ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2015/QĐ-UBND

An Giang, ngày 10 tháng 11 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNHQUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm phápluật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của LuậtTài nguyên nước;

Căn cứ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định việc đăng ký khaithác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tàinguyên nước;

Căn cứ Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định việc hành nghềkhoan nước dưới đất;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môitrường tại Tờ trình số 368/TTr-STNMT ngày 02 tháng 10 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định nàyQuy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thihành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 69/2010/QĐ-UBND ngày20 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý tài nguyên nướctrên địa bàn tỉnh An Giang.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giámđốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh; Chủ tịchUBND huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và các tổchức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Website Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- TT. TU, HĐND, UBMTTQ tỉnh, UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban ngành, Đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Báo An Giang, Đài PTTH An Giang, Website tỉnh;
- Lãnh đạo VP. UBND tỉnh;
- Phòng: KT, NC, PC, TH, ĐTXD, TT CB-TH;
- Lưu: HCTC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Nưng

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2015 củaUBND tỉnh An Giang)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về việcqunlý, bovệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước; phòng, chng và khắc phụchậu quả, tác hại do nước gây ra;trình tự, thủ tục đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất, xin phép khai thác,sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh An Giang.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các Sở, Ban, Ngànhcấp tỉnh; Ủy bannhân dân huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn (gọi tắt là Ủyban nhân dân cấp xã) được phân cấp quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàntỉnh An Giang.

2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi tắt là tổ chức, cá nhân) khai thác, sử dụng tài nguyênnước, xả nưc thải vào nguồn nước trênđịa bàn tỉnh An Giang.

Chương II

ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT, CẤP PHÉPTÀI NGUYÊN NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Điều 3. Nguyên tắc, căncứ, điều kiện cấp giấy phépthăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nưc, xả nước thải vào nguồn nước;thời hạn của giấy phép tài nguyên nước

1. Nguyên tắc cấpgiấy phép:

a) Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự,thủ tục theo quy định của pháp luật.

b) Bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệmôi trường theo quy định của pháp luật.

c) Ưu tiên cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụngtài nguyên nước để cung cấp nước cho sinh hoạt.

d) Không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khithực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vàonguồn nước.

đ) Phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đãđược phê duyệt.

2. Căn cứ cấp phép:

a) Việc cấp phép tài nguyên nước phải trên cơsở các căn cứ sau đây:

- Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của quốc gia, ngành, vùng và tỉnh;

- Quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp cóthẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch tài nguyên nước thì phải căncứ vào khả năng nguồn nước và phải bảo đảm không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồnnước;

- Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trongvùng;

- Báo cáo thẩm định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đối với hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước,xả nước thải vào nguồn nước;

- Nhu cầu khai thác, sử dụng nước, xả nướcthải thể hiện trong đơn đề nghị cấp phép.

b) Trường hợp cấp phép xả nước thải vào nguồnnước, ngoài các căn cứ quy định tại điểma Khoản này còn phải căn cứ vào cácquy định sau đây:

- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềchất lượng nước thải, chất lượng của nguồn nước tiếp nhận nước thải; các yêucầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động xả nước thải đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền phê duyệt;

- Chức năng của nguồn nước;

- Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;

- Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinhhoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước.

c) Trường hợp cấp phép thăm dò, khai thác, sửdụng nước dưới đất, ngoài các căn cứ quy định tại điểm a Khoản nàycòn phải căn cứ vào các quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 52của Luật Tài nguyên nước.

3 . Điều kiện cấp phép:

Tổ chức, cánhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diệncộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Điều 2 Nghịđịnh số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11năm 2013 của Chính phủ.

b) Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tàinguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năngtiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đềán, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tạiThông tư số 56/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môitrường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầyđủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.

Phương án,biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồnnước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phảiphù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyênnước;

c) Đối với trườnghợp xả nước thải vào nguồn nước, ngoài điều kiện quy định tại điểm a và điểm bKhoản này, còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có thiết bị,nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việcvận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trườnghợp đã có công trình xả nước thải;

- Có phương ánbố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải vàquan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nướcthải;

d) Đối với trườnghợp xả nước thải quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, còn phải có phương án, phương tiện,thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiệnviệc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy định.

đ) Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất phải cóđủ các điều kiện sau đây:

- Có quyết định thành lập tổ chức của cấp có thẩm quyềnhoặc một trong các loại: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế,giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức, giấy chứng nhận đăng kýhộ kinh doanh đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình do cơ quan có thẩm quyền cấp(sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), trong đó có nội dunghoạt động liên quan đến ngành nghề khoan nước dưới đất.

- Người đứng đầu tổ chức hoặc người chịu trách nhiệm chínhvề kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hành nghề (sau đây gọi chung là người chịutrách nhiệm chính về kỹ thuật) phải am hiểu các quy định của pháp luật về bảovệ nước dưới đất và đáp ứng các điều kiện sau:

+ Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ: Cótrình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địachất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan vàcó ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề hoặc công nhânkhoan có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên và có ít nhất bốn (04) nămkinh nghiệm liên tục trong lĩnh vực hành nghề; đã trực tiếp tham gia thiết kế,lập báo cáo hoặc thi công khoan ít nhất năm (05) công trình khoan nước dưới đất.

Trường hợp không có một trong các văn bằng quy định nêutrên thì phải có ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm liên tục trong lĩnh vực hànhnghề, đã trực tiếp thi công ít nhất mười (10) công trình khoan nước dưới đất vàphải có chứng nhận đã qua khóa đào tạo, tập huấn kỹ thuật về bảo vệ tài nguyênnước dưới đất trong hoạt động hành nghề khoan nước dưới đất do Cục Quản lý tàinguyên nước hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

+ Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa: Cótrình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất (địachất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan vàcó ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề hoặc tốt nghiệptrung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủyvăn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất năm (05) năm kinhnghiệm trong lĩnh vực hành nghề; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thămdò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất năm (05)công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trởlên.

+ Người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật phải là ngườicủa tổ chức, cá nhân hành nghề hoặc có hợp đồng lao động với tổ chức, cá nhânhành nghề theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp hợp đồng lao độnglà loại xác định thời hạn thì tại thời điểm nộp hồ sơ, thời hạn hiệu lực củahợp đồng lao động phải còn ít nhất là mười hai (12) tháng.

- Máy khoan và các thiết bị thi công khoan phải bảo đảm cótính năng kỹ thuật phù hợp, đáp ứng yêu cầu đối với quy mô hành nghề và an toànlao động theo quy định hiện hành.

4. Thời hạn của giấy phép :

a) Thời hạncủa giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:

- Giấy phépkhai thác, sử dụng nước mặt có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểulà năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu làba (03) năm, tối đa là mười (10) năm;

- Giấy phépthăm dò nước dưới đất có thời hạn là hai (02) năm và được xem xét gia hạn một(01) lần, thời gian gia hạn không quá một (01) năm;

- Giấy phépkhai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểulà ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu làhai (02) năm, tối đa là năm (05) năm;

- Giấy phép xảnước thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03)năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02)năm, tối đa là năm (05) năm;

- Giấy phéphành nghề khoan nước dưới đất là năm (05) năm và được xem xét, gia hạn nhiềulần, mỗi lần gia hạn là ba (03) năm.

Trường hợp tổ chức,cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tốithiểu quy định tại điểm này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạnđề nghị trong đơn.

b) Căn cứ điềukiện cụ thể của nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra,đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn của tổ chức, cá nhânxin cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xemxét, quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép.

Điều 4. Cáctrường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nướckhông phải đăng ký, không phải xin phép

1. Đối vớikhai thác, sử dụng nước:

a) Khai thác,sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;

b) Khai thác,sử dụng nước mặt với quy mô nhỏ hơn 100 m3/ngày đêm cho sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ và nhỏ hơn 0,1m3/s cho sản xuất nông nghiệp, nuôitrồng thủy sản; Khai thác, sử dụng nước dưới đất không thuộc Danh mục khu vựcphải đăng ký khai thác nước dưới đất được phê duyệt và với quy mô lưu lượng nhỏhơn 10 m3/ngày đêm;

c) Khai thác,sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;

d) Khai thác,sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịchbệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạngkhẩn cấp.

