiên tai.
5. Xem xét, quyết định chủtrương và nội dung đón tiếp, làm việc cácđoàn cấp Thứ trưởng, Phó Tỉnh trưởng hoặc tương đương trở xuống của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế vào thăm và làm việc tại tỉnh.
6. Duyệt nhân sự hoặc ủy quyền cho các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh duyệt nhân sự đi nước ngoài đốivới cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; ra quyết định hoặc ủy quyềncho các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cửhoặc cho phép cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh đi nước ngoài theo quy định.
7. Xem xét, quyết định theo thẩm quyền việc nhận các danh hiệu, hình thứckhen thưởng của tổ chức, cá nhân nướcngoài trao tặng cán bộ, công chức,viên chức thuộc thẩm quyền quản lý trong các cơ quan, tổchức, doanh nghiệp nhà nước của tỉnh; xét tặng các danh hiệu khen thưởng cấp tỉnh cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đã và đang làm việc tại địa phương theo Luật Thi đua, Khen thưởng và cácquy định của pháp luật hiện hành.
8. Xem xét, quyết định các nội dunghoạt động đối ngoại quy định tại Điều 2, 4 Quy chế này thuộc thẩm quyềnquyết định của UBND tỉnh.
9. Xem xét, quyếtđịnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Ngoại vụvà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (nhất là các huyện biên giới) quyết định một số hoạt động đối ngoạiđược phân công trong trường hợp cần thiết.
Chương 3.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤCTHỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
Điều 6. Xây dựng,trình duyệt và thực hiện Chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm
1. Xây dựng, phê duyệt Chương trìnhhoạt động đối ngoại:
1.1. Hồ sơ Chương trình hoạt động đốingoại hàng năm gồm:
- Báo cáo kết quảthực hiện Chương trình hoạt động đối ngoại trong năm (có mẫu kèm theo);
- Chương trình hoạt động đối ngoại năm sau;
- Bảng tổng hợp kế hoạch đoàn ra, đoàn vào, ký kết thỏa thuận quốc tế, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế(có mẫu kèm theo);
1.2. Các cơ quan thuộc tỉnh và cácđơn vị liên quan có trách nhiệm xây dựng hồ sơ Chương trình hoạt động đối ngoạihàng năm của đơn vị mình gửi về Sở Ngoại vụ trước ngày 15 tháng 10 để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
1.3. Sở Ngoại vụ là cơ quan đầu mối,phối hợp với các cơ quan thuộc tỉnh và các đơn vị có liên quan hoàn chỉnh hồ sơ Chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm của tỉnh và hồ sơChương trình hoạt động đối ngoại được quy định tại Điều 4 của Quy chế này (thuộcthẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ) báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trướcngày 30 tháng 10 hàng năm.
1.4. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy về Chương trình hoạt độngđối ngoại của tỉnh trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.
1.5. Sau khi Thường trực Tỉnh ủy choý kiến, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnhphối hợp với Sở Ngoại vụ hoàn chỉnh hồsơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hoạt động đối ngoại thuộc thẩmquyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ (qua Bộ Ngoạigiao) và quyết định phê duyệt đối với chương trình hoạt độngđối ngoại thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 30 tháng 11hàng năm.
2. Thực hiện Chương trình hoạt động đốingoại hàng năm.
2.1. Các cơ quanthuộc tỉnh chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện cóhiệu quả Chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhphê duyệt. Riêng Chương trình hoạt động đối ngoại của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, yêu cầucác cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì xây dựng đề án (có mẫu kèm theo) trình Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền phêduyệt để thực hiện.
2.2. Sở Ngoại vụ thường xuyên rà soátviệc thực hiện Chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm củatỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi hoặc hủy bỏ các hoạt động trongChương trình, Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủyban nhân dân tỉnh, các cơ quan có liên quan báo cáo, đề xuất Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thường trực Tỉnh ủy chuẩn y trước khi trình Thủ tướng Chính phủ(thông qua Bộ Ngoại Giao) phê duyệt trước khi thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc.
2.3. Đối với các vấn đề đối ngoại phứctạp, nhạy cảm, Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Văn phòngỦy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị có liên quan chuẩn bị nộidung, tài liệu (hoặc hồ sơ) liên quan, tham mưu Chủ tịch Ủyban nhân dân tỉnh trình xin ý kiếnThường trực Tỉnh ủy chuẩn y, tham khảo ý kiến của Bộ Ngoạigiao và các Bộ, ngành liên quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt.
2.4. Đối với những hoạt động đối ngoại phát sinh ngoài Chương trình đã được phê duyệt và chưa kịp trình bổ sung Thủ tướng Chính phủđúng kỳ hạn nhưng không có tính chất phức tạp, nhạy cảm, SởNgoại vụ chủ động thammưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy xin ý kiến để giải quyết và thông báo cho Bộ Ngoại giao; báo cáo Thủ tướng Chính phủngay sau khi kết thúc hoạt động đó.
