UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3612/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 21 tháng 9 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰCTỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND vàUBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửađổi bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chínhphủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng,lãnh thổ;

Căn cứ Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn tổ chứclập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lựcViệt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày17/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 3542/QĐ-UBND ngày 26/10/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạchphát triển nhân lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạchvà Đầu tư tại Tờ trình số 2393/TTr-SKHĐT-VX ngày 04/8/2015 về việc phê duyệtđiều chỉnh Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, địnhhướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnhThanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂNĐẾN NĂM 2020

1. Quanđiểm phát triển nhân lực.

- Phát triển nguồnnhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một khâu đột phá chiến lượcđể Thanh Hóa phát triển bền vững kinh tế - xã hội, tái cơ cấu lại nền kinh tế, thựchiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và trở thành tỉnh tiêntiến vào năm 2020;

- Phát triểnnhân lực toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnhtrong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và tăng sức cạnh tranh về nhân lựccủa tỉnh trong quá trình hội nhập quốc tế. Phát triển nhân lực có trọng tâm,trọng điểm, chú trọng phát triển nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầungành;

- Phát triểnnhân lực trên cơ sở nhu cầu của xã hội và thị trường lao động, nhất là nhu cầulao động của các ngành kinh tế trọng điểm; sử dụng lao động hiệu quả, đúng vớitrình độ đào tạo và năng lực của người lao động;

- Phát triểnnhân lực dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả từ đào tạo tới sử dụng nhân lực; ưutiên xây dựng các cơ sở đào tạo chất lượng cao, đào tạo đội ngũ chuyên gia, cácnhóm nhân lực trình độ cao cho các ngành trọng điểm của tỉnh;

- Kết hợp khaithác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, nguồn lựctrong nước và nước ngoài. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước và xã hội trongphát triển nhân lực của tỉnh;

- Phát triểnnhân lực là nhiệm vụ, là trách nhiệm của toàn xã hội.

2. Mục tiêu đến năm2020

2.1. Mục tiêu tổng quát: Phát triểnnhân lực đảm bảo đủ về số lượng, có cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề phù hợp,có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp,thành thạo về kỹ năng, tác phong chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, đưa nhânlực trở thành lợi thế quan trọng nhất trong việc thực hiện thắng lợi các mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020nhân lực của tỉnh đạt trình độ tiên tiến của cả nước.

2.2. Mục tiêu cụ thể đếnnăm 2020

- Năm 2015 laođộng trong nền kinh tế khoảng 2.182,6 nghìn người và 2.280 nghìn người vào năm2020. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 55% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020;

- Chuyển dịchnhanh cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, giảm tỷ lệ lao động nông, lâm nghiệp,thủy sản xuống 47,9% năm vào 2015 và 35% vào năm 2020, tăng tỷ trọng lao độngcông nghiệp - xây dựng lên 27,5% vào năm 2015 và 35% vào năm 2020; dịch vụ lên24,6% vào năm 2015 và 30% vào năm 2020;

- Phát triểnnhân lực chất lượng cao, chiếm khoảng 10 -12% lao động được đào tạo, đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm: độingũ công chức, đội ngũ nhân lực KHCN, các nhóm chuyên gia đầu ngành có trình độcao, đội ngũ doanh nhân, chuyên gia quản trị doanh nghiệp giỏi có bản lĩnh,thông thạo kinh doanh trong nước và quốc tế;

- Tỷ lệ giáo viên dạy thực hànhtrình độ trung cấp và cao đẳng có kỹ năng nghề từ cấp độ 3 trở lên đạt 10% vàonăm 2015 và 50% vào năm 2020; 47% giảng viên caođẳng có trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có ít nhất 1% có trình độ tiến sỹvào năm 2015 và đạt tỷ lệ tương ứng là 70%và 8% vào năm 2020; 70% giảng viên đại học có trình độ từthạc sỹ trở lên, trong đó 12,5%có trình độ tiến sỹ vào năm 2015 và tỷ lệ tương ứng là100% và 25% vào năm 2020;

- Số sinh viên đại học, cao đẳng/vạn dân năm2015 đạt 255 sinh viên; năm 2020 đạt 285 sinh viên;

- Đổi mới đàotạo nhân lực theo hướng tiên tiến, hiện đại, gắn lý thuyết với thực hành, nghiêncứu, ứng dụng; đảm bảo trên 90% học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủkhả năng chuyên môn và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.

3. Định hướng phát triển nhân lực đến năm 2020

3.1. Hướng ưu tiên phát triển

Tập trung ưu tiên phát triển nhân lựctheo hướng: Nâng cao chất lượng nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp; ưu tiênphát triển nhân lực phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh; phát triển nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng đào tạo:

- Tập trung đào tạo nghề cho lao độngnông thôn để nâng cao chất lượng nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp và chuyểndịch nhanh lao động từ lĩnh vực này sang lĩnh vực phi nông nghiệp;

- Ưu tiên phát triển nhân lựcphục vụ các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh thuộc các lĩnh vực: Lọc hóa dầu;may mặc, da giày; vật liệu xây dựng; cơ khí chế tạo; điện; điện tử - công nghệthông tin; dược phẩm; công nghệ sinh học; du lịch, dịch vụ cảng biển và logistics;sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản; chăn nuôi, thú y; cơ khí nông, lâmnghiệp; nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản...;

- Tập trung phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao có khả năng thíchứng nhanh với môi trường lao động và với tiến bộ khoa học công nghệ mới, cónăng lực chuyên môn và trình độ thành thạo nghiệp vụ caophục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa -hiện đại hóa của tỉnh.

