ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2015/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 10 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ CÁNBỘ, CÔNG CHỨC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtcủa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội;
Căn cứ Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với côngchức;
Căn cứ Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức;
Căn cứ Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng8 năm 2011 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối vớichức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhànước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhànước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sựnghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệmlại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý tổ chứcbộ máy, biên chế và cán bộ, công chức tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngàyký và thay thế Quyết định số 44/2013/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2013 của Ủyban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cánbộ, công chức tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ,Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thịxã, thành phố Huế; Chủ tịch các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu; Chủtịch Hội đồng quản trị các doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước; Chủ tịch cáchội được Nhà nước giao biên chế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu tráchnhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨCTỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2015/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2015của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnhvà đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này áp dụng trong việc phân công, phân cấpvà ủy quyền quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế và quản lý cán bộ, công chứctrên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Đối tượng áp dụng, gồm:
a) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế(sau đây gọi chung là cấp huyện); các cơ quan hành chính nhà nước trực thuộcsở; các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhândân cấp huyện và các sở, ngành; các tổ chức hội; các doanh nghiệp do Nhà nướclàm chủ sở hữu, các doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước trực thuộc tỉnh.
b) Cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhànước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trênđịa bàn tỉnh được Nhà nước quy định là công chức.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý
1. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ,công chức được thực hiện trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý tổ chứcbộ máy, biên chế cán bộ, công chức trong phạm vi toàn tỉnh nhưng có sự phâncông, phân cấp về trách nhiệm, quyền hạn quản lý cho các ngành, các cấp; thườngxuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các công tác được phân công, phân cấpquản lý của các ngành, các cấp.
3. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiệnđầy đủ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu trong công tác quản lý.
4. Việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, phân loạicán bộ, công chức phải căn cứ vào phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Nội dung quản lý
1. Về tổ chức bộ máy, biên chế:
a) Thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổitên các cơ quan chuyên môn và tương đương trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, UBNDcấp huyện; các tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dântỉnh, UBND cấp huyện; các đơn vị, tổ chức hành chính, các đơn vị sự nghiệp trựcthuộc sở và tương đương; các tổ chức hội, các tổ chức phi chính phủ và các doanhnghiệp nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, UBND cấp huyện…
b) Xây dựng kế hoạch biên chế công chức.
2. Về cán bộ, công chức:
a) Tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức; thinâng ngạch.
b) Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễnnhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc, tiền lương, khenthưởng, kỷ luật.
c) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
d) Đánh giá, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức.
Chương II
CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ MÁYVÀ BIÊN CHẾ
Điều 4. Thẩm quyền của Ủy bannhân dân tỉnh
1. Trình đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể đơnvị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Nội vụ thẩm định, trìnhThủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể cáctổ chức, gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhândân cấp huyện; đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các cơ quan chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của UBNDcấp huyện theo quy định của pháp luật).
c) Các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ủy ban nhândân tỉnh theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chiatách, giải thể, đổi tên phòng chuyên môn và tương đương thuộc sở.
4. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn và tương đương; các đơn vị sự nghiệp trựcthuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; các chi cục và tương đương thuộc sở.
Điều 5. Thẩm quyền của Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Quyết định thành lập, kiện toàn, giải thể cáctổ chức tư vấn phối hợp liên ngành cấp tỉnh, gồm: Hội đồng, Ban chỉ đạo, Ban quảnlý dự án, Ban điều hành, Câu lạc bộ...
2. Quyết định xếp hạng các doanh nghiệp do Nhà nướclàm chủ sở hữu; các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định chuyển đổi, sắp xếp và phê duyệt điềulệ tổ chức và hoạt động các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quyđịnh của pháp luật.
4. Quyết định cho phép thành lập; chia, tách; sápnhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội và tổ chức phi chínhphủ theo quy định của pháp luật.
5. Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;chia, tách; sáp nhập; giải thể; chuyển đổi loại hình các cơ sở giáo dục thuộc thẩmquyền quản lý nhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
6. Trình Hội đồng nhân dân tỉnh kế hoạch biên chếcông chức và triển khai thực hiện sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dântỉnh.