Điều 7. Thủ tụcxét duyệt và quản lý đoàn đi công tác nước ngoài
1. Thủ tục ra quyết định hoặc chophép cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnhđi công tác nước ngoài, gồm:
1.1. Hồ sơ nộp tại Sở Ngoại vụ gồm:
a) Văn bản của cơ quan chủ quản đề nghị cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài hoặc của cơ quan chủ trì tổ chức thành lập đoàn đi công tác nước ngoài, trong đó nêu rõ: nội dung, mụcđích chuyển công tác; họ tên, chức vụngười được cử đi công tác nước ngoài (nêu rõ mã, ngạch, loại,bậc của công chức, viên chức nếu có yêu cầu làm hộ chiếungoại giao, công vụ), thời gian, nguồn kinh phí phục vụ chuyến đi;
b) Các văn bảncó liên quan của các Bộ, ngành Trung ương hoặc Thư mời của tổ chức, cá nhân nướcngoài (nếu có).
Riêng cán bộ, công chức, viên chứctham gia các đoàn do Bộ, ngành Trung ương hoặc tổ chức nước ngoài mời phải xiný kiến Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi đăng ký theo quy định.
c) Văn bản đồngý hoặc tham gia ý kiến của Ban Tổ chức Tỉnh ủy (Riêng hồ sơ gửi Ban Tổ chức Tỉnh ủy thực hiện Điều 6 Quyết định 386-QĐ/TU ngày 23/12/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy KonTum).
d) Văn bản củacơ quan cấp trên ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn cửnhân sự tham gia đoàn của tỉnh (nếuđoàn ra có sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan này).
đ) Trường hợp sửdụng kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh thì đơn vị phải có bản dự trù kinh phí cho chuyển công tác (kèm theo ýkiến thẩm định của Sở Tài chính).
1.2. Trình tự, thời gian giải quyết:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Ngoạivụ thẩm định có văn bản trình Chủ tịchỦy ban nhân dân tỉnh.
b) Trong thời hạn05 ngày làm việc, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnhhồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định hoặc xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy (qua BanTổ chức Tỉnh ủy - đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụTỉnh ủy quản lý)và quyết định sau thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđược ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy.
2. Trách nhiệm tổ chức và quản lý đoàn đi côngtác nước ngoài:
2.1. Sở Ngoại vụ:
a) Có trách nhiệm chủ trì, phối hợp vớiVăn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn Đạibiểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh,Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu xây dựng đồ án (cómẫu kèm theo) cho đoàn đi công tác nước ngoài của lãnh đạo tỉnh. Tổng hợp báo cáokết quả chuyến công tác ở nước ngoài cho cấp có thẩm quyền theo quy định sau 05 ngày khi kết thúc đợt công tác.
b) Là cơ quan đầumối tiếp nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, tổng hợp báo cáo thống kê số liệu đoàn ra của tỉnh; tiếp nhận báo cáo kếtquả hoạt động ở nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức,các đoàn công tác của tỉnh để tổng hợp,báo cáo UBND tỉnh và Bộ Ngoại giao theo quy định; thực hiệnquy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định67/2011/QĐ-TTg .
2.2. Các cơ quan đề nghị cử cán bộ, công chức, viên chức ra nước ngoàiphải tự chịu trách nhiệm về nhân sự đề cử. Trưởng đoàn (nếu tổ chức theo đoàn) hoặc cá nhân sau 05 ngày khi về nước,phải báo cáo bằng văn bản kết quả hoạtđộng ở nước ngoài về Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dântỉnh (qua Sở Ngoại vụ).
2.3. Đối với cơquan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Mật trận và các đoàn thể, các ban đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, các huyện ủy, thành ủy, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồngnhân dân tỉnh: Việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài theochương trình của ngành dọc Trung ương, của Tỉnh ủy, Hội đồngnhân dân tỉnh hoặc theo lời mời của cơ quan, tổ chức liên quan (ngoài chươngtrình của Ủy ban nhân dân tỉnh) thì cơ quan chủ quản thôngbáo đoàn ra gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Ngoại vụ)để phối hợp quảnlý đoàn ra.
3. Quản lý hộ chiếu
3.1. Hộ chiếu ngoại giao, công vụ chỉ được sử dụngđể đi công tác nước ngoài theo quyết định của cấp có thẩmquyền, tuyệt đối không được sử dụngvào mục đích khác; cán bộ, công chức, viên chức được cấp hộchiếu ngoại giao, công vụ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ trưởng cơ quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sử dụng hộ chiếu ngoạigiao, công vụ; nộp hộ chiếu về Sở Ngoại vụ để quản lý theo quy định sau khi kết thúc công tác ở nướcngoài.