- Nâng caochất lượng đào tạo; gắn đào tạo với sử dụng và đào tạo theo nhu cầu xã hội.

3.2. Phát triển nhân lực theobậc đào tạo

Tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đàotạo trong nền kinh tế với cơ cấu hợp lý. Đến năm 2015, tổng lao động qua đào tạo đạt khoảng 1.200,4 nghìn người, chiếm 55%; năm 2020 khoảng 1.596 nghìn người, chiếm 70% lao động làm việc trongnền kinh tế.

Về cơ cấu bậc đào tạo: Năm 2015số lao động qua đào tạo dưới 3 tháng khoảng 760nghìnngười, chiếm 63,3% tổng số lao động qua đào tạo, trình độ sơ cấp khoảng 56,7nghìnngười, chiếm 4,7%, trung cấp khoảng 201,8 nghìn người, chiếm 16,8%; cao đẳngkhoảng 82,7 nghìn người, chiếm 6,9%; đại học khoảng 93,6 nghìn người, chiếm 7,8%; trên đạihọc khoảng 5,6 nghìn người, chiếm 0,47%. Năm 2020, số lao động qua đào tạo dưới 3 tháng khoảng 989,8 nghìnngười, chiếm 62%; trình độ sơ cấp khoảng 78,2 nghìnngười, chiếm 4,9%, trung cấp khoảng 271,2 nghìn người, chiếm 17%; cao đẳngkhoảng 118 nghìn người, chiếm 7,4%; đại học khoảng 129,2nghìn người, chiếm 8,1% và trên đại họckhoảng 9,3 nghìn người, chiếm 0,6% tổng số lao động qua đào tạo.

3.3. Phát triển nhân lực trongcác ngành, lĩnh vực

a) Phát triển nhân lực trong ngànhnông, lâm nghiệp và thủy sản

Dự kiến tốc độ tăng trưởng khu vực I (nông, lâm nghiệpvà thủy sản) bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 2,3%; giaiđoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 2,9%; dự báo trong những năm tới, khu vực này vẫnlà khu vực có năng suất lao động thấp nhất; ruộng đất canh tác bị thu hẹp dotiến trình đô thị hóa được đẩy nhanh tiến độ; cơ giới hóa trong nông nghiệp đượcđẩy mạnh; năng suất lao động tăng lên do ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ KHCN vào sảnxuất. Vì vậy, xu thế chuyển dịch lao động từ khu vực này sang các ngành kinh tếkhác là khá lớn, bình quân giảm khoảng 2,58%/năm (khoảng 256,4 nghìn lao động).Cơ cấu lao động khu vực I đến năm 2015 là 47,9%; năm 2020 giảm xuống còn 35%.

Đến năm 2015 còn khoảng 1.045,5 nghìn người, trongđó lao động nông nghiệp là 1005,5 nghìn người, lâm nghiệp là 5,2 nghìn người,thủy sản là 34,8 nghìn người; đến năm 2020 còn khoảng 798 nghìn người; trongđó, lao động nông nghiệp 716,9 nghìn người, lâm nghiệp 9,3 nghìn người, thủysản 71,8 nghìn người.

Dự kiến, số lao động qua đào tạo khu vực I đạt 34,3%năm 2015 và 54,1% năm 2020, tương ứng với 359 nghìn người vào năm 2015 và 431,7nghìn người năm 2020. Trong số lao động được đào tạo dưới 3 tháng và sơ cấp năm2015 khoảng 280,5 nghìn người (chiếm 78,1%) và khoảng 332,4 nghìn người (chiếm77%) năm 2020; tương ứng trung cấp khoảng 50,9 nghìn người (chiếm 14,2%) và63,9 nghìn người (chiếm 14,8%); cao đẳng khoảng 12,8 nghìn người (chiếm 3,6%)và 17,3 nghìn người, chiếm 6,8%; đại học trở lên khoảng 14,9 nghìn người (chiếm4,1%) và khoảng 18,3 nghìn người (chiếm 4,2%).

Trong ngành thủy sản, tỷ lệ lao động qua đào tạokhoảng 26,3 nghìn người (chiếm 75,6%) năm 2015 và khoảng 58,4 nghìn người (chiếm81,2%) năm 2020, trong đó, lao động đào tạo sơ cấp và dưới 3 tháng chiếm khoảng74,7% lao động qua đào tạo của ngành thủy sản vào năm 2015 và 69,6% năm 2020;tương ứng trung cấp chiếm khoảng 14,3% và 18,9%; cao đẳng khoảng 5,3% và 5,5%;đại học trở lên khoảng 5,7% và 6,2%.

Trong giai đoạn 2015 - 2020 có khoảng 40 - 45% laođộng đã qua đào tạo của khu vực I được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹnăng làm việc.

b) Phát triển nhân lực trong ngànhcông nghiệp - xây dựng

Dự kiến tốc độ tăng trưởng khu vực II (công nghiệp- xây dựng) bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2020 đạt 15,2%, trong đó giaiđoạn 2016 - 2020 đạt 18-19%/năm. Tỷ lệ lao động nhóm ngành công nghiệp - xâydựng trong tổng lao động của nền kinh tế năm 2015 là 27,5%, năm 2020 là 35%.

Dự kiến, lao động khu vực II đến năm 2015 khoảng600,2 nghìn người, trong đó: Lao động công nghiệp khai khoáng khoảng 28,2 nghìnngười, công nghiệp chế biến 367,9 nghìn người, công nghiệp phân phối điện nước 7,8nghìn người, xây dựng 196,3 nghìn người. Đến năm 2020, lao động khu vực II là798 nghìn người, trong đó: Công nghiệp khai thác mỏ 35,5 nghìn người, công nghiệpchế biến 471 nghìn người, công nghiệp phân phối điện nước gần 16 nghìn người,xây dựng 275,5 nghìn người.

Dự kiến, số lao động qua đào tạo khu vực II đạt 64,1%vào năm 2015 và 69% năm 2020, tương ứng với 385 nghìn người (công nghiệp khaithác mỏ 17,8 nghìn người, công nghiệp chế biến 236nghìnngười, công nghiệp phân phối điện nước 4,5 nghìn người, xây dựng 126,7 nghìnngười) năm 2015 và 550,6 nghìn người (công nghiệp khai thác mỏ 24,5 nghìnngười, công nghiệp chế biến 329,1 nghìn người, công nghiệp phân phối điện nước10,7 nghìn người, xây dựng 186,2 nghìn người) năm 2020.

Trong số lao động qua đào tạo, trình độ sơ cấp vàđào tạo dưới 3 tháng khoảng 260,2 nghìn người (chiếm 67,6%) năm 2015 và khoảng367,8 nghìn người (chiếm 66,8%) năm 2020; tương ứng trung cấp khoảng 74,6 nghìnngười (chiếm 19,4%) và khoảng 107,9 nghìn người (chiếm 19,6%); cao đẳng khoảng22,1 nghìn người (chiếm 5,7%) và khoảng 34,1 nghìn người (chiếm 6,2%); đại họctrở lên khoảng 28,1 nghìn người, (chiếm 7,3%) và khoảng 40,7 nghìn người (chiếm7,4%).

Tỷ lệ lao động khu vực II cần đào tạo bồi dưỡng lạikhoảng từ 30 - 35% tổng số lao động đã qua đào tạo của ngành do KHCN và kỹ thuậtthay đổi nhanh nên cần được đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung kiến thức, công nghệmới.

c) Phát triển nhân lực trong ngànhdịch vụ

Dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngànhdịch vụ giai đoạn 2011 - 2020 đạt trên 8,1%, trong đó giai đoạn 2016 - 2020 đạt8,9%. Tỷ lệ lao động ngành dịch vụ năm 2015 là 24,6%, năm 2020 là 30%.

Dự kiến lao động ngành dịch vụ đến 2015 là 536,9nghìn người và khoảng 684 nghìn người năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tănglên khoảng 85% vào năm 2015 và 89,7% vào năm 2020. Trong số lao động qua đào tạo,sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng khoảng 276 nghìn người (chiếm 60,5%) năm 2015và 367,8 nghìn người (chiếm 59,9%) vào năm 2020; trung cấp khoảng 76,3 nghìnngười (chiếm 16,7%) và khoảng 99,5 nghìn người (chiếm 16,2%); cao đẳng khoảng47,8 nghìn người (chiếm 10,5%) và khoảng 66,7 nghìn người (chiếm 10,9%); đạihọc trở lên khoảng 56,3 nghìn người (chiếm 12,3%) và khoảng 79,7 nghìn người(chiếm 13%).

Tỷ lệ lao động của ngành cần đào tạo,bồi dưỡng lại khoảng từ 30 - 35% tổng số lao động đã qua đào tạo.

d) Phát triển nhân lực trong cáclĩnh vực đặc thù và các vùng của tỉnh

- Phát triển nhân lực lĩnh vực khoahọc công nghệ, giáo dục và đào tạo: Lao động trong ngành khoa học công nghệ vàgiáo dục và đào tạo là những ngành đặc biệt quan trọng, có vai trò to lớn trongphát triển nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Lao độngqua đào tạo ngành khoa học công nghệ và giáo dục và đào tạo năm 2015 là 111,9nghìn người, chiếm 91,6% số lao động toàn ngành; năm 2020 là 117,8 nghìn người,chiếm 99%; trên đại học là 2,4 nghìn người năm 2015 và 4,2 nghìn người vào năm2020, chiếm 43,3% và 45,6% số người có trình độ trên đại học toàn tỉnh.