2. Đối vớihoạt động xả nước thải vào nguồn nước:

a) Xả nướcthải sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;

b) Xả nướcthải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 05 m3/ngàyđêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ được quy định tại Khoản 4Điều 6 Quy định này;

c) Xả nướcthải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy địnhtại điểm b Khoản này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệthống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vàonguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổchức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;

d) Xả nướcthải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngàyđêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên sông, suối, hồ chứa.

3. Trường hợpkhai thác nước dưới đất quy định tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều này ở các vùngmà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.

Điều 5.Trườnghợp đăng ký khai thác nước dưới đất

Trường hợpkhai thác nước dưới đất thuộc Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dướiđất được phê duyệt thì phải thực hiện việc đăng ký theo trình tự, thủ tục quyđịnh tại Điều 11 của Quy định này.

Điều 6. Cáctrường hợp phải thực hiện xin phép hoạt động tài nguyên nước thuộc thẩm quyềncủa Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Thăm dò,khai thác nước dưới đất với lưu lượng từ 10m3/ngày đêm đến dưới3.000m3/ngày đêm.

2. Khai thác,sử dụng nước mặt với lưu lượng từ 0,1 m3/s đến dưới 2 m3/scho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

3. Khai thác,sử dụng nước mặt với lưu lượng từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngàyđêm cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

4. Xả nướcthải vào nguồn nước với lưu lượng nhỏ hơn 5m3/ngày đêm nhưng thuộccác đối tượng quy định tại Khoản 5, Điều 3 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:

a) Dệt nhuộm;may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt ủi có công đoạn giặt tẩy;

b) Luyện kim,tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;

c) Xử lý, táichế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;

d) Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chếbiến sản phẩm dầu mỏ;

đ) Sản xuấtgiấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hóa chất, dược phẩm, đông dược, hóa mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắcquy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bộtngọt;

e) Khám chữabệnh có phát sinh nước thải y tế;

g) Thực hiệnthí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.

5. Xả nướcthải vào nguồn nước với lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm đến dưới30.000 m3/ngày đêm cho nuôi trồng thủy sản.

6. Xả nướcthải vào nguồn nước của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượngtừ 5 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm;

7. Hành nghềkhoan nước dưới đất quy mô vừa và quy mô nhỏ quy định tại điểm a và b Khoản 1Điều 5 Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài nguyênvà Môi trường Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất gồm:

- Hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ là hành nghềkhoan và lắp đặt các giếng khoan nước dưới đất có đường kính ống chống hoặc ốngvách nhỏ hơn 110 milimét và thuộc công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngàyđêm;

- Hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa là hành nghềkhoan và lắp đặt các giếng khoan nước dưới đất có đường kính ống chống hoặc ốngvách nhỏ hơn 250 milimét và thuộc công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngàyđêm đến dưới 3000 m3/ngày đêm.

8. Các đốitượng có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồnnước với quy mô lưu lượng lớn hơn quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điềunày, thì phải thực hiện xin phép tại Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy địnhcủa Luật Tài nguyên nước.

Điều 7. Thẩm quyền cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn,điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép tài nguyênnước; thẩm quyền đăng ký nước dưới đất

1. Ủy ban nhândân tỉnh cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệulực và thu hồi giấy phép trong các trường hợp quy định tại Điều 6 của Quy địnhnày.

2. Ủy ban nhândân huyện, thị xã, thành phố là cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký khaithác nước dưới đất đối với các trường hợp quy định tại Điều 5 của Quy định này.

Điều 8. Cơ quan tiếp nhận và quản lý lưu trữ hồ sơ,giấy phép tài nguyên nước và đăng ký khai thác nước dưới đất

1. Sở Tàinguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý, lưu trữ hồ sơ, giấyphép hoạt động tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất theo quy địnhtại Điều 6 Quy định này.

2. Phòng Tàinguyên và Môi trường cấp huyện chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý, lưu trữhồ sơ đăng ký khai thác nước dưới đất quy định tại Điều 5 của Quy định này.

