ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2013/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬAĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊABÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐƯỢC BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 40/2010/QĐ-UBND NGÀY24/8/2010 CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhândân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứPháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụngvũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
Căn cứ Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ Quy định trìnhtự thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếpnhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêuhủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
Căn cứNghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệunổ công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghịđịnh số39/2009/NĐ-CP ngay 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ côngnghiệp;
Căn cứ Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công Thương vềviệc quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệunổ côngnghiệp;
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ Công Thương về việcsửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết mộtsố điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ côngnghiệp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trìnhsố 4413/TTr-SCT ngày 24 tháng 10 năm 2013 về việcban hành Quyết định sửađổi, bổ sung Quy chếquản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 40/2010/QĐ-UBND ngày 24/8/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Báo cáo thẩm định số 1295/STP-VBPQ ngày 07/6/2013 và Báo cáo thẩm địnhsố 2602/STP-VBPQ ngày 21/10/2013 của Sở Tư pháp HàNội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửađổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý vật liệu nổcông nghiệp trên địa bàn thành phốHà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số40/2010/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2010 của UBND thành phố Hà Nội.
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quy chế như sau:
“Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
Những nội dung khác có liên quan đếnquản lý vật liệu nổ công nghiệp (sau đây viết tắt là VLNCN)không được quy định trong Quy chế này thì áp dụng quy địnhcủa Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chínhphủ vềvật liệu nổ công nghiệp, Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ -CPngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp,Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủQuy định trình tự, thủ tục,thẩm quyền và kinh phí phục vụviệc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một sốđiều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp, Thông tư số 26/2012/TT-BC T ngày 21/9/2012 của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều Thông tư 23/2009/TT-BCT ngày11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ côngnghiệp.”
2. Sửa đổi, bổsung Điều 2 của Quy chế như sau:
“Điều 2. Nguyên tắc quản lý hoạtđộng vật liệu nổ công nghiệp
Ngoài những nguyên tắc quản lý hoạtđộng VLNCN nói chung đã được quy định trong Nghị định số39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ, Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày22/6/2012 của Chính phủ, Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chínhphủ, hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phố còn được quản lý theo các nguyên tắc cơ bản dưới đây:
1. Đảm bảo tính thống nhất, tậptrung, không hình thức, chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến hiệu quảcông tác quản lý hoạt động VLNCN.
2. Tuân thủ nghiêm các quy định củapháp luật; bảo đảm an toàn tuyệt đối trong mọi trường hợp;phát huy hiệu quả của hoạt động VLNCN vì mục đích pháttriển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ Thủ đô.
3. Đảm bảo sựphối hợp đồng bộ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từngngành, từng cấp; đề cao trách nhiệmcủa cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.”
3. Sửa đổi, bổsung Điều 7 của Quy chế như sau:
“Điều 7. Kinh doanh vật liệu nổcông nghiệp
Ngoài điều kiện, quyền và nghĩa vụđược quy định tại Điều 19, 20 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ, Điều 1Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 và Điều 4, 5 Thông tư số23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định số 26/2012/N Đ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ, khoản3 Điều 1 Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sungmột số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 củaBộ trưởng Bô Công thương, tổ chức kinh doanh VLNCN trên địa bàn Thành phố còn phải:
1. Đảm bảo cácđiều kiện về cơ sở vật chất - kỹthuật; trình độ chuyên môn nghiệp vụ; điều kiện sức khỏe; điều kiện bảo vệ môi trường; phòng chốngcháy nổ và điều kiện an toàn theo quyđịnh của pháp luật.
2. Căn cứ giấy phép sử dụng VLNCN củacơ quan có thẩm quyền cấp để có kế hoạch cung cấpđảm bảo về số lượng, chủng loại và chất lượng VLNCN.