3.2. Đối với trường hợp mất hộ chiếuphải báo cáo ngay với Sở Ngoại vụ hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp xử lý, giải quyết theo quy định của phápluật.
3.3. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm quản lý hộ chiếu của cán bộ, công chức,viên chức của tỉnh sau mỗi chuyến đi nước ngoài theo quy địnhtại Quyết định số 58/2012/QĐ-TTg ngày24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng và quảnlý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và đềnghị cấp, gia hạn hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh; thu hồi, chuyểncho cơ quan cấp hộ chiếu để hủy bỏ hộ chiếu đối với các trường hợp cán bộ, công chức,viên chức sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ không còn thuộc diện sửdụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ như: nghỉ hưu, ra khỏi biên chế, chấmdứt hợp đồng lao động, bị chết, mất tích,... mà hộ chiếuđã cấp cho họ vẫn còn giá trị sử dụng.
3.4. Công an tỉnhchịu trách nhiệm hướng dẫn, đề nghị cấp, gia hạn, quản lý,sử dụng hộ chiếu phổ thông của công dân trên địa bàn tỉnh; báo cáo kết quả thực hiện theo địnhkỳ 06 tháng và một năm gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Ngoại vụ).
Điều 8. Tổ chứcđón tiếp, làm việc và quản lý đoàn vào
1. Thủ tục chấp thuận cho phép mời,đón tiếp, làm việc với đoàn khách nước ngoài đến thăm, làm việc tại tỉnh của các cơ quan thuộc tỉnhvà các đơn vị liên quan gồm:
1.1. Hồ sơ nộp tạiSở Ngoại vụ gồm:
a) Văn bản đề nghị được mời, đón tiếp, làm việc với đoàn khách nướcngoài của các cơ quan thể hiện rõ mục đích, yêu cầu, nộidung, chương trình, địa điểm, thành phần làm việc (số lượng, quốc tịch từngthành viên của đoàn).
b) Văn bản của Bộ, ngành Trung ương,văn bản của các cơ quan, tổ chức nước ngoài đăng ký hoặcthông báo đoàn khách nước ngoài vào thăm, làm việc tại tỉnh(nếu có).
c) Ý kiến của các cơ quan có liênquan đến chương trình, nội dung làm việc của đoàn tại tỉnh (nếu có).
1.2. Trình tự, thời gian giải quyết:
a) Trong 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, các cơ quantrong tỉnh được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Nếu không trả lời thì coi như đồng ývà phải tự chịu trách nhiệm về việc đó.
b) Trong thời hạn03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Ngoạivụ tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc,Văn phòng UBND tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh xem xét, có ý kiến đối với các đoàn khách quốctế vào tỉnh lần đầu, các đoàn do Bộ,ngành Trung ương có văn bản thôngbáo, giới thiệu; riêng các đoàn vào thường xuyên để thăm,đánh giá, thực hiện dự án ODA, NGO, FDI, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ có ý kiến chỉ đạo khi cần thiết trong thờihạn 03 ngày, nếu Ủy ban nhân dân tỉnh không có ý kiến thìxem như đồng ý.
2. Trách nhiệm tổ chức đón tiếp, làm việc và quản lý đoàn vào:
2.1. Sở Ngoại vụ:
a) Tham mưu Ủy bannhân dân tỉnh có văn bản trình xin ý kiến Thường trực Tỉnhủy, Thủ tướng Chính phủ đối với việcmời và đón tiếp các đoàn cấp Bộ trưởng, Tỉnh trưởng hoặc tương đương trở lên của các nước,các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế đến thăm và làm việc tại tỉnh (trừ đoàn cấp Tỉnh trưởng của các địa phương có quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với tỉnh);
b) Phối hợp vớicác Bộ, ngành có liên quan, các cơ quan thuộc tỉnh xây dựng kế hoạch đón tiếp đoàn cán bộ cấp cao các Bộ,ngành Trung ương các nước, đoàn Tỉnhtrưởng, Phó Tỉnh trưởng các tỉnh có quan hệ hợp tác, hữunghị truyền thống với tỉnh, đoàn các cơ quan đại diện ngoạigiao, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế (Đại sứ, Tổng lãnh sự các nước, các tổ chức quốc tế) đến thăm,làm việc với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Tiếp nhận, thụ lý hồ sơ đề nghịcho phép đoàn vào; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong côngtác tổ chức và quản lý đoàn vào; tiếpnhận báo cáo kết quả làm việc với các đoàn, thống kê, tổng hợp và đề xuất, kiến nghị (nếu có) báo cáo Ủyban nhân dân tỉnh theo quy định.
2.2. Thủ trưởng các cơ quan thuộc tỉnh có trách nhiệm thực hiện đúng cácquy định của pháp luật trong quan hệ, tiếp xúc, làm việc với tổ chức, cá nhânnước ngoài ở đơn vị và địa phương mình quản lý. Báo cáo kết quả hoạt động đoànvào sau 05 ngày làm việc kể từ khi đoàn kếtthúc chuyến công tác gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua SởNgoại vụ).
Điều 9. Quản lýhoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Công an tỉnhcó trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng liên quan tham mưuỦy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác quản lý, hỗ trợ, hướng dẫn, kiểmtra việc chấp hành pháp luật Việt Nam và xử lý các vụ việc phát sinh liên quanđến tổ chức, cá nhân người nước ngoài để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hộitrên địa bàn tỉnh theo quy định củapháp luật.
2. Sở Ngoại vụchủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thammưu Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Bộ Ngoại giao giải quyết các vấn đềphát sinh liên quan đến công tác lãnhsự, chế độ ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hộichủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng liên quan quảnlý lao động là người nước ngoài trênđịa bàn tỉnh theo đúng Quy chế quản lý lao động là ngườinước ngoài trên địa bàn tỉnh Kon Tum ban hành kèm theo Quyết định số 41/2012/QĐ-UBND ngày 23/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Tổ chức, cánhân người nước ngoài có chương trình làm việc tại khu vực biên giới (sau khiđược Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý) thì đơn vị được giao chủ trì hướng dẫn, đón tiếpvà làm việc của tỉnh phải có tráchnhiệm liên hệ với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh làm thủ tục xin cấpphép vào khu vực biên giới cho người nước ngoài theo quy định.
Điều 10. Hoạt độngđối ngoại liên quan đến công tác quản lý biên giới lãnh thổ quốc gia
1. Sở Ngoại vụ tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện biêngiới quản lý chặt chẽ các hoạt động đối ngoại liên quan đếnbiên giới lãnh thổ quốc gia; kịp thời xử lý hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnhnhững vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ theo đúngquy định pháp luật; chuẩn bị nội dung, hồ sơ, tài liệu để Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Bộ Ngoại giao vàcác Bộ, ngành khác trong các hoạt động có liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện biên giớitổ chức thực hiện hoạt động đối ngoại biên phòng theo quyđịnh của Nghị định số 89/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 củaChính phủ về hoạt động đối ngoại biênphòng; nghiên cứu, tổng hợp, đánh giátình hình quản lý biên giới và thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh vềtình hình quản lý biên giới và hoạtđộng đối ngoại biên phòng.
Điều 11. Tráchnhiệm của các cơ quan liên quan trong hoạt động kinh tế đối ngoại
1. Sở Kế hoạchvà Đầu tư:
1.1. Chủ trì, phối hợp với các cơquan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệmvụ đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại và nâng cao năng lựchội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh; chủ động đưa nội dung kinh tế vào các hoạt động đối ngoại trong từng năm và từng thời kỳ.
1.2. Chủ trì, phối hợp với các cơquan liên quan tổng hợp, nắm bắt tình hình kinh tế trong và ngoài nước có tác động đến tỉnh, thammưu Ủy ban nhân dântỉnh việc xây dựng môi trường phát triển kinh tế, đầu tư,thương mại phù hợp với tình hình, đặc điểm của tỉnh.
1.3. Chủ trì, phốihợp với các cơ quan liên quan quản lý, sử dụng viện trợ từcác tổ chức phi chính phủ nước ngoài và cá nhân nướcngoài theo Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghịđịnh 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hànhQuy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; Quyết định số38/2010/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh vềviệc ban hành Quy chế về vận động, quản lý, sử dụng cáckhoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnhKon Tum.
2. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế; tiến hành vận động, tiếp nhận vàquản lý hoạt động của tổ chức phichính phủnước ngoài theo Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày01/3/2012 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại ViệtNam.
3. Sở Công thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phốihợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp tham gia công tác xúc tiến thương mại và du lịch ở nước ngoài theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất.
Điều 12. Công tác văn hóa đốingoại
Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch chủ trì, phối hợp vớiSở Ngoại vụ, các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhândân tỉnh triển khai các hoạt động vănhóa đối ngoại của địa phương; xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn phù hợp với chiến lược ngoại giao văn hóa Nhà nước và kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh trong năm và từng thời kỳ.
Điều 13. Côngtác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
1. Sở Ngoại vụchủ trì, phối hợp với Công an tỉnh tham mưu Ủy ban nhândân tỉnh triển khai việc nghiên cứu, đánh giá công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài của địa phương; phối hợp với Bộ Ngoại giao (Ủy ban Nhà nước về người ViệtNam ở nước ngoài) đề xuất và xây dựng chính sách về côngtác này; trực tiếp tham gia việc hỗ trợ, hướng dẫn, thôngtin, tuyên truyền, vận động và thực hiện các chính sách đốivới người Việt Nam ở nước ngoài có quan hệ với địa phương.
