ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2013/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BANHÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứLuật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày17/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 33/2012/TT-BCT ngày 14/11/2012 của Bộ Công thương quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiếtkế mỏ, dự án đầu tư xây dựng mỏ khoáng sản rắn;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên vàMôi trường tại Tờ trình số 2778/TTr-STNMT-TNKS ngày12 tháng 6 năm 2013 và Báo cáo thẩm định số 1152/STP-VBPQ ngày 22 tháng 5 năm2013 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Banhành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý hoạtđộng khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Điều 2. Quyếtđịnh này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thếQuyết định số 115/2009/QĐ-UBND ngày 16/11/2009 của UBND thành phố Hà Nội.
Điều 3.Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc cácSở, Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thihành Quyết định này./.
Nơi nhận:- Như Điều 3; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quyđịnh cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm, sự phối hợp của các cấp, các ngành về quảnlý nhà nước trong hoạt động khoáng sản; trách nhiệm củacác tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản trênđịa bàn thành phố Hà Nội.
Những nội dung không nêu tại Quy địnhnày được thực hiện theo Luật Khoáng sản và các văn bảnpháp luật có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định nàyđược áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; các tổ chức, cánhân hoạt động khoáng sản; các tổ chức, cá nhân khác cóliên quan đến việc quản lý, bảo vệtài nguyên khoáng sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Chương 2.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN
Điều 3. Trách nhiệm quản lý nhànước về khoáng sản của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận,huyện, thị xã xây dựng và trình Ủy ban nhân dân Thành phốban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các quyđịnh của nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sảnvà quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quanliên quan lập quy hoạch thăm dò, khaithác, sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân Thành phố, báo cáo Ủy ban nhân dânThành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua trước khi phê duyệt vàcông bố quy hoạch.
4. Chủ trì, phốihợp với các cơ quan liên quan khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để trình Thủ tướngChính phủ phê duyệt; khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố,trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
5. Đề xuất với Ủy ban nhân dân Thànhphố các biện pháp bảo vệ môi trường khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiênnhiên khác theo quy định của pháp luật bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hộitại khu vực có khoáng sản.
6. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình Ủyban nhân dân Thành phố: cấp, gia hạn thu hồiGiấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoángsản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản Giấy phép khai tháckhoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, trảlại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoángsản; chấp thuận chuyển nhượng quyềnthăm dò khoáng sản, quyền khai tháckhoáng sản; phê duyệt trữ lượng trongbáo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; phê duyệt đề án đóngcửa mỏ; quyết định đóng cửa mỏ thuộcthẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.
7. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trìnhỦy ban nhân dân Thành phố quyết định giao đất cho thuê đất khai thác khoáng sản; ký hợp đồng thuê đất với tổ chức,cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
8. Chủ trì, phối hợp với các sở,ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thanh tra, kiểm tra hoạt độngkhoáng sản của các tổ chức, cá nhân; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáovề hoạt động khoáng sản, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý lưu trữ, khai thác và cungcấp thông tin theo quy định của pháp luật cho các cơ quan, tổ chức liên quan vềquy hoạch khoáng sản, kết quả thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thườngvà than bùn, tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố; thống kê,kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt.
10. Báo cáo Ủyban nhân dân Thành phố định kỳ hằngnăm hoặc đột xuất tình hình quản lý nhà nước về hoạt độngkhoáng sản trên địa bàn; Lập báo cáo tình hình hoạt động khoáng sản trên địabàn, trình Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo cơ quan quảnlý nhà nước về khoáng sản ở Trung ương.
Điều 4. Trách nhiệm quản lý nhànước về khoáng sản của Sở Công Thương
1. Tham gia ý kiến đối với thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoángsản thuộc nhóm B, C trên địa bàn Thành phố hoặc tham gia ý kiến đốivới nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật xâydựng công trình mỏ và thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ phải lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình mỏ, trừ các trường hợp thuộcthẩm quyền trách nhiệm tham gia ý kiến của Sở Xây dựng quyđịnh tại Điều 5 Quy định này.
2. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghịcấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác mỏ.
3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môitrường trong việc xây dựng văn bản pháp quy, quy hoạch thăm dò, khai thác, sửdụng khoáng sản và trong các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các tổchức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quanliên quan kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của nhà nước về tiêuchuẩn, quy trình, quy phạm khai thác khoáng sản theo dự ánđầu tư, thiết kế mỏ đã được thẩm định, phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện quảnlý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác mỏ. Xửlý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Thanh tra, kiểm tra, ngăn chặnviệc mua bán, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép;xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm cáctrường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhànước về khoáng sản của Sở Xây dựng
1. Tham gia ý kiến đối với thiếtkế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sảnlàm vật liệu xây dựng và vật liệu cho sản xuất xi măng thuộc nhóm B, C trên địa bàn Thành phố hoặc tham gia ý kiến đối với nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình mỏ khoáng sảnlàm vật liệu xây dựng và vật liệu cho sản xuất xi măng vàthiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ phảilập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình mỏ.
2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môitrường trong việc xây dựng văn bản pháp quy, quy hoạch thăm dò, khai thác, sửdụng khoáng sản và trong các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các tổchức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhànước về khoáng sản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì, phốihợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động củacác tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạmquy định về an toàn lao động, chính sách đối với người laođộng.
2. Phối hợp vớiSở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng văn bản pháp quy, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản và trong các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuấtđối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địabàn Thành phố.
3. Định kỳ tổ chức tập huấn về công tác an toàn lao động cho các tổ chức, cá nhân hoạt độngkhoáng sản trên địa bàn Thành phố.
Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhànước về khoáng sản của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Tiếp nhận, thẩm định và trình Ủy ban nhân dân Thành phố cấp giấy chứng nhận đầutư dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểmtra, đánh giá các dự án đầu tư khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân Thànhphố cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môitrường trong việc xây dựng văn bản pháp quy, quy hoạch thăm dò, khai thác, sửdụng khoáng sản và trong các đợt kiểm tra định kỳ, độtxuất đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trênđịa bàn Thành phố.
Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhànước về khoáng sản của Cục Thuế
1. Hướng dẫn kê khai nộp thuế, phí,quyết toán thuế, phí cho các tổ chức, cá nhân khai thác khoángsản trên địa bàn Thành phố.
2. Kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụkê khai và nộp thuế, phí của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địabàn Thành phố, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theoquy định của pháp luật.
3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng văn bản pháp quy, quyhoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản và trong các đợt kiểm tra định kỳ,đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sảntrên địa bàn Thành phố.
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Sở Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quyđịnh về giá tài nguyên khoáng sản; tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố trongviệc bố trí kinh phí quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Thànhphố.
2. Chủ trì phối hợp với các sở, ngànhliên quan xác định tiền thuê đất hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố,trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môitrường trong việc xây dựng văn bản pháp quy, quy hoạchthăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản và trong các đợtkiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
Điều 10. Trách nhiệm quản lý nhànước của Công an thành phố Hà Nội
1. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc khoanh định các khu vực cấm, tạmthời cấm hoạt động khoáng sản vì lý do an ninh.
2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các tổ chức, cánhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
Điều 11. Trách nhiệm quản lý nhànước của các sở, ngành khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Các sở, ban, ngành liên quan, theochức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhcó trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý bảovệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản, xây dựng các chính sách vềtài nguyên khoáng sản, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
Điều 12. Trách nhiệm quản lý nhànước về khoáng sản của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chunglà Ủy ban nhân dân cấp huyện)
1. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môitrường, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản.
2. Giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địaphương theo quy định của pháp luật.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật về khoáng sản trên địa bàn.
4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạmpháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo kịp thời và đề xuất với Ủy ban nhândân Thành phố biện pháp xử lý theo quy định củapháp luật.
5. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã,phường, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sảnchưa khai thác; huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượngtrên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép. Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý.
6. Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xửlý nghiêm đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức, cá nhân thuộcquyền quản lý không hoàn thành nhiệm vụ được giao để xảy ra hoạt động khoángsản trái phép kéo dài.
7. Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản trên địabàn, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợpbáo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
Điều 13. Trách nhiệm quản lý nhànước về khoáng sản của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chunglà Ủy ban nhân dân cấpxã)
1. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môitrường, khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy địnhcủa pháp luật; bảo đảm trật tự an toàn xã hội tại khu vựccó khoáng sản.
2. Tham gia giải quyết thuê đất hoạtđộng khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật.
3. Tuyên truyền,phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản trên địabàn.
4. Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luậtvề khoáng sản theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo kịpthời và đề xuất với Ủy ban nhân dâncấp huyện biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong thanh tra,kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản.
5. Khi phát hiện hoạt động khoáng sảntrái phép phải tổ chức ngay lực lượng ngăn chặn kịp thời. Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về hoạtđộng khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý.
6. Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc độtxuất tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản trên địabàn, gửi về Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thànhphố.
Chương 3.
PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN CỦA CÁC NGÀNH,CÁC CẤP
Điều 14. Phối hợp trong việc thẩm định hồ sơ cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượngkhoáng sản
1. Sở Tài nguyênvà Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy bannhân dân cấp huyện nơi có mỏ tiến hành thẩm định hồsơ đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì,phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và một số chuyên gia có chuyên môn sâu về thăm dò khoáng sản thẩm định báo cáo kết quả thăm dò,trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt trữ lượng trongbáo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
2. Khi phối hợp thẩm định thì cơ quanphối hợp cử lãnh đạo và cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực cần tham gia họp thẩm định hoặc trả lời bằng văn bản đúng thời hạn trong trường hợp cơ quanchủ trì xin ý kiến bằng văn bản.
3. Cán bộ đại diện các cơ quan phốihợp phải cung cấp đầy đủ thông tin thuộc chức năng quản lý liên quan đến diện tích đề nghị được hoạt động khoáng sản cho cơquan chủ trì, nội dung thông tin phải bảo đảm chính xác, đầyđủ và kịp thời và phải chịu trách nhiệm về thôngtin đã cung cấp.
Điều 15. Phối hợp trong việc thanhtra, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất hoạt động khoáng sản
1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơquan chủ trì phối hợp với các sở, ngànhliên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành thanhtra, kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động khoáng sản trênđịa bàn Thành phố.
2. Các cơ quan phối hợp thanh tra,kiểm tra có trách nhiệm cử đại diện có chuyên môn về lĩnh vực quản lý tham giađoàn thanh tra, kiểm tra.
3. Theo chức năng, trách nhiệm đượcgiao, các sở, ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuấtkhi phát hiện các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản cóhành vi vi phạm pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện có tráchnhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã giám sát các tổ chức, cá nhân hoạt độngkhoáng sản thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra.
Điều 16.Phối hợp trong việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợpvới Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầutư để xây dựngkế hoạch lập quy hoạch, bố trí kinh phí và hoàn thiện cácthủ tục đầu tư nhiệm vụ lập quy hoạch thăm dò, khai thácvà sử dụng khoáng sản.
Các sở, ngành: Công thương, Xây dựng,Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải,Quy hoạch - Kiến trúc, Công an, Bộ Tư lệnh Thủ đô và Ủy ban nhân dân cấp huyện phốihợp với Sở Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch thăm dò, khaithác và sử dụng khoáng sản. Quá trình triển khai lập hoặc điều chỉnh, bổ sungquy hoạch, các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyệncung cấp tài liệu, đóng góp ý kiếntheo yêu cầu của cơ quan chủ trì và phải chịu trách nhiệm về chất lượng của cácý kiến góp ý và đảm bảo về thời hạn góp ý.
Điều 17. Phối hợp trong việc bảovệ tài nguyên khoáng sản
1. Sở Tài nguyên và Môi trường cungcấp thông tin, số liệu về tiềm năng các loại khoáng sảnchưa khai thác cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để có phương án bảo vệ.
2. Khi phát hiện việc khai thác, chếbiến, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép xảy ra trên địa bàn, Ủy bannhân dân cấp xã phải chỉ đạo lựclượng chức năng đến hiện trường kiểm tra cụ thể, ngăn chặn kịp thời các hành vitrái phép; báo cáo về Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.Thông tin báo cáo phải đảm bảo tính chính xác. Nếu vụ việcxảy ra vượt quá thẩm quyền giải quyết thì phải có phương án đề xuất, kiến nghị.
3. Khi nhận được thông tin từ Ủy bannhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chỉ đạo và cử lực lượng chức năng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiệncác biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm đượcgiao; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môitrường, Ủy ban nhân dân Thành phố. Trường hợp các hành vivi phạm có tính chất phức tạp, xảy ra trên quy mô rộng, vượt quá thẩm quyền giải quyết, UBND cấp huyện phải kịp thời báo cáo UBND Thànhphố, các sở, ngành liên quan, kèm theo phương án đề xuất, kiếnnghị cụ thể.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường chịutrách nhiệm phối hợp với sở, ngành liên quan để tham mưucho Ủy ban nhân dân Thành phố phương án giải quyết đối vớiđề xuất, kiếnnghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Các Sở, ngành có liên quan cử cán bộ, công chức có trách nhiệm, đáp ứng về chuyên môn, nghiệp vụ, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấphuyện, Ủy ban nhân dân cấp xã để xử lý, giải quyết, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển khoángsản.
Điều 18. Phối hợp báo cáo tìnhhình quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt độngkhoáng sản
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáođịnh kỳ một năm một lần tình hình quản lý nhà nước về khoángsản và hoạt động khoáng gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường chậm nhất sau 20ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Kỳ báo cáo đượctính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường tổnghợp báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoángsản, trình Ủy ban nhân dân Thành phố để báo cáo Bộ Tài nguyên vàMôi trường.
Chương 4.
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 19. Trách nhiệm của tổ chức,cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản
1. Trước khi tiến hành hoạt động thămdò
Thông báo kếhoạch thăm dò tới Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhândân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được phép tiến hành thăm dò.
2. Trong quá trình hoạt động thăm dò:
a) Thực hiện đúng các nội dung tronggiấy phép thăm dò được cấp và đề án thăm dò đã được thẩm định;
b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tàinguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm an toànvà vệ sinh lao động trong quá trình thăm dò khoáng sản;
c) Thu thập, lưu giữ thông tin vềkhoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơquan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhànước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ,đột xuất hoạt động thăm dò theo quy định.
3. Khi kết thúc hoạt động thăm dò:
a) Thực hiện các biện pháp phục hồimôi trường, bảo đảm an toàn khu vực thi công các côngtrình thăm dò;
b) Lập báo cáo kết quả thăm dò, trìnhcơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Điều20. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản
1. Trước khi tiến hành hoạt động khaithác khoáng sản:
a) Hoàn thành thủ tục thuê đất, bồithường, giải phóng mặt bằng, ký hợp đồng thuê đất;
b) Hoàn thành thủ tục xin cấp phép sửdụng vật liệu nổ công nghiệp đối với các mỏ khai tháckhoáng sản có sử dụng vật liệu nổ;
c) Ký quỹ phục hồi môi trường tại Quỹbảo vệ môi trường Hà Nội;
d) Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơbản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với Sở Tài nguyên và Môi trường và thông báo cho Ủy ban nhândân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mỏ trước khi thựchiện;
đ) Lập, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽthi công phù hợp với thiết kế cơ sở đã được thẩm định, gửiSở Tài nguyên và Môi trường;
e) Bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ vàthông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của Giám đốc điều hành mỏ về Sở Tài nguyên và Môi trường,trừ trường hợp khai thác nước khoáng, nước nóng thiênnhiên, khai thác tận thu khoáng sản không phải bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ.
2. Trong quá trình hoạt động khaithác khoáng sản:
a) Thực hiện việc khai thác mỏ theođúng dự án đầu tư, thiết kế mỏ đã được thẩm định, phêduyệt; tuân thủ giấy phép xây dựng được cấp;
b) Khai thác tối đa khoáng sản chính,khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện đầy đủ nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt;
c) Thực hiện đúng và đầy đủ cácphương pháp, quy trình kỹ thuật, bảo đảm an toàn kỹ thuật, an toàn công trình mỏ,an toàn vật liệu nổ; phải có các biện pháp phòng, chốngcác sự cố, bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm an toàn lao động và các quy địnhkhác có liên quan về an toàn trong khai thác mỏ;
d) Nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệmôi trường, nộp tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các nghĩavụ tài chính khác theo quy định;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ,đột xuất hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định, gửivề Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các cấp;
e) Thu thập, lưu giữ thông tin về kếtquả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoángsản và khai thác khoáng sản;
f) Bồi thường thiệt hại do hoạt độngkhai thác khoáng sản gây ra;
g) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổchức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước chophép trong khu vực khai thác khoáng sản;
h) Lập, quản lý, lưu giữ bản đồhiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác từ khi bắt đầu xây dựng cơ bảnmỏ đến khi kết thúc khai thác;
i) Thực hiện công tác thống kê, kiểmkê trữ lượng khoáng sản trong khu vực được phép khai thác, sản lượng khoáng sản đã khai thác, chịu trách nhiệm về số liệu đãthống kê, kiểm kê. Kết quả thống kê, kiểm kê của năm báo cáo phải gửi đến cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;
k) Thực hiện nghĩa vụ khác theo quyđịnh của pháp luật.
3. Kết thúc khai thác:
a) Lập đề án đóng cửa mỏ theo đúngquy định, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định;
b) Thực hiện việc đóng cửa mỏ và phụchồi môi trường, đất đai sau khai thác theo quy định.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trongviệc thực hiện Quy định này thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoángsản trên địa bàn thành phố Hà Nội có hành vi vi phạm Quy định này thì tùy theomức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạnvi phạm Quy định này sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 23. Điều khoản thi hành
Sở Tài nguyên và Môi trường chịutrách nhiệm phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan hướngdẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường đểtổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dânThành phố xem xét, sửa đổi quy định đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế./.