- Phát triển đội ngũ doanh nhân: Dựbáo đến năm 2015, Thanh Hóa có khoảng 8.300 doanh nghiệp; trong đó có 08 doanhnghiệp trong tốp 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam và 05 doanhnghiệp khoa học và công nghệ; đến năm 2020 có 15.000 doanh nghiệp trong đó có15 doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Phát triển nhân lực là đội ngũ doanhnhân có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế; dự kiến số doanh nhânkhoảng 12,5 nghìn người vào năm 2015 và trên 23 nghìn người vào năm 2020; sốdoanh nhân có trình độ đại học trở lên khoảng 55% vào năm 2015 và 85% vào năm2020.

- Phát triển nhân lực đi làm việc ởnước ngoài: Năm 2015 có khoảng 10 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài; giaiđoạn 2016 - 2020 có khoảng trên 50 nghìn người, bình quân mỗi năm có 10 nghìn người.Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 100%, trong đó đào tạo nghề là 90%.

- Phát triển nhân lực trong Khu kinhtế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KCN): Dự kiến đến năm 2020 sẽ pháttriển Khu kinh tế Nghi Sơn thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành,lĩnh vực, trung tâm công nghiệp và dịch vụ ven biển Vịnh Bắc Bộ với diệntích 106 nghìn ha; trong đó diện tích mặt đất khoảng 66,5 nghìn ha; tiếp tụckêu gọi thu hút đầu tư lấp đầy KCN Bỉm Sơn (566ha) và KCN Hoàng Long (286ha);ổn định và duy trì 2 KCN Lễ Môn (87,6ha) và Đình Hương - Tây Bắc Ga (180ha);thành lập mới 4 KCN gồm: KCN Lam Sơn - Sao Vàng (2.000ha); KCN Bãi Trành(116ha); KCN Quang Trung - Ngọc Lặc (150ha); KCN Thạch Quảng - Thạch Thành(200ha).

Nhu cầu lao động và lao động cótay nghề cao cho KKT và các KCN trong giai đoạn tới là khá lớn, khoảng 100 nghìnngười năm 2015 và 275 nghìn người vào năm 2020; trong đó đến năm 2020, nhu cầulao động trong Khu kinh tế Nghi Sơn khoảng 110 nghìn người; trong đó khoảng 29nghìn người có trình độ đại học, cao đẳng và 81 nghìn người trình độ trung cấpvà công nhân kỹ thuật; nhu cầu lao động trong các khu công nghiệp khoảng 165nghìn người; trong đó khoảng 50 nghìn người trình độ đại học và cao đẳng, 115nghìn người trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật.

- Phát triển nhân lực ngành du lịch:Lao động trực tiếp làm việc trong ngành du lịch đến2015 là 18,5 nghìn người và 42 nghìn người năm 2020; tỷ lệ lao động qua đào tạokhoảng 74,2% vào năm 2015 và 81,7% vào năm 2020. Trong số lao động qua đào tạo,sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng chiếm khoảng 27,4% năm 2015 và 22,7% năm 2020;trung cấp và cao đẳng chiếm khoảng 29,6% và 34%; đại học trở lên khoảng 19,9%và 25%.

- Phát triển nhân lực lĩnh vực y tế:Nhu cầu cán bộ y tế đến năm 2015 khoảng 12,8 nghìn người và khoảng 14 nghìn ngườivào năm 2020. Số cán bộ y tế cần bổ sung đến năm 2015 là 2.150 người và năm2020 là 3.350 người, trong đó, số bác sỹ cần bổ sung năm 2015 là 510 bác sỹ và250 dược sỹ đại học; năm 2020 là 1.200 bác sỹ và 450 dược sỹ đại học để đạt mụctiêu 7,6 bác sỹ/1 vạn dân, 1 dược sỹ đại học/vạn dân vào năm 2015 và 10 bác sỹ/1vạn dân và 1,5 dược sỹ đại học/vạn dân vào năm 2020.

- Phát triển nhân lực vùng miền núi:Dự báo dân số của vùng khoảng 885 nghìn người vào năm 2015 và khoảng 918 nghìnngười vào năm 2020; dân số trong độ tuổi lao động tương ứng khoảng 595 nghìnngười và 620 nghìn người.

Đến năm 2015, tổng số lao động làmviệc trong các ngành kinh tế của vùng khoảng 549,6 nghìn người; số lao động quađào tạo khoảng 199,7 nghìn người, chiếm 36,3%.

Đến năm 2020, tổng số lao động làmviệc khoảng 574,1 nghìn người; lao động qua đào tạo khoảng 317,9 nghìn người,chiếm 55,4%.

Cơ cấu lao động các ngành nông,lâm nghiệp và thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ đến năm 2015 là 67%- 15% - 18%; năm 2020 là 50% - 27% - 23%.

- Phát triển nhân lực vùng ven biển:Dự báo dân số của vùng khoảng 1.055 nghìn người năm 2015và khoảng 1.094 nghìn người năm 2020; dân số trong độ tuổi lao động tương ứngkhoảng 710 nghìn người và 736,3 nghìn người.