Điều 9. Xemxét việc gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, hiệu lực, thu hồi,trả lại, chấm dứt hiệu lực, cấp lại giấy phép và chuyển nhượng quyền khai tháctài nguyên nước

Việc gia hạngiấy phép; thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép; đình chỉ hiệu lựcgiấy phép; thu hồi giấy phép; trả lại giấy phép, chấm dứt hiệu lực giấy phép;cấp lại giấy phép; chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước được thực hiệntheo quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27 và Điều 39 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, Điều 8, 9 và 10 Thôngtư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trườngvề Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.

Điều 10. Trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấplại giấy phép và chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước

1. Trình tự,thủ tục cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực, thu hồi, cấp lạigiấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nước thảivào nguồn nước, cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước và hànhnghề khoan nước dưới đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnhthựchiện theo Điều 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 và 39 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, Điều 14, 15 và 16 Thôngtư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trườngQuy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.

2. Mẫu văn bảntrong hồ sơ cấp phép, gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực, thu hồi,cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xảnước thải vào nguồn nước, cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyênnước, hành nghề khoan nước dưới đất theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việcđăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lạigiấy phép tài nguyên nước, Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định việc hành nghề khoan nước dướiđất.

Điều 11. Trình tự, thủ tục đăng ký và xác nhận đăng kýkhai thác nước dưới đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Trình tự,thủ tục thực hiện:

a) Căn cứ Danhmục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất được phê duyệt, trưởng khóm,ấp (sau đây gọi chung là trưởng ấp) thực hiện rà soát, lập danh sách tổ chức,cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất thuộc diện phải đăng ký trên địabàn; thông báo và phát hai (02) tờ khai quy định tại Mẫu số 38 kèm theo Thôngtư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho tổchức, cá nhân để kê khai;

b) Trong thờihạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai, tổ chức,cá nhân có trách nhiệm hoàn thành hai (02) tờ khai và nộp cho cơ quan đăng ký(tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện) hoặc nộp cho trưởng ấp để nộpcho Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Trong thờihạn không quá 10 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân, cơ quan đăng ký có tráchnhiệm kiểm tra thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi một (01) bản cho tổ chức,cá nhân. Cụ thể như sau:

- Trong thờigian một (01) ngày làm việc, Ủy ban nhândân cấp xã hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện có trách nhiệmchuyển tờ khai cho Phòng Tài nguyên và Môi trường;

- Trong thờihạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai của tổ chức,cá nhân, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra nội dung thôngtin, nếu đủ căn cứ xác nhận thì trình Ủyban nhân dân cấp huyện xác nhận; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để xácnhận thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do không xác nhận;

- Trong thờigian hai (02) ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét,xác nhận và chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường;

- Trong thờigian hai (02) ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện có tráchnhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quảcủa huyện để gửi một (01) bản tờ khai đã được xác nhận cho tổ chức, cá nhân.

Trường hợpkhông đủ điều kiện để được xác nhận đăng ký, Ủy ban nhân dân cấp huyện trả lờibằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.

2. Trường hợptổ chức, cá nhân đã đăng ký khai thác nước dưới đất, nếu không tiếp tục khaithác, sử dụng thì phải thông báo và trả tờ khai cho cơ quan đăng ký hoặc trưởngấp để báo cho cơ quan đăng ký; thực hiện việc trám, lấp giếng không sử dụngtheo quy định đối với các giếng không tiếp tục khai thác nước dưới đất.

3. Phòng Tàinguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm lập sổ theo dõi, cập nhật số liệuđăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn; hàng năm tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp báo cáo kết quả đăngký tới Sở Tài nguyên và Môi trường.

Chương III

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊNNƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Điều 12. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môitrường

Sở Tài nguyênvà Môi trường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, có tráchnhiệm:

1. Chủtrì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh banhành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định củaNhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước theo thẩm quyền.

2. Chủ trìtham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức việc lập quy hoạch tài nguyên nước củatỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua sau khi có ý kiến bằng văn bản củaBộ Tài nguyên và Môi trường; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh công bố và tổ chứcthực hiện quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh đã được phê duyệt.