2. Công an tỉnhcó trách nhiệm quản lý, hướng dẫn việc cư trú của Việt kiềuvề thăm quê theo quy định pháp luật hiện hành; phối hợp với Sở Ngoại vụ phân loại, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnhtình hình người Việt Nam ở nước ngoàivề Kon Tum thường xuyên theo định kỳ hàng quí.
Điều 14. Quytrình tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế
1. Quy trình tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế:
1.1. Việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyềnquyết định của Thủ tướng Chính phủ: Giao Sở Ngoại vụ làm đầu mối phối hợpvới các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnhtheo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyếtđịnh số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ).
1.2. Việc tổ chức hội nghị, hội thảoquốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh theo quy định tại khoản2 Điều 3 Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg :
a) Hồ sơ nộp tại Sở Ngoại vụ gồm:
- Đề án hoặc kế hoạch tổ chức cần nêurõ:
+ Lý do, danh nghĩa tổ chức, mục đíchcủa hội nghị, hội thảo.
+ Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo; địa điểm tham quan, khảo sát (nếu có).
+ Hình thức vàcông nghệ tổ chức (trong trường hợp hội nghị, hội thảo trựctuyến).
+ Nội dung, chương trình làm việc vàcác hoạt động bên lề hội nghị, hội thảo.
+ Thành phần tham gia tổ chức: Cơquan phía Việt Nam, cơ quan phía nước ngoài, cơ quan tài trợ (nếu có).
+ Thành phần tham dự: số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu, bao gồm cả đạibiểu Việt Nam và đại biểu có quốc tịch nước ngoài.
+ Nguồn kinh phí.
- Ý kiến của các cơ quan, đơn vị liênquan đến nội dung, địa bàn tổ chức hội nghị, hội thảo (nếucó).
b) Trình tự, thời gian giải quyết:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị lấy ý kiến, cáccơ quan trong tỉnh được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Nếu không trả lời thì coi như đồng ý và phải tự chịu tráchnhiệm về việc đó.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Ngoại vụ tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc,Văn phòng UBND tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Trách nhiệm tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế:
2.1. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, thụ lý hồ sơ và phối hợpvới các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tếtrên địa bàn tỉnh được quy định tại khoản3 Điều 5 Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg;chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, báocáo tình hình tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tếtrên địa bàn tỉnh theo định kỳ hoặc độtxuất.
b) Đối với đề nghị tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của các tổ chứcnước ngoài thì Sở Ngoại vụ làm đầu mối lấy ý kiến cácngành liên quan và tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xémxét, quyết định theo quy trình được nêu tại điều này.
c) Đối với các hội nghị, hội thảo quốc tế có yếu tố nướcngoài phát sinh đột xuất thuộc thẩm quyền quyết định củaChủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nhưngchưa kịp xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh và không có tínhchất phức tạp, nhạy cảm, Sở Ngoại vụ chủ động hướng dẫn đểcác cơ quan, tổ chức thực hiện và phải báocáo Ủy ban nhân dân tỉnh ngay sau khi kết thúc hội nghị.
2.2. Các cơ quan tổ chức hội nghị, hộithảo quốc tế tiến hành hội nghị, hội thảo theo đúng chương trình, đề án hoặc kế hoạch đã đượccấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện đúng các quy địnhhiện hành về chi tiêu, thanh quyết toán tài chính; gửi báo cáo tóm tắt kết quả hội nghị, hội thảoquốc tế về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Ngoại vụ) trong thời hạn 05 ngày kể từ khi kết thúc hội nghị, hội thảo.
Điều 15. Ký kếtvà thực hiện thỏa thuận quốc tế
Giao Sở Ngoại vụchủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Văn phòng Ủy ban nhândân tỉnh có trách nhiệm:
1. Tham mưu cho cấp có thẩm quyền tiến hành việc ký kết và thực hiện thỏathuận quốc tế theo Pháp lệnh số 33/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy banThường vụ Quốc hội khóa XI về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh số 33/2007/PL-UBTV QH11) và các quyđịnh của pháp luật.
2. Chủ độngnghiên cứu, lựa chọn đối tác phù hợp để thiết lập các quan hệ hữu nghị, hợp tác cấp địaphương; phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao để được hướng dẫn quy trình, thủtục ký kết và nội dung văn bản hợp tác; thông tin thườngxuyên cho Bộ Ngoại giao để kịp thời hỗ trợ, đôn đốc thực hiện các thỏa thuận đã ký kếttrên địa bàn tỉnh.
3. Tham mưu Ủyban nhân dân tỉnh trong việc cho chủ trương ký kết, theo dõi, hướng dẫnviệc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế của các cơquan thuộc tỉnh theo Pháp lệnh số 33/2007/PL- UBTVQH11 và các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 16. Tặnghuân chương, huy chương hoặc danh hiệu khác trong hoạt động đối ngoại.
1. Sở Nội vụ:
1.1. Chủ trì, phốihợp với Sở Ngoại vụ và các sở, ngànhcó liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trìnhxin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy và Thủ tướng Chính phủxét tặng các danh hiệu khen thưởng cấp Nhà nước và xét tặng cácdanh hiệu khen thưởng cấp tỉnh cho tổ chức, cá nhân nướcngoài có thành tích xuất sắc trong hoạt động hòa bình, hữu nghị và các hoạt động góp phần pháttriển kinh tế, xã hội của tỉnh theo Luật Thi đua, Khen thưởng và các quy định của pháp luật hiện hành.
1.2. Chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ và các sở, ngành liên quan tham mưu Ủyban nhân dân tỉnh trình xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy, Thủ tướng Chính phủ về việc nhận các danh hiệu khen thưởng cấp Nhà nước và quyết định nhậncác danh hiệu, hình thức khen thưởng của tổ chức, cá nhân nước ngoài trao tặng cho tập thể,cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủyban nhân dân tỉnh.
2. Sở Ngoại vụchủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch trao tặng và đónnhận huân chương, huy chương hoặc danh hiệu khác trong hoạt động đối ngoạitrình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy theo quy định.
Điều 17. Công tác thông tintuyên truyền đối ngoại
1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ,các cơ quan liên quan định kỳ hàng năm tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khaithực hiện công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại của tỉnh phù hợp với chiến lược phát triểnthông tin đối ngoại của Nhà nước, Kếhoạch của Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại của tỉnh và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm và từng thời kỳ; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thông tin đối ngoại theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Sở Ngoại vụ:
2.1. Làm đầu mối, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyềnthông tham mưu giúp Ủy ban nhân tỉnh trong việc cung cấpthông tin kịp thời cho Bộ Ngoại giao để phục vụ trả lời phỏng vấn của lãnh đạo cấp cao và họp báo quốc tế về những vấn đề của địa phương (khi cóyêu cầu);
2.2. Làm đầu mối, phối hợp với cơ quan chuyên môn củaBộ Ngoại giao, Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành liên quan trong tỉnh để đón tiếp và quản lýcác hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài tại tỉnh,thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của phóng viên nướcngoài theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao và quy định củapháp luật hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Thôngtin và truyền thông và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động, theo dõi, phân tích, tổng hợp thông tin về tìnhhình chính trị, an ninh, kinh tế quốc tế và khu vực có tác động đến địa phương, kịp thời báo cáo và đề xuất vớiChủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trương và giải pháp cần thiết.
Điều 18. Côngtác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đối ngoại và các hoạt động đối ngoại khác
Sở Ngoại vụ cótrách nhiệm:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quanliên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành các hoạtđộng tiếp xúc, trao đổi thư tín ngoại giao với các cơ quanđại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và đại diện các tổ chức quốc tếtại Việt Nam; trường hợp phát sinh vấn đề phức tạp, nhạy cảm cần xin ý kiến của Bộ Ngoại giao để được hướng dẫn cụ thể trước khi tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Chủ trì, phốihợp với Sở Nội vụ hàng năm đánh giáhiện trạng và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệpvụ, kiến thức đối ngoại cho cán bộ, công chức làm công tácđối ngoại trong tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện theo kếhoạch.
Điều 19. Chế độthông tin, báo cáo
1. Trong thời hạn05 ngày làm việc sau khi kết thúc một hoạt động đối ngoại cụ thể, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm gửi văn bản báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định hoạt động đối ngoại, đồng gửi Sở Ngoại vụ về kết quả thực hiện và đề xuấtgiải pháp, kiến nghị đối với những vấn đề phát sinh (nếu có).
2. Định kỳ 6 tháng, hàng năm và trongtrường hợp đột xuất, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm gửibáo cáo tình hình thực hiện hoạt động đối ngoại của cơ quan, đơn vị mình gửi về Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan để theo dõi, tổng hợp báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định. Thời hạn gửi báo cáo định kỳ quy định như sau:
2.1. Đối với báo cáo định kỳ 6 tháng, các cơ quan, đơn vị gửi báo cáo về Sở Ngoạivụ trước ngày 15 tháng 5 hàng năm.
2.2. Đối với báo cáo tổng kết hoạt độngđối ngoại hàng năm và dự kiến chương trình hoạt động đối ngoại của năm sau, các cơ quan, đơn vị gửi về Sở Ngoại vụ trướcngày 15 tháng 10 hàng năm.
3. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm thammưu xây dựng báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định tạiĐiều 20 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 67/2011/Q Đ-TTgvà theo quy định tại Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 934-QĐ/TU; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của các cơ quan,đơn vị trong tỉnh.
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 20. Tráchnhiệm của các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể và các huyện, thành phố
1. Sở Ngoại vụcó trách nhiệm:
1.1. Chủ trì, phốihợp với các sở, ngành liên quan tổ chứctriển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyếtđịnh này và Quyết định 934-QĐ/TU, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.
1.2. Là đầu mối, tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnhtheo quy định hiện hành và theo quy chế này.
1.3. Tiếp nhận, tổng hợp, báo cáođánh giá và xử lý các thông tin về các hoạt động đối ngoạido các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân cung cấp để trình cấp có thẩm quyềnxem xét, quyết định.
2. Các cơ quan thuộc tỉnh trong phạmvi chức năng và nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các nội dung trong Quy chế này; phối hợpchặt chẽ với Sở Ngoại vụ trong triển khai các hoạt động đối ngoại của tỉnh.
3. Hàng năm, SởTài chính cùng với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan ràsoát, cân đối nguồn kinh phí để trìnhcấp thẩm quyền quyết định bố trí kinh phí phục vụ các hoạtđộng đối ngoại của tỉnh.
4. Đối với các cơ quan ngành dọcTrung ương đóng tại địa phương:
a) Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Ngoại vụ vàcác cơ quan liên quan trong triển khai các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh;thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
b) Khi gửi chương trình hoạt động đốingoại hàng năm theo hệ thống ngành dọc phải đồng thời gửi cho Ủy ban nhân dân tỉnh(thông qua Sở Ngoại vụ) để theo dõi, phối hợp và tham giaý kiến khi cần thiết.
Điều 21. Khenthưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện các hoạt độngđối ngoại của tỉnh theo Quy chế này và các quy định khácliên quan đến hoạt động đối ngoại được xem xét khen thưởng theo quy định củapháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này và các quy định khác liên quan đến hoạtđộng đối ngoại trên địa bàn, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Điều khoản thi hành
1. Đối với những việc, vấn đề khôngđược Quy chế này quy định thì được thực hiện theo các quy định khác của pháp luậthoặc theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chếnày, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Ngoại vụđể tổng hợp báocáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./
Mẫu 1
Tên cơquan/tổ chức ………………….
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐOÀN RA NĂM…….
STT | Danh nghĩa Đoàn và tính chất hoạt động | Đến nước | Cấp Trưởng đoàn | Nội dung hoạt động và đối tác | Số thành viên Đoàn | Số ngày | Thời gian thực hiện | Nguồn kinh phí |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Ghi chú:
1. Danh nghĩa Đoànvà tính chất hoạt động: Thăm chính thức, thăm làm việc; nghiên cứu; khảo sát thựctế ở nước ngoài phục vụ nhu cầu côngtác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; thực hiện chương trình, đềtài, dự án khoa học...
2. Đến nước: Nước đến công tác theo lộ trình.
3. Cấp Trưởng đoàn: Chức vụ Trưởngđoàn dự kiến.
4. Nội dung hoạt động và đối tác: Những nội dung làm việc chính; đối tác chủ yếu sẽ làm việc...
5. Số thành viên Đoàn: Ghi rõ số lượng thành viên tham gia Đoàn dựkiến.
6. Số ngày: Tổng số ngày ở nướcngoài, kể cả thời gian đi - về và quá cảnh.
7. Thời gian thực hiện: Ghi cụ thểđến tháng.
8. Nguồn kinh phí: Ghi rõ kinh phítriển khai lấy từ nguồn nào (Trung ương chi; cơ quan, tổchức, địa phương chi; nước ngoài đài thọ: tài trợ của cánhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước...).
Mẫu 2
Tên cơ quan/tổ chức ………………….
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐOÀN VÀO NĂM………
STT | Danh nghĩa Đoàn và tính chất hoạt động | Cơ quan, tổ chức, nước cử Đoàn | Cấp Trưởng đoàn | Cơ quan, tổ chức, chủ trì đón Đoàn, nội dung hoạt động chính | Số thành viên Đoàn | Số ngày | Thời gian thực hiện | Nguồn kinh phí đón Đoàn |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Ghi chú:
1. Danh nghĩa Đoàn và tính chất hoạt động: Thăm chính thức, thăm làm việc; nghiên cứu, khảo sát thực tế;đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; thực hiện chương trình, đề tài, dự án khoa học...
2. Đến từ nước:Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, nước cử Đoàn. Trường hợp đoàn vào thuộc tổchức quốc tế thì ghi rõ nước đặt trụ sở.
3. Cấp Trưởng đoàn: Chức vụ Trưởng đoàn dự kiến.
4. Cơ quan, tổ chức chủ trì đón Đoàn;nội dung hoạt động chính: Tên cơ quan, tổ chức Việt Nam chủ trì đón Đoàn. Những nội dung hoạt động chính của Đoàn trong thời gian ở Việt Nam.
5. Số thành viên Đoàn: Ghi rõ số lượngthành viên Đoàn dự kiến.
6. Số ngày: Tổng số ngày ở Việt Nam.
7. Thời gian thực hiện: Ghi cụ thể đến tháng.
8. Nguồn kinh phí: Ghi rõ kinh phíđón Đoàn lấy từ nguồn nào (Trung ương chi; cơ quan, tổ chức,địa phương chi; nước ngoài đài thọ; tài trợ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước...).
Mẫu 3
Tên cơ quan/tổ chức
Địađiểm, ngày ... tháng ... năm ...
TỜ TRÌNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG ĐỐINGOẠI HÀNG NĂM
1. Tên hoạt động phát sinh:
2. Lý do phát sinh hoạt động:
3. Mục đích:
4. Quy mô:
5. Thời gian:
6. Thành phần tham gia: (nêu rõthông tin về đối tác nước ngoài)
7. Kế hoạch triển khai:
8. Kinh phí:
Nơi nhận: | CƠ QUAN/ĐƠN VỊ CHỊU TRÁCH NHIỆM(Ký tên, đóng dấu) |
Mẫu 4
Tên cơ quan, đơn vị tổ chức
Địađiểm, ngày ... tháng ... năm ...
ĐỀ ÁN
THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
1. Bối cảnh:
2. Danh nghĩa:
3. Mục đích:
4. Yêu cầu:
5. Nội dung hoạt động:
6. Thành phần tham gia:
7. Mức độ tiếp xúc (đối với đoàn ra):
8. Mức độ đón tiếp (đối với đoànvào):
9. Kiến nghị nội dung phát biểu của Trưởng đoàn:
10. Nội dung các văn kiện và thỏa thuận hợp tác (nếu có):
11. Mức độ và yêu cầu về thông tintuyên truyền:
12. Chế độ ăn nghỉ:
13. Phương tiệnđi lại:
14. Tặng phẩm,kinh phí:
Nơi nhận: | CƠ QUAN/ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) |
Mẫu 5
Tên cơ quan/tổ chức
Địađiểm, ngày ... tháng ... năm ...
BÁO CÁO
KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI ĐỊAPHƯƠNG NĂM …………….
I. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAITOÀN DIỆN CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TRONG NĂM
1. Việc thực hiện quy chế quản lý thốngnhất đối ngoại tại địa phương:
2. Hiệu quả của các hoạt động đã triển khai:
- Mặt được:
- Mặt hạn chế:
- Khó khăn:
- Nguyên nhân:
- Các vấn đề đặt ra:
II. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI NĂM SAU
1. Bối cảnh:
2. Các trọng tâm công tác:
3. Các điều kiện đảm bảo:
4. Các đề xuất, kiến nghị:
5. Biện pháp, giải pháp thực hiện:
Nơi nhận: | CƠ QUAN/ĐƠN VỊ |
Mẫu 6
Tên cơ quan/tổ chức
Địađiểm, ngày ... tháng ... năm ...
BÁO CÁO
KẾT QUẢ HỘI NGHỊ, HỘI THẢO QUỐC TẾ
A. Thông tin tổng hợp
Các hội nghị, hội thảo quốc tế đã tổ chức | Số lượng đại biểu Việt Nam | Số lượng đại biểu có quốc tịch nước ngoài | Chủ đề, nội dung hội nghị, hội thảo (phân loại theo nhóm, nếu được) | Tổng kinh phí (gồm kinh phí từ NSNN, do nước ngoài tài trợ, do nguồn khác) |
... | ... | ... | ... | ... |
Tổng số | ... | ... | ... | ... |
B. Nhận xét, đánh giá tình hình tổchức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế của Bộ, địa phương:
1. Đánh giá kết quả các hội nghị, hội thảo (trực tiếp cho ngành, cho cơ quan, gián tiếp, tác động chung).
2. Đánh giá về tình hình quản lý hộinghị, hội thảo quốc tế tại Bộ, địa phương; những sự cố phát sinh (nếu có) và hướng xử lý.
3. Kinh nghiệm đượcrút ra về công tác tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.
C. Dự kiến kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế năm tiếp theo của đơnvị, địa phương:
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN(Ký tên và đóng dấu) |
Mẫu 7
Tên cơquan/tổ chức
BÁO CÁO
KẾT QUẢ KÝ KẾT, THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚCQUỐC TẾ, THỎA THUẬN QUỐC TẾ NĂM ...
Số TT | Tên thỏa thuận quốc tế | Tên nước ngoài, tổ chức quốc tế | Ngày ký | Nơi ký | Người ký | Thời hạn hiệu lực* | Ngày hiệu lực | Cơ quan chủ trì thực hiện | Cơ quan phối hợp thực hiện | Ghi chú |
1 | ||||||||||
2 | ||||||||||
3 | ||||||||||
4 | ||||||||||
5 | ||||||||||
6 | ||||||||||
7 | ||||||||||
8 | ||||||||||
9 |