Đến 2015, tổng số lao động làm việctrong các ngành kinh tế của vùng khoảng 653,8 nghìn người; số lao động qua đàotạo khoảng 360,9 nghìn người, chiếm 55,2%.

Đến 2020, tổng số lao động làm việctrong các ngành kinh tế của vùng khoảng 683,1 nghìn người; số lao động qua đàotạo khoảng 500,9 nghìn người (tăng 141,5 nghìn người so với năm 2015), chiếm73,3% tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế của vùng.

Cơ cấu lao động các ngành nông,lâm, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ đến 2015 là 40% - 29,5% -30,5%; năm 2020 là 30% - 35,5% - 34,5%.

II. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNGPHÁT TRIỂN THỜI KỲ 2021 - 2030

1. Mục tiêu

* Đến năm 2025

- Lao động trong nền kinh tế khoảng2.362 nghìn lao động

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạttrên 80%.

- Cơ cấu lao động trong các ngành:Nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ tương ứng khoảng:20% - 42% - 38%.

* Đến năm 2030

- Lao động trong nền kinh tế khoảng2.445 nghìn lao động

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạttrên 90%.

- Cơ cấu lao động trong các ngành:Nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ tương ứng khoảng:15% - 45% - 40% .

2. Định hướng phát triểnnhân lực

2.1. Phát triển nhân lực theobậc đào tạo

Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạotrong nền kinh tế với cơ cấu hợp lý. Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2025 khoảng1.902 nghìn người, chiếm khoảng 80% tổng số lao động làm việc trong nền kinh tếvà năm 2030 khoảng 2.200 nghìn người, chiếm 90% số lao động làm việc trong nềnkinh tế.

2.2. Phát triển nhân lực cácngành, lĩnh vực

- Nhân lực ngành nông, lâm, thủy sản:Đến năm 2025 có khoảng 472,4 nghìn người, chiếm khoảng 20% và năm 2030 khoảng366,8 nghìn người, chiếm khoảng 15% lao động làm việc trong nền kinh tế. Tỷ lệlao động qua đào tạo đạt 65,2% vào năm 2025 và 78,6% vào năm 2030; đẩy mạnhchuyển dịch lao động ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ;đẩy mạnh phát triển nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nôngnghiệp theo mô hình nông nghiệp sinhthái, bền vững, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông, lâm sản gắnvới công nghiệp chế biến.

- Nhân lực trong lĩnh vực công nghiệpvà xây dựng:Đạt khoảng 992 nghìn người năm 2025 chiếm 42% và khoảng1.100,3 nghìn người năm 2030 chiếm 45% lao động làm việc trong nền kinh tế. Tỷlệ lao động qua đào tạo đạt 75% vào năm 2025 và 90,2% vào năm 2030. Đẩy mạnhphát triển nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao và lao động kỹ thuật có tay nghề cao trong các lĩnh vựcchế biến, chế tạo, điện tử, cơ khí..., đáp ứng nhu cầu thị trường lao động vàyêu cầu phát triển các ngành, sản phẩm ứng dụng công nghệcao như: công nghiệp lọc hóa dầu và chế biến sản phẩm từ hóa dầu; sản xuấtđiện; chế biến nông, lâm, thủy sản; điện tử, viễn thông, công nghệ sinh học,luyện cán thép; cơ khí chế tạo…

- Nhân lực ngành dịch vụ: Đạt khoảng897,5 nghìn người năm 2025, chiếm 38% và khoảng 978 nghìn người năm 2030, chiếm40% lao động làm việc trong nền kinh tế. Tỷ lệ lao độngqua đào tạo đạt 93,3% vào năm 2025 và 94% vào năm 2030. Đẩy mạnh phát triểnnhân lực chất lượng cao trong các ngành dịch vụ thương mại, vận tải kho bãi,cảng biển, du lịch, y tế, giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầuphát triển mạng lưới dịch vụ thương mại, vận tải, dịch vụcảng biển,..; phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạynghề đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUYHOẠCH

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáodục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai tròvà tầm quan trọng của việc phát triển nhân lực

- Tập trung tuyên truyền về vai trò, tầm quan trọng,mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chính sách phát triển nhân lực đến năm 2020 vàđịnh hướng đến năm 2030 của tỉnh để các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể vànhân dân trong toàn tỉnh nhận thức rõ việc phát triển nguồn nhânlực là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, của nhà trường, doanh nghiệp vàbản thân người lao động;

- Đổimới, đa dạng hóa nội dung, phương thức tuyên truyền, giáo dục về vai trò, tầmquan trọng của công tác đào tạo, sử dụng nhân lực; vận động các doanh nghiệp, các tổ chức tích cực tham gia đào tạo nhânlực để sử dụng với chất lượng ngày càng cao, tạo sựchuyển biến mạnh mẽ về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

- Nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp trongnhà trường; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về năng lực đào tạo của các cơ sở đàotạo và cơ hội việc làm từ các doanh nghiệp, giúp người học lựa chọn ngành nghềphù hợp, đồng thời có nhiều thông tin cần thiết về việc làm khi tốt nghiệp.