3. Chủ trì, phối hợp với các sở:Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Văn hóa Thể thao và Du lịch,Ủy ban nhân cấp huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh lập, quản lý hành langbảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh và tổ chức công bố, thực hiện, gồm:

a) Hồ tựnhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năngđiều hòa ở các khu vực khác;

b) Sông, suối,kênh, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng đối với cáchoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường;

c) Các nguồnnước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và di tích thắng cảnh có giátrị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ, phát triển hệ sinh tháitự nhiên.

4. Chủ trì,phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thôngVận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có dòng sông, đoạn sông, kênh, rạch bịsạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở bờ, bãi sông, xác định nguyên nhân gây sạt,lở, đề xuất các giải pháp để ngăn ngừa, khắc phục; tham mưu cho Ủy ban nhân dântỉnh xem xét, khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏivà các khoáng sản khác trên sông, kênh, rạch; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnhquyết định khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác và có các biện pháp kiểmsoát nghiêm ngặt để bảo vệ nguồn nước dưới đất.

5. Chủ trì,phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh thường xuyên cập nhật số liệu về khítượng, thủy văn trên địa bàn tỉnh; mức độ xâm nhập mặn theo các sông, kênh,rạch vào nội địa; tình hình khai thác, sử dụng nguồn nước và xả nước thải vàonguồn nước. Cung cấp kịp thời số liệu về tài nguyên nước cho các ngành, các cấpthực hiện biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạnhán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước;

6. Tổ chức thực hiện việc xác định ngưỡng giới hạn khai thác nước đối vớicác sông, các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, các khu vực hạn chế khaithác nước; kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá, xác địnhkhu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất; lập và công bố Danh mục khu vựcphải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh theo quy định tại ChươngII, Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môitrường;

7. Tổ chức xây dựng kế hoạchđiều tra cơ bản tài nguyên nước của tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo BộTài nguyên và Môi trường theo quy định. Trường hợp chưa có quy hoạch tổng thểđiều tra cơ bản tài nguyên nước thì căn cứ tình hình thực tế về thông tin, dữliệu tài nguyên nước để xây dựng các nội dung trong kế hoạch điều tra cơ bảnphù hợp với yêu cầu của công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; thực hiện công tác kiểm kê, thống kê, lưu trữ sốliệu tài nguyên nước trên địa bàn; tổ chức quản lý, khai thác các công trìnhquan trắc tài nguyên nước do địa phương đầu tư xây dựng;

8. Tổ chức thuthập, tổng hợp tài liệu liên quan đến tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; điềutra bổ sung thông tin, dữ liệu tài nguyên nước, cập nhật vào cơ sở dữ liệu tàinguyên nước của tỉnh; Quản lý, lưu trữ thông tin, cập nhật dữ liệu về tàinguyên nước (bao gồm cả cập nhật dữ liệu và phát triển, cập nhật hệ thống phầnmềm), khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước; tiếp nhận, xử lý dữliệu về tài nguyên nước từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để tíchhợp, cập nhật vào cơ sở dữ liệu tài nguyên nước; cung cấp dữ liệu về tài nguyênnước cho các tổ chức, cá nhân theo quy định.

9. Tổng hợptình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn;lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt;

10. Hướng dẫn, kiểm tra việc trám lấp giếng khoan không sử dụng theo quyđịnh của pháp luật;

11. Tham gia tổ chức phối hợp liên ngành của Trung ương, thường trực tổchức phối hợp liên ngành của địa phương về quản lý, khai thác, bảo vệ nguồnnước lưu vực sông;

12. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo yêu cầucủa Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 13.Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Chủ trì,phối hợp với các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất cácbiện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếunước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hoặc sự cố xâm nhập mặn gây rathiếu nước đối với khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh;

2. Chủ trì,phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các quy địnhvề khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi theo quy định của pháp luậttrình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;

3. Chủ trì,phối hợp với các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu cho Ủyban nhân dân tỉnh các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuấtnông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và cấp nước sinh hoạt nông thôn; thực hiệncác biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địabàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

4. Cung cấp sốliệu, dữ liệu quản lý nhà nước về sử dụng nước trong nông nghiệp, công trìnhthủy lợi, hồ chứa thủy lợi, dự án có liên quan đến khai thác, sử dụng tàinguyên nước, dữ liệu nước sạch nông thôn cho Sở Tài nguyên và Môi trường đểtích hợp vào cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của tỉnh.

