ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH TIỀN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2014/QĐ-UBND

Tiền Giang, ngày 16 tháng 12 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊNĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

ỦY BANNHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân vàỦy bannhân dânngày 26 tháng 11năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtcủa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị địnhsố 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành mộtsố điều của Luật Đất đai; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chínhphủ quy định về giá đất; Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định vềthu tiền sử dụng đất; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủquy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị địnhsố 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 về quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực vềan toàn điện;

Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chitiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chitiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đấtcụ thể và tư vấn xác định giá đất;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 6449/TTr-STNMTngày 11/12/2014,

QUYẾTĐỊNH:

Điều 1.Ban hànhkèm theo Quyết định này Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhànước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lựcthi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 24/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợvà tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, anninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế trên địa bàntỉnh Tiền Giang.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban,ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố MỹTho; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh và cáctổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Nghĩa

QUY ĐỊNH

VỀBỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀNGIANG(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2014/QĐ-UBND ngày 16/12/2014của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định một số nội dung cụ thể về bồi thường, hỗtrợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, anninh, mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theoquy định của Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm2013 (gọi tắt là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ); Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất; Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất (gọi tắt là Nghị định 45/2014/NĐ-CP); Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồithường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (gọi tắt là Nghị định số47/2014/NĐ-CP); Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 quy định chi tiếtthi hành Luật Điện lực về an toàn điện (gọi tắt là Nghị định 14/2014/NĐ-CP)Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quyđịnh chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (gọitắt là Thông tư 37/2014/TT-BTNMT); Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xâydựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất(gọi tắt là Thông tư 36/2014/TT-BTNMT).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và người có thẩm quyềntrong việc quản lý đất đai, thu hồi đất, quyết định bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư.

2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất.

3. Người sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 của Luật Đất đai năm2013 khi Nhà nước thu hồi đất.

Chương II

BỒITHƯỜNG VỀ ĐẤT

Điều 3. Nguyên tắc bồi thường đấtkhi Nhà nước thu hồi đất

1. Người sử dụng đất khi Nhà nướcthu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 củaLuật Đất đai năm 2013 thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể củaloại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết địnhthu hồi. Trường hợp có đủ điều kiện về quỹ đất thì được xem xét để bồi thườngbằng việc giao đất có cùng mục đích với loại đất thu hồi.

2. Việc bồi thường khi Nhà nướcthu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời vàđúng quy định của pháp luật.

Điều 4. Điềukiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng,an ninh; mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất có một trong các điềukiện quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 75 của Luật Đất đai năm 2013thì được bồi thường về đất.

Điều 5. Giá đất để tính bồithường

1. Giá đất để tính bồi thường phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Theo mục đích sử dụng đất hợppháp tại thời điểm định giá;

b) Theo thời hạn sử dụng đất;

c) Phù hợp với giá đất phổ biếntrên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giátrúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đấthoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;

d) Cùng một thời điểm, các thửađất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việcsử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.

2. Phương pháp định giá đất:

Thực hiện theo quy định tại Điều3, Điều 4, Điều 5, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT

3. Xác định giá đất cụ thể làmcăn cứ tính bồi thường, hỗ trợ

Thực hiện Điểm đ, Khoản 4, Điều 114 của Luật Đất đai năm 2013 vàĐiểm b, Khoản 2; Khoản 3; Điểm b, Khoản 4 Điều 18 của Nghị định số44/2014/NĐ-CP .

Căn cứ vào quy định tại Khoản 3, Điều 29 của Thông tư số36/2014/TT-BTNMT Sở Tài nguyên và Môi trường lựa chọn, ký hợp đồng thuê tổ chứccó chức năng tư vấn hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện kýhợp đồng thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất cụ thể trình Ủy bannhân dân tỉnh sau khi thông qua Hội đồng thẩm định giá đất, thẩm định bảng giá đấttỉnh Tiền Giang.

Trường hợp ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện ký hợpđồng thuê tư vấn, hồ sơ gửi Sở Tài nguyên và Môi trường gồm Tờ trình, dự thảophương án giá đất, dự thảo báo cáo thuyết minh xây dựng phương án giá đất.

Điều 6.Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất

Thực hiện theo Điều 82 củaLuật Đất đai năm 2013, gồm các trường hợp sau đây:

1. Cáctrường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 76 của Luật Đất đai năm 2013;

2. Đất được Nhà nước giao để quảnlý;

3. Đấtthu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 của Luật Đất đai năm 2013;

4. Đất thu hồi trong các trườnghợp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai năm2013;

5. Trường hợp không đủ điều kiệncấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, trừ trường hợp quy địnhtại Khoản 2 Điều 77 của Luật Đất đai năm 2013;

6. Trườnghợp tổ chức được Nhà nước giao đất nhưng không được bồi thường về đất thực hiệntheo Khoản 2 Điều 12 củaThông tư số37/2014/TT-BTNMT .

Điều 7. Bồi thường chi phí đầu tưvào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; pháttriển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Thực hiện theo Điều 76 củaLuật Đất đai năm 2013; Điều 3 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ; Điều 3 của Thôngtư số 37/2014/TT-BTNMT.

Điều 8.Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nôngnghiệp của hộ gia đình, cá nhân

Thực hiện theo quy định tại Điều77 của Luật Đất đai năm 2013.

Đối với việc bồi thường, hỗ trợkhi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp vượt hạn mức do nhận chuyển quyền sử dụngđất đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 77 của LuậtĐất đai năm 2013 được thực hiện theo quy định tại Điều 4 củaNghị định số 47/2014/NĐ-CP .

Trường hợp hộ gia đình, cá nhânbị thu hồi đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Khoản 2, Điều 4 của Nghịđịnh số 47/2014/NĐ-CP thì không được bồi thường về đất nhưng được xem xét hỗtrợ. Mức hỗ trợ bằng 80% giá đất bồi thường do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết địnhtại thời điểm thu hồi đất.

Điều 9.Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất củatổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư,cơ sở tôn giáo

Thực hiện theo quy định tại Điều78 của Luật Đất đai năm 2013.

Đối với việc bồi thường về đất,chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của cộngđồng dân cư, cơ sở tôn giáo quy định tại Khoản 3 Điều 78 của Luật Đất đai năm2013 được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 của Nghị định số47/2014/NĐ-CP .

Điều 10.Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phinông nghiệp không phải là đất ở của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lậptự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài

Thực hiện theo quy định tại Điều81 của Luật Đất đai năm 2013.

Việc bồi thường về đất, chi phíđầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồiđấtphinông nghiệp không phải đất ở của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh quyđịnh tại Khoản 2 Điều 81 của Luật Đất đai năm 2013, thực hiện theo Điều8 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP .

Việc bồi thường về đất, chi phíđầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đấtở của cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo quy định tại Khoản 5, Điều 81 của LuậtĐất đai năm 2013, thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 của Nghị định số47/2014/NĐ-CP .

Điều 11.Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở

1. Bồi thường về đất khi Nhà nướcthu hồi đất ở thực hiện theo Điều 79 của Luật Đấtđai năm 2013 và Điều 6 củaNghị định số47/2014/NĐ-CP .

2. Đất ở được xác định theo quy địnhtại Khoản 1 Điều 143, Khoản 1 Điều 144, Điều 103 của Luật Đất đai năm 2013 nhưsau:

a) Đất ở tại nông thôn:

Đất ở của hộ gia đình, cánhân tại nông thôn bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phụcvụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phùhợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cưnông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b) Đất ở tại đô thị:

Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các côngtrình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đôthị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

c) Xác định diện tích đất ở để tính bồi thường:

Diện tích đất ở được tính bồi thường hoặc hỗ trợ là diện tích đượcxác định theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP; Điều 24 củaNghị định số 43/2014/NĐ-CP .

d) Hạn mức giao đất ở và hạn mức công nhận đất ở cho hộ gia đình,cá nhân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thực hiện theo quy định của Ủy ban nhândân tỉnh.

Điều 12. Xử lý một sốtrường hợp cụ thể về đất ở

1. Trường hợp diện tích đất ở sau khi Nhà nước thu hồi còn lại nhỏhơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dântỉnh hoặc lớn hơn diện tích tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnhnhưng có hình thể, kích thước không phù hợp và không thể xây dựng nhà ở, nếungười có đất thu hồi có văn bản đề nghị Nhà nước thu hồi và bồi thường toàn bộdiện tích đất còn lại thì Nhà nước xem xét thu hồi và bồi thường, hỗ trợ theoquy định; Phần diện tích này được giao cho địa phương quản lý.

2. Đốivới hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền vớinhà ở thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồithường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấnnơi có đất ở thu hồi thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặcgiao đất ở có thu tiền sử dụng đất. Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở; giáđất ở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnhquy định.