7. Quyết định phân bổ biên chế công chức cho cácđơn vị sau khi có nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 6. Nhiệm vụ và thẩmquyền của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thammưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sựnghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Chủ trì trong việc thẩm định đề án thành lập,tổ chức lại, giải thể, đổi tên, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộcsở và tương đương, các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Thẩm định hồ sơ xin phép thành lập; chia, tách;sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội và tổ chức phichính phủ theo quy định của pháp luật, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
4. Thẩm định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn và tương đương; các đơn vị sự nghiệp trựcthuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; các chi cục và tương đương thuộc sở, trình Ủy bannhân dân tỉnh quyết định.
5. Hướng dẫn các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy bannhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch biên chế công chức, biên chế lao động hợpđồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ vềthực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhànước, đơn vị sự nghiệp; xây dựng kế hoạch biên chế công chức trình Ủy ban nhândân tỉnh quyết định và gửi Bộ Nội vụ theo quy định.
6. Quyết định giao chỉ tiêu biên chế công chức chocác đơn vị sau khi có quyết định phân bổ biên chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh.
7. Quyết định giao bổ sung biên chế công chức chocác đơn vị trong tổng biên chế dự phòng sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhphê duyệt.
8. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về tình hìnhquản lý biên chế công chức theo quy định của Bộ Nội vụ.
9. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lýtổ chức bộ máy và biên chế công chức đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệpcông lập trực thuộc.
Điều 7. Nhiệm vụ và thẩmquyền của thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh (gọi chung là Giám đốc sở)
1. Dự thảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấutổ chức của Sở gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
2. Chủ trì, xây dựng đề án thành lập, tổ chức lại,giải thể các phòng, ban chuyên môn thuộc sở, các tổ chức trực thuộc theo quyđịnh của pháp luật gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyếtđịnh.
3. Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy củacác phòng chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (trừ các chi cục và tươngđương thuộc sở) trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương và nhiệm vụ doUBND tỉnh giao.
4. Xây dựng kế hoạch biên chế công chức của cơ quan,đơn vị trực thuộc gửi Sở Nội vụ (trước ngày 20 tháng 6 hàng năm) để thẩm định,tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, báo cáo Bộ Nội vụ (trước ngày 20 tháng 7 hàngnăm).
5. Phân bổ biên chế công chức cho các phòng, banchuyên môn thuộc sở; các tổ chức hành chính nhà nước trực thuộc sở (nếu có); thựchiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ 6 tháng, năm về tình hình quản lý và sửdụng biên chế công chức gửi Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo dõi,chỉ đạo.
Trường hợp cơ quan, đơn vị có thay đổi về tổ chứcbộ máy như: Thành lập, tổ chức lại, giải thể, sáp nhập, chia tách hoặc do điềuchỉnh địa giới đơn vị hành chính hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ được cơquan có thẩm quyền quyết định thì xây dựng đề án điều chỉnh biên chế công chứcgửi Sở Nội vụ tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Nội vụ xin bổsung biên chế.
Điều 8. Thẩm quyền của Ủyban nhân dân cấp huyện
1. Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cácphòng chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trên cơ sở các văn bản hướngdẫn của Trung ương và nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
2. Quyết định thành lập (đối với trường công lập)hoặc cho phép thành lập (đối với trường ngoài công lập); chia, tách; sáp nhập;đình chỉ hoạt động; giải thể cơ sở giáo dục từ cấp trung học cơ sở trở xuống,trung tâm học tập cộng đồng và các cơ sở giáo dục công lập khác (nếu có) thuộcthẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện (bao gồm cả các cơ sở giáo dụccó sự tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài).
3. Ủy ban nhân dân thành phố Huế quyết định thànhlập; sáp nhập; giải thể; các đơn vị sự nghiệp hoạt động dịch vụ trực thuộc, phùhợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; phù hợp với phương án tự chủ, tự chịutrách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tự đảm bảo kinhphí hoạt động theo Quyết định số 11/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướngChính phủ về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong quản lý, phát triển kinhtế - xã hội đối với thành phố Huế (đô thị loại 1) trực thuộc tỉnh Thừa ThiênHuế.
Điều 9. Thẩm quyền của Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Quyết định thành lập, kiện toàn, giải thể cáctổ chức tư vấn phối hợp liên ngành cấp huyện, gồm: Hội đồng, Ban chỉ đạo, Ban quảnlý dự án, Ban điều hành, Câu lạc bộ...
2. Quyết định cho phép thành lập, chia tách, sápnhập, hợp nhất, đổi tên, giải thể và phê duyệt điều lệ hội cấp xã.
3. Xây dựng kế hoạch biên chế công chức của phòng,ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Sở Nội vụ (trước ngày 20 tháng6 hàng năm) để thẩm định, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, báo cáoBộ Nội vụ (trước ngày 20 tháng 7 hàng năm).
4. Phân bổ biên chế công chức cho các phòng, banchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo địnhkỳ 6 tháng, năm về tình hình quản lý và sử dụng biên chế công chức gửi Sở Nộivụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chương III
CÔNG TÁC QUY HOẠCH, BỔNHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Điều 10. Thẩm quyền của Ủyban nhân dân tỉnh
Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý cán bộ lãnhđạo, quản lý giữ các chức danh:
1. Cấp trưởng, cấp phó các đơn vị sự nghiệp trựcthuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (trừ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy vàBan Tổ chức Tỉnh ủy quản lý).
2. Cấp trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp,trung cấp nghề trực thuộc các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấphuyện;
3. Cấp trưởng các ban, chi cục, đơn vị sự nghiệptrực thuộc các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
4. Chủ tịch công ty, kiểm soát viên và các chức danhkhác theo quy định của các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Ủy bannhân dân tỉnh;
5. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quảnlý, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng ban Kiểm soát, Kế toán trưởng Quỹ đầu tưphát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế;
6. Người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốncủa Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước;
7. Chủ tịch, Phó Chủ tịch là biên chế nhà nước củacác hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh (trừ các chức danh thuộc diện Ban Thườngvụ Tỉnh ủy quản lý).
Điều 11. Thẩm quyền của Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Quyết định bổ nhiệm (kể cả cử phụ trách cơ quan,đơn vị), bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức đối với Giám đốc, Phó Giám đốcsở và tương đương (sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy); cấp trưởng cáctrường cao đẳng trực thuộc tỉnh (sau khi có ý kiến của Ban Tổ chức Tỉnh ủy) và cácchức danh quy định tại Khoản 1 đến Khoản 5, Điều 10 của Quy định này.
2. Quyết định cử người làm đại diện chủ sở hữu phầnvốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước.
3. Quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử, bãi nhiệmcác thành viên Ủy ban nhân dân cấp huyện; điều động, đình chỉ công tác Chủtịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Có ý kiến bằng văn bản để Chủ tịch các doanh nghiệpdo Nhà nước làm chủ sở hữu bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Phó Giám đốc (hoặc Phó TổngGiám đốc) và Kế toán trưởng các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu thuộcUBND tỉnh.
Điều 12. Nhiệm vụ và thẩmquyền của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, các cơ quan,tổ chức có liên quan thẩm định và góp ý kiến bằng văn bản vào phương án hoặc đềán quy hoạch cán bộ, công chức của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dâncấp huyện đối với các chức danh lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quảnlý trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thẩm định hồ sơ quy hoạch cán bộ, công chức lãnhđạo, quản lý giữ các chức danh quy định tại Khoản 1 đến Khoản 5, Điều 10 củaQuy định này, trình Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quanthực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với các chức danh thuộc diện BanThường vụ Tỉnh ủy quản lý (có sự tham gia của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ) và các chứcdanh quy định tại Khoản 1 đến Khoản 5, Điều 10 của Quy định này.
4. Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hànhquyết định bổ nhiệm (kể cả cử phụ trách cơ quan, đơn vị) bổ nhiệm lại, cho từchức, miễn nhiệm đối với các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý(sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy); các chức danh của Ban Thường vụTỉnh ủy ủy quyền Ban Tổ chức Tỉnh ủy quản lý (sau khi có ý kiến của Ban Tổ chứcTỉnh ủy) và các chức danh quy định tại Khoản 1 đến Khoản 5, Điều 10 của Quyđịnh này.
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác bổnhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức đối với các chức danh được Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh phân cấp cho Giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan tương đươngsở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Điều 13. Nhiệm vụ và thẩmquyền của Giám đốc sở
1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ, công chứclãnh đạo, quản lý thuộc quyền quản lý theo đúng quy trình hướng dẫn của Ban Tổchức Trung ương và Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
2. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm,cho từ chức đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quảnlý (trừ các chức danh quy định tại Điều 10 của Quy định này). Riêng việc bổnhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm Chánh Thanh tra sở thựchiện theo quy định của Luật Thanh tra.
Điều 14. Thẩm quyền của Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ, công chứclãnh đạo, quản lý thuộc quyền quản lý theo đúng quy trình hướng dẫn của Ban Tổchức Trung ương và Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
2. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm,từ chức đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý.Riêng việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm Chánh Thanhtra cấp huyện thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra.
Chương IV
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG, SỬDỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 15. Thẩm quyền của Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Phê duyệt kế hoạch tuyển dụng công chức; kế hoạchthi nâng ngạch từ nhân viên lên cán sự và tương đương; từ nhân viên, cán sự vàtương đương lên chuyên viên và tương đương; công nhận kết quả tuyển dụng côngchức, kết quả thi nâng ngạch theo đề nghị của Hội đồng tuyển dụng và Hội đồngthi nâng ngạch.
2. Quyết định cử cán bộ, công chức tham dự kỳ thinâng ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên; quyết định bổ nhiệm ngạchthanh tra viên, thanh tra viên chính.
3. Quyết định chuyển ngạch, nâng bậc lương thườngxuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đốivới cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủyban nhân dân tỉnh quản lý.
4. Quyết định tiếp nhận, điều động, biệt phái, luânchuyển, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụTỉnh ủy quản lý.
5. Quyết định tiếp nhận, điều động, biệt phái, luânchuyển, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức thuộc diện Ủy ban nhândân tỉnh quản lý sau khi có văn bản đồng ý của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dântỉnh.
6. Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật đối với cánbộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 16. Nhiệm vụ và thẩmquyền của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh banhành quyết định điều động, tiếp nhận, biệt phái, luân chuyển, nghỉ hưu, thôiviệc đối với các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dântỉnh quản lý.
2. Thẩm định hồ sơ, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnhquyết định chuyển ngạch, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thờihạn, hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức thuộc diện Ủyban nhân dân tỉnh quản lý.
3. Thẩm định hồ sơ, lập danh sách báo cáo Ban Cánsự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét có ý kiến việcnâng lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, hưởng phụ cấp thâm niênvượt khung đối với cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
4. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức trình Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Tổ chức tuyển dụng công chức vào làm việctại các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện. Quyết định tuyển dụng công chứcsau khi có quyết định công nhận kết quả tuyển dụng công chức của Chủ tịch Ủyban nhân dân tỉnh; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức việc tuyển dụngcông chức cấp xã.
5. Xây dựng kế hoạch thi nâng ngạch từ nhân viênlên cán sự và tương đương; từ nhân viên, cán sự và tương đương lên chuyên viên vàtương đương, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Tổ chức thi nâng ngạchtừ nhân viên lên cán sự và tương đương; từ nhân viên, cán sự và tương đương lênchuyên viên và tương đương theo quy định của pháp luật.
6. Quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức và xếplương cho người đạt yêu cầu trong thời gian tập sự.
7. Quyết định bổ nhiệm ngạch công chức đối với côngchức đạt yêu cầu trong kỳ thi nâng ngạch từ ngạch chuyên viên chính và tươngđương trở xuống (trừ những đối tượng thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhândân tỉnh quản lý).
8. Quyết định chuyển ngạch, nâng bậc lương thườngxuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đốivới công chức và ủy viên thường trực HĐND cấp huyện (trừ những đối tượng thuộcBan Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý).
9. Điều động cán bộ, công chức trừ những đối tượngthuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh quảnlý và thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp cấp huyện:
a) Quyết định điều động công chức giữa các cơ quanhành chính cấp tỉnh; giữa các cơ quan hành chính cấp tỉnh và cấp huyện; giữacác cơ quan hành chính cấp tỉnh và cấp xã; giữa các cơ quan hành chính cấp huyệnvà cấp xã.
b) Quyết định điều động công chức chuyển sang viênchức và ngược lại.
c) Quyết định xét chuyển cán bộ, công chức cấp xãthành công chức cấp huyện, cấp tỉnh.
d) Quyết định điều động công chức ở cơ quan hànhchính cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ, công chức cấp xã đến nhận công tác tại cáccơ quan thuộc khối Đảng, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện sau khi có văn bản thỏa thuậncủa Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
đ) Quyết định điều động công chức các cơ quan hànhchính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đến nhận công tác tại các tỉnh khác, riêngđối với công chức có học vị thạc sỹ, tiến sỹ thì phải có ý kiến của UBND tỉnh.
e) Có văn bản thỏa thuận để Ban Tổ chức Tỉnh ủy điềuđộng công chức ở khối Đảng, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đến nhận côngtác tại cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
10. Quyết định tiếp nhận cán bộ quản lý doanh nghiệpnhà nước, công chức trong cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhândân về công tác tại các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
11. Quyết định tiếp nhận công chức, viên chức; cánbộ, công chức cấp xã ở các tỉnh khác về công tác tại cơ quan hành chính cấp huyện,cấp tỉnh.
12. Quyết định cho công chức thôi việc ngoài cácchức danh thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
13. Thống kê, tổng hợp báo cáo số lượng, chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức theo quy định của Bộ Nội vụ.
14. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy địnhvề quản lý cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện.
15. Thẩm định hồ sơ theo đề nghị của Ủy ban nhândân cấp huyện về việc phê chuẩn kết quả bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viênỦy ban nhân dân cấp huyện, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyếtđịnh.
16. Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hủy bỏcác quyết định trái với quy định của pháp luật của các đơn vị về công tác tuyểndụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức.
Điều 17. Nhiệm vụ và thẩmquyền của Giám đốc sở
1. Đăng ký nhu cầu tuyển dụng công chức gửi Sở Nộivụ tổng hợp, lập kế hoạch tuyển dụng công chức.
2. Đề nghị Sở Nội vụ quyết định bổ nhiệm vào ngạchvà xếp lương cho người đạt yêu cầu trong thời gian tập sự.
Trường hợp người tập sự không hoàn thành nhiệm vụhoặc bị kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự thì đề nghị Giámđốc Sở Nội vụ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng.
3. Lập danh sách, hồ sơ cán bộ, công chức đủ điềukiện chuyển ngạch, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn,hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đề nghị Sở Nội vụ quyết định hoặc trình Ủyban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét, quyết định đối với các chức danh thuộcthẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Đề nghị Sở Nội vụ quyết định điều động, tiếp nhận,cho thôi việc công chức theo quy định tại Khoản 10, 11, 12, 16 Điều 16.
5. Quyết định điều động công chức giữa các cơ quanhành chính thuộc thẩm quyền quản lý.
6. Thống kê, báo cáo số lượng và chất lượng cán bộ,công chức thuộc phạm vi quản lý gửi về Sở Nội vụ định kỳ 6 tháng, năm.
7. Tổ chức việc nhận xét, đánh giá cán bộ, công chứchàng năm theo quy định; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật cán bộ, côngchức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theoquy định.
8. Thực hiện việc lập hồ sơ và lưu giữ hồ sơ cá nhâncủa cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý.
9. Giải quyết chính sách nghỉ hưu đối với cán bộ,công chức thuộc thẩm quyền quản lý và báo cáo về Sở Nội vụ theo dõi.
10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ,công chức thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 18. Thẩm quyền của Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Đăng ký nhu cầu tuyển dụng công chức gửi Sở Nộivụ tổng hợp lập kế hoạch tuyển dụng công chức.
2. Đề nghị Sở Nội vụ quyết định bổ nhiệm vào ngạchvà xếp lương cho người đạt yêu cầu trong thời gian tập sự.
Trường hợp người tập sự không hoàn thành nhiệm vụhoặc bị kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự thì Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp huyện đề nghị Giám đốc Sở Nội vụ ra quyết định hủy bỏ quyết địnhtuyển dụng.
3. Tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã theo quy địnhcủa pháp luật.
4. Lập danh sách, hồ sơ cán bộ, công chức đủ điềukiện chuyển ngạch, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn,hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đề nghị Sở Nội vụ quyết định hoặc trình Ủyban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét quyết định đối với các chức danh thuộcthẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Quyết định điều động công chức giữa các cơ quanhành chính thuộc thẩm quyền quản lý.
6. Đề nghị Sở Nội vụ quyết định điều động, tiếp nhận,cho thôi việc công chức theo quy định tại Khoản 10, 11, 12, 16 Điều 16.
7. Lập hồ sơ đề nghị phê chuẩn kết quả bầu cử, miễnnhiệm, bãi nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét, quyết định.
8. Thống kê, báo cáo số lượng và chất lượng cán bộ,công chức thuộc phạm vi quản lý gửi về Sở Nội vụ định kỳ 6 tháng, năm.
9. Tổ chức việc nhận xét, đánh giá cán bộ, công chứchàng năm theo quy định; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật cán bộ, côngchức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theoquy định.
10. Thực hiện việc lập hồ sơ và lưu giữ hồ sơ cánhân của cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý.
11. Giải quyết chính sách nghỉ hưu đối với cán bộ,công chức thuộc thẩm quyền quản lý và báo cáo về Sở Nội vụ theo dõi.
12. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ,công chức thuộc thẩm quyền quản lý.
Chương V
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒIDƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 19. Thẩm quyền của Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức hàng năm và từng giai đoạn.
2. Căn cứ thông báo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đểquyết định cử cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Tỉnhủy đi bồi dưỡng và đào tạo đại học, sau đại học.
3. Quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức khốinhà nước không thuộc diện các chức danh do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; đồngthời, thuộc thẩm quyền của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh quản lý đi đào tạo đạihọc, sau đại học;
4. Quyết định cử cán bộ, công chức thuộc thẩm quyềnquản lý đi đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, học tập ở nước ngoài.
5. Quyết định cử cán bộ, công chức thuộc thuộc thẩmquyền quản lý tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trong kếhoạch hoặc đề án đào tạo, bồi dưỡng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Cử cán bộ, công chức tham dự kỳ thi chuyên viênchính và tương đương, chuyên viên cao cấp và tương đương.
Điều 20. Nhiệm vụ và thẩmquyền của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm và từng giai đoạn.
2. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng sau khi được phê duyệt.
3. Thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhquyết định việc cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng đối với các chức danhquy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 19.
Điều 21. Nhiệm vụ và thẩmquyền của Giám đốc sở và tương đương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý thông qua Sở Nộivụ tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Tổ chức triển khai, hướng dẫn và chỉ đạo thựchiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sau khi được phê duyệt; chịu trách nhiệm trướcỦy ban nhân dân tỉnh về chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng hằng năm đã được phê duyệt.
3. Tổng hợp danh sách đề nghị Sở Nội vụ thẩm địnhđể trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy hoặc Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh quyếtđịnh việc cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng đối với các chức danh quyđịnh tại Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 19.
4. Cử cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lýđi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ ở các cơ sở trongtỉnh, ngoài tỉnh; đi đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ ở trong nước; đi bồidưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên.
5. Cho phép cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quảnlý tự học tập, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phùhợp với công việc đang đảm nhiệm, nếu xét thấy hợp lý về thời gian và công việc.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm triển khai và có văn bảnhướng dẫn các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân thành phố Huế, thị xãHương Trà, thị xã Hương Thủy và các huyện tổ chức thực hiện Quy định này.
Điều 23. Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhândân thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và các huyện chịu tráchnhiệm tổ chức thực hiện đúng nội dung theo Quy định này.
Điều 24. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, Thủtrưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế, thịxã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và các huyện phản ánh kịp thời về Ủy ban nhândân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.