ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 418/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 27 tháng 3 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆTQUY HOẠCH HỆ THỐNG CHỢ, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINHĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH.

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm2003;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 12 tháng 12 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;

Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng9 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Đầu tư;

Căn cứ Quyết định số 311/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước;

Căn cứ Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 31/05/2004của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm2010;

Căn cứ Quyết định số 012/2007/QĐ-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công thương về Phê duyệt quyhoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 vàđịnh hướng đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11/09/2003của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về việc lập các dự án quy hoạch phát triểnvà đầu tư hệ thống chợ;

Căn cứ Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 24/03/2005của UBND tỉnh ban hành quy định về tổ chức, quản lý, quy hoạch phát triển vàđầu tư xây dựng chợ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;

Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thươngmại-Du lịch tỉnh Trà Vinh đến năm 2010;

Theo Tờ trình số 14/TTr-STMDL ngày 26 tháng 02năm 2008 của Giám đốc Sở Thương mại-Du lịch Trà Vinh về việc phê duyệt quy hoạchhệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm2015 và định hướng đến 2020 (đính kèm Biên bản hội thảo đóng góp Dự án quyhoạch hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinhđến năm 2015 và định hướng đến 2020 của các Sở, ngành, địa phương có liênquan),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch hệ thống chợ,siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và định hướngđến 2020, với các nội dung chính như sau:

I. Quan điểm và các mục tiêu phát triển chủ yếu:

1. Quan điểm:

- Phát triển hệ thống chợ, siêu thị và trung tâmthương mại trên địa bàn tỉnh xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vàđặc điểm, địa hình, điều kiện giao thông, khí hậu của tỉnh Trà Vinh.

- Phát triển mạng lưới chợ trên cơ sở cải tạo, nângcấp và mở rộng mạng lưới chợ hiện có, đầu tư thêm các chợ mới ở những nơi cónhu cầu, kết hợp phát triển chợ với siêu thị và trung tâm thương mại hình thànhmột mạng lưới phân phối hợp lý nguồn hàng hoá; đồng thời gắn với việc đảm bảocác điều kiện về kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, nước và các dịch vụ hỗ trợ).

- Tạo ra một hệ thống chợ, siêu thị và trung tâmthương mại đáp ứng các nhu cầu khác nhau về mua bán, trao đổi hàng hoá, phù hợpvới nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2015 cóđịnh hướng đến năm 2020, trên cơ sở đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng mạng lướichợ hiện có và đầu tư phát triển siêu thị, trung tâm thương mại theo hướng vănminh, hiện đại, kết hợp với việc giữ gìn môi trường sinh thái và bản sắc vănhoá dân tộc.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cácchủ thể kinh doanh trong và ngoài tỉnh, trong và ngoài nước đầu tư kinh doanhchợ, trung tâm thương mại, siêu thị.

2. Mục tiêu phát triển chủ yếu:

- Phân bố hợp lý mạng lưới chợ, trung tâm thươngmại, siêu thị trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu phân phối và tiêu thụ hàng hoá một cáchthuận tiện, hiệu quả.

- Giải toả, di dời những chợ không đảm bảo về antoàn giao thông, vệ sinh môi trường, xoá bỏ các chợ tạm; xây dựng thêm chợ, siêuthị, trung tâm thương mại ở những khu vực có nhu cầu, phát triển chợ, siêu thị,trung tâm thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, kết hợp hài hoà giữa loạihình phân phối truyền thống với loại hình phân phối hiện đại.

II. Phương hướng và các phương án phát triển:

1. Quy hoạch phát triển chợ.

a. Loại hình chợ.

- Chợ kinh doanh tổng hợp: được phát triển trên địabàn toàn tỉnh, nhưng quy mô phát triển tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và cấp độđô thị ở từng địa phương.

- Chợ chuyên doanh: chuyên kinh doanh một hoặc mộtvài ngành hàng nhất định, điều kiện kinh doanh như nhau; vừa tổ chức bán buôncho người kinh doanh ở các chợ khác, vừa tổ chức bán lẻ cho người tiêu dùng.

- Chợ đầu mối: chủ yếu tập trung lực lượng hàng hóatừ các cơ sở, vùng sản xuất, phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.