3. Trường hợp đất ở cógiấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất đã sử dụng ổn định, không tranh chấp, không lấn chiếm; do quy hoạchcủa Nhà nước phần đất đó nằm trong lộ giới, hành lang bảo vệ công trình hạ tầngkỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đã công bố, được Ủy bannhân dân xã xác nhận thì căn cứ để xem xét bồi thường, hỗ trợ về đất ở nằmtrong lộ giới là mốc thời điểm hình thành đất ở.

Trường hợp đất ở hình thành trước thời gian công bố hành lang antoàn công trình công cộng thì bồi thường theo giá đất ở, trường hợp đất ở hìnhthành sau thời gian công bố hành lang an toàn công trình công cộng thì bồi thườngtheo đơn giá loại đất đã sử dụng trước khi hình thành đất ở.

4. Tách hồ sơ bồi thường:

a) Các trường hợp chia tách đất cho nhau trong nội bộ gia đình nhưcha, mẹ chia tách đất cho con khi các con đã trưởng thành (đủ 18 tuổi trở lên)mà chưa làm thủ tục tặng, cho theo quy định thì sẽ được tách hồ sơ để tính bồithường, hỗ trợ thiệt hại về nhà, đất nếu hội đủ các điều kiện sau đây:

- Người chia tách đất phảilà người có đủ điều kiện bồi thường theo quy định;

- Người được chia tách đất phải là người thường trú trong giađình, có quan hệ huyết thống với chủ sử dụng đất và có tên trong sổ hộ khẩuhoặc hộ ghép;

- Có nhà cất trên đất được cho, nay phải di dời;

- Có văn bản cam kết không có tranh chấp của những người có quyềnlợi liên quan trong hộ.

b) Diện tích đất ở để tính bồi thường, hỗ trợ thiệt hại trongtrường hợp này là phần diện tích xây dựng nhà và công trình phục vụ đời sốngtheo diện tích thực tế bị giải tỏa nhưng không quá hạn mức đất ở do Ủy ban nhândân tỉnh quy định.

Điều 13. Bồi thường về đất, chiphí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phảilà đất ở của hộ gia đình, cá nhân

Việc bồi thường về đất, chi phíđầu tư vào đất còn lại đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộgia đình, cá nhân theo quy định tại Điều 80 của Luật Đất đai năm 2013, Điều 7của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP .

Trường hợp hộ gia đình, cá nhânđang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước cho thuê đấtthu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đấtdo thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tại Khoản 3 Điều 7của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP thì được bồi thường về đất.Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất, gửi Sở Tàinguyên và Môi trường (thường trực Hội đồng thẩm định tỉnh) báo cáo, trình Ủy bannhândân tỉnh quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhânđang sử dụng đất có nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà có nguồn gốc dolấn, chiếm, khi Nhà nước thu hồi đất nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhànước giao đất ở mới có thu tiền sử dụng đất hoặc bán nhà ở tái định cư tạiKhoản 5 Điều 7 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP Giá đất ở tính thu tiền sử dụng đất,giá bán nhà ở tái định cư doỦy ban nhân dâncấp huyện đề xuất, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường (thường trực Hội đồng thẩmđịnh tỉnh) báo cáo, trình Ủy bannhân dân tỉnh quyết định cho từngtrường hợp cụ thể.

Điều 14.Bồi thường về đất đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất

Việc bồi thường về đất cho các đối tượng đồng quyền sử dụng đất quyđịnh tại Khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được thực hiện như sau:

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đồng quyền sử dụng đất tự thỏathuận, phân chia tiền bồi thường về đất, trường hợp không tự thỏa thuận đượcthì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Bồi thường thiệthại do hạn chế khả năng sử dụng đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng côngtrình có hành lang bảo vệ an toàn

Thực hiện theo Điều 94 của Luật Đất đai năm 2013; Điều 10 của Nghịđịnh số 47/2014/NĐ-CP ; Điều 18, 19, 23 của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP.

1. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng đất: Thực hiện theo Khoản1 Điều 10 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP .

2. Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng làmhạn chếkhả năng sử dụng đất: Thựchiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP như sau:

a) Đối với đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở củamột chủ sử dụng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên khôngđiện áp đến 220 KV thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất thì chủ sử dụng đấtđược bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc bồi thường, hỗtrợ được thực hiện một lần như sau:

- Đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng làloại đất ở được quy định tại các văn bản pháp luật về đất đai;

- Diện tích đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sửdụng là diện tích đất ở thực tế trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫnđiện trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ bằng 80 % đơn giá bồi thường đất ở cụthể, tính trên diện tích đất nằm trong hành lang;

- Trên cùng một thửa đất, bao gồm đất ở và các loại đất khác củamột chủ sử dụng đất, khi bị hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trênkhông chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì phần diện tích các loạiđất khác trên cùng thửa đất trong hành lang cũng được bồi thường, hỗ trợ. Mứcbồi thường, hỗ trợ bằng 80% đơn giá bồi thường của đất cùng loại, tính trêndiện tích các loại đất khác nằm trong hành lang.

b) Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệan toàn đường dây dẫn điện trên không thì chủ sử dụng đất được hỗ trợ do hạnchế khả năng sử dụng đất. Việc hỗ trợ được thực hiện một lần, bằng 30% mức bồithường thu hồi đất đối với đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, tính trêndiện tích đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

c) Kinh phí chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Điều nàytừ nguồn vốn đầu tư của chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp.

Điều 16.Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đối với đất được giao không đúng thẩm quyềntrước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng đã nộp tiền để được sử dụng đất mà chưađược cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thực hiện theo quy định tại Điều11của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP Việc xác định giấy tờ về việc đãnộp tiền để được sử dụng đất đối với trường hợp giao không đúng thẩm quyềntrước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Điều 7 củaThông tư số37/2014/TT-BTNMT.

Điều 17.Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp diện tích đo đạc thực tếkhác với diện tích ghitrên giấy tờ về quyền sử dụng đất

Thực hiện theo quy định tại Điều12 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP .

Điều 18.Bồi thường về đất cho người đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sửdụng đất

Thực hiện theo quy định tại Điều13 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP .

Chương III

BỒITHƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN, VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH

Điều 19. Nguyên tắc bồithường tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất

Thực hiện theo Điều 88 của Luật Đất đai năm 2013 như sau:

1. Khi Nhà nước thu hồi đất màchủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì đượcbồi thường.

2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổchức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thìđược bồi thường thiệt hại.

Điều 20.Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồiđất

Thực hiện theo Điều 89 của LuậtĐất đai năm 2013 và Điều 9 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:

1. Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đấtcủa hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước thuhồi đất phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêuchuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đóđược bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩnkỹ thuật tương đương.

Trường hợp phần còn lại của nhà ở, công trình vẫn đảm bảo tiêuchuẩn, kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì bồi thường theo thiệt hại thựctế. Thiệt hại thực tế bao gồm giá trị bồi thường cộng chi phí sửa chữa hoànthiện nhà ở, công trình.

2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khôngthuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được bồi thường như sau:

Mức bồi thường bằng tổnggiá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệphần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình đó.

- Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác địnhbằng (=) tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân (x) vớigiá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương doBộ quản lý chuyên ngành ban hành được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

Tgt: Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại;

G1: Giá trị xây mới nhà, công trình bị thiệt hại có tiêu chuẩn kỹthuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành;

T: Thời gian khấu hao áp dụng đối với nhà, công trình bị thiệthại;

T1: Thời gian mà nhà, công trình bị thiệt hại đã qua sử dụng.

- Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có củanhà, công trình bằng 30 % mức bồi thường, nhưng mức bồi thường tối đa không quá100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tươngđương với nhà, công trình bị thiệt hại.

3. Đối với nhà ở, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần màphần còn lại không còn sử dụng được thì bồi thường cho toàn bộ nhà ở, côngtrình; trường hợp nhà ở, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng vẫntồn tại và sử dụng được phần còn lại thì bồi thường phần giá trị công trình bịphá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuậttương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ được xác định như sau:

- Bằng 100% giá trị bồi thường phần nhà ở, công trình bị phá dỡđối với nhà ở, công trình bị phá dỡ đến ranh giải tỏa;

- Bằng 50% giá trị bồi thường phần nhà ở, công trình bị phá dỡ đốivới nhà ở, công trình có diện tích phá dỡ lớn hơn diện tích giải tỏa (do phảiphá dỡ thêm ngoài ranh giải tỏa tới bước cột gần nhất). Phần bồi thường và chiphí sửa chữa không vượt quá giá trị căn nhà.

4. Đối với nhà, công trình bị giải tỏa từ 50% diện tích căn nhàtrở lên thì được bồi thường cho toàn bộ công trình.