2. Tăng cường quản lý nhà nước vềphát triển nhân lực

2.1. Đổi mới công tác dự báo,xây dựng kế hoạch

- Nâng cao năng lực dự báo cung - cầulao động trong từng lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là đối với các ngành, lĩnhvực mũi nhọn, Khu kinh tế Nghi Sơn, khu công nghiệp và các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức điều tra cung - cầu lao độnghằng năm trên địa bàn tỉnh và công bố công khai kết quả điều tra để các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và người laođộng có kế hoạch đào tạo, sử dụng, tìm việc làm phù hợp đáp ứng nhu cầu nhânlực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Mỗi cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cầnphải xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực trong từng giai đoạn, xác định rõnhu cầu, tiêu chuẩn phù hợp, thực hiện tuyển dụng công khai, minh bạch; có kếhoạch thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; đổi mới phương thức đánh giá nănglực công tác và chế độ khen thưởng, kỷ luật.

- Các cơ sở đào tạo căn cứ vào kế hoạchphát triển nhân lực, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của tỉnh vàcác thông tin dự báo về thị trường lao động để xây dựng kế hoạch tuyển sinh vàđào tạo gắn với nhu cầu sử dụng theo ngành nghề và trình độ đào tạo; tránh tình trạng đào tạo tràn lan, gây dư thừa lao động qua đào tạo ởngành này và thiếu hụt lao động qua đào tạo ở ngành khác.

2.2. Đổi mới phương pháp quản lý, nâng caonăng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nhân lực vàquản lý nhân lực thống nhất trong các cơ quan đơn vị từ tỉnh đến cơ sở.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước vềgiáo dục, đào tạo. Chú trọng kiểm định chất lượng đào tạo; công bốcông khai chất lượng đào tạo của các trường trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnhphân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra cáccơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; tăng cường ứngdụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục,đào tạo nghề nghiệp.

2.3. Tăng cường phối hợp giữacác cấp, các ngành về phát triển nhân lực trên địa bàn

Xây dựng mối liên kết chặt chẽgiữa các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo,tạo sự thống nhất giữa cung và cầu lao động; thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữaNhà nước, cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động từ khâu xây dựng kế hoạch đếnđào tạo lại và sử dụng lao động, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí trongphát triển nhân lực của cá nhân, tổ chức xã hội.

2.4. Đổimới, hoàn chỉnh hệ thống các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nhân lực

a) Chính sáchđầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tăng cường thu hút đầu tư trong nước và đầu tưnước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là giáodục, đào tạo nghề nghiệp chất lượng cao. Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạonhững ngành nghề ưu tiên phát triển phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội củatỉnh. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ -nông nghiệp và chuyển dịch sâu trong từng nội bộ nhóm ngành;

- Thực hiệntốt các chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong các lĩnhvực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường. Tạođiều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệpcho lao động nông thôn để đào tạo lực lượng lao động cho xã hội.

b) Chính sách phát triển thịtrường lao động và hệ thống công cụ thông tin thị trường lao động.

Phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động,dịch vụ đào tạo và giới thiệu việc làm. Đa dạng hóa các kênh giao dịch việc làmnhằm tạo điều kiện phát triển giao dịch trực tiếp giữa người lao động và đơn vịtuyển dụng. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thị trườnglao động, phát triển nhân lực. Gắn hệ thống thông tin thị trường lao động vớihệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh và kết nối với hệ thống thông tinthị trường lao động quốc gia.

c) Chính sách việc làm, bảo hiểm,bảo trợ xã hội

- Thực hiện có hiệu quả các chínhsách hỗ trợ vay vốn học nghề, tạo việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho laođộng nông thôn, lao động là người khuyết tật, dân tộc thiểu số, hộ nghèo, laođộng đi làm việc ở nước ngoài; chính sách bảo hiểm thất nghiệp... Chú trọng tạoviệc làm cho thanh niên, nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

- Tăng cường các hoạt động thanhtra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật trong các quan hệ lao động như:Hợp đồng lao động, tiền lương và các chế độ chính sách theo quy định của Luậtlao động, Bảo hiểm xã hội, BHYT; chế độ bảo hiểm thất nghiệp, ATLĐ... tại cácdoanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động; kịp thời giải quyết các tranh chấp laođộng phát sinh trong các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngườilao động và doanh nghiệp.

d) Chính sách đãi ngộ và thuhút nhân tài

- Tiếp tục thựchiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành; nghiên cứu sửa đổi các chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viênchức cho phù hợp với thực tiễn của địa phương; chú trọngviệc bố trí, sắp xếp, sử dụng nhân lực để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lựcđược đào tạo.

- Xây dựng và ban hành các chínhsách thu hút nhân tài, khuyến khích phát triển nhân lực như: thuhút nhân lực trình độ cao về làm việc tại KKT, các KCN củatỉnh; thu hút nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao về công tác tạitỉnh; chính sách khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo để nâng cao hiệu quả đàotạo nghề và giải quyết việc làm...

3. Tập trung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh đàotạo theo nhu cầu xã hội, gắn đào tạo với sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.1. Phát triển mạng lướicác trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với yêucầu đào tạo và phát triển nhân lực

- Rà soát, điều chỉnh, sắp xếp vàtổ chức lại mạng lưới các trường đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phùhợp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo và yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh. Mở rộng quy mô, đa dạng ngành nghề và loại hình đàotạo; gắn đào tạo với nhu cầu của xã hội; khuyến khích mởrộng đào tạo các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh;

- Tập trung đầu tư xây dựng Trường Đại học Hồng Đức, Đại học Văn hóa,Thể thao và Du lịch thành trung tâm lớn về đào tạo và nghiên cứu khoa của tỉnhvà khu vực; phát triển một số khoa, chuyên ngành đào tạocó chất lượng cao; tiếp tục hoàn thiện các điều kiệnđảm bảo Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa hoạt động có hiệu quả; thànhlập phân hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam tạiThanh Hóa và nâng cấp lên đại học...;

- Tiếp tục xây dựng và phát triển 13 trường đào tạocác nghề trọng điểm đạt chuẩn quốc gia, trong đó ưu tiênphát triển một số trường cao đẳng chất lượng cao, đào tạo các nghề trọng điểm đạt chuẩn khu vực ASEAN như: Trường Cao đng côngnghiệp, Cao đẳng Nghi Sơn...Tăng cường liên doanh, liên kết trong đào tạonghề ở làng nghề và doanh nghiệp;

- Rà soát, sắp xếp và sáp nhập cácTrung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướngnghiệp và Trung tâm dạy nghề cấp huyện để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dụcthường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề cho người lao động.

3.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên,cán bộ quản lý đào tạo nhân lực

- Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cánbộ quản lý đào tạo nhân lực theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấuhợp lý, đạt chuẩn trình độ đào tạo, có trìnhđộ tin học, ngoại ngữ đáp dụng vào giảng dạy và nghiêncứu khoa học; tranh thủ chương trình đào tạo giảng viên có trình độ tiếnsỹ cho các trường đại học, cao đẳng của Trung ương để bổ sungvà nâng cao chất lượng giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh;

- Có chínhsách thu hút đội ngũ giáo viên giỏi về công tác tại tỉnh; huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, thợ bậc cao củacác doanh nghiệp tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáodục nghề nghiệp.

3.3. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo; đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội.

- Xây dựng và đổimới nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp vi tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xut, đápứng yêu cầu của thị trường lao động và phục vụ thiết thực cho pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Đổi mới phương pháp đào tạo nhằm phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào thựctế; tăng cường giáo dục tác phong làm việc chuyên nghiệp, phẩm chất đạo đức đểhình thành năng lực nghề nghiệp, nhân cách cho người học;

- Tập trung ưu tiênphát triển, mở rộng các ngành nghề đào tạo lĩnh vực côngnghiệp và dịch vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đào tạo laođộng kỹ thuật có chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhất làcông nghiệp: lọc hóa dầu, sản xuất thép, quản lý và vậnhành các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, sản xuất, lắp ráp linh kiện thiết bịđiện tử, sản xuất phần mềm, tự động hóa, nông nghiệp công nghệ cao... đảmbảo đáp ứng nhu cầu nhân lực về số lượng, chất lượng cho cácdoanh nghiệp tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Đẩy mạnh đào tạotheo nhu cầu xã hội, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinhtế; xây dựng các mô hình, hình thức gắnkết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo; chú trọng việc đàotạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

4. Huy động và đadạng hóa các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch

Để thực hiện các mục tiêu Quy hoạchđề ra, cần huy động vốn cho phát triển nhân lựckhoảng 106,2 nghìn tỷ đồng, trong đó:

- Năm 2015:7,8 nghìn tỷ đồng; ngân sách Trung ương là 1,6 nghìn tỷ đồng;ngân sách địa phương là 2,1 nghìn tỷ đồng; huy động khác là 4,1 nghìn tỷ đồng;

- Giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 98,4nghìn tỷ đồng; ngân sách Trung ương là 21 nghìn tỷ đồng; ngânsách địa phương là 26,6 nghìn tỷ đồng; huy động khác là 50,8 nghìn tỷ đồng.

- Giải pháp huy động vốn:

+ Tăng đầu tư từ nguồn ngân sáchnhà nước cho đào tạo nhân lực;

+ Tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, cácBộ, ngành Trung ương, các nhà tài trợ để thu hút các nguồn vốn ngân sách Trungương, TPCP, vốn ODA đầu tư đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề;

+ Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa lĩnhvực giáo dục, đào tạo; áp dụng mô hình đào tạo theo cơ chế chia sẻ kinh phí đàotạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu,chuyển giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao theo nhu cầu xã hộicủa các cơ sở đào tạo;

+ Khuyến khíchcác tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập vay vốn đầu tưcơ sở vật chất nâng cao chất lượng đào tạo.

5. Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội nhằm ổn định việc làm và tạo thêm việc làm mới cho người lao động.

- Tập trung chỉđạo cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợinhất cho các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triểnđể tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tạo sựchuyển biến căn bản về chuyển dịch cơ cấu lao động;

- Đẩy mạnh hoạtđộng cho vay vốn giải quyết việc làm, học nghề, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừavà nhỏ vay vốn phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh.

6. Nâng cao thể lực, kỹ năngcủa người lao động

- Nâng cao chất lượng công tác khámchữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; nâng cao chất lượng các hoạtđộng văn hóa, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội... để nâng cao chất lượngcuộc sống cho người lao động;

- Hoàn thành xây dựng các khu nhàở xã hội cho công nhân ở Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN. Thường xuyên tổ chứcđào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nhận thức của người lao động để đáp ứngvới yêu cầu phát triển của KHCN và quy định của pháp luật.

7. Mở rộng và tăng cường quanhệ hợp tác để phát triển nhân lực

- Tăng cường và mở rộng hợp tácvới các cơ quan, tổ chức Trung ương và các địa phương trong cả nước để tranh thủcác điều kiện về nguồn lực, đào tạo, tuyển dụng, thu hút nhân lực có trình độcao... để phát triển nhân lực;

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để liênkết đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch:

1. Sở Kếhoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các đơnvị có liên quan tổ chức công bố, phổ biến điều chỉnh Quy hoạch phát triển nhân lựccủa tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tới tất cả các cấp ủy Đảng, chínhquyền, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và nhân dântrong tỉnh;

- Tham mưu UBNDtỉnh kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triểnnhân lực tỉnh giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

- Phối hợp cáccơ quan liên quan xây dựng hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực trênđịa bàn toàn tỉnh; tổng hợp, xây dựng kế hoạch, đề án, chương trình phát triểnnhân lực 5 năm, hàng năm; đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp vớinhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ trình UBND tỉnhphê duyệt và tổ chức thực hiện;

- Chủ trì, phốihợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch. Địnhkỳ tổ chức tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch với UBNDtỉnh.

- Tham mưu,đề xuất kế hoạch đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo có sử dụng nguồn ngân sách nhànước trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

2. Sở Laođộng - Thương binh và Xã hội:Phối hợp với SởGiáo dục và Đào tạo và các ngành có liên quan xây dựng và chỉ đạo triển khai thựchiện tốt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến2020, định hướng đến năm 2030; xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch 5năm, hàng năm về đào tạo nghề nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh; xây dựng chính sách khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo để nâng cao hiệu quả đàotạo nghề nghiệp và giải quyết việc làm...; xây dựng hệthống thông tin về thị trường lao động; tổ chức tốt hoạt động sàn giao dịchviệc làm của tỉnh để kết nối cung - cầu lao động.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động,Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan xây dựng và triển khai thực hiệntốt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến2020, định hướng đến năm 2030; thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển sựnghiệp giáo dục, đào tạo đến 2020; xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thểnhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở đàotạo triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch.

4. Sở Nội vụ: Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; nghiêncứu, xây dựng chương trình đào tạo hàng năm, 5 năm để nâng cao chất lượng cánbộ công chức, viên chức của tỉnh. Xây dựng chính sách thu hút nhân tài, nhânlực trình độ cao về làm việc tại tỉnh.

5. Ban Quản lý KKT Nghi Sơn:Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển nguồnnhân lực phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnhThanh Hóa đến năm 2020; xây dựng các chính sách thu hút nhân lực chất lượng caovề làm việc trong KKT, các KCN.

6. Ban Dân tộc: Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch, chươngtrình phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số.

7. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng dự toánvà đảm bảo kinh phí hàng năm cho công tác đào tạo nghề nghiệp, phát triển nhânlực. Phối hợp với các ngành kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí, đảm bảođúng mục đích và có hiệu quả.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện, thịxã, thành phố rà soát, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấttại các địa phương, đảm bảo quỹ đất phát triển các cơ sở giáo dục, giáo dụcnghề nghiệp.

9. UBND các huyện, thị xã, thànhphố: Phối hợp chặt chẽ với các ngành và các đơn vịliên quan, cụ thể hóa thành các kế hoạch và các chương trình, dự án phát triểnnhân lực thuộc lĩnh vực, địa phương quản lý, lồng ghép kế hoạch phát triển nhânlực vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và kế hoạch hàng năm của cáchuyện, thị xã, thành phố.

10. Các cơsở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh: Căn cứ quy hoạch tổng thể để xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạchhàng năm, chủ động triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhânlực, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

11. Các sở,ban, ngành khác và các đơn vị có liên quan: Chủ trìxây dựng kế hoạch phát triển nhân lực trong lĩnh vực ngành quản lý; xây dựng cơsở dữ liệu nhân lực của ngành.

Điều 3. Quyếtđịnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòngUBND tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủtịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày./.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Xứng