- Chợ đồ cũ: chỉ kinh doanh các mặt hàng đã qua sửdụng hoặc chưa qua sử dụng nhưng lạc hậu về mốt, về công nghệ.

- Chợ ẩm thực: là loại hình sinh hoạt văn hóa trongăn uống mang tính đặc trưng của từng vùng trong tỉnh.

- Chợ đêm: được xây dựng ở các khu đô thị và trungtâm du lịch nhằm phục vụ cho nhu cầu mua sắm và tham quan giải trí.

b. Tiêu chí xác định địa điểm xây dựng chợ:

+ Có diện tích phù hợp với quy mô, loại hình chợvà có đất dự trữ để mở rộng phát triển kinh doanh, dịch vụ.

+ Đảm bảo an toàn giao thông, thuận tiện cho việcvận chuyển hàng hóa và đi lại của những người tham gia họp chợ.

+ Đáp ứng được nguyện vọng của người kinh doanh vàphù hợp với phong tục tập quán của cộng đồng dân cư.

+ Gắn với khu dân cư tập trung và đảm bảo điều kiệnvệ sinh môi trường.

c. Quy hoạch phát triển chợ theo đơn vị hànhchánh.

- Thị xã Trà Vinh: trên địa bàn thị xã Trà Vinh hiệncó 8 chợ, dự kiến đến năm 2015: Di dời xây mới 01 chợ; xây dựng mới 01 chợ; xâydựng mới trên nền cũ 01 chợ; nâng cấp, mở rộng 04 chợ; giữ nguyên hiện trạng 02chợ; xây dựng 01 chợ đầu mối nông sản tổng hợp trong khu trung tâm thương mạitỉnh. Đến năm 2015 thị xã Trà Vinh (Tp Trà Vinh) sẽ có 10 chợ.

- Huyện Châu Thành: trên địa bàn huyện Châu Thànhhiện có 17 chợ, dự kiến đến năm 2015: Di dời giải tỏa, xây dựng ở vị trí mới 03chợ; xây dựng mới 06 chợ; nâng cấp, mở rộng 08 chợ; giữ nguyên hiện trạng 06chợ. Đến năm 2015 trên địa bàn huyện Châu Thành sẽ có 23 chợ.

- Huyện Tiểu Cần: trên địa bàn huyện Tiểu Cần hiệncó 15 chợ, dự kiến đến năm 2015: Xây dựng mới trên vị trí cũ 02 chợ; nâng cấp,mở rộng 06 chợ; giữ nguyên hiện trạng 07 chợ. Đến năm 2015 huyện Tiểu Cần có 15chợ.

- Huyện Duyên Hải: trên địa bàn huyện Duyên Hải hiệncó 10 chợ, dự kiến đến năm 2015: Di dời giải tỏa xây dựng vị trí mới 02 chợ;xây dựng mới 06 chợ; xây dựng mới trên vị trí cũ 01 chợ; nâng cấp, mở rộng 04chợ; giữ nguyên hiện trạng 03 chợ; xây dựng 01 chợ đầu mối thủy sản tại xã LongToàn. Đến năm 2015 trên địa bàn huyện Duyên Hải sẽ có 17 chợ.

- Huyện Trà Cú: trên địa bàn huyện Trà Cú hiện có18 chợ, dự kiến đến năm 2015: Di dời giải tỏa xây dựng mới 01 chợ; xây dựng mới02 chợ; xây dựng mới trên vị trí cũ 2 chợ; nâng cấp, mở rộng 03 chợ; giữ nguyênhiện trạng 11 chợ. Đến năm 2015 trên địa bàn huyện Trà Cú sẽ có 19 chợ.

- Huyện Càng Long: trên địa bàn huyện Càng Long hiệncó 12 chợ, dự kiến đến năm 2015: Di dời xây dựng vị trí mới 01 chợ; xây dựngmới 03 chợ; xây dựng mới trên vị trí cũ 4 chợ; nâng cấp, mở rộng 7 chợ. Đến năm2015 huyện Càng Long có 15 chợ.

- Huyện Cầu Ngang: trên địa bàn huyện Cầu Ngang hiệncó 19 chợ, dự kiến đến năm 2015: Di dời giải tỏa xây dựng mới 04 chợ; xây dựngmới 01 chợ; xây dựng mới trên vị trí cũ 02 chợ; nâng cấp, mở rộng 07 chợ; giữnguyên hiện trạng 6 chợ. Đến năm 2015 huyện Cầu Ngang có 20 chợ.

- Huyện Cầu Kè: trên địa bàn huyện Cầu Kè hiện có13 chợ, dự kiến đến năm 2015: Di dời xây mới 02 chợ; xây dựng mới 02 chợ; xâydựng mới trên vị trí cũ 05 chợ; nâng cấp, mở rộng 03 chợ; giữ nguyên hiện trạng02 chợ; xây dựng 01 chợ đầu mối trái cây tại xã Ninh Thới. Đến năm 2015 huyệnCầu Kè có 15 chợ.

Dự kiến nhu cầu đất xây dựng chợ trên địa bàn tỉnhđến năm 2015 khoảng 93 ha và số vốn khoảng 383 tỷ đồng.

2. Quy hoạch trung tâm thương mại.

- Khu thương mại bao gồm: chợ, siêu thị, các cửahàng thương mại - dịch vụ, kho hàng, bến xe; trung tâm thông tin, hội chợ triểnlãm, văn phòng giao dịch thương mại; trung tâm quản lý điều hành; trụ sở cơ quanthuế.

- Dự kiến từ nay đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh TràVinh sẽ xây dựng các trung tâm thương mại:

+ Trung tâm thương mại tỉnh Trà Vinh đặt tại thịxã Trà Vinh. Thời gian triển khai năm 2010-2012.

+ Trung tâm thương mại thị trấn Duyên Hải (huyệnDuyên Hải). Dự kiến vị trí xây dựng tại khóm 1 thị trấn Duyên Hải. Thời gian triểnkhai: giai đoạn 2010-2012.

+ Trung tâm thương mại Long Hữu (huyện Duyên Hải).Dự kiến vị trí xây dựng tại ấp 10, xã Long Hữu. Thời gian triển khai giai đoạn 2012-2015.

+ Trung tâm thương mại thị trấn Cầu Quan, huyện TiểuCần, dự kiến vị trí xây dựng tại khóm Định An thị trấn Cầu Quan. Thời gian triểnkhai năm 2010.

+ Trung tâm thương mại Định An (huyện Trà Cú), dựkiến xây dựng tại ấp Chợ xã Định An. Thời gian triển khai giai đoạn 2012-2014.

+ Trung tâm thương mại thị trấn Càng Long, dự kiếnvị trí xây dựng tại khóm 1, thị trấn Càng Long. Thời gian triển khai năm 2012.

+ Trung tâm thương mại thị trấn Cầu Kè, dự kiếnvị trí xây dựng tại khóm IV, thị trấn Cầu Kè. Thời gian triển khai: giai đoạn2010-2012.

+ Trung tâm thương mại Vàm Bến Cát (ấp An Trại, xãAn Phú Tân), huyện Cầu Kè. Thời gian triển khai giai đoạn 2013-2014.

+ Trung tâm thương mại thị trấn Cầu Ngang, huyệnCầu Ngang, dự kiến vị trí xây dựng tại khu vực chợ Cầu Ngang. Thời gian triển khaigiai đoạn 2012-2014.

+ Trung tâm thương mại thị trấn Châu Thành, huyệnChâu Thành, dự kiến xây dựng tại khu vực hiện hữu. Thời gian triển khai năm2011-2012.

Đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh sẽ có 10trung tâm thương mại. Dự kiến nhu cầu đất xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụkhoảng 72-90 ha và số vốn khoảng 128-175 tỷ đồng.

3. Quy hoạch phát triển siêu thị

- Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh từ nay đến năm 2015dự kiến đầu tư xây dựng 11 siêu thị:

+ Thị xã Trà Vinh: Dự kiến sẽ xây dựng 01 siêu thịloại 2 trong khu Trung tâm thương mại Trà Vinh và 01 siêu thị loại 3 ở bến xe ôtô cũ, Phường 6.

+ Huyện Châu Thành: Xây dựng 01 siêu thị ở khu vựcgần chợ hiện hữu, trong thị trấn Châu Thành.

+ Huyện Duyên Hải: Xây dựng 03 siêu thị ở các xãLong Khánh, Dân Thành và Trường Long Hòa.

+ Huyện Tiểu Cần: Xây dựng 01 siêu thị trong khutrung tâm thương mại Cầu Quan.

+ Huyện Trà Cú: Xây dựng 01 siêu thị trong khu trungtâm thương mại Định An.

+ Huyện Càng Long: Xây dựng mới 01 siêu thị trongkhu trung tâm thương mại thị trấn Càng Long.

+ Huyện Cầu Ngang: Xây dựng 01 siêu thị tại thị trấnMỹ Long.

+ Huyện Cầu Kè: Xây dựng 01 siêu thị trong khu trungtâm thương mại thị trấn Cầu Kè.

- Ngoài các siêu thị dự kiến xây dựng ở các vị trítrên, riêng với thị xã Trà Vinh có thể xây dựng một số siêu thị chuyên doanhnhư: siêu thị trái cây, siêu thị hàng dệt may, siêu thị điện máy, siêu thị vănhóa phẩm…

- Tại các khu dân cư tập trung ở thị xã Trà Vinhcũng như các thị trấn huyện lỵ, mỗi nơi cần quy hoạch 01 cửa hàng tự chọn nhưngphải dự phòng quỹ đất để sau năm 2015 sẽ phát triển thành siêu thị tổng hợp.

4. Định hướng chuyển đổi môhình quản lý Ban quản lý chợ.

Mục tiêu nhằm khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sởvật chất, không ngừng nâng cao văn minh thương mại và chất lượng phục vụ của chợđối với quá trình sản xuất, tiêu dùng của dân cư trên địa bàn.

Hướng củng cố, sắp xếp công tác quản lý, kinh doanhvà khai thác chợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 như sau:

- Đối với các chợ có quy mô tương đối lớn, hoạt độngổn định và đang được quản lý theo mô hình Ban quản lý thì từng bước chuyển sanghoạt động theo mô hình doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

Tất cả các chợ loại I đang hoạt động trên địa bàntỉnh đều chuyển đổi, hướng lựa chọn trong các hình thức sau:

+ Nhà nước tổ chức đấu thầu cho doanh nghiệp thuộccác thành phần kinh tế dự thầu kinh doanh, khai thác và quản lý chợ; đầu tưtheo hình thức BOT.

+ Hợp tác xã thương mại - dịch vụ.

+ Thành lập công ty cổ phần trong đó vốn góp củanhà nước là giá trị quyền sử dụng đất và các công trình chợ hiện có.

- Đối với các chợ có ban, tổ quản lý đang hoạt động,thì từng bước chuyển sang mô hình đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ tài chínhhoặc tổ chức đấu thầu quyền quản lý kinh doanh chợ để lựa chọn tổ chức, cá nhâncó khả năng kinh doanh khai thác, tổ chức quản lý chợ.

- Đối với các chợ chưa có ban, tổ quản lý thì vậndụng các hình thức đấu thầu tổ chức quản lý và khai thác.

- Tiếp tục củng cố hoạt động của các ban, tổ quảnlý nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức này thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng củamình, đảm bảo giữ gìn trật tự, an toàn, văn minh thương mại, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc mua bán trong chợ theo quy định của pháp luật.

III. Các giải pháp chủ yếu

1. Giải pháp về vốn và chínhsách huy động vốn đầu tư:

Nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ, siêu thị, trung tâmthương mại gồm: Vốn đầu tư phát triển của nhà nước theo quy định; vốn đầu tưcủa thương nhân trong và ngoài tỉnh; vốn đầu tư nước ngoài.

Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân và doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng nhà nước đầu tưxây dựng các loại chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

a. Ngân sách: Nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng:

+ Chợ đầu mối chuyên doanh nông, lâm thủy sản, thựcphẩm tươi sống để tiêu thụ hàng hóa ở các vùng sản xuất tập trung về nông, lâmthủy sản.

+ Chợ ở các cụm xã vùng sâu thuộc các chương trìnhphát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư của Nhànước.

+ Chợ loại I theo quy hoạch ở vị trí trọng điểm vềkinh tế thương mại của tỉnh làm trung tâm giao lưu hàng hóa và phục vụ nhu cầutiêu dùng ở các thành phố, thị xã của tỉnh.

- Chợ ở đô thị, siêu thị, trung tâm thương mại làmột bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, là nơitạo nguồn thu cho ngân sách…, tỉnh sẽ xem xét bố trí một phần vốn chủ yếu đểthực hiện các hạng mục kết cấu hạ tầng như giải phóng mặt bằng, san lắp mặt bằng,hệ thống giao thông, cầu cảng, hệ thống cấp thoát nước, điện lưới,…; đối vớinhững chợ quy mô lớn có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của cả vùng, tỉnhsẽ xem xét bố trí vốn để xây dựng nhà lồng chợ.

b. Vốn đầu tư khác.

Các huyện, thị xã cần chủ động tạo nguồn thu hợppháp theo quy định để xây dựng, nâng cấp, mở rộng các chợ trên địa bàn quản lý theokế hoạch và quy hoạch đã được phê duyệt. Nguồn thu từ chợ (ngoài thuế), cầnđược quản lý chặt chẽ, sau khi chi trả các khoản chi phí quản lý, phần còn lạiđể nâng cấp, mở rộng chợ.

- Đối với vốn kêu gọi đầu tư: Các chủ đầu tư thuộccác thành phần kinh tế đầu tư xây dựng, nâng cấp chợ, được hưởng chính sách ưuđãi đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Các chợ xây dựng mới, chợ nâng cấp mở rộng sẽ thuhút được một số lượng lớn thương nhân tham gia mua bán trong chợ, như vậy nguồnthu từ chợ sẽ tăng, đóng góp đáng kể cho ngân sách, do đó cần nghiên cứu xemxét từng dự án xây dựng chợ, có chính sách cụ thể sử dụng nguồn thu từ hoạt độngchợ trong thời gian nhất định để tạo nguồn vốn trả nợ theo từng dự án.

Vốn để xây dựng siêu thị và trungtâm thương mại trên địa bàn huyện, thị xã sẽ được kêu gọi vốn đầu tư từ cácthành phần kinh tế, kể cả nhà đầu tư nước ngoài.

2. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất,vốn đầu tư xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

- Dự kiến nhu cầu sử dụng đất quyhoạch chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

Đơn vị tính: ha

STT

Diễn giải

Số lượng

Định mức

Nhu cầu đất

I

Chợ các loại

Chợ loại I

5ha/chợ

Chợ loại II

7

3ha/chợ

21

Chợ loại III

41

1ha/chợ

41

II

Trung tâm Thương mại

TT Thương mại TX Trà Vinh

1

10-12ha

20-24

TTTM cấp huyện

9

8-10ha

52-66

III

Siêu thị

Siêu thị hạng I

2ha

Siêu thị hạng II

3

1,5ha

4,5

Siêu thị hạng III

1ha

Tổng cộng

138,5 -156,5

Ghi chú: Toàn tỉnh dự kiến xây dựng 10 siêuthị trong đó có 7 siêu thị nằm trong khu đất của trung tâm thương mại.

- Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư xâydựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

Đơn vị tính: Tỷđồng

STT

Diễn giải

Số lượng

Định mức

Nhu cầu vốn

I/

Thu hồi đất, GP mặt bằng

150.000đ/m2

199,5

II/

Chợ xây dựng mới

49

127,5

Chợ loại I

Chợ loại II

03

5,0

15,0

Chợ loại III

45

2,5

112,5

III/

Cải tạo, nâng cấp

40

55,5

Chợ loại I

02

5 ,0

10,0

Chợ loại II

05

2,5

12,5

Chợ loại III

33

1,0

33,0

IV/

Siêu thị

10

5-10

50-100

V/

Trung tâm Thương mại

10

10-35

128-175

Tổng cộng

560,5 - 657,5

Tổng nhu cầu sử dụng đất của hệthống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại (xây mới) trên địa bàn tỉnh đến2008-2015: 138-156 ha

Dự kiến tổng vốn tối thiểu cầnđầu tư cho hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh là:560,5 – 657,5 tỷ đồng;

3. Các chính sách hỗ trợ (ngoàicác chính sách hiện hành của Nhà nước).

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong việctiếp cận, giao dịch với các cơ quan nhà nước để giải quyết các vấn đề liên quanđến hoạt động kinh doanh, như xin cấp giấy đăng ký kinh doanh ngành hàng, đăngký thuế…

- Hàng năm đơn vị quản lý lập dự án sửa chữa, nângcấp chợ, giúp cho thương nhân vay vốn để đầu tư nâng cấp quầy sạp, mua sắm thiếtbị, phương tiện kinh doanh, tăng quy mô vốn lưu động để mở rộng quy mô kinhdoanh.

- Tổ chức các lớp tập huấn, nghiệp vụ chuyênmôn… cho thương nhân.

4. Các giải pháp về khai tháccơ sở vật chất, tổ chức quản lý chợ.

- Mặt bằng chợ là phương tiện kinh doanh, tạo nênnguồn thu của chợ, do vậy phải được sắp xếp, quy hoạch một cách khoa học.

- Ban quản lý, tổ quản lý, doanh nghiệp kinh doanhchợ phải phân bổ diện tích hợp lý cho từng quầy sạp, gian hàng và tổ chức đấuthầu công khai.

- Kịp thời sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuậtchợ tránh tình trạng chỉ chú ý tận thu mà không quan tâm đến quyền lợi củathương nhân.

- Đối với vấn đề vệ sinh môi trường: Khi xây dựngcác chợ mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp chợ cũ bắt buộc phải xây dựng hệ thốngcống rãnh thoát nước hoàn chỉnh, trang bị các thùng rác công cộng, có nhà vệsinh công cộng, có đội làm vệ sinh, chuyên chở rác thải hàng ngày đến bãi chứarác công cộng.

- Công tác phòng cháy, chữa cháy phải được quan tâmđặc biệt, đầu tư trang bị đủ phương tiện kỹ thuật PCCC, quy định cụ thể vàthường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy PCCC, tập huấn cho tổ PCCC vàthương nhân biết sử dụng các phương tiện, dụng cụ PCCC để ứng cứu kịp thời, bảovệ người, hàng hóa và cơ sở vật chất trong chợ.

- UBND huyện, thị xã xây dựng các cơ chế, chính sáchtheo thẩm quyền, phù hợp với từng loại chợ, đưa công tác quy hoạch, kế hoạch,quản lý chợ đi vào nề nếp, không để xãy ra tình trạng buông lỏng khâu quản lý.

- Đối với những chợ đang trong giai đoạn lập thủtục thành lập, phân loại, các địa phương cần khẩn trương tháo gỡ những vướng mắcđể tạo điều kiện giúp chợ hoạt động ổn định.

- Phát động phong trào bán hàng văn minh, niêm yếtgiá, không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

- Đối với siêu thị, trung tâm thương mại là loạihình thương mại mới nên cần tăng cường kiểm tra, giám sát về xuất xứ, nhãn hiệuhàng hóa, chất lượng sản phẩm.. nhằm khuếch trương, giữ gìn uy tín và khuyếnkhích loại hình thương mại này phát triển.

- Thường xuyên giáo dục nhân viên bán hàng thực hiệntốt nội quy của siêu thị, trung tâm thương mại nhằm đảm bảo quyền lợi của kháchhàng và tăng uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.

5. Giải pháp phát triển đồng bộ giữa hệ thốngchợ và các loại hình thương mại khác

Đối với thị xã, thị trấn, các khu kinh tế trọng điểm,khu công nghiệp … cần có các chợ lớn, hiện đại, kết hợp với mạng lưới siêu thị,các trung tâm thương mại hình thành kênh chủ lực phát luồng hàng hóa đến thịtrường nông thôn và ngược lại là đầu mối tiếp nhận hàng nông, lâm, thủy sản từmọi vùng lân cận để thu mua, sơ chế, đóng gói, bảo quản.

Đối với khu vực nông thôn cần xây dựng các chợ loạiII ở các thị trấn, trung tâm xã, chủ yếu bố trí quầy sạp bán lẻ, đồng thời làđiểm chuyển tiếp hàng công nghệ, vật tư nông nghiệp… của các nhà phân phối tớicác cửa hàng, quầy hàng, các đại lý bán lẻ gần với khu dân cư.

Việc phát triển đồng bộ giữa hệ thống chợ và cácloại hình thương mại khác phải tính tới chức năng, tính ưu việt của từng loại hìnhthương mại, đồng thời tính đến khả năng thay thế, mở rộng của từng loại hìnhthương mại.

Trong quá trình triển khai quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy hoạch ngành cần chú ý điều chỉnh, bổsung và giành quỹ đất cho việc thực hiện quy hoạch phát triển thương mại trongđó các trung tâm thương mại sẽ là tổ hợp các loại hình kinh doanh thươngmại-dịch vụ.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Thời gian

a. Đối với hệ thống chợ

- Giai đoạn năm 2008-2010: Xác định địa điểm, quymô và định vị xong toàn bộ mặt bằng 48 chợ. Xây dựng xong 08 chợ loại II và khoảng20-25 chợ loại III.

- Giai đoạn năm 2011-2015: Xây dựng tiếp 10-20 chợloại III.

- Sau năm 2015: Xây dựng tiếp số chợ còn lại.

b. Đối với siêu thị và trung tâm thương mại

- Xây dựng trung tâm thương mại: Xác định vị trí,lập dự án, mời gọi và tiến hành đầu tư trong giai đoạn từ nay đến 2015: 10trung tâm.

- Xây dựng siêu thị: Xác định vị trí, lập dự án,mời gọi và tiến hành đầu tư trong giai đoạn từ nay đến 2015.

2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

a. Sở Thương mại - Du lịch:

- Là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm phối hợp vớicác sở, ngành có liên quan và địa phương tổ chức lập dự án phát triển chợ trìnhUBND tỉnh xem xét, quyết định; đồng thời chịu trách nhiệm quản lý và thực hiệncác dự án phát triển chợ trên địa bàn tỉnh.

- Công bố kịp thời quy hoạch sau khi được UBND tỉnhphê duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Phối hợp với UBND huyện, thị xã hướng dẫn nhà đầutư lập phương án, kế hoạch theo hình thức đấu thầu kinh doanh, khai thác chợ.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chợcho đội ngũ làm công tác quản lý chợ, nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản lý.

b. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Hướng dẫn UBND huyện, thị xã xây dựng quy hoạch pháttriển và đầu tư xây dựng chợ gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xãhội; cân đối, bố trí vốn xây dựng các chợ do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốnđầu tư theo quy định; xem xét trình UBND tỉnh phê duyệt các chính sách về ưuđãi đối với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng chợ.

c. Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Thương mại-Du lịch hướng dẫn cáccơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh, khai thácchợ theo quy định.

d. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Đề xuất UBND tỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất phục vụ cho yêu cầu xây dựng, phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại,siêu thị. Hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư, khai thác chợ thực hiện theo đúngLuật đất đai và các quy định hiện hành.

e. Công an tỉnh:

- Chỉ đạo và hỗ trợ trong việc đảm bảo an ninh trậttự các khu vực chợ.

- Hướng dẫn, tổ chức thành lập các Tổ phòng cháy,chữa cháy và tập huấn nghiệp vụ trong công tác phòng cháy, chữa cháy đối vớitất cả các chợ trong quá trình đầu tư, khai thác sử dụng theo quy định.

g. UBND huyện, thị xã:

- Chủ động kiểm tra, chỉ đạo các Ban Quản lý chợ,doanh nghiệp thực hiện quản lý, kinh doanh, khai thác chợ do địa phương quản lýtheo đúng quy định.

- Quy hoạch phát triển hệ thống chợ, trung tâm thươngmại, siêu thị gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phù hợpvới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng trên địa bàn.

- Xây dựng phương án, kế hoạch khai thác chợ trênđịa bàn.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại - Du lịch, Xây dựng,Tài nguyên và Môi trường, Giao thông-Vận tải, Công nghiệp, Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy bannhân dân huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan cấp tỉnh có liên quan căn cứ Quyếtđịnh thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH



Trần Khiêu