5. Trường hợp nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình,cá nhân khi xây dựng mới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã lập biên bản vi phạmhành chính về xây dựng và thông báo không được phép xây dựng hoặc xây dựng saungày có thông báo thu hồi đất thì không được bồi thường phần xây dựng mới.

6. Trường hợp công trình không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về quy môdiện tích, chiều cao (thấp nhỏ) như lều, quán kinh doanh, tiệm hớt tóc, tiệmsửa xe… thì Hội đồng bồi thường cấp huyện xem xét tỷ lệ bồi thường cho phù hợpnhưng tối đa không quá 80% giá của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuậttương đương.

7. Nhà ở, công trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiệnđược bồi thường về đất nhưng tại thời điểm xây dựng chưa có quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất được cấp có thẩm quyền công bố hoặc nhà ở, công trình đó xây dựngphù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ côngtrình thì được hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường theo quy định.

8. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn liềnvới đất đang sử dụng không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2Điều này thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của công trình cótiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

9. Mức bồi thường căn cứ bảng giá nhà ở, vật kiến trúc hiện hànhdo Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành để tính bồi thường:

Trường hợp nhà ở, vật kiến trúc, công trình xây dựng khác khôngquy định trong bảng đơn giá nhà ở và vật kiến trúc thông dụng do Ủy ban nhândân tỉnh ban hành thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư xác định trên cơsở dự toán chi phí được lập trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

Điều 21.Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất

Thực hiện theo Điều 92 của Luật Đấtđai năm 2013.

1. Tài sản gắn liền với đất thuộcmột trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các Điểma, b, d, đ, e, i Khoản 1 Điều 64 và Điểm b, d Khoản1 Điều 65 của Luật Đất đai năm 2013.

2. Tài sản gắn liền với đất đượctạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thuhồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Công trình hạ tầng kỹ thuật,hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng.

Điều22. Bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đườngdây dẫn điện trên không

Thực hiệntheo Khoản 1 Điều 18 củaNghị định số14/2014/NĐ-CP .

1. Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộgia đình, cá nhân không phải di dời khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫnđiện trên không có điện áp đến 220 KV theo quy định tại Điều 13 Nghị định số14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ thì chủ sở hữu nhà ở,công trình phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sửdụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt như sau:

a) Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộdiện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không,được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của phápluật về đất đai trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện caoáp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì được bồi thường bằng 70% giá trị phầnnhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt tính trên diện tích nằm trong hành lang bảovệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, theo đơn giá xây dựng mới nhà ở, côngtrình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định;

b) Trường hợp nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựngtrên đất không đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật thìđược hỗ trợ bằng 50% giá trị phần nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt tính trêndiện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không,theo đơn giá xây dựng mới nhà ở, công trình do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

2. Nhà ở, công trình được xây dựng trước ngày thông báo thực hiệndự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

a) Nếu chưa đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 13 của Nghịđịnh số 14/2014/NĐ-CP (điều kiện là mái lợp và vách bằng vật liệu khó cháy) thìchủ đầu tư công trình lưới điện cao áp phải chịu kinh phí và tổ chức thực hiệnviệc cải tạo nhằm đáp ứng các điều kiện đó. Đơn giá cải tạo áp dụng theo quyđịnh của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Sau khi thực hiện cải tạo đủ điều kiện tồn tại, ngoài việc đượcbồi thường chi phí cải tạo tại Điểm a Khoản này còn được bồi thường hạn chế khảnăng sử dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 23. Bồi thường thiệthại khi xây dựng các công trình khác có hành lang bảo vệ an toàn

Ủy ban nhân dân cấp huyện có báo cáo, đề xuất với Hội đồng thẩmđịnh các phương án bồi thường tỉnh xem xét, giải quyết trước khi trình Ủy bannhân dân tỉnh quyết định mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể.

Điều 24. Bồi thường, hỗtrợ đối với cây trồng trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây điệntrên không

1. Cây trồng có trướckhi thông báo thu hồi đất thực hiện dự án và trong hànhlang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không,nếu phải chặt bỏ và cấm trồng mới theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 củaNghị định số 14/2014/NĐ-CP thì được bồi thường.

2. Cây trồng cótrước khi thông báo thu hồi đất thựchiện dự án và trong hànhlang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên khôngthuộc loại không phải chặt bỏ và cấm trồng mới theo quy định tại Khoản 3 Điều12 củaNghị định số 14/2014/NĐ-CP hoặc câyngoài hành lang có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn quy địnhtạiKhoản 2, Điều 12 củaNghị định số 14/2014/NĐ-CP thì đơn vị quản lý vận hành có quyền kiểm tra, chặttỉa cây để đảm bảo an toàn cho đường dây dẫn điện trên không và được hỗ trợ mộtlần, mức hỗ trợ bằng 50% mức bồi thường đối với cây cùng loại.

Điều 25. Bồithường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nướctheo Điều 14 Nghị định 47/2014/NĐ-CP

Người đang sử dụng nhà ở thuộc sởhữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồiđất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diệntích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồithường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hợp pháp được cơ quan quản lý nhàđất thuộc sở hữu Nhà nước cho phép. Mức bồi thường tính bằng 100% giá trị phầncải tạo, sửa chữa, nâng cấp theo đơn giá xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyđịnh.

Điều 26. Bồithường về di chuyển mồ mả

Thực hiện theo Điều 18 củaNghị định số 47/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:

1. Hỗ trợ chi phí về đất để di dời mồ mả: 5.000.000 đồng/cái.

2. Bồi thường chi phí đào, bốc, di chuyển, xây dựng mới: Mức bồithường căn cứ vào Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc phương án bồi thườngđược Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt cho từng dự án (đối với trườnghợp không có trong Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc theo khung chínhsách dự án).

Điều 27. Bồi thường tàisản khác

Đối với các tài sản như: điện thoại cố định, đồng hồ điện, đồng hồnước… được bồi thường theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc phương ánbồi thường được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt cho từng dự án (đốivới trường hợp không có trong Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc theokhung chính sách dự án).

Điều 28. Bồi thường đốivới cây trồng, vật nuôi

Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi thực hiện theo Điều 90 củaLuật Đất đai năm 2013 và theo quy định sau:

1. Mức bồi thường đối với cây trồng: Mức bồi thường căn cứ vào quyđịnh về đơn giá bồi thường cây trái, hoa màu do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hànhhoặc phương án bồi thường được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt chotừng dự án (đối với trường hợp không có trong Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnhhoặc theo khung chính sách dự án).

2. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địađiểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải dichuyển, phải trồng lại.

3. Đối vớicây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổchức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theogiá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia chongười quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và pháttriển rừng.

4. Đối với vật nuôi là thủy sản được bồi thường theo quy định sau:

a) Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đãđến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường;

b) Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưađến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạchsớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển vàthiệt hại do di chuyển gây ra,mức bồi thườngcăn cứ vào quy địnhvề giá bồi thường thiệt hại thủy sản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành để tínhbồi thường.

Điều 29. Bồi thường chiphí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất

Thực hiện theoquy định tại Điều 91 của Luật Đất đai năm2013, mức cụ thể như sau:

1. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhànước thu hồi đấthoặc không bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở ra khỏithửa đất đang sử dụng trong phạm vi tỉnh được bồi thường chi phí di chuyển:7.000.000 đồng/hộ, di chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ chi phí di chuyển:10.000.000 đồng/hộ.

Hộ gia đình, cá nhân bị giải tỏa một phần đất mà phải di chuyểnnhà ở trong phạm vi thửa đất đó thì được bồi thường chi phí di dời với mức:4.000.000 đồng/hộ.

2. Tổ chức có đủ điều kiện đượcbồi thường thiệt hại đất và tài sản khi bị thu hồi mà phải di chuyển cơ sở, đượcbồi thường toàn bộ chi phí di chuyển, tháo dỡ và lắp đặt. Trườnghợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thườngđối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt. Mức bồi thường do Hội đồngbồi thường, hỗ trợ tái định cư xác định và trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phêduyệt. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường được thuê đơn vị tư vấn có chức năng đểxác định chi phí này, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án tổ chứcnghiệm thu chứng thư để xác định mức bồi thường trình Ủy ban nhân dân cùng cấpphê duyệt.

Điều 30. Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiệndự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấpthuận chủ trương đầu tư

Thực hiệntheo Điều 17 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP .

Chương IV

HỖTRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

Điều31. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất

Thực hiệntheo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP :

1. Đốitượng được hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: theo quy định tại Khoản1 Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ; Điều 6 của Thông tư số37/2014/TT-BTNMT.

2. Điềukiện được hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: theo quy định tại Khoản2 Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP .

3. Diệntích đất nông nghiệp để tính hỗ trợ ổn định đời sống khi Nhà nước thu hồi đấtquy định tại Điểm a, b Khoản 3 Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP : thựchiện theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT.

4. Hỗ trợổn định đời sống cho các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP : thực hiện theo quy định tại Khoản 3Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP .

5. Hỗ trợ ổn định sản xuất

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cánhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà bị ngừngsản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì được hỗ trợ ổn định sản xuấtbằng tiền, cụ thể như sau:

- Tổ chức, hộ gia đình sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh,có hạch toán, kê khai theo quy định hoặc nộp thuế khoán:

+ Di dời đi nơi khác: mức hỗ trợ 30% một năm thu nhập sau thuế,theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó;

+ Không phải di dời đi nơi khác: mức hỗ trợ 15% một năm thu nhậpsau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó.

- Tổ chức, hộ gia đình không có giấy phép đăng ký kinh doanh nhưngcó nộp thuế:

+ Di dời đi nơi khác: mức hỗ trợ 20% một năm thu nhập sau thuế,theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó;

+ Không phải di dời đi nơi khác: mức hỗ trợ 10% một năm thu nhậpsau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó.

Trường hợp sản xuất, kinh doanh chưa đủ 3năm thì tính thu nhập bình quân của thời gian hoạt động.

Thu nhập sau thuế được xác địnhcăn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc được cơ quan thuế chấpthuận; trường hợp chưa được kiểm toán hoặc chưa được cơ quan thuế chấp thuậnthì việc xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vịkê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhcuối mỗi năm đã gửi cơ quan thuế.

Cơ quan thuế chịu trách nhiệm xác nhận mức thu nhập sau thuế đểlàm cơ sở cho Hội đồng bồi thường xác định trình cơ quan có thẩm quyền quyếtđịnh đối với khoản hỗ trợ này.

6. Đối với hộ gia đình, cá nhânđang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâmnghiệp, nuôi trồng thủysản của các nông, lâm trường quốcdoanh thuộc đối tượng quy định tại Điểm d, Khoản 1 Điều 19 của Nghị định số47/2014/NĐ-CP thì được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo quy định tạikhoản 4 Điều này.

7. Người lao động do tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sảnxuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quyđịnh tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP thuê lao độngtheo hợp đồng lao động thì được áp dụng hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc theoquy định của pháp luật về lao động như sau: Tiền trợ cấp ngừng việc theo mứclương cơ sở hoặc tối thiểu theo quy định của pháp luật về lao động. Thời giantính trợ cấp là thời gian ngừng sản xuất kinh doanh nhưng không quá 06tháng/lao động/lần.

8. Cơ quan tài chính các huyện, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy,thành phố Mỹ Tho căn cứ vào giá gạo trung bình tại địa phương đề xuất Hội đồngbồi thường, hỗ trợ tái định cư xem xét quyết định.

Điều 32. Hỗ trợ đào tạo,chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trườnghợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sảnxuất nông nghiệp

Thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số47/2014/NĐ-CP ; Điều 6 của Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT.

Hỗ trợ bằng tiền bằng 3,0lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnhquy định đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Diện tích đượchỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.

Điều 33.Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở kếthợp kinh doanh, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở

Thực hiện theo quy định tại Điều21 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP .

Điều 34. Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở củahộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗở

1. Đối tượng, điều kiện được bố trí tái định cư:

a) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cưở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụngđấttại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đấtở phải di chuyển chỗ ở do thu hồi hết diện tích đất ở mà không có chỗ ở (nhà ởvà đất ở)nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi(trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư);

b) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cưở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụngđấttại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đấtở gắn liền với nhà ởmà phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi khôngđủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành mà không cóchỗ ở (nhà ở và đất ở) nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đấtthu hồi;

c) Hộ gia đình, cá nhânđang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắnliền với quyền sử dụngđấttạiViệt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựngcông trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở (nhà ở vàđất ở)mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơicó đất thu hồi;

d) Trường hợptrong hộ gia đình mà trong hộ có nhiềuthế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủđiều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật vềcư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở thu hồimà không có chỗ ở (nhà ở và đất ở) nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấnnơi có đất thu hồi.

2. Nguyên tắc xác định giá đấttái định cư:

Giá đất tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư được xácđịnh bằng giá bồi thường đất ở bình quân của dự án cộng chi phí đầu tư hạ tầngchia cho tổng diện tích của dự án.

Giá đất tái định cư từng dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện đềxuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

3. Suất tái định cư tối thiểu

Suất tái định cư tối thiểu quy định tại Điều 27 của Nghị định số47/2014/NĐ-CP được xác định như sau:

a) Suất tái định cư tốithiểu bằng nhà ở, đất ở: diện tích đất bằng diện tích tối thiểu được tách thửa,diện tích căn hộ tối thiểu do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định;

b) Suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng tiền: trên cơ sởdiện tích đất ở quy định tại Điểm a, Khoản 3 Điều này; giá thu tiền sử dụng đấtcho 1 m2 quy định tại Khoản 2 Điều này, xác định suất tái định cư tối thiểu chotừng dự án cụ thể.

4. Hộ gia đình, cá nhân, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồithường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợkhoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồithường về đất.

5. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nướcngoài tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoảntiền hỗ trợ tái định cư là 80.000.000 đồng(tám mươi triệu đồng) trừtrường hợp đã được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư quy định tại Khoản 4 Điềunày.

6. Xử lý trường hợp đặc biệt:

a) Trường hợp sau khi đã nhận bồi thường, hỗ trợ chênh lệch màtổng số tiền bồi thường, hỗ trợ trong phương án vẫn chưa đủ nộp tiền sử dụngđất cho suất tái định cư, nếu có nguyện vọng và có đơn đề nghị thì được giảiquyết như sau:

Hộ gia đình, cá nhân được Nhànước giao đất tái định cư mà có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợthì được ghi nợ số tiền sử dụng đất phải nộp trên Giấy chứng nhận sau khi cóđơn đề nghị kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ giao đất tái địnhcư hoặc có đơn xin ghi nợ khi nhận thông báo nộp tiền sử dụng đất. Việc trả nợđược thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 củaNghị định số 45/NĐ-CP .

b) Hỗ trợ tái định cư trêndiện tích đất còn lại của thửa đất có nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất:thựchiện theo Điều 4 của Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT .

Trường hợp thửa đất có nhà ở bị thu hồi một phần đất ở, phải dichuyển nhà ở trên phần đất còn lại (giải tỏa trắng nhà ở); hộ gia đình, cá nhânbị thu hồi hết đất ở (giải tỏa trắng nhà ở) còn đất nông nghiệp phùhợp với quy hoạch dân cư; hộ gia đình, cá nhân bị thu hồimột phần đất nông nghiệp, phải di chuyển nhà ở trên phần đất còn lạiphù hợp với quy hoạch dân cư (giải tỏa trắng nhà ở);phải xây dựng lại nhà ở mới thì được hỗ trợ chi phí tôn tạo nền nhà, mức hỗ trợbằng tiền bằng 30.000.000 đồng/hộ (ba mươi triệu đồng).

c) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân phảidi chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện tái định cư gồm các đối tượng sau:

- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp, có xây dựng nhàtrước thời gian công bố quy hoạch xây dựng phải di chuyển chỗ ở mà không cònnơi ở nào khác trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi cóđất bị thu hồi, có hộ khẩu tại nơi có đất bị thu hồi;

- Hộ gia đình, cá nhân bị giải tỏa hết nhà ở nhưng không đủ điềukiện được bồi thường về đất do có nhà ở trên kênh rạch, có nhà ở trên đất của ngườikhác (trừ trường hợp người thuê nhà, mượn đất của người có đất bị thu hồi),phải di chuyển chỗ ở mà không còn nơi ở nào khác trên địa bàn xã, phường, thịtrấn nơi có đất bị thu hồi, có hộ khẩu tại nơi có đất bị thuhồi.

Mức hỗ trợ bằng 64.000.000 đồng/hộ (sáu mươi bốn triệu đồng).

Điều 35. Hỗ trợ người đangthuê nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước

Thực hiện theo Điều 23 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP .

Hộ gia đình, cá nhân đang thuê nhà ở không phải là nhà ở thuộc sởhữu nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnhđược hỗ trợ chi phí di chuyển: 7.000.000 đồng/hộ, di chuyển sang tỉnh khác đượchỗ trợ chi phí di chuyển: 10.000.000 đồng/hộ.

Điều 36.Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn

Trường hợp đất thu hồi thuộc quỹđất công ích của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ; mức hỗ trợ cao nhất cóthể bằng mức bồi thường; tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách nhà nước và đượcđưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn; tiền hỗ trợ chỉđược sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng,sử dụngvào mục đích công ích của xã, phường,thị trấn.

Điều37. Hỗ trợ khác

1. Hộ có người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội của Nhà nước nếuphải di chuyển nhà ở thì được hỗ trợ với mức 2.000.000 đồng/hộ (người hưởng trợcấp từ ngân sách nhà nước không phải là lương, như hộ có người nhận trợ cấpbệnh di chứng chất độc da cam, người có xuất trợ cấp người cao tuổi, trợ cấpcán bộ xã nghỉ việc).

2. Hộ gia đình thương binh, liệt sĩ (hộ đang trực tiếp thờ cúng)phải di chuyển nhà ở thì được hỗ trợ với mức 6.000.000 đồng/hộ.

3. Trường hợp hộ gia đình,cá nhân bị thu hồi hết đất ở phải di chuyển chỗ ở thuộc diện hộ nghèo(có sổ hộ nghèo) thì được hỗ trợ để vượt chuẩn nghèo;mức hỗ trợ bằng tiền tương đương 30 kg gạo/tháng/hộ, thời gian hỗ trợ 06tháng.

4. Đối với những hộ không trực tiếp sản xuất nông nghiệp(không có đất sản xuất) nếu phải di chuyển nhà ở đi nơi khác thì được hỗ trợ đểổn định đời sống với mức hỗ trợ 12 tháng. Mức hỗ trợ bằng tiền tương đương 30kg gạo cho 01 nhân khẩu/tháng; giá gạo tính theo thời giá trung bình ở địaphương.

5. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất quy định tại Khoản2 Điều 5 của Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT thu hồi dưới 30% diện tích đất nôngnghiệp đang sử dụng:mức hỗ trợ bằng 50% so với mức hỗ trợ quy định tạiĐiểm a, Khoản 3, Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP áp dụng mức hỗ trợ nàyđối với các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo.

6.Hỗ trợ tiền thuê nhà.

Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất hoặc không thu hồiđất mà phải di chuyển chỗ ở, không còn chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường,thị trấn nơi có đất thu hồi, đủ điều kiện bồi thường về nhà ở, trong thời gianchờ tạo lập chỗ ở mới được hỗ trợ tiền thuê nhà như sau:

a) Trường hợp hộ nhận nền tái định cư:

- Hộ có từ 01 đến 04 nhân khẩu: 1.200.000 đồng/tháng/hộ;

- Hộ có từ 05 nhân khẩu trở lên: nhân khẩu từ thứ 05 trở đi cộngthêm 200.000 đồng/tháng/người.

Thời gian hỗ trợ tính từ lúc bàngiao mặt bằng đến khi nhận được nền tái định cư và cộng thêm 04 tháng xây dựngnhà ở, thời gian hỗ trợ tối thiểu là 06 tháng.

b) Trường hợp hộ tự lo chỗ ở:

- Hộ có từ 01 đến 04 nhân khẩu: 1.200.000 đồng/tháng/hộ;

- Hộ có từ 05 nhân khẩu trở lên: nhân khẩu từ thứ 05 trở đi cộngthêm 200.000 đồng/tháng/người;

- Thời gian hỗ trợ là 06 tháng.

c) Trường hợp thu hồi đất hộ phải di chuyển nhà ở trong phạm vithửa đất thì được hỗ trợ theo Điểm b Khoản 6 Điều này. Thời gian hỗ trợ là 04tháng.

7. Khen thưởng:

a) Đối với trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án và thực hiệnbồi thường, hỗ trợ về đất; trường hợp không thu hồi đất nhưng có hỗ trợ về đất(hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng):

Nhằm khuyến khích hộ gia đình, cá nhân, cơ sở tôn giáo, tổ chứcbàn giao mặt bằng sớm để thi công công trình. Sau khi triển khai quyết định bồithường, hỗ trợ và nhận tiền bồi thường trong thời gian 20 ngày, hộ gia đình, cánhân, tổ chức bị ảnh hưởng chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước vàbàn giao mặt bằng đúng kế hoạch, thời gian theo cam kết khi nhận tiền thì đượckhen thưởng với các mức sau:

- Khen thưởng 5.000.000 đồng/hộ đối với hộ giải toả nhà ở và đất;

- Khen thưởng 3.000.000 đồng/hộ đối với hộ giải toả nhà ở;

- Khen thưởng 2.000.000 đồng/hộ đối với hộ giải toả đất; cây trái;hoa màu; vật kiến trúc (không ảnh hưởng nhà).

Mức khen thưởng không vượt quá giá trị bồi thường, tiền thưởng chỉđược chi trả sau khi các hộ dân bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án (có chínhquyền địa phương xác nhận bằng văn bản).

b) Đối với trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án nhưng khôngthuộc diện bồi thường, hỗ trợ về đất (trường hợp hiến đất, giao lại đất cho Nhànước)mà hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bàn giao mặt bằng theo đúng kếhoạch thì được khen thưởngvới mức:

- Khen thưởng 5.000.000 đồng/hộ đối với hộ ảnh hưởng nhà ở và đất;

- Khen thưởng 3.000.000 đồng/hộ đối với hộ ảnh hưởng nhà ở;

- Khen thưởng 2.000.000 đồng/hộ đối với hộ ảnh hưởng đất; câytrái; hoa màu; vật kiến trúc (không ảnh hưởng nhà).

Mức thưởng không vượt quá giá trị bồi thường, tiền thưởng chỉ đượcchi trả sau khi các hộ dân bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án (có chính quyềnđịa phương xác nhận bằng văn bản).

8. Hỗ trợphần chênh lệch tiền bồi thường, hỗ trợ giữa đất trồng cây lâu năm so với đấttrồng cây hàng năm của hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất trồng câyhàng năm nhưng theo hiện trạng sử dụng là đất trồng cây lâu năm.

Việc sử dụng đất trongtrường hợp này phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Ủy ban nhândân cấp huyện tuỳ vào từng trường hợp cụ thể quyết định mức bồi thường, hỗ trợ chophù hợp với thực tế của địa phương.

ChươngV

TRÌNHTỰ, THỦ TỤC TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ

Điều38. Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1.Trongthời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủtrương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đấtthuộc phạm vi dự án có trách nhiệm thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư. Quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải gửicho Hội đồng thẩm định các phương án bồi thường tỉnh (Sở Tài nguyên và Môitrường trường trực Hội đồng) để theo dõi.

2. Thànhphần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện gồm có:

- Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là Chủ tịch Hội đồng;

- Đạidiện lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường - Phó Chủ tịch thường trực;

- Tổ chức thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng -Phó chủ tịch hội đồng;

- Đạidiện lãnh đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch - thành viên;

- Đạidiện lãnh đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng hoặc Phòng Quản lý đô thị (thành phố MỹTho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy) - thành viên;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án -thành viên;

- Đạidiện cho lợi ích hợp pháp của những người có đất thuộc phạm vi dự án (từ 1 đến2 người) do Ủy ban nhân dân và Mặt trận tổ quốc cấp xã nơi có đất thuộc phạm vidự án giới thiệu được tham gia khi thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư. Đại diện những người có đất thuộc phạm vi dự án có trách nhiệmphản ánh nguyện vọng của những người có đất thuộc phạm vi dự án và vận độngnhững chủ sử dụng đất nằm trong phạm vi dự án thực hiện di chuyển, bàn giao mặtbằng đúng tiến độ;

- Một sốthành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định cho phù hợp với thực tế ở địaphương;

Hội đồngbồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện được thành lập theo từng dự án vàtự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ; Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư cấp huyện làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số;trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịchHội đồng.

Điều39. Thông báo thu hồi đất

Thực hiện theo Khoản 1 Điều 67 và Điểm a, Khoản 1 Điều 69 của LuậtĐất đai năm 2013.

Điều40. Kê khai và tổ chức điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm

1. Tổ chức kê khai

a) Tổ chức thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằngchủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã (sau đây ghi là Ủy ban nhân dâncấp xã) nơi có đất thu hồi phát tờ khai và hướng dẫn người bị thu hồi đất kêkhai.

b) Trường hợp người có đất thu hồi không có mặt tại địa phươnghoặc không xác định được địa chỉ của người có đất thu hồi hoặc người có đất thuhồi không hợp tác thì Tổ chức thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặtbằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi lập danh sách từngtrường hợp cụ thể, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tạiđịa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

c) Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngàynhận được tờ khai, người có đất thu hồi có trách nhiệm kê khai, nộp tờ khai tạiỦy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi. Tổ chức thực hiện dịch vụ về bồithường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thu lại tờ khai.

d) Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngàyphát tờ khai mà người có đất thu hồi không kê khai hoặc không đến nhận tờ khaiđể kê khai thì Tổ chức thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằngphối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản và lưu vào hồ sơ để tiếp tụcthực hiện trình tự kiểm đếm theo quy định.

2. Thông báo đo đạc, kiểm đếm

a) Ngay sau khi thu lại tờ khai của người có đất thu hồi, Tổ chứcthực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhândân cấp xã lập danh sách người có đất thu hồi. Trường hợp người có tài sản gắnliền với đất không đồng thời là người có đất thu hồi (chỉ sở hữu tài sản gắnliền với đất) thì phải lập danh sách cả tên người có đất thu hồi đất và ngườisở hữu tài sản gắn liền với đất;

b) Căn cứ theo danh sách đã lập, Tổ chức thực hiện dịch vụ về bồithường, giải phóng mặt bằng gửi thông báo kiểm kê đất và tài sản thực tế bịthiệt hại cho người có đất thu hồi và người có tài sản gắn liền với đất khôngđồng thời là người có đất thu hồi. Thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm cómặt để tiến hành kiểm đếm và được lập thành 04 (bốn) bản, gửi: Người có đất thuhồi; Ủy ban nhân dân cấp xã; chủ đầu tư; Tổ chức thực hiện dịch vụ về bồithường, giải phóng mặt bằng (đồng thời lưu vào hồ sơ);

c) Trường hợp người có đất thu hồi không có mặt tại địa phươnghoặc không xác định được địa chỉ thì Tổ chức thực hiện dịch vụ về bồi thường,giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết thông báo đođạc, kiểm đếm đất và tài sản thực tế bị thiệt hại tại trụ sở Ủy ban nhân dâncấp xã và tại các địa điểm sinh hoạt của khu dân cư nơi có đất thu hồi, đồngthời thông báo trên Đài Phát thanh của huyện, xã 03 (ba) lần liên tiếp. Thờigian thực hiện niêm yết, thông báo trên các phương tiện thông tin trước ngàythực hiện đo đạc, kiểm đếm ghi trong thông báo ít nhất là 10 (mười) ngày làmviệc;

Đến thời hạn đo đạc, kiểm đếmmà người có đất thu hồi đất,người có tài sản gắn liền với đất không đến liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xãhoặc Tổ chức thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Tổchức thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy bannhân dân cấp xã lập biên bản và thực hiện việc đo đạc, kiểm đếmtheo diệnvắng chủ.

d) Trường hợp đã tuyên truyền, vận động nhưng người có đất thu hồiđất vẫn cố tình gây cản trở, không cho tiến hành đo đạc, kiểm đếm để lấy sốliệu phục vụ cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì Tổchức thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy bannhân dân cấp xã lập biên bản và thực hiện trình tự kiểm kê theo diện bắt buộctheo quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai năm 2013.

3. Thành phần tham gia thực hiện kiểm đếm

a) Thành phần tham gia đo đạc, kiểm đếm đất và tài sản thực tế bịthiệt hại gồm có:

- Đại diện Tổ chức thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặtbằng;

- Người có đất thu hồi, người có tài sản gắn liền với đất khôngđồng thời là người có đất thu hồi (hoặc người đại diện hợp pháp);

- Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Đại diện khu phố, ấp (Trưởng hoặc Phó trưởng khu phố, ấp);

- Đại diện của những người có đất thu hồi đã được Ủy ban Mặt trậntổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi giới thiệu hoặc người dân nơi có đấtthu hồi chọn cử làm đại diện.

b) Trường hợp đo đạc, kiểm đếmtheo diện vắng chủ hoặc kiểmđo đạc, kiểm đếmbắt buộc thì phải mời đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốcViệt Nam và Công an cấp xã cùng dự.

4. Nội dung kiểm đếm

a) Đo đạc, kiểm đếmvề đất đai và nhà cửa, công trình xâydựng: đo đạc, kiểm đếmtoàn bộ diện tích đất thu hồi, từng hạng mục nhàcửa, vật kiến trúc, đánh giá kết cấu, cấp hạng nhà, kích thước, diện tích. Đốivới nhà và các loại công trình, vật kiến trúc mà khi tháo dỡ phần bị giải tỏalàm ảnh hưởng đến cấu trúc của phần còn lại thì phải xem xét đo đạc, kiểm đếmphần ảnh hưởng;

b) Kiểm đếm về tài sản khác như: Đồng hồ điện, nước, giếngkhoan, điện thoại,…

c) Kiểm đếm về cây trồng: Kiểm đếm số lượng từng loại cây trồnghiện có trên đất (ghi rõ là cây tập trung hay phân tán; phân loại A, B, C, D)…

d) Đối với nhà cửa, vật kiến trúc phục vụ cho việc sản xuất kinhdoanh là tài sản của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh, có trích khấu haothì phải đánh giá tỷ lệ giá trị còn lại của tài sản để ghi vào biên bản kiểmđếm tài sản.

5. Biên bản đo đạc, kiểm đếm đất và tài sản thực tế bị thiệt hại

a) Biên bản đo đạc, kiểm đếmđất và tài sản thực tế bịthiệt hại là tài liệu xác định diện tích, số lượng, chất lượng tài sản gắn liềnvới diện tích đất thu hồi để làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường, hỗ trợ,tái định cư;

b) Nội dung biên bản phải ghi nhận ý kiến của người bị thu hồiđất, người có tài sản gắn liền với đất về thời gian làm nhà ở hoặc thời giantạo lập tài sản có trên đất. Trường hợp biên bản ghi sai thì không được tẩy xoámà phải gạch ngang chữ ghi sai và ghi lại cho đúng, ký tên phía trên chữ ghisai đã gạch;

c) Biên bản được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau vàphải có chữ ký của tất cả thành viên tham gia kiểm đếm, chủ sử dụng đất và chủtài sản gắn liền với đất hoặc được ủy quyền hợp pháp hoặc điểm chỉ (nếu khôngký được) do Tổ chức thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng lập vàỦy ban nhân dân cấp xã xác nhận chữ ký của những người tham gia kiểm đếm.

Điều41. Lập, niêm yết lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Thực hiệntheo Điều 69 của Luật Đất đai năm 2013, Điều 28 của Nghị địnhsố47/2014/NĐ-CP .

1. Lập phươngán bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Sau khikết thúc đo đạc, kiểm đếmTổ chức thực hiện dịch vụ về bồi thường, giảiphóng mặt bằng lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết chotừng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất trong phạm vi dự án.

Nội dungphương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:

a) Họ và tên, địa chỉ của ngườicó đất thu hồi;

b) Diện tích, loại đất, vị trí,nguồn gốc của đất thu hồi; số lượng, khối lượng, giá trị hiện có của tài sảngắn liền với đất bị thiệt hại;

c) Các căn cứ tính toán số tiềnbồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồithường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợcấp xã hội;

d) Số tiền bồi thường, hỗ trợ;

đ) Chi phí lập và tổ chức thựchiện bồi thường, giải phóng mặt bằng;

e) Việc bố trí tái định cư;

g) Việc di dời các công trình củaNhà nước, củatổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dâncư;

h) Việc di dời mồ mả và các côngviệc phát sinh có liên quan.

2. Niêmyết công khai, lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Tổ chức thực hiện dịch vụ về bồithường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấpxã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đấtthu hồi, đồng thời niêm yết công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dâncư nơi có đất thu hồi trong thời hạn ít nhất là 20 ngày kể từngày đưa ra niêm yết.

Việc tổ chức lấy ý kiến phải đượclập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

Điều42. Hoàn chỉnh, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cưchi tiết

1. Hoànchỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

a) Hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến, Tổ chức thực hiệndịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đónggóp bằng văn bản, nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý,số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoànchỉnh và gửi phương án đã hoàn chỉnh kèm theo bản tổng hợp ý kiến đóng góp đếncơ quan Tài nguyên và Môi trường để thẩm định.

b) Trường hợp còn nhiều ý kiến không tán thành phương án bồithường, hỗ trợ, tái định cư thì Tổ chức thực hiện dịch vụ về bồi thường, giảiphóng mặt bằng cần giải thích rõ các ý kiến đó và hoàn chỉnh phương án trìnhPhòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định trước khi trình Ủy ban nhândân cấp huyện phê duyệt.

Trường hợp dự án thu hồi đất có liên quan đến 2 đơn vị cấp huyệntrở lên, gửi hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định các chế độchính sách trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

c) Hồ sơgửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định gồm: chính sách bồi thường, hỗ trợ,tái định cư; Biên bản họp Hội đồng bồi thường cấp huyện; công văn đề nghị thẩmđịnh của Ủy ban nhân dân cấp huyện, và các hồ sơ tài liệu liên quan phương án.

2. Thẩmđịnh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chính sách bồi thường, hỗ trợvà tái định cư:

Sau khinhận được phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; cơ quantài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm địnhphương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (chính sách bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư).

Trường hợp phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (chínhsách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) cần phải tiếp tục hoàn chỉnh lại theobiên bản thẩm định của cơ quan tài nguyên và môi trường thì Tổ chức làm nhiệmvụ bồi thường giải phóng mặt bằng phải hoàn thiện trong thời hạn không quá 5ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định của cơ quan tài nguyên và môitrường.

Sau khitiếp nhận lại phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã hoàn thiện (chínhsách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư), cơ quan Tài nguyên và Môi trường cótrách nhiệm kiểm tra trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định phêduyệt phương án và kinh phí bồi thường (đối với phương án do Ủy ban nhân dânhuyện phê duyệt), phê duyệt chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư(đốivới phương án do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt).

3. Phêduyệt phương án bồi thường

a) Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định trình Ủy ban nhândân tỉnh phê duyệt chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với những dựán thu hồi đất có liên quan đến 02 đơn vị cấp huyện trở lên;

b) PhòngTài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt như sau:

- Kinhphí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong phạm vi huyện, thành, thị nơi dự ánđi qua đối với trường hợp dự án thu hồi đất có liên quan đến 02 đơn vị cấphuyện;

- Phươngán và kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án trong phạm vihuyện, thành, thị.

Điều43. Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư; niêm yết công khai và thông báo chi trả tiền, bàn giao mặt bằng

1. PhòngTài nguyên và Môi trường cấp huyện chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất cụ thể như sau:

a) TrìnhỦy ban nhân dân cấp huyện thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồngdân cư;

b) Trườnghợp khu đất thu hồi có tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy bannhân dân tỉnh quyết định thu hồi đất;

c) Trườnghợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại Điểm a, b Khoản 1Điều này thì Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện tham mưu cho Ủy ban nhândân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấphuyện thực hiện thủ tục thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

2. Ủy ban nhân dân cấp cóthẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết vàquyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho từng chủ sử dụng đất trong phạmvi dự án cùng ngày với quyết định thu hồi đất.

Tổ chứclàm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy bannhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương ánbồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểmsinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường,hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồithường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểmchi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếucó) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,giải phóng mặt bằng;

Trường hợp tổ chức, hộ giađình, cá nhân không nhận quyết định thu hồi đất, quyết định bồithường, hỗ trợ và tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,giải phóng mặt bằng đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phốihợp với Mặt trận tổ quốc cấp xã cùng các tổ chức chính trị - xã hội tại địaphương tổ chức vận động, thuyết phục. Sau khi đã tổ chức vận động, thuyết phụcnhưng người có đất bị thu hồi cố tình không nhận quyết định bồithường, hỗ trợ và tái định cư thì lập biên bản báo cáo Hội đồng bồi thường, hỗtrợ và tái định cư, Ủy ban nhân dân cấp huyện và lưu hồ sơ giải phóng mặt bằngcùng với biên bản tổ chức niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt có xác nhận của Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp xã, Tổ trưởng khu phố hoặcTrưởng ấp nơi có đất bị thu hồi để có cơ sở giải quyết khiếu nại hoặc cưỡng chếthu hồi đất (nếu có) theo quy định.

Điều 44. Chi trả bồi thường, hỗtrợ, tái định cư

Thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật Đất đai năm 2013;Điều 30 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP .

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thihành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường,hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức cótrách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợcho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồithường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đấtthu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quyđịnh của Luật Quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.

3. Trường hợp người có đất thuhồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửivào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.

4. Người sử dụng đất được bồithường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đaiđối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưathực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sáchnhà nước.

Việc trừ khoản tiền chưa thựchiện nghĩa vụ tài chính về đất đai vào số tiền được bồi thường thực hiện theoquy định tại Khoản 1 Điều 30 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP .

5. Đối với trường hợp bồi thườngbằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở, nhà ở tái định cư hoặc nhà ở tái địnhcư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằngtiền theo quy định sau:

a) Trường hợp tiền bồi thường vềđất lớn hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tại khu tái định cư thì người táiđịnh cư được nhận phần chênh lệch đó;

b) Trường hợp tiền bồi thường vềđất nhỏ hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tái định cư thì người được bố trítái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều22 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ;

6. Trường hợpdiện tíchđất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa giải quyết xong thìtiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó đượcchuyển vào Kho bạc nhà nước chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giảiquyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng đất.

7. Việc ứng vốn để bồi thường, hỗtrợ, tái định cư được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 của Nghị địnhsố 47/2014/NĐ-CP .

Điều45. Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và công tác cưỡngchế thu hồi đất

Việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chứcthực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư căn cứ vào quy định về việc lập dựtoán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất, nội dung cụ thể như sau:

1. Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư(baogồm cả các dự án thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm vàcác dự án do người dân hiến đất, giá đất tính theo Bảng giá đất do Ủy ban nhândân tỉnh quy định): Bằng 2% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án.

Đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, dự án xây dựng công trình hạ tầngtheo tuyến hoặc trường hợp phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm thì tổ chức đượcgiao thực hiện công tác bồi thường,hỗ trợ, tái định cư được lập dự toán kinh phítổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo khối lượng công việcthực tế, không khống chế mức trích 2%.

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệtphương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định kinh phí tổ chức thực hiệnbồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho từng dự án theo quy định của pháp luật.

2. Chi phí các công việc:

- Hội đồng thẩm định các phương án bồi thường tỉnh (thẩm định chínhsách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư): 5%;

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các huyện, thành, thị(thường trực hội đồng, phòng Tài nguyên và Môi trường): 15%;

- Tổ chức thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng: 80%;

Trường hợp có thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thì Tổchức thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng:75%, Ban chỉđạo giải phóng mặt bằng 5%.

3. Mức khoán chi cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

a) Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơquan Nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành.

b) Mức chi phục vụ công tác bồi thường của Hội đồng thẩm địnhtỉnh, Hội đồng bồi thường, Tổ chức thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóngmặt bằng và Ban chỉ đạo của dự án không quá 150.000 đồng/người/ngày, bao gồm:công tác hội họp, công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến quyết định thu hồiđất; khảo sát điều tra tình hình kinh tế xã hội, thực trạng đất đai, tài sản;kiểm kê, đánh giá đất đai, cây trái, hoa màu, nhà ở, vật kiến trúc; lập, thẩmđịnh và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; giải quyết nhữngvướng mắc trong công tác bồi thường, công tác chi trả bồi thường, công táccưỡng chế thi hành quyết định bồi thường (nếu có).

c) Mức khoán chi trên đối với ngày làm việc bình thường. Riêngngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ được nhân hệ số 2.

Tùy theo tình hình, mức độ công tác của địa phương và nguồn kinhphí được trích mà Chủ tịch Hội đồng quyết định mức khoán cụ thể của từng thànhviên nhưng không quá 3.000.000 đồng/người/tháng đối với cán bộ kiêm nhiệm đãhưởng lương từ ngân sách. Đối với cán bộ không hưởng lương từ ngân sách thì trảtheo hợp đồng lao động đã ký kết theo quy định pháp luật. Đối với trường hợplàm công tác ngoài giờ làm việc được thanh toán chế độ làm thêm ngoài giờ theoquy định hiện hành.

d) Đối với các khoản chi như: tiền nước uống trong các cuộc họp,hợp đồng thuê phương tiện đi lại, nhiên liệu, văn phòng phẩm, in ấn, bưu phí vàcác khoản chi khác phục vụ công tác bồi thường chi và quyết toán theo chứng từthực tế phát sinh.

4. Trường hợp phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thì Tổ chức làmnhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiệncưỡng chế trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư quyết định. Kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đượcthực hiện theo Khoản 3, Điều 31 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP .

Chương VI

TỔCHỨC THỰC HIỆN

Điều 46. Trách nhiệm củaỦy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm:

a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bồi thường,hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn;

b) Banhành thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất đối với đối tượng thuộc thẩmquyền;

c) Quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư, chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tổ chức thẩm định, thựchiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

d) Phê duyệt các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấphuyện như sau:

- Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho từng chủsử dụng nhà, đất cụ thể;

- Dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư theo quy định;

- Quy chế bốc thăm và phương án bố trí tái định cư.

đ) Giảiquyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theothẩm quyền được giao; Ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế đốivới các trường hợp thuộc thẩm quyền; Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chứcthực hiện việc cưỡng chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

e) Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức và chủ đầu tư thựchiện dự án đầu tư xây dựng, phương án tạo lập các khu tái định cư tại địaphương theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

a) Chủ trì phối hợp với Tổ chứcthực hiện dịch vụ về bồithường, giải phóng mặt bằng; các đoàn thể tuyên truyền về mục đích thu hồi đất,chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án;

b) Phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thựchiện xác nhận đất đai, tài sản của người bị thu hồi;

c) Phối hợp và tạo điều kiện cho việc chi trả tiền bồi thường, hỗtrợ và bố trí tái định cư cho người có đất thu hồi và cử người tham gia trongviệc giải phóng mặt bằng.

Điều47. Trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện

1. Nghiêncứu, đề xuất kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp huyện để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnhgiải quyết những vướng mắc trong áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư trên cơ sở phù hợp thực tế và đúng pháp luật.

2. Lập vàtổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; có trách nhiệmáp dụng đầy đủ, theo đúng chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Ủyban nhân dân tỉnh và các quy định khác của pháp luật.

3. Hộiđồng làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp sốlượng biểu quyết bằng nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hộiđồng.

4. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng:

a) Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo các thành viên Hội đồng, Tổ chứcthựchiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng, lập, trình duyệt và tổ chứcthực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

b) Chủ đầu tư có trách nhiệm giúp Hội đồng lập phương án bồithường, hỗ trợ và tái định cư; bảo đảm đầy đủ kinh phí để chi trả kịp thời tiềnbồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

c) Đại diện những người có đất thu hồi có trách nhiệm: phản ánhnguyện vọng của người có đất thu hồi, người phải di chuyển chỗ ở; vận độngnhững người có đất thu hồi thực hiện di chuyển và giao mặt bằng đúng tiến độ;

d) Các thành viên khác thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công vàchỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng phù hợp với chuyên môn trách nhiệm của ngành.

Điều 48.Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện

1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dâncấp huyện trình phê duyệt kế hoạch: thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc,kiểm đếm đối với các dự án thuộc thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấphuyện.

2. Chủ trì thẩm định và trình Ủyban nhân dân cấp huyện phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trongphạm vi huyện, thành, thị nơi dự án đi qua đối với trường hợp dự án thu hồi đấtcó liên quan đến 02 huyện, thị xã, thành phố trở lên.

3. Chủtrì thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phươngán và kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phương án hỗ trợ đào tạo,chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; phương án tái định cư đối với dự án trongphạm vi địa phương mình.

4. TrìnhỦy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế kiểm đếmbắt buộc, quyết định cưỡng chế thu hồi đất (nếu có).

Điều 49.Trách nhiệm của Tổ chức thực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng

Tổ chứcthực hiện dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặtbằng có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện lập và tổ chức thực hiệnphương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư và thực hiện các nhiệm vụ cóliên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Ủy ban nhân dân cấphuyện giao.

Chịu trách nhiệm tính chính xác, số liệu kiểm kê về đất đai, tàisản được bồi thường, hỗ trợ hoặc không được bồi thường, hỗ trợ được thể hiệntrong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đối tượng được bồi thường,hỗ trợ.

Điều50. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành cấp tỉnh

1. Hộiđồng thẩm định các phương án bồi thường

Bồi thường, giải phóng mặt bằng là công việc rất phức tạp, diễn rathường xuyên để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Căncứ nhu cầu thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hộiđồng thẩm định các phương án bồi thường tỉnh bao gồm:

- Đại diện Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ tịch Hộiđồng;

- Đại diện Lãnh đạo Sở Tài chính - Thành viên;

- Đại diện Lãnh đạo Sở Xây dựng - Thành viên;

- Đại diện Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư - Thành viên.

Tùy theo tình hình thựctế, Chủ tịch Hội đồng được mời thêm các thành viên của các cơ quan có liên quantham gia làm thành viên Hội đồng.

Hội đồng thẩm định các phương án bồi thường tỉnh có nhiệm vụ nhưsau:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực bồi thường, hỗtrợ, tái định cư; đôn đốc, kiểm tra, đề xuất giải quyết các vướng mắc trongcông tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

b) Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện và ngườicó đất thu hồi thực hiện đúng trình tự, thủ tục bồi thường hỗ trợ và tái địnhcư; thực hiện đúng kế hoạch, tiến độ giải phóng mặt bằng chi tiết đã được phêduyệt;

c)Thẩm định chính sách bồithường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án thu hồi đất trên địa bàn từ 02 huyện,thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy, thành phố trở lên.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định chínhsách bồi thường; giải quyết các vướng mắc liên quan đến chính sách bồi thường,hỗ trợ, tái định cư do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện đềxuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt sau khi thông qua Hội đồng thẩm địnhcác phương án bồi thường tỉnh.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan thẩmđịnh và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chính sách bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư đối với dự án thu hồi đất có liên quan đến 02 huyện, thị xã Gò Công,thị xã Cai Lậy, thành phố trở lên.

c) Chủ trì phối hợp với các ngành giải quyết hoặc tham mưu cấp cóthẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của người sử dụng đất có liên quan đếnbồi thường thực hiện dự án.

3. Sở Tài chính có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan trình Ủy bannhân dân tỉnh ban hành bảng giá bồi thường cây trồng, vật nuôi để làm căn cứcho Ủy ban nhân dân cấp huyện áp giá.

b) Phối hợp với Cục Thuế tỉnh giải quyết những vướng mắc về nghĩavụ tài chính của người có đất thu hồi đối với Nhà nước.

c) Phối hợp với các ngành liên quan giải quyết các vướng mắc trongxác định chi phí đầu tư vào đất còn lại; chi phí hỗ trợ thuê trụ sở, nhà xưởng chotổ chức có ảnh hưởng dự án.

d) Phối hợp với các ngành giải quyết khiếu nại, tố cáo của côngdân có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

4. Sở Kếhoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc lập và thực hiện các dự án đầu tư, dựán tái định cư, khu dân cư, cụm dân cư bố trí tái định cư phù hợp theo theo quyhoạch của tỉnh;

b) Xác định sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tếxã hội của tỉnh;

c) Phối hợp với các ngành giải quyết khiếu nại, tố cáo của côngdân có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ thực hiện dự án.

5. Sở Xây dựng có trách nhiệm:

a) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành bảng đơn giánhà ở và vật kiến trúc thông dụng để tính bồi thường. Giải quyết theo thẩmquyền những vướng mắc về bồi thường nhà, vật kiến trúc, công trình khác theo đềnghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Phối hợp với các cơ quan chức năng xác định vị trí, quy mô khutái định cư cho phù hợp với quy hoạch phát triển chung của địa phương trình cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

c) Phối hợp với các ngành giải quyết khiếu nại, tố cáo của côngdân có liên quan đến bồi thường thực hiện dự án.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Kiểm tra, hướng dẫn việc áp dụng các quy định về bồi thường, hỗtrợ công trình xây dựng trong lĩnh vực nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi. Giảiquyết theo thẩm quyền những vướng mắc phát sinh thuộc ngành mình đảm nhiệm theođề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt: Điều chỉnh, bổsung đơn giá bồi thường công trình xây dựng trong lĩnh vực nông nghiệp, câytrồng, vật nuôi thuộc ngành mình đảm nhiệm theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấphuyện.

Điều 51. Thời điểm bàngiao đất đã bị thu hồi

Trongthời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày Tổ chức thực hiện dịch vụ vềbồi thường, hỗ trợ, tái định cưchi trả xongtiền bồi thường, hỗtrợ cho người có đất thu hồi theo phương án đã được xét duyệt thì người có đấtthu hồi phải bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặtbằng.

Trường hợp việc bồi thường được thực hiện theo tiến độ thì chủ đầutư được nhận bàn giao phần diện tích mặt bằng đã thực hiện xong việc bồithường, hỗ trợ để triển khai dự án.

Trường hợp chủ đầu tư và những người có đất thu hồi đã thoả thuậnbằng văn bản thống nhất về phương án bồi thường về đất và tài sản gắn liền vớiđất hoặc khu đất thu hồi không phải giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấpcó thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, để thực hiện dự án mà không phải chờđến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.

Điều 52. Cưỡng chế thựchiện quyết định kiểm đếm bắt buộc

Thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai năm2013.

Điều 53. Cưỡng chế thựchiện quyết định thu hồi đất

Thực hiện theo quy định tại Điều 71 của Luật Đất đai năm2013.

Điều 54. Xử lý một số vấn đề phát sinh sau khi ban hành và thựchiện quy định này

Thực hiện theo Khoản 3, 4 Điều 34 của Nghị định số47/2014/NĐ-CP .

Điều 55. Trách nhiệm tổchức thực hiện

Giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tàichính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và các Sở, ngành có liên quan tổ chứctriển khai thực hiện Quy định này, giải quyết các vướng mắc trong quá trìnhtriển khai thực hiện hoặc tham mưu sửa đổi, bổ sung quy định này cho phù hợpthực tế phát sinh. Báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các trườnghợp vượt thẩm quyền.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cai Lậy, thị xã Gò Công và thànhphố Mỹ Tho có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn phụ trách,phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp tỉnh trong quá trình thực hiện quy định nàyđịnh./.