Điều 14.Trách nhiệm của Sở Xây dựng

1. Chủ trì,phối hợp với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Y tế và Ủy ban nhân cấp huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xác địnhvùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh và tổ chứccông bố, thực hiện;

2. Chủ trì,phối hợp với các Sở, Ban, Ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện đềxuất các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán,thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước đối vớikhu vực đô thị trên địa bàn tỉnh;

3. Cung cấp sốliệu, dữ liệu quản lý nhà nước về quy hoạch nguồn cấp nước sinh hoạt đô thị,khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; số liệu về cácđơn vị thu nhận, xử lý nước thải đô thị và khu công nghiệp, khu chế xuất, khukinh tế, khu công nghệ cao cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tích hợp vào cơsở dữ liệu tài nguyên nước của tỉnh.

Điều 15.Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ

1. Chủ trì,phối hợp với các Sở, Ban, Ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định cácđề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về tàinguyên nước trên địa bàn tỉnh;

2. Chủ trì,phối hợp với các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng cácchương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm sử dụng nước tiếtkiệm, hiệu quả và xử lý, cải tạo, khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái,cạn kiệt trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tổ chức triển khai, chuyển giao,ứng dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án liên quan đến lĩnh vực tàinguyên nước vào sản xuất và đời sống.

Điều 16.Trách nhiệm của Sở Tài chính

1. Hàng năm,tùy vào khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính phối hợp với các Sở, Ngành cóliên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kinh phí cho các hoạt động quản lý,bảo vệ tài nguyên nước theo quy định;

2. Chủ trì,phối hợp với các Sở, Ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cácquy định về thuế tài nguyên nước, phí, lệ phí quản lý tài nguyên nước trên địabàn tỉnh theo quy định của pháp luật; triển khai thực hiện các quy định củapháp luật về nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, phương pháp tính,mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Điều 17.Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phốihợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp kếhoạch đầu tư kinh phí cho các quy hoạch, dự án về quản lý, bảo vệ, khai thác,sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gâyra, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Điều 18.Trách nhiệm của Cục thuế tỉnh

1. Tổ chứcthực hiện thu các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật về thuế, phí vàcác chính sách thu hiện hành trong lĩnh vực khai thác tài nguyên nước;

2. Hàng nămvào ngày 31 tháng 12, Cục Thuế tỉnh báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ tàichính của các đơn vị được cấp hoặc gia hạn giấy phép khai thác tài nguyên nướctrên địa bàn tỉnh cho Ủy ban nhân dân tỉnh và sao gửi Sở Tài nguyên và Môitrường để tổng hợp trong báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình quản lý tàinguyên nước trên địa bàn tỉnh.

Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Chịu tráchnhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý tài nguyên nước tại địaphương theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo, điều hành các cơ quan chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tácquản lý tài nguyên nước. Đề xuất chính sách quản lý cho từng thời kỳ đảm bảophát triển bền vững nguồn tài nguyên nước;

2. Thực hiệncác biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả do nướcgây ra:

a) Bảo vệ tàinguyên nước trên địa bàn quản lý, bao gồm: nước dưới đất, nước trong sông,suối, ao, hồ, kênh, rạch;

b) Thực hiệncác biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt, địa điểm khai thác, sửdụng nguồn nước trên địa bàn. Đặc biệt, đối với vùng núi thuộc hai huyện TịnhBiên, Tri Tôn phải có kế hoạch bảo vệ số lượng, chất lượng nguồn nước để dùngnước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn;

c) Kiểm soát,giám sát chặt chẽ ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải trên địa bàn; trongthực hiện việc đào, xây dựng các hố chôn xác động vật chết khi có dịch, đáy vàthành bên các hồ phải được chống thấm, chống tràn bảo đảm không gây ô nhiễmnguồn nước;

d) Đối với nơicó nguồn nước liên quốc gia có trách nhiệm theo dõi, phát hiện sự cố ô nhiễm;trường hợp xảy ra sự cố thì phải chủ động tiến hành ngay các biện pháp ngănchặn, hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm; xử lý, giảm thiểu ô nhiễm thuộc phạm viquản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chứcchỉ đạo xử lý;

đ) Đối vớinhững đoạn sông, kênh, rạch bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, phối hợp vớicác ngành chức năng xác định nguyên nhân gây sạt, lở, đề xuất các giải pháp đểngăn ngừa, khắc phục và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;

e) Tổ chức ứngphó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; phòng, chống khắc phục hậu quả, táchại do khai thác nước gây ra, kết hợp với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tínhmạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước;

3. Tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên nước đến tổchức, cá nhân; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn vềtài nguyên và môi trường cấp xã;

4. Tổ chứcthanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác, sử dụng tàinguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất trênđịa bàn, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và đề xuất biện pháp quảnlý, bảo vệ tài nguyên nước;

5. Chỉ đạo tổchức điều tra, thống kê, tổng hợp, phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việcthực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng; điềutra, thống kê, tổng hợp các đối tượng phải thực hiện đăng ký khai thác, sử dụngnước dưới đất trên địa bàn;

6. Hướng dẫnỦy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký về khai thác, sử dụng nước dưới đất tạiđịa phương;

7. Thu thập,lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn theo quy định, cung cấp dữ liệucho Sở Tài nguyên và Môi trường để tích hợp vào cơ sở dữ liệu tài nguyên nướccủa tỉnh;

8. Định kỳ 6tháng báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyênnước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bànquản lý để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;

9. Thực hiệncác nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo yêu cầu của Ủy ban nhândân tỉnh.

Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Chịu tráchnhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý tài nguyên nước tạiđịa phương theo quy định của pháp luật;

2. Thực hiệncác biện pháp quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng,chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra; thống kê, theo dõi, giám sát việc thihành pháp luật về tài nguyên nước tại địa phương;

3. Tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên nước đến tổchức, cá nhân; tổ chức hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáovề lĩnh vực tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;

4. Thườngxuyên kiểm tra các công trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xảnước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất của các tổ chức, cánhân trên địa bàn, xử lý vi phạm hoặc kiến nghị xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực tài nguyên nước theo thẩm quyền. Nếu xảy ra tình huống bất khả kháng,kịp thời có biện pháp khắc phục trong khả năng, đồng thời báo cáo ngay cho Ủyban nhân dân cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường để có biện pháp khắc phục;

5. Quản lýviệc khai thác, sử dụng nước dưới đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địabàn; yêu cầu các hộ gia đình, cá nhân có công trình khai thác nước theo quyđịnh tại Điều 5 Quy định này phải đăng ký theo quy định;

6. Tiếp nhận,kiểm tra, thực hiện các trình tự đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất theoQuy định này;

7. Phối hợpvới cơ quan, tổ chức quản lý, bảo vệ trạm quan trắc, đo đạc, giám sát tàinguyên nước trên địa bàn;

8. Thực hiệnđiều tra, thống kê, tổng hợp, phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thựchiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng; Thực hiệnđiều tra, thống kê, lập danh sách đối tượng phải đăng ký khai thác nước dướiđất trên địa bàn;

9. Định kỳ 6tháng báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyênnước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;

10. Thực hiệncác nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo phân cấp hoặc yêu cầu củaỦy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 21.Trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân

1. Tổ chức, cánhân có trách nhiệm thường xuyên bảo vệ nguồn nước do mình khai thác, sử dụng,đồng thời có quyền giám sát những hành vi, hiện tượng gây ô nhiễm, suy thoái,cạn kiệt nguồn nước của tổ chức, cá nhân khác.

2. Tổ chức, cánhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước có tráchnhiệm quan trắc, giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nướcthải vào nguồn nước của mình theo quy định. Trường hợp phát hiện những diễnbiến bất thường về số lượng, chất lượng nguồn nước phải báo ngay cho Sở Tàinguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt công trình khaithác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.

3. Bảo vệ nướcdưới đất:

a) Tổ chức, cánhân thăm dò, khai thác nước dưới đất; hành nghề khoan nước dưới đất; khoankhảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản,dầu khí; xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ và các hoạt động khoan, đàokhác phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất, trám lấp giếng sau khiđã sử dụng xong hoặc bị hỏng.

b) Tổ chức, cánhân khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất.

4. Thực hiệnnội dung khác về bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.

Chương IV

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, THANH KIỂM TRA VỀ HOẠTĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

Điều 22. Chế độ báo cáo

1. Trước ngày15 tháng 12 hàng năm và đột xuất, các Sở, Ban, Ngành tỉnh và Ủy ban nhân dâncấp huyện có trách nhiệm tổng kết, báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyênnước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, tình hình đăngký khai thác nước dưới đất thuộc ngành và trên địa bàn quản lý về Sở Tài nguyênvà Môi trường. Nội dung báo cáo cần trình bày rõ tình hình quản lý, bảo vệ tàinguyên nước, những thuận lợi, khó khăn, kiến nghị và đề xuất giải quyết.

2. Sở Tàinguyên và Môi trường tiếp nhận các báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyênnước của các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và có trách nhiệmtổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường để xemxét, chỉ đạo.

Điều 23. Kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy địnhtrong giấy phép

Sở Tài nguyênvà Môi trường tổ chức kiểm tra định kỳ về việc thực hiện các quy định ghi tronggiấy phép do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp hoặc do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môitrường cấp khi được ủy quyền của các tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò,khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghềkhoan nước dưới đất. Về trình tự, thủ tục và nội dung kiểm tra sau cấp giấyphép, bao gồm:

1. Về trìnhtự, thủ tục kiểm tra:

a) Sở Tàinguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành, UBND cấp huyện có liênquan thống nhất kế hoạch kiểm tra;

b) Quyết địnhthành lập Đoàn Kiểm tra;

c) Thông báocho tổ chức, cá nhân được kiểm tra biết trước 03 ngày về kế hoạch làm việc củaĐoàn Kiểm tra;

d) Tiến hànhkiểm tra.

2. Nội dungkiểm tra:

a) Đối vớigiấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồnnước:

- Địa điểmthăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

- Kiểm trathực tế về số lượng, chất lượng nước, quy mô thăm dò, khai thác, sử dụng tàinguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

- Thiết bị đomực nước, lưu lượng khai thác, xả thải; sổ sách ghi chép tình hình khai thác,sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

- Các nội dungkhác ghi trong giấy phép;

- Nghĩa vụthuế tài nguyên nước đối với Nhà nước.

b) Đối vớigiấy phép hành nghề khoan nước dưới đất:

- Trang thiếtbị sử dụng trong hoạt động hành nghề khoan nước dưới đất;

- Năng lực chuyênmôn kỹ thuật của cán bộ, công nhân viên của tổ chức, cá nhân hành nghề khoannước dưới đất phù hợp với quy mô hành nghề;

- Việc thựchiện các nội dung ghi trong giấy phép;

- Nghĩa vụthuế đối với Nhà nước.

3. Kết quảkiểm tra được lập thành biên bản và phải được người đại diện của cơ quan cótrách nhiệm kiểm tra, tổ chức hoặc cá nhân được kiểm tra và đại diện cơ quanquản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường cùng ký. Nếu không ký thì ghi rõlý do vào biên bản.

4. Trên cơ sởkết quả kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm Sở Tài nguyên và Môi trường thống nhấtvới các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan để xử lý vi phạmtheo thẩm quyền hoặc kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý.

Điều 24. Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp,khiếu nại, tố cáo

Công tác thanhtra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tài nguyên nướcthực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Xử lý tồn tại

Các giấy phépđã được cấp theo trình tự, thủ tục quy định tại Quyết định số 69/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ được tiếp tục thực hiện cho đến khiGiấy phép hết hạn. Sau đó, nếu chủ giấy phép có yêu cầu tiếp tục hoạt động thìsẽ tiến hành xin cấp Giấy phép mới theo trình tự, thủ tục được quy định tạiNghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, Thông tưsố 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 26. Tổ chức thực hiện

Chánh Vănphòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởngcác Sở, Ban, Ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thựchiện, theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra việc thực hiện Quy định này.Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc hoặc có sự thay đổi theoquy định của pháp luật, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủtrì, phối hợp với các ngành, các cấp đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,quyết định./.