3. Không được từ chối việc mua lạiVLNCN dư thừa của các tổ chức đã mua VLNCN của đơn vị mìnhmà không có lý do chính đáng. Đối với vật liệu nổ đã quáhạn sử dụng các đơn vị thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2012/N Đ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ Quy định về trình tự, thủ tục, thẩmquyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phânloại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũkhí, vật liệu nổ và công cụ hỗtrợ.
4. Không đượcbán các loại thuốc nổ và phụ kiện nổ trái với danh mụcVLNCN Việt Nam quy định.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 (phần đầuvà khoản 1) của Quy chế như sau:
“Điều 12. Quản lý sử dụng vật liệunổ công nghiệp
Ngoài điều kiện,quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 21, 22 Nghị định số 39/ 2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009của Chính phủ và Điều 9 Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ côngnghiệp, Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổsung một số điều Thôngtư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày05/4/2012 của Chính phủ, tổ chức sử dụng VLNCN vào mục đích sản xuất, dịch vụ nổ mìn, đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học và thử nghiệm trên địa bàn Thành phố còn phải:
1. Có giấy phépsử dụng VLNCN do cơ quan có thẩm quyền cấp (Hồ sơ xin cấp giấy phép thực hiện theo quy định tại Điều 9, Thôngtư số 23/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương, khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 củaBộ Công Thương).”
5. Sửa đổi bổsung Điều 21, Trách nhiệm của Công an Thành phố như sau:
"Điều 21 a: Trách nhiệm của Công an Thành phố
1. Tiếp nhận hồsơ và xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự cho các tổchức có yêu cầu sử dụng VLNCN trên địa bàn Thành phố trước khi cấp có thẩmquyền cấp phép;
2. Hướng dẫn thựchiện các quy định về an ninh trật tự và nghiệp vụ bảo vệ an ninh trật tự cholực lượng bảo vệ đối với các tổ chức có tham gia hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phố;
3. Kiểm tra việc thực hiện các quyđịnh về an ninh trật tự đối với các tổ chức có hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phố, xử lý các vi phạm theo quyđịnh của pháp luật;
4. Tiếp nhận hồ sơ, xem xét cấp giấyphép vận chuyển VLNCN và tiền chất thuốc nổ cho các tổ chức có giấy phép hoạt động VLNCN trên địa bàn thành phố;
5. Tiếp nhận đề nghị, kiểm tra thực tế kho chứa VLNCN của các đơn vị sử dụng để xác nhận vào giấy đăng ký tiếp nhận VLNCN cho các cơquan tổ chức đóng trên địa bàn;
6. Tham gia đoàn liên ngành kiểm trađịnh kỳ, đột xuất các tổ chức có hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phố khi được yêu cầu.
Điều 21 b. Trách nhiệm của Sở Cảnh sát Phòng cháy& Chữa cháy Thành phố
1. Tiếp nhận hồ sơ và xem xét cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy cho các tổ chức sử dụng VLNCN trên địa bàn thành phố trước khi cấp có thẩm quyền cấp phép;
2. Hướng dẫnthực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy đối với các tổ chứctham gia hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phố;
3. Kiểm tra việc thực hiện các quyđịnh về công tác phòng cháy và chữa cháy của các tổ chứctham gia hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phố và xử lývi phạm về quản lý, hoạt động VLNCN theo quy định của Chính phủ và Bộ Công an;
4. Tham gia và cóý kiến thẩm định về lĩnh vực an toàn phòng chống cháy nổ cho hồ sơ thiết kế cơ sở công trình khochứa VLNCN của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phố;
5. Tham gia đoànliên ngành kiểm tra định kỳ, đột xuất các tổ chức có hoạtđộng VLNCN trên địa bàn Thành phố khi được yêu cầu."
Điều 2. Quyếtđịnh này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. ChánhVăn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở Công Thương, Sở Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tư lệnh Thủ đô; Công an thành phố Hà Nội; Chủ tịch UBND các Quận, Huyện, Thị xã, các tổ chức cá nhân có liên quanchịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:- Như Điều 3; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |