BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 959/QĐ-BHXH | HàNội, ngày 09 tháng 09 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
BANHÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP;QUẢN LÝ SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI, THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/ 2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008;Luật số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng6 năm 2014 sửađổi, bổ sung một số điều củaLuật Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 05/2014/NĐ-CP ngày 17tháng 01 năm 2014 củaChính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa Bảohiểmxã hội Việt Nam;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Thu, TrưởngBan Sổ - Thẻ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểmy tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2015, thay thế Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 10 năm 2011 ban hành Quy định về quản lý thu bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. Bãi bỏ Điều 1 Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10 tháng 10 năm 2014 sửa đổi một số nội dung tại các quyết định ban hành quy định quản lýthu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Các văn bản quy định do Bảo hiểm xã hộiViệt Nam ban hành trước đây trái với Quyết định này đều hết hiệu lực.
Điều 3. TrưởngBan Thu, Trưởng Ban Sổ - Thẻ, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộcBảo hiểm xã hội Việt Nam; Giám đốc bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:- Như Điều 3; | TỔNG GIÁM ĐỐC |
QUY ĐỊNH
QUẢNLÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP; QUẢN LÝ SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI, THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hộiViệt Nam)
Chương I: QUYĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Văn bản này quy định, hướng dẫn về hồsơ, quy trình nghiệp vụ, quyền và trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, đơn vị và tổchức bảo hiểm xã hội trong thực hiện thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểmthất nghiệp; cấp, ghi, quản lý và sử dụngsổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
2. Quy định thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểmy tế, bảo hiểm thất nghiệp; cấp, ghi, quản lý và sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, thẻbảo hiểm y tế trong lực lượng vũ trang do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định phù hợp vớiđặc thù của từng Bộ và đồngbộ với các quy định tại Văn bản này để thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thống nhất trong toàn quốc.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Văn bản này, các từ ngữ dưới đâyđược hiểu như sau:
- BHXH: là viết tắt của từ “bảo hiểm xã hội”.
- BHTN: là viết tắt của từ “bảo hiểm thất nghiệp”.
- BHYT: là viết tắt của từ “bảo hiểm y tế”.
- UBND: là viết tắt của từ “Ủy ban nhândân”.
- “Thông tư số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ” làviết tắt của Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 củaLiên Bộ Y tế, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện BHYT.
- Đơn vị: gọi chung cho cơ quan, đơn vị, doanhnghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc,BHYT, BHTN.
- Người tham gia: gọi chung cho người lao độngtham gia BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT; người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT; trừtrường hợp nêu cụ thể.
- Cơ quan quản lý đối tượng: là cơ quan có thẩmquyền xác định và phê duyệt danh sách người tham gia như người thuộc hộ giađình nghèo, thương binh,người có công với cách mạng, thân nhân ngườicó công với cách mạng, người thuộc diện hưởng bảo trợ xã hội hàng tháng, cựuchiến binh, trẻ em ... trên cơ sở phân cấp của UBND cấp tỉnh.
- Đại lý thu: là viết tắt của từ “đại lý thuBHXH, BHYT”.
- KH-TC: là viết tắt của từ“Kế hoạch - Tàichính”.
- BHXH tỉnh: là tên chung cho Bảo hiểm xã hội tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương.
- BHXH huyện: là tên chung cho Bảo hiểm xã hộiquận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- HĐLĐ: viết tắt của “hợp đồng lao động”.
- HĐLV: viết tắt của “hợp đồng làm việc”.
- Bộ phận một cửa: là tên gọi chung cho bộ phậnmột cửa của BHXH huyện hoặc bộ phận một cửa thuộc Phòng Tiếp nhận và Trả kết quảthủ tục hành chính của BHXH tỉnh.
- Bản sao: là bản chụp từ bản chính hoặc bảnđánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT,BHTN khi nộp “bản sao” theo quy địnhtại Văn bản này phải kèm theo bản chính để cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu vàtrả lại cho đơn vị, người tham gia.
- Bản chính: là những giấy tờ, văn bản do cơquan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; nhữnggiấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chứccó thẩm quyền.
- Văn bản chứng thực: là giấy tờ, văn bản, hợpđồng, giao dịch đã được chứng thực theo quy định của pháp luật.
- Sổ BHXH: gồm Bìa sổ và các trang tờ rời, đượccấp đối với từng người tham gia BHXH, để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độBHXH và là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định của Luật BHXH.
- Nợ BHXH, BHYT, BHTN: là tiền phảiđóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động theo đăng ký của đơn vị nhưng đơnvị chưa đóng cho cơ quan BHXH. Tiền nợ bao gồm cả tiền Iãi chậm đóngtheo quy định của pháp luật nhưng đơn vị chưa đóng.
- Hoàn trả: là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiềnđược xác định không phải tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch vớicơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH.
- Xác nhận sổ BHXH: là ghi quá trình đóng BHXH, BHTN trên sổ BHXH của ngườitham gia đang đóng BHXH, BHTN.
- Chốt sổ BHXH: là ghi quá trình đóng BHXH,BHTN trên sổ BHXH của người tham gia dừng đóng BHXH tại một đơn vị.
- Các Chương, Mục, Điều, Khoản, Điểm, Tiết và Mẫu biểu dẫnchiếu trong Văn bản này mà không ghi rõ nguồn thì được hiểu là của Văn bản này.
- Tên Tổ nghiệp vụ của BHXH huyện tại Văn bản này làtên Tổ nghiệp vụ hoặc để chỉ phần chức năng, nhiệm vụ của TổNghiệp vụ gộpnhiều chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 99/QĐ-BHXH ngày 28/01/2015 của BHXH Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương.
Điều 3. Phâncấp quản lý
1. Thu BHXH, BHYT, BHTN
1.1. BHXHhuyện:
a) Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN của đơnvị đóng trụ sở trên địa bàn huyệntheo phân cấp của BHXH tỉnh.
b) Giải quyết các trường hợp truy thu,hoàn trả BHXH, BHYT,BHTN; tạm dừng đóng vào quỹhưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN do BHXH huyệntrực tiếp thu.
c) Thu BHXH tự nguyện; thu BHYT đối với hộgia đình, người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.
d) Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, BHXH tựnguyện của ngân sách theo phân cấp quản lý ngân sách.
đ) Ghi thu tiền đóng BHYT của đối tượngdo quỹ BHXH, quỹ BHTN đảm bảo theophân cấp của BHXH tỉnh.
1.2. BHXH tỉnh:
a) Thu BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vịchưa phân cấp cho BHXHhuyện.
b) Giải quyết các trường hợp truy thu,hoàn trả BHXH, BHYT, BHTN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị,người tham gia BHXH, BHYT, BHTN do BHXH tỉnh trực tiếp thu.
c) Thu BHYT của đối tượng do ngân sách tỉnhđóng; ghi thu tiền đóng BHYT do quỹBHXH, quỹ BHTN đảm bảo.
d) Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mứcđóng BHXH tự nguyện của ngân sách.
1.3. BHXH Việt Nam:
a) Thu tiền của ngân sách Trung ươngđóng, hỗ trợ mức đóng BHYT,BHXH tự nguyện, tiền hỗ trợ quỹ BHTN.
b) Thu tiền của ngân sách Trung ương đóngBHXH cho người có thời giancông tác trước năm 1995.
2. Cấp, ghi và xác nhận trên sổ BHXH
2.1. BHXH huyện:
a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận,chốt sổ BHXH và ghi thời gianđóng BHTN đã được hưởng trợ cấp thất nghiệpcho người tham gia BHXH tạiđơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu, người đã hưởngBHXH hoặc đang bảo lưuthời gian đóng BHXH, BHTN.
b) Chuyển BHXH tỉnh: Hồ sơ đề nghịcộng nối thời gian không phải đóngBHXH; điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặngnhọc, độc hại, nguy hiểm hoặcđặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thờigian trước ngày 01/01/1995.
2.2. BHXH tỉnh:
a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận, chốt sổBHXH cho người thamgia BHXH tại đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu, người đã hưởng BHXHhoặcđangbảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN.
b) Thẩm định hồ sơ đề nghị cộng nối thờigian không phải đóng BHXH;điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm hoặc đặcbiệtnặngnhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian trước ngày 01/01/1995.
3. Cấp thẻ BHYT
3.1. BHXH huyện:
Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho ngườitham gia BHYT do BHXH huyệnthu, các trường hợp BHXH tỉnh ủy quyền cho BHXH huyện cấp thẻBHYT; cấplại,đổi thẻ BHYT cáctrường hợp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại huyện.
3.2. BHXH tỉnh:
Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham giaBHYT tại các đơn vịdo BHXH tỉnh trực tiếp thu và người hưởng trợ cấp thất nghiệptrong tỉnh.
Chương II
ĐỐITƯỢNG, MỨC ĐÓNG VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG
Mục 1: BẢO HIỂM XÃ HỘIBẮT BUỘC
Điều 4. Đối tượngtham gia
1. Người lao động là công dân Việt Namthuộc đối tượng tham gia BHXHbắt buộc, bao gồm:
1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xácđịnh thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việcnhất định có thời hạn từ đủ 03 thángđến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theopháp luật của người dưới15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từđủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018);
1.3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quyđịnh của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
1.4. Công nhân quốc phòng, công nhân côngan, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu (trường hợp BHXH Bộ Quốcphòng, BHXH Công an nhândân bàn giao cho BHXH các tỉnh);
1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quảnlý điều hành hợp tác xã có hưởng tiềnlương;
1.6. Người hoạt động không chuyên trách ởxã, phường, thị trấn tham giaBHXH bắt buộc vào quỹhưu trí và tử tuất (thực hiện từ 01/01/2016);
1.7. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợpđồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợpđồng;
1.8. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phuquân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản4 Điều 123 Luật BHXH .
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việctại Việt Nam có giấy phép lao độnghoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền củaViệt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018).
3. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắtbuộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghềnghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chứcnước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộkinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụnglao động theo HĐLĐ.
Điều 5. Mức đóng vàtrách nhiệm đóng
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của ngườilao động
1.1. Người lao động quy định tại Điểm 1.1,1.2, 1.3,1.4,1.5, Khoản 1 Điều4, hằngtháng đóng bằng 8% mức liền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
1.2. Người lao động quy định tại Điểm1.6 Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí vàtử tuất.
1.3. Người lao động quy định tại Điểm 1.7 Khoản1 Điều4.
Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí vàtử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đilàm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộchoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.
1.4. Người lao động quy định tại Điểm 1.8 Khoản1, Khoản 2 Điều 4:
Thực hiện theo Văn bản quy định củaChính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
1.5. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều4 còn thiếu tối đa không quá 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấptuất hằng tháng: mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộccủa người lao động trước khi nghỉ việc (hoặc chết) vào quỹ hưu trí và tử tuất(thực hiện đến 31/12/2015; từ 01/01/2016, thực hiện theo Văn bản quy định củaChính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam).
2. Mức đóng và trách nhiệm đóng của đơn vị
2.1. Đơn vị hằng tháng đóng trênquỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2,1.3, 1.4, 1.5 Khoản 1 Điều 4 như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp;
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2.2. Đơn vị hằng tháng đóng 14% mứclương cơ sởvào quỹ hưu trí và tử tuất cho ngườilao động quy định tại Điểm1.6 Khoản 1 Điều 4.
Điều 6. Tiền Iươngtháng đóng BHXH bắt buộc
1. Tiền lương do Nhà nước quy định
1.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiệnchế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộclà tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ,phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương nàytính trên mức lương cơ sở.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộcquy định tại Điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định củapháp luật về tiền lương.
1.2. Người lao động quy định tại Điểm 1.6, Khoản1 Điều 4 thì tiền lươngtháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.
2. Tiền lương do đơn vị quyết định
2.1. Người lao động thực hiện chế độ tiềnlương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương ghitrong HĐLĐ.
Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóngBHXH là mức lương và phụ cấplương theo quy định của pháp luật lao động.
Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lươngtháng đóng BHXH là mức lương,phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theoquy định của pháp luật lao động.
2.2. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộcquy định tại Khoản nàykhông thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểmđóng.
Người lao động đã qua học nghề(kể cả lao động do doanh nghiệp dạynghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phảicao hơn ít nhất 7% so với mứclương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặngnhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặcbiệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộngthêm 5%.
3. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộcquy định tại Điềunày màcaohơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộcbằng 20 thánglương cơ sở.
Điều 7. Phương thứcđóng
1. Đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuốicùng của tháng, đơn vị trích tiềnđóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng củanhững người lao động thamgia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiềnlương tháng đóng BHXH bắt buộc củatừng người lao động theo mức quy định, chuyểncùng một lúc vào tài khoảnchuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hànghoặc Kho bạc Nhà nước.
2. Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần
Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộkinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạtđộng trong lĩnh vực nông nghiệp,lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lươngtheo sản phẩm,theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6tháng một lần.Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹBHXH.
3. Đóng theo địa bàn
3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnhnào thì đăng ký tham gia đóngBHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơquan BHXH tỉnh.
3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tạiđịa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh chochi nhánh.
4. Đối với người lao động quy định tại Điểm1.7 Khoản 1 Điều 4, phươngthức đóng là 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lầnhoặc đóng trước một lần theo thờihạn ghi tronghợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trựctiếp cho cơ quan BHXH trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóngqua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nướcngoài.
4.1. Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổchức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổchức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho người lao động và đăng ký phương thức đóng chocơ quan BHXH.
4.2. Trường hợp người lao động đượcgia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiệnđóng BHXH theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơquan BHXH sau khi về nước.
5. Đối với người lao động quy định tại Điểm 1.8Khoản 1 Điều 4.
Thực hiện theo Văn bản quy định củaChính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
6. Đối với trường hợp đóng chothời gian còn thiếu không quá 6 tháng quy định tại Điểm 1.5 Khoản 1 Điều 5.
6.1. Người lao động đóng một lần cho sốtháng còn thiếu thông qua đơn vị trước khi nghỉ việc.
6.2. Thân nhân của người lao động chết đóng một lần cho sốtháng còn thiếu cho cơ quan BHXH huyện.
Mục 2: BẢO HIỂM XÃ HỘITỰ NGUYỆN
Điều 8. Đối tượngtham gia
Người tham gia BHXH tự nguyện là côngdân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Điều 9. Mức đóng
1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mứcthu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
2. Mức thu nhập tháng do người tham giaBHXH tự nguyện lựachọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theoquy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thờiđiểm đóng.
Điều 10. Phương thứcđóng
1. Người tham gia BHXH tự nguyện được chọnmột trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
1.1. Đóng hằng tháng;
1.2. Đóng 3 tháng một lần;
1.3. Đóng 6 tháng một lần;
1.4. Đóng 12 tháng một lần;
1.5. Đóng một lần cho nhiều năm về sau theoquy định của Chính phủ;
1.6. Đóng một lần cho những năm còn thiếutheo quy định của Chính phủ.
2. Mức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12tháng một lần được xác định bằng mức đóng hằng tháng theo quy định tại Điều 9nhân với 3 đối với phương thức đóng 3 tháng; nhân với 6 đối với phương thứcđóng 6 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
3. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyệnđã đóng theo phương thức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặcđóng một lần cho nhiều năm về sau mà trong thời gian đó Chính phủ điều chỉnh mứcchuẩn hộ nghèo củakhu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.
4. Người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theophương thức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng mộtlần cho nhiều năm về sau mà trong thời gian đó thuộc một trong các trườnghợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:
4.1. Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc;
4.2. Hưởng BHXH một lần;
4.3. Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.
5. Người tham gia BHXH tự nguyện đượcthay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyệnsau khi thực hiệnxong phương thức đóng đã chọn trước đó.
Điều 11. Thời điểmđóng
Thực hiện theo Văn bản quy định củaChính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
Điều 12. Hỗ trợ tiềnđóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện
Thực hiện theo Văn bản quy địnhcủa Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
Mục 3: BẢO HIỂM THẤTNGHIỆP
Điều 13. Đối tượng tham gia
1. Người lao động
1.1. Người lao động tham gia BHTN khi làm việctheo HĐLĐ hoặc HĐLVnhư sau:
a) HĐLĐ hoặc HĐLV không xác định thời hạn;
b) HĐLĐ hoặc HĐLV xác định thời hạn;
c) HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việcnhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
1.2. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mấtsức lao động hàng tháng; người giúp việc gia đình có giao kết HĐLĐ với đơn vịquy định tại Khoản 2 Điều này không thuộc đốitượng tham gia BHTN.
2. Đơn vị tham gia BHTN
Đơn vị tham gia BHTN là những đơn vị quy định tạiKhoản 3 Điều 4.
Điều 14. Mức đóng vàtrách nhiệm đóng
Mức đóng và trách nhiệm đóng BHTN được quy địnhnhư sau:
1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
2. Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lươngtháng của những người lao động đang tham gia BHTN;
3. Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiềnlương tháng đóng BHTN của những người lao động đang tham gia BHTN và do ngânsách trung ương bảo đảm.
Điều 15. Tiền lươngtháng đóng BHTN
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiệnchế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiềnlương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 6.
2. Người lao động đóng BHTN theo chế độtiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lươnglàm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 2 Điều 6. Trường hợp mức tiềnlương tháng của người lao động cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mứctiền lương tháng đóng BHTN bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng (thực hiện từ ngày01/01/2015).
Điều 16. Phương thứcđóng
Phương thức đóng BHTN đối với đơn vịvà người lao động; như quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều 7.
Mục 4: BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 17. Đối tượngtham gia BHYT
1. Nhóm do người lao động và đơn vị đóng,bao gồm:
1.1. Người lao động làm việc theo HĐLĐkhông xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người lao độnglà người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành Hợp tác xã hưởng tiềnlương, làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Khoản 3 Điều 4;
1.2. Cán bộ, công chức, viên chức theo quyđịnh của pháp luật về cán bộ, côngchức, viên chức;
1.3. Người hoạt động không chuyên trách ởxã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Nhóm do tổ chức BHXHđóng, bao gồm:
2.1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sứclao động hằng tháng;
2.2. Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằngtháng do bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp;
2.3. Người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốmđau theo quy định của pháp luật về BHXH do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữatrị dài ngày theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; Công nhân cao su đang hưởngtrợ cấp hằng tháng theoQuyết định số 206/CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ (naylà Chính phủ)về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏenay già yếu phải thôi việc;
2.4. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởngtrợ cấp tuất hằng tháng;
2.5. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việcđang hưởng trợ cấp BHXH hằngtháng;
2.6. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
2.7. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độthai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
3.1. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việcđang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng bao gồm các đối tượng theoquy định tại Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ (nay làChính phủ) bổ sung chính sách, chế độ đối với cán bộ xã và Quyết định số 111/HĐBTngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc sửa đổi, bổsung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường;
3.2. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sứclao động đang hưởng trợ cấp hằngtháng từ ngân sáchnhà nước theo Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 01/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tếđã hết thờihạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/7/2000của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tạithời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
3.3. Người có công với cách mạng, cựu chiếnbinh, bao gồm:
a) Người có công với cách mạng theo quy địnhtại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
b) Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiếntừ ngày 30/4/1975 trở về trước theo Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh;
c) Người trực tiếp tham gia kháng chiếnchống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theoQuyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ,chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứunước nhưng chưađược hưởng chínhsách của Đảng và Nhà nước và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 củaThủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số290/2005/QĐ-TTg ;
d) Cán bộ, chiến sĩ Công annhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công annhân dân đã thôi việc,xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủtướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham giakháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc,xuất ngũ về địa phương;
đ) Quân nhân tham giakháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phụcviên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia khángchiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên,xuất ngũ về địa phương và Quyếtđịnh số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc sửa đổi,bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ;
e) Người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổquốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phụcviên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyếtđịnh số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chínhsách đối với đối tượngtham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia,giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc;
g) Thanh niên xung phong theo Quyết địnhsố 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ BHYT vàtrợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chốngPháp và Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chếđộ đối với thanh niên xung phongđã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến;
3.4. Đại biểu được bầu cử giữ chức vụ theonhiệm kỳ Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
3.5. Trẻ em dưới 6 tuổi (bao gồm toàn bộ trẻem cư trú trên địa bàn, kể cả trẻ em là thân nhân của người trong lực lượng vũtrang theo quy định, không phân biệt hộ khẩu thường trú);
3.6. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợxã hội hằng tháng quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 củaChính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội,Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy địnhchi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một sốđiều của Luật ngườikhuyết tật;
3.7. Người thuộc hộ gia đình nghèo; ngườidân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đangsinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đangsinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định củaThủ tướng Chính phủ và Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc;
3.8. Thân nhân của người có công với cách mạnglàchađẻ,mẹ đẻ, vợ hoặcchồng, con củaliệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
3.9. Thân nhân của người có công với cách mạng,trừcácđốitượng quyđịnh tại Điểm3.8 Khoản này, bao gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còntiếp tục đi học hoặc; bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đốitượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân,Anh hùng Lao động trong thời kỳ khángchiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; ngườihoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61%trở lên;
b) Con đẻ từ trên 6 tuổi của người hoạt độngkháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độchóa học không tự lực đượctrong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt.
3.10. Người đã hiến bộ phận cơ thể ngườitheo quyđịnhcủaphápluậtvềhiến, lấy, ghépmô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác;
3.11. Người nước ngoài đang học tập tại ViệtNamđượccấp học bổngtừngân sách củaNhà nước Việt Nam.
3.12. Người phục vụ người có côngvới cách mạng, bao gồm:
a) Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùngsống ở gia đình;
b) Người phục vụ thương binh, bệnh binhsuy giảm khảnăng lao động từ 81% trở lên sống ởgia đình;
c) Người phục vụ người hoạt động khángchiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở giađình.
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mứcđóng, bao gồm:
4.1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
4.2. Học sinh, sinh viên đang theo học tạicác cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
4.3. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp,lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.
5. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình bao gồm:
5.1. Toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu,trừ đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và người đã khai báotạm vắng;
5.2. Toàn bộ những người có tên trong sổ tạmtrú, trừ đối tượng quy định tại các Khoản1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này.
6. Trường hợp một người đồng thời thuộcnhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều này thì đóng BHYTtheo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượngquy định tại Điều này. Riêng đối tượng tại Điểm 3.5 Khoản 3 chỉ tham gia theo đốitượng trẻ em dưới 6 tuổi.
Điều 18. Mức đóng,trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụnglao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiềnlương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.
2. Đối tượng tại Điểm 1.3 Khoản 1 Điều17: mức đóng hằng tháng bằng4,5% mức lương cơ sở, trong đó UBND xã đóng 3%; người lao động đóng1,5%.
3. Đối tượng tại Điểm 2.1 Khoản 2 Điều17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, docơ quan BHXH đóng.
4. Đối tượng tại Điểm 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 Khoản2 Điều 17: mức đóng hằngtháng bằng 4,5% mứclương cơ sở, do cơ quan BHXH đóng.
5. Đối tượng tại Điểm 2.6, Khoản 2 Điều17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp, do cơ quan BHXH đóng.
6. Đối tượng tại Điểm 2.7 Khoản 2 Điều17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng trước khi nghỉthai sản, do cơ quan BHXH đóng.
7. Đối tượng tại Điểm 3.1, 3.3, 3.4, 3.5,3.6, 3.7, 3.8, 3.9, 3.10, 3.12 Khoản3 và đối tượng người thuộchộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng tại Điểm 4.1Khoản 4 Điều 17: mức đóng hằngtháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do ngân sách nhà nước đóng.
8. Đối tượng tại Điểm 3.11 Khoản 3 Điều17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấphọc bổng đóng.
9. Đối tượng tại Điểm 3.2 Khoản 3 Điều17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5 mức lương cơ sở do cơ quan BHXH đóng từ nguồnkinh phí chi lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng do ngân sách nhà nước đảm bảo.
10. Đối tượng tại Điểm 4.1 Khoản 4 Điều 17: mức đóng hằngtháng bằng4,5 mứclương cơ sở do đối tượngtự đóng và được ngân sách nhà nướchỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng.
11. Đối tượng tại Điểm 4.2 Khoản 4 Điều17: mức đóng hằngtháng bằng4,5 mứclương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu30% mức đóng.
12. Đối tượng tại Điểm 4.3 Khoản 4 Điều17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5 mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sáchnhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng.
13. Đối tượng tại Khoản 5 Điều 17: Mức đónghằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được giảm mức đóngnhư sau:
a) Người thứ nhất đóng bằng mức quy định;
b) Người thứ hai, thứ ba, thứtư đóng lần lượt bằng 70%, 60%,50% mức đóng của người thứ nhất;
c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40%mức đóng của người thứ nhất.
Điều 19. Phương thứcđóng BHYT
1. Đối tượng tại Khoản 1 Điều 17: như quyđịnh tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7.
2. Đối tượng tại Khoản 2, Điểm 3.2 Khoản3 Điều 17: hằng tháng, cơquan BHXH chuyển tiền đóng BHYT từ quỹ BHXH, quỹ BHTN sang quỹ BHYT.
3. Đối tượng tại Điểm 3.1, 3.3, 3.4, 3.5,3.6, 3.7, 3.8, 3.9, 3.10, 3.12 Khoản 3 và đối tượng tại Điểm 4.1 được ngân sáchnhà nước hỗ trợ 100% mức đóng Khoản4 Điều 17: hằngquý, cơ quan tài chính, cơ quan quản lý đối tượng chuyển tiền đóng BHYT vào quỹBHYT; chậm nhất đến ngày 31/12hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí vào quỹ BHYT của nămđó.
Trường hợp người thuộc hộ gia đìnhnghèo tại Điểm 3.7 Khoản 3 và người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sáchnhà nước hỗ trợ 100% mức đóng tại Điểm 4.1 Khoản 4 Điều 17 mà cơ quan BHXH nhậnđược danh sách đốitượng tham gia BHYT kèm theo Quyết định phê duyệt danh sách người thuộc hộ giađình nghèo, người thuộc hộ gia đình cận nghèo của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnsau ngày 01/01 thì thực hiện thu và cấp thẻ BHYT từ ngày Quyết định có hiệu lực.
4. Đối tượng tại Điểm 3.11 Khoản 3 Điều17: Cơ quan, đơn vịcấp học bổng chuyển tiền đóng BHYT vào quỹ BHYT hằng tháng.
5. Đối tượng tại Điểm 4.1, 4.3 Khoản 4 Điều17: định kỳ 3 tháng, 6 thánghoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, cá nhân đóng phần thuộc trách nhiệm phảiđóng cho Đại lý thu hoặc đóng tại cơ quan BHXH. Trường hợp không tham gia đúngthời hạn được hưởng chính sách theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền,khi tham gia thì phải tham gia hết thời hạn còn lại theo quyết định đượchưởng chính sách nhưng tối thiểu là 01 tháng.
6. Đối tượng tại Điểm 4.2 Khoản 4 Điều17: định kỳ 6 thánghoặc 12 tháng học sinh, sinh viên đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng cho nhà trườngđang học.
7. Đối tượng tại Khoản 5 Điều 17: định kỳ3 tháng, 6 tháng hoặc12 tháng, người đại diện hộgia đình trực tiếp nộp tiền đóng BHYT cho tổ chức BHXH hoặc đại lý thu BHYT tạicấp xã.
8. Xác định số tiền đóng, hỗ trợ đóng đối với một số đối tượng khiNhà nước điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, mức lương cơ sở
8.1. Đối với nhóm đối tượngquy định tại Khoản 3 Điều 17 và đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo quyđịnh tại Điểm 4.1 Khoản 4 Điều 17 được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng:
Số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ100% mức đóng được xác định theo mức đóng BHYT và mức lương cơ sở tương ứng vớithời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT. Khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, điềuchỉnh mức lương cơ sở thì sốtiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ được điều chỉnh kể từ ngày áp dụng mứcđóng BHYT mới, mức lương cơ sở mới.
8.2. Trường hợp đối tượng tại Khoản 4, Khoản5 Điều 17 đã đóngBHYT một lần cho 3 tháng, 6 thánghoặc 12 tháng mà trong thời giannày Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở thì không phải đóng bổ sung phần chênhlệch theo mức lương cơ sở mới.
Điều 20. Hoàn trả tiềnđóng BHYT
1. Người đang tham gia BHYT theo đối tượngtại Khoản 4, Khoản 5 Điều 17 được hoàn trả tiền đóng BHYT trong các trường hợpsau:
1.1. Tham gia BHYT theo nhóm đối tượng tại Khoản1, 2 và Khoản 3 Điều17;
1.2. Được ngân sách nhà nước điều chỉnh tănghỗ trợ mức đóng BHYT;
1.3. Bị chết trước khi thẻ BHYT có giátrị sử dụng.
2. Số tiền hoàn trả
Số tiền hoàn trả tính theo mức đóngBHYT và thời gian còn lại thẻ BHYT có giá trị sử dụng. Thời gian còn lại thẻ cógiá trị sử dụng được tính từ thời điểm sau đây đến hết thời hạn sử dụngghi trên thẻ BHYT:
2.1. Từ thời điểm sử dụng của thẻ BHYT đượccấp theo nhóm mới đối với đối tượng tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều này;
2.2. Từ thời điểm quyết định của cơ quan cóthẩm quyền có hiệu lực đối với đối tượng tại Điểm 1.2 Khoản 1 Điều này;
2.3. Từ thời điểm thẻ có giá trị sử dụng đốivới đối tượng tại Điểm 1.3 Khoản 1 Điều này.
Chương III
HỒSƠ VÀ THỜI HẠN GIẢI QUYẾT
Mục 1: HỒ SƠ THAMGIA, ĐÓNG BHXH, BHYT, BHTN; CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT
Điều 21. Đơn vị thamgia lần đầu, đơn vị dichuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người lao động:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tinngười tham gia BHXH, BHYT (MẫuTK1-TS);
b) Đối với người được hưởng quyền lợiBHYT cao hơn: Giấy tờ chứngminh.
1.2. Đơn vị:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tinđơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
b) Danh sách lao động tham gia BHXH,BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS);
c) Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợiBHYT cao hơn (Mục II Phụlục 03).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Điều 22. Điều chỉnhđóng BHXH, BHYT, BHTN hằng tháng
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người lao động: như quy định tại Điểm1.1 Khoản 1 Điều 21;
Trường hợp ngừng tham gia BHYT: thẻBHYT còn hạn sử dụng.
1.2. Đơn vị:
a) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT,BHTN (Mẫu D02-TS);
b) Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợiBHYT cao hơn (Mục II Phụlục 03).
Trường hợp thay đổi thông tin tham giaBHXH, BHYT, BHTN của đơn vị: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị thamgia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Điều 23. Truy thuBHXH, BHYT, BHTN
1. Truy thu các trường hợp vi phạm quy địnhcủa pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN; điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH,BHYT, BHTN
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Người lao động: Tờ khai cung cấp vàthay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
b) Đơn vị:
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN(Mẫu D02-TS);
- Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ truy thu (Phụlục 02).
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2. Truy thu BHXH bắt buộc đối với ngườilao động có thời hạn ở nước ngoài truy nộp sau khi về nước quy định tại Điểm4.2 Khoản 4 Điều 7
2.1. Trường hợp người lao động truy nộpthông qua đơn vị nơi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:hồ sơ tương tự Khoản 1 Điều này.
2.2. Trường hợp người lao động tựđăng ký truy nộp tại cơ quan BHXH:
Hồ sơ của người lao động gồm:
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin ngườitham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạnHĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động (bản chính hoặc bản sao có chứngthực).
3. Các trường hợp truy thu theo quy địnhcủa Chính phủ: BHXH Việt Nam hướng dẫn trong từng trường hợp cụ thể.
Điều 24. Người lao độngcó thời hạn ở nước ngoài tự đăng ký đóng BH XH bắt buộc
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tinngười tham gia BHXH, BHYT (MẫuTK1-TS);
1.2. HĐLĐ có thời hạn ở nước ngoài (bảnchính hoặc bản sao có chứngthực).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Điều 25. Ghi xác nhậnthời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phảiđóng BHXH; điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặcđặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tinngười tham gia BHXH, BHYT (MẫuTK1-TS);
1.2. Hồ sơ kèm theo (Phụ lục 01);
1.3. Sổ BHXH đối với người lao động đã được cấp sổBHXH.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Điều 26. Đăng ký,đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người tham gia: Tờ khai cung cấp vàthay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (trường hợpngười tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham giaBHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Điều 27. Tham giaBHYT đối với người chỉ tham gia BHYT
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người tham gia:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tinngười tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người theoquy định củapháp luật: Giấy ra viện có ghi đã hiến bộ phận cơ thể người.
1.2. UBND xã: Danh sách tăng, giảm ngườitham gia BHYT (Mẫu DK05) đối vớicác đối tượng do UBND xã lập danh sách.
1.3. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (trường hợpngười tham gia đăng ký tham gia trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách tham giaBHYT của đối tượng tự đóng (Mẫu DK04).
Điều 28. Hoàn trả tiềnđã đóng đối với người tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia BHYT theo hộ giađình, người tham gia BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng
1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tinngười tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) của người tham gia hoặc của thân nhân người tham giatrong trường hợp người tham gia chết;
b) Sổ BHXH đối với trường hợp tham giaBHXH tự nguyện; thẻ BHYT còn giá trị sử dụng đối với trường hợp tham gia BHYT(trừ trường hợp người tham gia chết);
c) Bản sao chứng thực hoặc bản chụp kèmtheo bản chính Giấy chứng tử đối với trường hợp chết.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Mục 2: HỒ SƠ CẤP LẠISỔ BHXH, THẺ BHYT VÀ ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG ĐÃ GHI TRÊN SỔ BHXH, THẺ BHYT
Điều 29. Cấp lại sổBHXH, đổi, điều chỉnhthông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổisố sổ, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tinngười tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Sổ BHXH đã cấp.
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2. Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổBHXH
2.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tinngười tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) SổBHXH;
c) Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điềuchỉnh (Mục I Phụ lục 03).
2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên,chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch
3.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tinngười tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Sổ BHXH;
c) Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điềuchỉnh (Mục I Phụ lục 03).
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
4.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tinngười tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Thẻ BHYT (trường hợp hỏng hoặc thay đổithông tin);
c) Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ cấplại, đổi thẻ BHYT (Mục II, III Phụ lục 03 đối với trường hợp thay đổi thông tin).
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Mục 3: THỜI HẠN GIẢIQUYẾT HỒ SƠ
Điều 30. Thu BHXH,BHYT, BHTN
1. Trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưutrí, tử tuất: không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2. Truy thu
2.1. Đối với trường hợp quy định tại Khoản1 Điều 23: không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2.2. Đối với trường hợp quy định tại Khoản2 Điều 23: không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
3. Hoàn trả
3.1. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, ngườitham gia BHYT theo hộ gia đình và người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phầnmức đóng BHYT: không quá15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
3.2. Đối tượng cùng tham giaBHXH, BHYT: không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Điều 31. Cấp sổ BHXH
1. Cấp mới
1.1. Đối với người tham gia BHXH bắt buộc:không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
1.2. Đối với người tham gia BHXH tự nguyện: không quá07 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđủ hồ sơ theo quy định.
1.3. Đối với trường hợp cấp và ghi bổ sungthời gian đóng BHXH trên sổ BHXH cho người tham gia được cộng nối thời giannhưng không phải đóng BHXH: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơtheo quy định.
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi số sổ; họ,tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH domất, hỏng hoặc gộp sổ: không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phức tạpcần phải xác minh thì không quá 45 ngày làm việc nhưng phải có văn bản thôngbáo cho người lao động biết.
3. Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổBHXH: không quá 10 ngày làm việc.
4. Chốt sổ BHXH: không quá 07 ngày làm việckể từ ngày nhận đủ hồ sơ theoquy định.
Điều 32. Cấp thẻ BHYT
1. Cấp mới: không quá 07 ngàylàm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợcấp thất nghiệp: không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quyđịnh.
2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT: khôngquá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Chương IV
QUYTRÌNH THU; CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT
Điều 33. Người thamgia
1. Người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN
1.1. Kê khai và nộp hồ sơ:
Người tham gia BHXH, BHYT, BHTN kêkhai lập hồ sơ theo quy định tại Văn bản này, nộp hồ sơ như sau:
a) Tham gia lần đầu, điều chỉnh thông tinđóng BHXH, BHYT, BHTN hằng tháng: nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc.
b) Các trường hợp cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT;điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT; cộng nối thời gian nhưngkhông phải đóng BHXH:
- Người đang làm việc nộp hồ sơ cho cơ quanBHXH hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc.
- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, ngườiđã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
c) Người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài tựđăng ký đóng hoặc truy nộp BHXH sau khi về nước nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. Nếutruy nộp thông qua đơn vị thì nộp cho đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
1.2. Nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN:
a) Hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng theophương thức đóng của đơn vị, đơn vị trích từ tiền lương của người lao động theomức quy định để chuyển đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.
b) Người lao động có thời hạn ở nướcngoài đóng thông quađơn vị: đơn vị thu tiền đóng BHXH của người lao động để nộp cho cơquan BHXH theo phương thức đóng đã đăng ký. Trường hợp truy đóng sau khi về nướcthì người lao động nộp tiền cho cơ quan BHXH hoặc đơn vị nơi nhận hồ sơ truyđóng.
c) Người lao động có thời gian đóng BHXHchưa đủ 15 năm, nếu cònthiếu tối đa không quá 6 tháng (kể cả người lao động đang bảo lưu thời gianđóng BHXH) mà bị chết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hằngtháng theo quy định tại Điểm c Mục 5 Phần D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày30/01/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì thân nhân người lao độnglập Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), kèmtheo sổ BHXH của người lao động, để đóng tiền tại BHXH huyện nơi cư trú cho sốtháng còn thiếu để đượchưởng trợ cấp tuất hằng tháng (thực hiện hết 2015).
1.3. Nhận kết quả:
a) Người lao động nhận sổ BHXH, thẻ BHYTdo cơ quan BHXH cấp khi đóng BHXH, BHYT, BHTN đúng quy định.
b) Hằng năm, nhận thông tin xác nhận vềviệc đóng BHXH do cơ quan BHXH cung cấp thông qua Cổng thông tinđiện tử của BHXH Việt Nam hoặc thông qua đơn vị nơi làm việc.
2. Người tham gia BHXH tự nguyện
2.1. Kê khai và nộp hồ sơ:
Người tham gia BHXH tự nguyện kê khaihồ sơ theo quyđịnhtại Văn bản này nộphồ sơ cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH huyện.
2.2. Đóng tiền:
Người tham gia nộp viền cho Đại lý thuhoặc cơ quan BHXH (trong trường hợp đăng ký tham gia lần đầu tại BHXH huyện)theo phương thức đăng ký.
2.3. Nhận kết quả:
a) Nhận sổ BHXH do cơ quan BHXHcấp.
b) Nhận thông tin xác nhận thời gian đóngBHXH hàng năm do cơ quan BHXH cung cấp thông qua Cổng thông tin củaBHXH Việt Nam hoặc tại Đại lý thu.
3. Người tham gia BHYT
3.1. Kê khai hồ sơ theo quy định tại Văn bảnnày và nộp hồ sơ như sau:
a) Người tham gia BHYT do tổ chức BHXHđóng BHYT: khi thay đổi thông tin, nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cơ quan BHXH.
b) Người tham gia BHYT do ngân sách nhànước đóng BHYT: nộp hồ sơ cho UBND xã.
Người đã hiến bộ phận cơ thể người: nộpGiấy ra viện cho cơ quan BHXH.
c) Người tham gia BHYT theo hộ gia đình,người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng; nộp hồ sơ cho Đại lýthu, hoặc cơ quan BHXH huyện.
Học sinh, sinh viên đóng BHYT theo nhàtrường thì nộp hồ sơ cho nhà trường.
3.2. Đóng tiền: Người tham gia BHYT theo hộgia đình, người được ngân sách hỗ trợ một phần mức đóng: nộp tiền cho Đại lýthu hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH huyện.
3.3. Nhận kết quả: Người tham giaBHYT nhận thẻ BHYT từ UBNDxã, Đại lý thu hoặc từ cơ quanBHXH nơi thu tiền củangười tham gia.
Điều 34. Đơn vị sử dụnglao động, UBND xã, Đại lý thu và cơ quan quản lý đối tượng
1. Đơn vị sử dụng lao động
1.1. Tham gia lần đầu:
a) Lập hồ sơ theo quy định tại Văn bảnnày và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
b) Nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN theoquy định.
c) Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH chongười lao động.
d) Nhận thẻ BHYT từ cơ quan BHXH trả chongười lao động.
1.2. Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN hằngtháng:
a) Kê khai, lập hồ sơ điềuchỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN; tăng, giảm lao động, mức đóng, số tiền phải đóng;truy thu, hoàn trả;thay đổi, điều chỉnh thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị, người laođộng; nộp hồ sơ kịp thời cho cơ quan BHXH để xác định số tiền đóng BHXH, BHYT,BHTN; cấp, ghi, xác nhận, chốt sổ BHXH, thẻ BHYT đối với đơn vị, người tham gia và đóngBHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, đúng thời hạn.
b) Phối hợp với cơ quan BHXH xác nhận, chốtsổ BHXH cho người lao động khi người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việctheo quy định của pháp luật.
1.3. Cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT, điều chỉnhnội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT của người lao động:
a) Trường hợp người lao động nộp hồ sơ thông qua đơn vị:đơn vị nhận hồ sơ và nộp kịp thời cho cơ quan BHXH.
Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH,thẻ BHYT cho người lao động.
b) Xác nhận Tờ khai cung cấp và thay đổithông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với các trườnghợp điều chỉnhhọ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh đã ghi trên sổ BHXH của người lao động.
1.4. Thu hồi thẻ BHYT của người lao động ngừngtham gia BHYT, nộp chocơ quan BHXH để điều chỉnh số phải thu (trừ trường hợp chết; chờ giải quyết chế độ hưutrí, trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hằng tháng).
1.5. Hằng tháng, nhận thông báo kết quảđóng BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu C12-TS) quadịch vụ bưu chính hoặc tra cứu tại Cổng thông tin của BHXH Việt Nam; kiểm tra, đối chiếu, nếu có sailệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết.
1.6. Định kỳ 6 tháng, niêm yết công khaithông tin về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động.
1.7. Hằng năm, nhận thông tin đóng BHXH,BHYT, BHTN của người lao động (Mẫu C13-TS) do cơ quan BHXH cung cấp để niêm yếtcông khai tại đơn vị.
2. Đại lý thu
2.1. Hướng dẫn người tham gia lập hồ sơtheo quy định tại Văn bản này.
2.2. Thu tiền đóng BHXH của người tham giaBHXH tự nguyện; tiền đóng BHYT phần thuộc trách nhiệm đóng của ngườitham gia BHYT; cấp biên lai thu tiền cho người tham gia theo quy định.
2.3. Lập Mẫu D05-TS; Mẫu DK04; nộp hồsơ và số tiền đã thu cho cơ quan BHXH trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thu tiềncủa người tham gia.
2.4. Nhận và trả sổ BHXH, thẻBHYT cho người tham gia theo quy định.
2.5. Hằng tháng:
a) Đối chiếu biên lai thu tiền và số tiền đã thutheo Mẫu C17-TS.
b) Nhận danh sách người tham gia BHXH tựnguyện và danh sách người tham gia BHYT đến hạn phải đóng (Mẫu D08a-TS) docơ quan BHXH gửi đến để thôngbáo và vận động người tham gia tiếp tục tham gia theo quy định.
2.6. Đối với các trường hợp cấp lại sổ BHXH,thẻ BHYT hoặc điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT, người tham giađề nghị Đại lý thu nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH:
a) Nhận hồ sơ từ người tham gia, nộp hồsơ kịp thời cho cơ quan BHXH.
b) Phối hợp với cơ quan BHXH trảsổ BHXH, thẻBHYT cho người thamgia.
3. UBND xã
3.1. Trên cơ sở danh sách người tham giaBHYT do cơ quan quản lý đối tượng và cơ quan BHXH cung cấp, lập Mẫu DK05, gửicơ quan BHXH.
3.2. Nhận và trả thẻ BHYT chongười tham gia theo quy định (việc trả thẻ BHYT của đối tượng do tổ chức BHXHđóng có văn bản hướng dẫn riêng).
3.3. Hằng tháng:
a) Nhận danh sách người tham gia BHYT dotổ chức BHXH đóng và danh sách người đã hiến bộ phận cơ thể người tham gia BHYT (Mẫu DK05), xácnhận gửi lại cơ quan BHXH.
b) Nhận danh sách tăng, giảm người thamgia BHYT do ngân sách nhà nước đóng từ cơ quan quản lý đối tượng để lập Mẫu DK05 gửi cơquan BHXH.
3.4. Nhận Mẫu DK01, Mẫu TK1-TS (nếucó), tổng hợp và phân loại Mẫu DK02, Mẫu DK03 gửi cơ quan BHXH.
4. Cơ quan quản lý đối tượng
4.1. Kịp thời gửi danh sách tăng,giảm người được ngân sách nhà nước đóngBHYT cho UBND xã.
4.2. Nhận Danh sách người được ngân sáchnhà nước đóng BHYT (Mẫu DK06) do cơ quanBHXH lập chuyển đến; rà soát, đối chiếu, xác nhận và chuyển trả cơ quan BHXHtrong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ danh sách của cơ quan BHXH.
4.3. Tổng hợp, chuyển kinh phí hoặc đề nghịcơ quan tài chính chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo quy định.
5. Trường hợp đơn vị, cơ quan quản lý đốitượng, đại lý thu giao dịch bằnghồ sơ điện tử thì thực hiện quy trình thu; cấp sổBHXH, thẻ BHYT theo quy địnhvề giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủtục tham gia BHXH, BHYT, BHTN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.
Điều 35. Cơ quan BHXHtỉnh/huyện
1. Bộ phận một cửa
1.1. Nhận hồ sơ:
a) Đối với đơn vị, UBND xã, Đại lý thu:
Nhận hồ sơ, dữ liệu điện tử (nếu có);kiểm đếm thành phần và số lượng hồ sơ, nếu đúng, đủ thì viết giấy hẹn. Trường hợphồ sơ chưa đúng, đủ thì ghi rõ lý do và trả lại đơn vị, UBND xã, Đại lý thu.
b) Đối với người tham gia nộp hồ sơ tại BHXHhuyện:
- Hướng dẫn người tham gia lập hồ sơtheo quy định; hướng dẫn người tham gia nộp tiền cho Tổ KH-TC.
- Nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi giấy hẹn.
c) Đối với người đã hiến bộ phận cơ thểngười: nhận bản chính Giấy ra viện, sao và xác nhận vào bản sao, trả bản chínhcho người tham gia.
d) Sao, lưu hồ sơ các trường hợp cấp lạisổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc,quốc tịch; hồ sơ điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH; hồ sơ của người tham giađược cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH.
đ) Thu phí đối với các trường hợp cấplại, đổi thẻ BHYT.
1.2. Chuyển hồ sơ:
a) Chuyển Phòng/Tổ Quản lý thu: hồ sơđăng ký tham gia, điều chỉnh đóng BHXH bắtbuộc, BHYT, BHTN; tham gia BHXH tựnguyện, tham giaBHYT trực tiếp tại BHXHhuyện; hồ sơ truy thu, hoàn trả kèm theo dữliệu điện tử (nếu có); các trườnghợp thay đổi, cải chính các yếu tố về nhân thânngười tham gia; gộp sổ BHXH; đổi số sổ BHXH; điều chỉnh làm nghề hoặc công việcnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời gian từngày 01/01/1995 trở đi; hồ sơ cấp lại, đổi thẻ BHYT có thay đổithông tin.
Đối với trường hợp người tham gia đãgiải quyết chế độ BHXH đề nghị điều chỉnh quá trình đóng, Bộ phận một cửa BHXHtỉnh rút hồ sơ kèm Tờ khai (Mẫu TK1-TS) chuyển Phòng Quản lý thu.
b) Chuyển Tổ thẩm định BHXH tỉnh: hồ sơ cộng nối thời giankhông phải đóng BHXH; điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại,nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thời giantrước ngày 01/01/1995.
c) Chuyển Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ các trườnghợp: cấp lại sổ BHXH, thẻBHYT do mất, hỏng.
d) Chuyển Phòng/Tổ Chế độ BHXH hồ sơ cáctrường hợp nghỉ việc do mắcbệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày;giải quyết trợ cấp thấtnghiệphằngtháng.
1.3. Nhận lại từ Phòng/Tổ Quản lý thu,Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻhồ sơ cáctrường hợpkhông đúng, không đủ để trả đơn vị.
1.4. Nhận hồ sơ; sổ BHXH, thẻ BHYT, Danhsách cấp sổ BHXH, Danh sách cấp thẻ BHYT từ Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ để trảcho đơn vị, người lao động:
a) Sổ BHXH, thẻ BHYT trả cho người lao độngtheo các phương thức sau:Phối hợp với đơn vị, trả trực tiếp hoặc trảthông qua dịch vụ bưu chính hoặcTrung tâm giới thiệu việc làm.
b) Các hồ sơ còn lại lưu tại cơ quanBHXH.
1.5. Thu hồi thẻ BHYT của các trường hợp nhậnQuyết định hưởng chế độhưu trí; người lao động ngừng việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động,bệnh nghềnghiệphằng tháng; hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
1.6. Hằng tháng, nhận Mẫu C12-TS từPhòng/Tổ Quản lý thu để gửi chođơn vị thông qua dịch vụ bưu chính.
1.7. Hằng năm, nhận Mẫu C13-TS từPhòng/Tổ Cấp sổ, thẻ để gửi cho đơnvị thông quadịch vụ bưu chính.
2. Phòng/Tổ Quản lý thu
2.1. Nhận hồ sơ và dữ liệu điện tử (nếu có)do Bộ phận một cửa; Tổ Thẩmđịnh; Phòng/TổCấp sổ, thẻ;Phòng/Tổ Chế độ BHXH:
a) Kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu trêndanh sách, tờ khai; đối chiếu với cácchỉ tiêu trong dữ liệuđiện tử của đơn vị trong chương trình quản lý thu và dữ liệuthu và sổBHXH, thẻ BHYT củaTrung tâm Công nghệ thông tin BHXHViệtNam.
b) Lập danh sách người chỉ tham gia BHYT:
- Danh sách đối chiếu người tham gia BHYT (Mẫu DK06) đểchuyển chocơquan quản lý đối tượng đối chiếu, xác nhận.
- Lập (sao) danh sách người chưa tham gia BHYT(Mẫu DK03) đối vớingười thuộcdiện phải tham gia theo hộ gia đình, người thuộc hộ cận nghèo; hộgia đình nôngnghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trungbình để chuyển cho Đại lýthu.
c) Chuyển Bộ phận một cửa: Một (01) bảndanh sách kèm theo hồ sơcủacáctrường hợp không đúng,không đủ để trả lại cho đơn vị.
- Đối với các trường hợp tham gia BHXH tự nguyện,tham gia BHYT theohộ gia đình, tham gia BHYT được ngân sách hỗ trợ một phầnmức đóng, nộp hồsơ,đóng tiền tại BHXH huyện: Lập Mẫu D05-TS đối vớingười tham gia BHXH tự nguyện; Mẫu DK04 đối với người tham gia BHYT; ký, chuyểncho Tổ KH-TC kèm theo hồ sơ của người tham gia để Tổ KH-TC đối chiếu, thu tiềncủa người tham gia.
- Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người: lậpmẫu DK05 chuyển Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ để cấpthẻ BHYT.
2.2. Phối hợp với Phòng/TổCấp sổ, thẻ để giải quyếthồ sơ các trường hợp điều chỉnh các yếu tố về nhân thân; chức danh nghề; côngviệc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểmcó thời gian từ 01/01/1995 trở đi và các trường hợp gộp sổ BHXH, đổi số sổ BHXH kể cảcấp lại sổ do mất, hỏng không đúng với cơ sở dữ liệu: Kiểm tra, đối chiếu với cơ sở dữ liệuđang quản lý của BHXH Việt Nam. Trường hợp cơ sở dữ liệu của BHXH Việt Namkhông có dữ liệu hoặc dữ liệu không trùng khớp với thông tin trên sổ, quá trình hưởng BHXH một lần,hưởng BHTN hoặc quá trình đóng BHXH,BHTN bảo lưu, trình Giám đốc BHXH tỉnh, huyện ký văn bản yêu cầu BHXH tỉnh, huyệnnơi người lao động đã tham gia BHXH, BHTN hoặc đã giải quyết các chế độ BHXH,BHTN trước đó để xác minh lạiquá trình đóng, hưởng các chế độBHXH, BHTN; BHXH tỉnh huyện nhận được yêu cầu của BHXH tỉnh, huyện khác gửi đếnphải thực hiện xác minh và trả lời trong thời hạn không quá 10 ngày làm việckể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
2.3. Phối hợp với các Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ;KH-TC lập hồ sơ các trường hợp hoàn trả, trình Giám đốc BHXH.
2.4. Nhập, cập nhật dữ liệu điện tử vào chươngtrình quản lý thu các trườnghợp có hồ sơ đúng,đủ; cấp mã quản lý BHXH, BHYT; ghi thời hạn sử dụng thẻ BHYT.
2.5. Thực hiện ghi dữ liệu vào chương trìnhquản lý thu; in các bản tổng hợp danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT đối vớimỗi đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02a-TS, D03a-TS, D05a-TS); ký, chuyển toànbộ hồ sơ cho Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ.
2.6. Trường hợp Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻphát hiện dữ liệu nhập vào chương trình quản lý thu và hồ sơ không khớp, trả lại hồ sơ hoặcPhòng/Tổ Quản lý thu kiểm tra lại phát hiệnhồ sơ và dữ liệu không khớp, thì báo cáo Giám đốc BHXH để giải quyết theo quy định.
2.7. Hằng tháng, sau khi chốt dữ liệu trong chươngtrình quản lý thu, thực hiện in:
a) Hai (02) bản Thông báo kết quả đóngBHXH, BHYT, BHTN (Mẫu C12-TS)chuyển Bộ phận một cửa để gửi đơn vị 01 bản trước ngày 05; lưu 01 bản hoặc chuyển dữ liệulên Cổng thông tinđiện tử BHXH để tracứu.
b) Hai (02) bản tổng hợp số phải thu (Mẫu C69-HD banhành kèm theo Thông tư số 178/2012/TT-BTC) gửiPhòng/Tổ KH-TC; nhận lại01 bản có xác nhận của Phòng/Tổ KH-TC để theo dõi.
c) Hai (02) bản Báo cáo chi tiết đơn vị nợBHXH, BHYT, BHTN (Mẫu B03-TS), gửiPhòng/Tổ Khai thác và thu nợ 01 bản, lưu 01 bản.
d) Một (01) danh sách người tham gia BHYT do tổ chứcBHXH đóng và danh sáchngười đã hiến bộ phận cơ thể người (Mẫu DK05) gửi UBND xã xác nhận.
đ) Một (01) bản danh sách đối tượngtham gia BHXH tự nguyện, BHYT trước 30ngày đến hạn phải đóng (Mẫu D08a-TS) để gửi đại lý thu.
e) Báo cáo nghiệp vụ để gửi BHXH cấptrên (Mẫu B01-TS)theo quy định tại Điều 48.
2.8. Hằng quý, thực hiện in:
a) Đối với Phòng Quản lý thu: Bảng tổnghợp số thẻ và số phải thu theo nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu (Mẫu B05-TS), gửiPhòng KH-TC, Phòng Giám định BHYT.
b) Các báo cáo nghiệp vụ (Mẫu B02a-TS,B02b-TS, B04a-TS, B04b-TS) để gửiBHXH cấp trên và lưu tại BHXH tỉnh, huyện theo quy định tại Điều 48.
3. Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ
3.1. Nhận hồ sơ do Bộ phận một cửa,Phòng/Tổ Quản lý thu, Phòng/Tổ chế độ BHXH chuyển đến; kiểm tra, đốichiếu hồ sơ, danh sách với dữ liệu trong chương trình quản lý thu và dữliệu của Trung tâm Công nghệ thông tin BHXH Việt Nam; rà soát dữ liệu để tránhcấp trùng thẻ BHYT.
a) Phối hợp với Phòng/Tổ Quản lý thu kiểmtra, giải quyết hồ sơ các trường hợp nêu tại Điểm 2.2 Khoản 2 Điều này.
b) Đối với các trường hợp dữ liệu chươngtrình và hồ sơ khớp đúng:
- In sổ BHXH, thẻ BHYT; danh sách cấp sổ BHXH(Mẫu D09a-TS), danhsách cấp thẻ BHYT (Mẫu D10a-TS).
- In 02 phiếu sử dụng phôi bìa sổ BHXH (Mẫu C06-TS), 02phiếu sử dụng phôi thẻ BHYT (C07-TS); lưu 01 bản cùng với chứng từ cấp phát, sửdụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT; 01bản để quyết toán.
- Tổ Cấp sổ, thẻ in danh sách thẻ BHYT đăng kýkhám chữa bệnh ngoại tỉnh (Mẫu D60-TS) để gửi BHXH tỉnh; Phòng Cấp sổ, thẻ tổnghợp, in danh sách đăng ký khám chữa bệnh ngoại tỉnh (Mẫu D60-TS) để chuyển BHXHtỉnh nơi ngườitham gia đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
c) Trường hợp dữ liệu chương trình và hồsơ không khớp đúng thì lậpPhiếu trả hồ sơ (Mẫu C02-TS),chuyển lại cho Phòng/Tổ Quản lý thu để kiểm tra, xử lý theo quy định.
d) Đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻBHYT; kiểm tra, đối chiếu hồ sơ đề nghị với cơ sở dữ liệu hiện đang quản lý vàcơ sở dữ liệu của BHXH Việt Nam.
đ) Đối với hồ sơ đề nghị cấp lại sổBHXH do mất, hỏng: Kiểm tra, đối chiếu với cơ sở dữ liệu đang quản lý, nếu khớpđúng thì cấp lại. Trường hợp không đúng với cơ sở dữ liệu đang quản lý thì phốihợp với Phòng/Tổ Quản lý thu thực hiện theo quy định tại Điểm 2.2 Khoản 2 Điềunày.
e) Trường hợp người tham gia giải quyếtchế độ BHXH một lần có thời gian đóng BHTN chưa hưởng, thì cấp lại bìa sổ kèmtheo tờ rời ghi quá trình đóng BHTN chưa hưởng, số sổ BHXH lấy theo số sổ BHXHđã cấp.
g) BHXH huyện nơi chi trả cuối cùng thựchiện xác nhận lại tổng thời gian đóng BHXH, BHTN khi người lao động kết thúc đợt hưởng trợcấp thất nghiệp.
h) Cấp Tờ rời sổ BHXH đối với trường hợpngười tham gia đã giải quyết chế độ BHXH có điều chỉnh quá trình đóngBHXH.
3.2. Chuyển:
a) Hồ sơ giải quyết, điều chỉnhhưởng chế độ BHXH của người lao động cho Phòng/Tổ Chế độ BHXH.
b) Sổ BHXH, thẻ BHYT kèm theo danh sách cấpsổ BHXH, thẻ BHYT và giấy tờ bản chính cho Bộ phận một cửa để chuyển trả đơn vị,người tham gia.
3.3. Chốt sổ BHXH cho ngườilao động khi dừng đóng BHXH, kết thúc đợt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Xác nhận quátrình đóng BHXH, BHTN khi có đề nghị của đơn vị hoặc cơ quan thanh tra, kiểm tra.
3.4. Hằng tháng:
a) Phòng Cấp sổ, thẻ in danh sách đăng kýkhám chữa bệnh ngoại tỉnh để chuyển BHXH tỉnh nơi người tham gia đăng ký khámchữa bệnh ban đầu (Mẫu D60-TS).
b) Mở sổ theo dõi sử dụng phôi sổ BHXH, phôi thẻBHYT, thời hạn sử dụng thẻ BHYT (Mẫu S04-TS, S05-TS, S06-TS, S07-TS) theo quy địnhtại Điều 48.
3.5. Hằng quý, Phòng Cấp sổ, thẻ in(hoặc chuyển dữ liệu) báo cáo tổng hợp danh sách cộng nối thời gian tham giaBHXH (Mẫu B04c-TS) gửi BHXHViệt Nam theo quy định tại Điều 48 và lưu tại BHXH tỉnh.
3.6. Hằng năm, in Tờ rời sổ BHXH xác nhậnthời gian đã đóng BHXH, BHTN năm trước (đến 31/12) để gửi cho người tham gia BHXH bắt buộc, ngườitham gia BHXH tự nguyện.
3.7. Tháng 01 hằng năm, in thông báo kết quảđóng BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu C13-TS) nămtrước của người lao động, chuyển bộ phận một cửa gửi cho đơn vị thông qua dịch vụ bưuchính để đơn vị niêmyết công khai.
4. Phòng/Tổ KH-TC
4.1. Nhận chứng từ chuyển tiền đóng BHXH,BHYT, BHTN của đơn vị, Đại lý thu, người tham gia.
4.2. Cập nhật dữ liệu vào chương trình quảnlý thu: số tiền đã thu BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị, ngân sách nhà nước, đại lýthu, người tham gia.
4.3. Ghi thu số tiền đóngBHYT của đối tượng tham gia BHYT do ngân sách Trung ương và quỹ BHXH,BHTN đảm bảo.
4.4. Thu tiền đóng BHXH tự nguyện,BHYT của người tham gia đóng thông qua Đại lý thu hoặc Bộ phận một cửa chuyểnđến; ký, đóng dấu xác nhận đã thu tiền trên bản danh sách do đạilý thu lập, chuyển bộ phận Cấp sổ, thẻ.
4.5. Hằng tháng;
a) Nhận 02 bản tổng hợp số phải thu hằngtháng (Mẫu C69-HD) đốivới mỗi đơn vị thamgia BHXH, BHYT để hạchtoán, ký xác nhận và chuyển lại cho Phòng/Tổ Quản lý thu 01 bản.
b) Nhận bảng tổng hợp số tiền phải đóngvà số thẻ đăng ký khám chữa bệnh ban đầu do Phòng/Tổ Quản lý thu chuyển đến (Mẫu B05-TS).
c) Đối chiếu biên lai thu tiền và số tiềnđã thu (Mẫu C17-TS) vớiPhòng/Tổ Quản lý thu.
4.6. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12tháng, phối hợp với Phòng/Tổ Quản lý thu tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành, sốtiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYTtheo quy định tại Thông tư số 41/2014/TTLT-BYT-BTC gửi cơ quan quản lý đối tượng,cơ quan tài chính chuyển kinh phí tương ứng vào quỹ BHYT theo quy định.
4.7. Trường hợp cập nhật sai số liệu thì lậpchứng từ điều chỉnh theo quy định, trình Giám đốc BHXH ký duyệt, 01 bản lưu tạiPhòng/Tổ KH-TC để làm căn cứ điềuchỉnh, 01 bản chuyển Phòng/Tổ Quản lý thu để theo dõi và đối chiếu với đơn vị.
5. Phòng/Tổ Chế độ BHXH
5.1. Chuyển danh sách cấp thẻ BHYT (Mẫu D07-TS) dotổ chức BHXH đóng cho Phòng/Tổ Quản lý thu để xác định số thu và cấp thẻ BHYT.
5.2. Chuyển hồ sơ giải quyết chế độ BHXH mộtlần đối với trường hợpngười tham gia có thời gian đóng BHTN chưa hưởng choPhòng/Tổ Quản lý thu;hồ sơ người tham gia dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp choPhòng/TổCấp sổ, thẻđể xác nhận lạitổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
6. Phòng/Tổ Giám định BHYT
6.1. Nhận bảng tổng hợp số tiền phải đóngvà số thẻ đăng ký khám chữabệnh ban đầu do Phòng/Tổ Quản lý thu chuyển đến(Mẫu B05-TS).
6.2. Cung cấp danh sách cơ sở khám chữa bệnhcó hợp đồng khám chữabệnh ban đầu cho Phòng/Tổ Quản lý thu và Phòng/Tổ Công nghệthông tin.
6.3. Hướng dẫn cơ sở khám chữa bệnh BHYTtrên địa bàn quản lý truy cậpdữ liệu thẻ BHYT để kiểm tra, đối chiếu thôngtin trên thẻ BHYT khi làmthủ tụctiếpnhận khám chữa bệnh và thanh toán BHYT.
7. Phòng/Tổ Công nghệ thông tin
7.1. Quản lý dữ liệu thu; sổ BHXH, thẻ BHYTvà dữ liệu giải quyết chínhsách BHXH, BHYT chuyển về Trung tâm Công nghệthông tin BHXH Việt Namtheo quy định (có văn bản hướng dẫn riêng của Trungtâm Công nghệ thông tin)để tích hợp vào cơ sở dữ liệu dùng chung.
7.2. Cập nhật danh sách cơ sở khám chữa bệnhcó hợp đồng khám chữabệnh ban đầu vào chương trình quản lý thu.
7.3. Phòng Công nghệ thông tin nhận dữ liệuthu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYTcủa BHXH huyện gửi về để tổng hợp toàn tỉnh và chuyển vềTrung tâm Côngnghệthông tin BHXH Việt Nam để cập nhật, tổng hợp, sử dụng toàn quốc.
7.4. Trường hợp điều chỉnh dữ liệu phải cóphê duyệt của Giám đốc BHXHtỉnh/huyện.
8. Trường hợp cơ quan BHXH và đơn vị giaodịch bằng hồ sơ điện tử thìthực hiện quy trình thu; cấp sổ BHXH, thẻBHYT theo quy định về giao dịch điệntử trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH,BHYT, BHTN; cấp sổ BHXH,thẻBHYT.
Chương V
QUẢNLÝ THU; CẤP SỔ BHXH, THẺ BHYT
Mục 1: KẾ HOẠCH THU,CẤP PHÁT PHÔI SỔ BHXH, PHÔI THẺ BHYT
Điều 36. Xây dựng, điềuchỉnh và giao kế hoạch thu hằng năm
1. BHXH huyện
1.1. Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch thu:
a) Căn cứ tình hình thực hiệnnăm trước, 6 tháng đầu năm và khả năng phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trênđịa bàn, rà soát và lập 02 bản kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu K01-TS) gửi01 bản đến BHXH tỉnhtheo quy định.
b) Lập 02 bản kế hoạch ngân sách địaphương đóng, hỗ trợ mứcđóng BHYT, 01 bản gửicơ quan tài chính cùng cấp theo phân cấp ngân sách địa phương để tổng hợp trìnhUBND huyện quyết định, 01 bảngửi BHXH tỉnh để tổng hợp toàn tỉnh.
1.2. Xây dựng, điều chỉnh kinh phí hỗ trợthu, hoa hồng đại lý; trên cơ sở dự kiến kế hoạch, kế hoạch điều chỉnh để xây dựngđiều chỉnh kinh phí hỗ trợ thu, hoa hồng đại lý gửi BHXH tỉnh theo quy định.
1.3. Thời gian: theo hướng dẫn của BHXH ViệtNam.
2. BHXH tỉnh
2.1. Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch thu:
a) Lập 02 bản kế hoạch, 02 bản kế hoạch điềuchỉnh thu BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu K01-TS) và kinh phí hỗ trợ công tác thu đối với đơn vị dotỉnh trực tiếp thu.
b) Tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản kế hoạch, điềuchỉnh kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu K01-TS), gửi BHXH Việt Nam.
c) Lập 02 bản kế hoạch ngân sách địaphương đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT, gửi Sở Tài chính để tổng hợp trình UBNDtỉnh quyết định.
2.2. Giao kế hoạch thu: Trên cơ sở kế hoạchthu, phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác thu, hoa hồng đại lý được BHXH Việt Nam giao, tiếnhành phân bổ kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN; kế hoạch kinh phí hỗ trợ công tácthu, hoa hồng đại lý cho BHXH tỉnh và BHXH huyện.
2.3. Thời gian: theo hướng dẫn của BHXH ViệtNam.
3. BHXH Việt Nam: Tổng hợp, xây dựng và điềuchỉnh kế hoạch, giao kế hoạch đảm bảo sát tình hình thực tế và khả năng thực hiện.
Điều 37. Kế hoạch sửdụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT
1. BHXH huyện: Căn cứ tình hình sửdụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT và số lượng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT còn tồn; dự báokhả năng phát triển đối tượng thamgia BHXH, BHYT của năm sau, lập kế hoạch sử dụng phôi sổ BHXH, thẻBHYT năm sau (Mẫu K02-TS) gửiPhòng Cấp sổ, thẻ trước ngày 15/6 hằng năm.
2. BHXH tỉnh: Phòng Cấp sổ, thẻ căn cứnhu cầu sử dụng sổ BHXH, thẻBHYT của các đơn vị do tỉnh trực tiếp quảnlý; kế hoạch sử dụng sổBHXH, thẻBHYT của BHXH huyện; số lượng sổ BHXH, thẻ BHYTcòn tồn,lậpkế hoạchsử dụng phôisổ BHXH, thẻ BHYT năm sau (Mẫu K02-TS) gửi Ban Sổ - Thẻ trước ngày 01/7 hằng năm.
3. Điều chỉnh kế hoạch: BHXH tỉnh, huyệncăn cứ nhu cầu thực tế lập điều chỉnh kế hoạch sử dụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT (Mẫu K02-TS).
Mục 2: QUẢN LÝ THU
Điều 38. Quản lý đốitượng
1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc,BHYT, BHTN
1.1. BHXH tỉnh, huyện có trách nhiệm:
a) Lập danh sách các đơn vị trên địa bàn;thông báo, hướng dẫn đơn vị kịp thời đăng ký tham gia, đóng đủ BHXH,BHYT, BHTN cho người lao động theo quy định của pháp luật.
b) Định kỳ 3 tháng hoặc đột xuất, báo cáoUBND cùng cấp, cơ quan quản lý lao động địa phương tình hình chấp hành pháp luậtvề BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị trên địa bàn. Các trường hợp đơn vị vi phạmpháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN: không đăng ký tham gia hoặc đăng ký đóngBHXH, BHYT, BHTN không đủ số lao động, không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật,cơ quan BHXH lập biên bản, kiến nghị xử lý theo quy định.
1.2. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐtrở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầutiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.
1.3. Người lao động làm việc theo HĐLĐtrong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng BHXH, BHYT, BHTN căn cứ tiền lươngghi trong HĐLĐ. Tiền lương ghi trong HĐLĐ phụ thuộc vào chế độ tiền lương màđơn vị thực hiện đối với ngườilao động:
a) Nếu thực hiện chế độ tiền lương do Nhànước quy định: Theo Khoản 1, Điều 6;
b) Nếu thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyếtđịnh: Theo Khoản 2, Điều 6.
1.4. Đối với người lao động nghỉ việc, dichuyển, phải thu hồi thẻ BHYT còn hạn sử dụng của người lao động (trừ trường hợpchết; chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệphằng tháng).
1.5. Đơn vị chuyển địa bàn, chấm dứt hoạt động,giải thể, phá sản phải đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động đến thời điểm di chuyển, chấm dứt hoạtđộng, giải thể, phá sản để làm căn cứ chốt sổ BHXH giải quyết chếđộ cho ngườilao động.
1.6. Đơn vị được tạm dừng đóng vàoquỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóngvào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT,quỹ BHTN. Hết thời hạn được tạm dừng đóng,đơn vị tiếp tục đóng BHXH,BHYT, BHTNtheo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừngđóng vào quỹhưu trí và tử tuất.Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm đóng.
Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếucó người lao động nghỉ việc, dichuyển hoặc giải quyết chế độ BHXHthì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT,BHTN và tiền lãi chậm đóng (nếu có)đối với người lao động đó để chốt sổ BHXH.
1.7. Người lao động không làm việc và khônghưởng tiền lương từ 14ngàylàmviệc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian nàykhông đượctính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốmđau từ 14 ngày làm việc trở lêntrong tháng theo quy định của pháp luật vềBHXH thì không phải đóng BHXH,BHYT, BHTN nhưng vẫn được hưởng quyềnlợi BHYT.
1.8. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độthai sản từ 14 ngày làm việctrở lên trongtháng theo quy định của pháp luật vềBHXH thì đơn vị và người laođộng không phải đóng BHXH, BHTN, thời giannày vẫn được tính là thời giantham gia BHXH, không được tính là thời gianđóng BHTN; phải đóngBHYT docơquan BHXH đóng.
2. Đối tượng chỉ tham gia BHYT
2.1. Cơ quan BHXH tỉnh, huyện phối hợp vớicác cơ quan có liên quan tổchức thống kê, lập danh sách; tổ chức thu, cấpthẻ BHYT cho đối tượng tham giaBHYT; định kỳ báo cáo với UBND cùng cấp về tình hìnhthực hiện BHYT chocác đối tượng theo quy định của Luật BHYT và đề xuất cácbiện pháp giải quyếtvướng mắc.
2.2. Người tham gia BHYT do tổ chức BHXHđóng di chuyển khỏi địa bàntỉnh: cơ quan BHXH nơi người tham gia chuyểnđến thu hồi thẻ BHYT cũ, cấpthẻ BHYT mới; đồng thời thông báo cho cơ quanBHXH nơi cấp thẻ BHYT cũ đểđiều chỉnh giảm số phải thu (Mẫu D61-TS);
2.3. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi di chuyểnkhỏi địa bàn tỉnh:
Cha (mẹ) hoặc người giám hộ nộp thẻBHYT cho cơ quan BHXH. Cơ quanBHXH thu hồi thẻ BHYT, cấp giấy tiếp nhận hồsơ và hẹn trả kết quả (Mẫu số 01ban hành kèmtheo Quyết định số 999/QĐ-BHXH ngày 24/9/2015 của BHXHViệt Nam).Trường hợp người tham gia không nộp thẻ BHYT tại tỉnh nơi cấp thẻthì cơ quanBHXH nơi cấp thẻ mới thu hồithẻ BHYT cũ và cấp thẻ BHYT mới; đồng thời thông báo cho cơ quan BHXH nơi cấpthẻ BHYT cũ để điều chỉnh giảm số phải thu(MẫuD61-TS).
Điều 39. Quản lý tiềnthu
1. Hình thức đóng tiền
1.1. Chuyển khoản: Chuyển tiền đóng vào tàikhoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
1.2. Tiền mặt:
a) Đơn vị, người tham gia nộp trực tiếp tạingân hàng hoặc Kho bạc Nhànước.
b) Trường hợp đơn vị, người tham gia nộpcho cơ quan BHXH thì trước 16 giờ trong ngày cơ quan BHXH phải nộp toàn bộ sốtiền mặt đã thu của đơn vị, người tham gia vào tài khoản chuyên thu tại ngânhàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
2. Hoàn trả
2.1. Các trường hợp hoàn trả:
a) Đơn vị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạtđộng theo quy định của pháp luật hoặc di chuyển nơi đăng ký thamgia đã đóng thừa tiền BHXH, BHYT, BHTN.
b) Các trường hợp hoàn trả BHXH tựnguyện, BHYT.
c) Đơn vị chuyển tiền vào tài khoản chuyên thu khôngthuộc trách nhiệm quảnlý thu của cơ quan BHXH tỉnh, huyện theo phân cấp.
d) Số tiền đơn vị, cá nhân đã chuyển vàotài khoản chuyên thu không phải là tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN.
đ) Kho bạc hoặc ngân hàng hạch toán nhầmvào tài khoản chuyên thu.
2.2. Phân cấp thực hiện:
Cơ quan BHXH quản lý đơn vị, ngườitham gia thực hiện hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN từ tài khoản chuyên thucủa cơ quan BHXH.
2.3. Trình tự hoàn trả:
a) Hồ sơ đề nghị hoàn trả:
- Trường hợp quy định tại Tiết a, b Điểm 2.1 Khoảnnày: đơn vị, cá nhân lập hồ sơ theo quy định.
- Các trường hợp còn lại: đơn vị hoặc ngânhàng, kho bạc có văn bản đề nghị.
b) Phòng/Tổ Quản lý thu phối hợp vớiPhòng/Tổ KH-TC xác định nguyên nhân, số tiền đã đóng thừa, số tiền chuyển nhầm, hạchtoán nhầm vào tài khoản chuyên thu trình Giám đốc BHXH.
c) Giám đốc BHXH ra quyết định hoàntrả (Mẫu C16-TS), gửi01 bản cho Phòng/Tổ KH-TC lưu và làm thủ tục chuyển tiền, gửi Phòng/Tổ Quản lý thu01 bản. Trường hợp ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước hạch toán nhầm thì gửi 01 bảncho ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước đó để kiểm soát.
Điều 40. Quản lý nợ,đôn đốc thu nợ BHXH, BHYT, BHTN
1. Phân loại nợ
1.1. Nợ chậm đóng: các trường hợp nợ có thờigian nợ dưới 1 tháng.
1.2. Nợ đọng: các trường hợp có thời gian nợtừ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
1.3. Nợ kéo dài: thời gian nợ từ 3 tháng trởlên và không bao gồmcác trường hợp tại Điểm 1.4 Khoản này.
1.4. Nợ khó thu, gồm các trường hợp:
a) Đơn vị không còn tại địa điểmđăng ký kinh doanh (đơn vị mất tích).
b) Đơn vị đang trong thời gian làm thủ tụcgiải thể, phá sản; đơn vị có chủlà người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam;đơn vị không hoạt động, không có người quản lý, điều hành.
c) Đơn vị chấm dứt hoạt động, giải thể,phá sản theo quy định của phápluật;
d) Nợ khác; đơn vị nợ đang trong thời gianđược tạm dừngđóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; đơn vị được cấp có thẩm quyền cho khoanh nợ.
2. Hồ sơ xác định nợ
2.1. Đối với nợ chậm đóng, nợ đọng, nợ kéodài quy định tại Điểm 1.1,1.2, 1.3 Khoản 1 Điều này:
a) Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT,BHTN (Mẫu C12-TS);
b) Biên bản đối chiếu thu nộp BHXH, BHYT,BHTN (Mẫu C05-TS).
2.2. Đối với các trường hợp nợ khó thu quyđịnh tại Điểm 1.4 Khoản 1 Điều này:
a) Đơn vị tại Tiết a: Văn bản xác nhận củaỦy ban nhân dân cấp xã.
b) Đơn vị tại Tiết b: Văn bản của cơ quancó thẩm quyền xác nhận tình trạngdoanh nghiệp.
c) Đơn vị tại Tiết c: Văn bản của cơ quancó thẩm quyền về việc chấm dứthoạt động, giải thể doanh nghiệp; quyết địnhtuyên bố phá sản củaTòa án.
d) Đơn vị tại Tiết d:
- Đang trong thời gian được tạm dừng đóng: Quyếtđịnh cho phép tạm dừngđóng của cơ quan có thẩm quyền;
- Được khoanh nợ: Văn bản của cơ quan có thẩmquyền cho phép khoanhnợ.
3. Tổ chức thu thu nợ tại BHXH huyện, BHXH tỉnh
3.1. Phòng/Tổ Quản lý thu:
a) Hằng tháng, cán bộ thu thực hiện đôn đốcđơn vị nộp tiền theo quy định.
b) Trường hợp đơn vị nợ từ 2 thángtiền đóng, đối với phương thức đónghằng tháng; 4 tháng, đối với phương thức đónghằng quý; 7 tháng, đối với phươngthức đóng 6 tháng một lần, cán bộ thu trực tiếpđến đơn vị để đôn đốc; gửivănbảnđôn đốc 15 ngày một lần. Sau 2 lần gửi văn bản mà đơn vị không nộp tiền,chuyển hồ sơđơn vị đến Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ tiếp tục xử lý.
c) Hằng tháng chuyển báo cáo chi tiết đơnvị nợ (Mẫu B03-TS)(kèm theodữliệu) cho Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ để quản lý, đôn đốc thu nợ và đốichiếu.
3.2. Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ:
Tiếp nhận hồ sơ do Phòng/Tổ Quản lýthu chuyển đến, phân tích, đối chiếuvới dữ liệu trong ứng dụng quản lý nợ, lập kế hoạchthu nợ và thực hiệncác biệnphápđôn đốc thu nợ đối với từng đơn vị nợ.
a) Đối với đơn vị nợ kéo dài:
- Lập Biên bản đối chiếu thu nộp BHXH, BHYT,BHTN (Mẫu C05-TS);trong thời hạn30 ngày kể từ ngày lậpbiên bản, nếu đơn vị không nộp tiền thì phốihợp vớiPhòng/Tổ Kiểm tra báo cáo Giám đốc ra quyết định thanh tra đóngBHXH, BHYT,BHTN, xử lý vi phạm theoquy định.
- Kết thúc thanh tra, nếu đơn vị không nộp tiền,lập văn bản báo cáoUBNDcùngcấp và cơ quan có thẩm quyền để áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quyđịnh của phápluật.
- Đối với chủ đơn vị là người nước ngoài vi phạmpháp luật có dấu hiệu bỏtrốnthì phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn bỏ trốn.
- Thông báo danh sách đơn vị cố tình không trảnợ trên các phương tiệnthông tin đại chúng.
b) Đối với nhóm nợ khó thu:
Sau khi hoàn thiện hồ sơ xác định nợtheo quy định tại Khoản 2 Điều nàyvà thực hiện thu nợ theo tiết a Điểm này;Phòng/Tổ khai thác và thu nợ lập danh sách đơn vị mất tích, đơn vị không cònhoạt động và đơn vị không có người quản lý, điều hành; đơn vị chấm dứt hoạt động;đơn vị giải thể, phá sản,chuyển cho Phòng/Tổ Quản lý thu để thực hiệnchốt số tiền phảiđóng và tiền lãi chậm đóng đến thời điểm đơn vị ngừng hoạt động; mở sổ theo dõi và xửlý nợ theo hướng dẫn riêng.
4. Đánh giá, báo cáo tình hình nợ, thu nợ
Hằng quý, Phòng/Tổ Khai thác và thu nợlập báo cáo đánh giá tình hình thu nợ (Mẫu B03a-TS) gửi BHXH cấp trên 01 bản.
Điều 41. Tính lãi chậmđóng BHXH, BHYT, BHTN
1. Đơn vị đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTNchậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên sốtiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng bao gồm cả tiền lãi của các kỳ trước chưanộp.
2. Phương thức tính lãi: ngày đầu hằngtháng
3. Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắtbuộc, BHYT, BHTN:
Lcdi = (Pcdi+ Lcdi-1) x k (đồng) (1)
Trong đó:
* Lcdi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT,BHTN tính tại tháng i (đồng).
* Pcdi: số tiền chưa đóng phải tính lãi tính tạitháng i (đồng), được xác định như sau:
Pcdi = Plki -Spsi
Trong đó:
Plki: tổng số tiền phải đóng lũy kế đếnhết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (nợ mang sang tháng tính lãi).
Spsi: số phải đóng phát sinh chưa quáhạn phải nộp, tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi i (số tiềnphải đóng tính theo danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN của tháng trước liền kềtháng tính lãi hoặc của các tháng trước tháng liền kề tháng tính lãi trongphương thức đóng hằngquý hoặc 6 tháng một lần chưa quá hạn phải nộp).
Nếu Pcdi > 0 thì có nợ tính lãi, nếu Pcdi ≤ 0thì không có nợ tính lãi.
* k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểmtính lãi (%/tháng):
- Đối với BHXH bắt buộc thì k tính bằng lãi suấtđầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề do BHXH Việt Nam công bố chia cho 12.
- Đối với mức lãi suất chậm đóng BHTN, BHXHViệt Nam có hướng dẫn riêng.
- Đối với BHYT thì k tính bằng 02 lần lãi suấtliên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính lãi.
* Lcdi-1: lãi chậm đóng chưa trả hếttính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi.
4. Nội dung tính lãi chậm đóng BHXH,BHYT, BHTN quy định tại Điều này thực hiện đến hết ngày 31/12/2015. Từ ngày 01/01/2016, thựchiện theo văn bản quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
Điều 42. Truy thu BHXHbắt buộc, BHYT, BHTN
1. Truy thu cộng nối thời gian
1.1. Các trường hợp truy thu:
a) Đơn vị không đăng ký đóng BHXH bắt buộc,BHYT, BHTN đối với người lao động.
b) Người lao động quy định tại Điểm 1.7 Khoản1 Điều 4 truy đóng BHXH bắt buộc sau khi về nước.
c) Các trường hợp khác theo quyđịnh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1.2. Điều kiện truy thu:
a) Được cơ quan có thẩm quyềnhoặc cơ quan BHXH kiểm tra,thanh tra, buộc truy thu; đơn vị có đề nghị được truy thu đối với người lao động.
b) Hồ sơ đúng đủ theo quy định.
1.3. Tiền lương làm căn cứ truy thu, tỷ lệtruy thu:
a) Tiền lương làm căn cứ truy thu là tiềnlương tháng đóngBHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu. Tiềnlương này đượcghi trong sổ BHXH của người lao động.
b) Tỷ lệ truy thu: tính bằng tỷ lệ % đóngBHXH, BHYT, BHTN do Nhà nước quy định tương ứng thời gian truy thu.
1.4. Số tiền truy thu:
Số tiền truy thu Stt bằng tổng số tiềnphải đóng BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi:
(đồng) (2)
Trong đó:
Spdi: Số tiền phải đóng BHXH,BHYT, BHTN tháng i của đơn vịvà người lao động tính theo tiền lương và tỷ lệ truy thu quy định tại Điểm 1.3 Khoản1 Điều này.
v: số tháng truy thu
Ltt: Tiền lãi truy thu, bằng tổng tiềnlãi tính trên số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN của từng tháng,tính theo công thức sau:
(đồng) (3)
Trong đó:
v: số tháng truy thu (ví dụ, truy thu 04 tháng: tháng 1,tháng 2 tháng 4 và tháng 5 năm 2011 thì v = 4)
Ltdi: tiền lãi truy thutính trên số tiền phải đóng tháng itheo nguyên tắc tính lãi gộp, theo công thức sau:
Ltti = Spdix [(1+k)ni - 1] = Spdi x [FVF(k,ni) - 1] (đồng) (4)
Trong đó:
Spdi: số tiền phải đóngBHXH, BHYT, BHTN tháng i
k (%/tháng): Lãi suất truy thu, tính bằnglãi suất chậmđóng tại thời điểm tính tiền truy thu.
ni: Số tháng chưa đóng khoảntiền Spdiphải tính lãi (số lần nhập lãi), tính theo công thức sau:
ni= T0-Ti
Trong đó: T0: tháng tính tiền truythu (theo dương lịch).
Ti: tháng phát sinh số tiền phảiđóng Spdi(tính theo dương lịch).
FVF(k,ni): Thừa sốgiá trị tương lai ở mức lãi suất k% với nikỳ hạn tính lãi.
Ví dụ: tính tiền truy thu tại tháng11/2011 đối với số tiền chưa đóng của tháng 8/2011 thì ni = 11/2011 -8/2011 =3
Ví dụ về tính lãi truy thu:
Tháng 12/2011, truy thu đơn vịA khoản tiền chưa đóng BHXH trong 4 tháng: tháng 1, tháng 2, tháng 4 và tháng 5 năm2011, số tiền phảiđóng của từng tháng theo bảng dưới.
Giả định lãi suất tính lãi chậm đóng BHXH tại thờiđiểm tháng 12/2011 là 1%/tháng.
Theo các công thức trên tính đượctiền lãi truythu như bảng sau:
Bảng tiền lãi truy thu BHXH:
Tháng phảitruy thu | Số tiền BHXHphải đóng của từng tháng (đồng) | Tiền lãi truy thu | ||
Số tháng phải tính lãi (ni) (tháng) | Thừa số giá trị tương lai FVF(k, ni) | Tiền lãi truy thu (đồng) | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5=(2)x[(4)- 1] |
01/2011 | 10.000.000 | 11 | 1,1157 | 1.157.000 |
02/2011 | 11.000.000 | 10 | 1,1046 | 1.150.600 |
03/2011 | 0,00 | -- | -- | -- |
04/2011 | 11.000.000 | 8 | 1,0829 | 911.900 |
05/2011 | 12.000.000 | 7 | 1,0721 | 865.200 |
Tổng số | 44.000.000 | -- | 4.084.700 |
Tổng cộng: + Số tiền BHXHphải truy thu:44.000.000(đồng)
+ Số tiền lãi truy thu:4.084.700(đồng)
2. Truy thu do điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH bắtbuộc của người laođộng
Trường hợp đơn vị nộp hồ sơ điều chỉnh trongvòng 30 ngày kể từ ngày ngườicó thẩm quyền ký quyết định hoặc HĐLĐ (phụ lục HĐLĐ) nâng bậc, nâng ngạch, điềuchỉnh tiền lương, phụ cấp đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động thì không thực hiện tínhlãi; trường hợp nộp hồ sơ điều chỉnh tiền lương chậm từ 60 ngày trở lên thìtính lãi theo quy định.
3. Nội dung quy định tại Điều này thực hiệnđến hết ngày 31/12/2015. Từ ngày 01/01/2016, thực hiện theo văn bản quy định củaChính phủ và hướng dẫn của BHXH ViệtNam.
Điều 43. Thanh tra,kiểm tra đóng BHXH, BHYT, BHTN
1. Kiểm tra
Hằng năm BHXH tỉnh, BHXH huyệntổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật BHXH, BHYT, BHTN đối với các đơnvị tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn như sau:
1.1. Nội dung kiểm tra gồm:
a) Tình hình đóng BHXH, BHYT, BHTN: sốlao động, tiền lương làm căncứ đóng, chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN; hồsơ đăng ký tham gia, đóngBHXH, BHYT của đơn vị, người lao động.
b) Hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh thông tintrên sổ BHXH, thẻ BHYT; truythu BHXH, BHYT, BHTN.
1.2. Phương pháp kiểm tra.
a) Căn cứ tình hình cụ thể của địaphương và kế hoạch kiểm tra do BHXHViệt Nam giao hằng năm, BHXH tỉnh, BHXH huyệnlập kế hoạch kiểm tra đốivới các đơn vịđang tham gia BHXH, BHYT; Báocáo UBND cùng cấp để có kếhoạch phối hợpvới các cơ quan có thẩm quyền hoặc thành lập đoàn kiểm tra đểtổ chức thực hiện.
b) Các bước tiến hành:
- Căn cứ bảng kê hồ sơ đăng ký và hồ sơ điều chỉnhcủa đơn vị gửi cơ quanBHXH trong quá trình đóng BHXH, BHYT, BHTN, các thông báokết quả đóngBHXH,BHYT của đơn vị và người lao động do cơ quan BHXH gửi hằng tháng,hằng năm đểkiểm tra, đối chiếu với hồ sơ, chứng từ đóng BHXH, BHYT, BHTNtại đơn vịnhư danh sách lao động trong biên chế của đơn vị, danh sách trả lương, HĐLĐ, các quyếtđịnh của đơn vị đối với người lao động; các chứng từ chuyểntiền đóng BHXH,BHYT, BHTN.
- Kiểm tra các loại giấy tờ làm căn cứ truy thuBHXH, BHYT, BHTN; điềuchỉnh các yếu tố về nhân thân; điều chỉnh làm nghề, côngviệc nặng nhọc, độc hại,nguyhiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo bảng kê (Phụ lục 02,Mục I Phụ lục 03).
- Lập biên bản kiểm tra.
- Giải thích, hướng dẫn đơn vị khắc phục cácsai sót, nhầm lẫn trong quátrình đóng BHXH, BHYT, BHTNtheo đúng quy định của pháp luật. Các trườnghợp đơn vị kêkhai thiếu lao động hoặc kê khai nhầm mức tiền lương của ngườilao động thìyêu cầu đơn vị kê khai điều chỉnh và đóng theo đúng quy định.
- Đối với những trường hợp vi phạm pháp luật vềBHXH, BHYT, BHTNnhưtrốn đóng BHXH, BHYT, BHTN; đóngkhông đúng tiền lương của người laođộng, thu tiền của người lao động nhưng khôngđóng, đóngkhông kịp thời, đóng không đủ số tiền phải đóng; khai man, giả mạo hồ sơ thì lậpbiên bản và kiến nghịthanh tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
1.3. Kế hoạch kiểm tra
a) Kiểm tra định kỳ:
Hằng năm, BHXH tỉnh xây dựng kế hoạchvà thực hiện kiểm tra thấp nhấtđạt 25% số đơn vị, cơquan quản lý đối tượng trên địa bàn.
b) Kiểm tra đột xuất:
Căn cứ tình hình đóng BHXH, BHYT,BHTN; truy đóng BHXH, BHYT, BHTN; số lượng đơn vị, doanh nghiệp, số người thuộcdiện tham gia BHXH, BHYT, BHTN; số đơn vị, số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, tiềnlương đóng BHXH, BHYT để lập kế hoạch và tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuấttại đơn vị theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra
2.1. Từ ngày 01/01/2016, hằng năm BHXH tỉnh,BHXH huyện tổ chức thanh tra việc đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị trên địabàn như sau:
2.1. Đối tượng thanh tra:
a) Đơn vị đã được cơ quanBHXH kiểm tra phát hiện vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN nhưng chưa khắcphục trong thời hạn quy định.
b) Đơn vị chưa được kiểm tra nhưng có dấu hiệu viphạm pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN.
2.2. Nội dung, kế hoạch, phương pháp thanhtra:
Thực hiện theo Văn bản quy định củaChính phủ và hướngdẫn của BHXH Việt Nam.
Mục 3: QUẢN LÝ PHÔI;CẤP PHÔI SỔ BHXH, PHÔI THẺ BHYT
Điều 44. Quy trìnhgiao, nhận; quản lý và s ử dụng phôi bìa sổBHXH và phôi thẻ BHYT
1. Quy định về quản lý phôi bìa sổ BHXH,phôi thẻ BHYT
a) Phôi sổ BHXH, thẻ BHYT do BHXH ViệtNam tổ chức in, cấp cho BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân.
b) Việc tổ chức in, nhập kho, xuất kho,kiểm kê, hủy bỏ và quyết toán phôi sổ BHXH, thẻ BHYT thực hiện theo quy định hiệnhành.
c) Tổ chức, cá nhân được phân côngtheo dõi, quản lý phôi sổ BHXH, thẻ BHYT phải thực hiện đúng các quy định củaBHXH Việt Nam. Trường hợp cố tình lạm dụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT, gây thất thoátảnh hưởng đến quỹ BHXH, BHYT phải chịu kỷ luật, bồi thường thiệt hại; trong trườnghợp nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Quy trình giao nhận
2.1. BHXH Việt Nam:
a) Văn phòng:
- Nhận phôi bìa sổ BHXH và phôi thẻ BHYT; Thựchiện kiểm tra số lượng,chất lượng và số sêri của phôi thẻ BHYT, nếu không đảm bảo chấtlượng và sốlượngthì phải lập biên bản xử lý; nhập kho và quản lý theo quy định.
- Chuyển phôi sổ BHXH, phôi thẻ BHYT cho BHXH tỉnhđảm bảo đúng sốlượng,thời gian, tiến độ.
- Chuyển một bản sao vận đơn gửi phôi sổ BHXH,thẻ BHYT cho Ban Sổ -Thẻ để theodõi tiến độ thực hiện.
b) Ban Sổ - Thẻ: Theo dõi, điều tiết việccấp phát, sử dụng phôi sổ BHXH,thẻ BHYT.
2.2. Tại BHXH tỉnh/huyện:
a) Văn phòng/Phòng/Tổ KH-TC:
- Tiếp nhận, kiểm tra, xác nhận số lượng, sốsêri và chất lượngcủa phôi sổBHXH,thẻ BHYT, nếu phát hiện không đảm bảo chất lượng và số lượng, lập biênbản báo cáokèm theo số phôi sổ BHXH, thẻ BHYT về BHXH Việt Nam/BHXHtỉnh.
- Căn cứ kế hoạch cấp phôi sổ BHXH, thẻ BHYT thựchiện việc xuất khotheo quy định.
b) Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ:
- Tổng hợp số lượng, theo dõi, điều tiếtviệc sử dụng phôi sổ BHXH, thẻBHYT.
- Cấp phát phôi sổ BHXH, thẻ BHYT cho từng cánbộ phụ trách công tác insổ BHXH, thẻ BHYT để sử dụng. Khi cấp phát vàsử dụng phải viết phiếu giaonhận phôi sổ BHXH, thẻ BHYT (Mẫu C08-TS).
- Cán bộ trực tiếp in sổ BHXH, thẻ BHYT cótrách nhiệm quản lý phôi sổBHXH, thẻ BHYT (kể cả số phôi sổ BHXH, thẻBHYT bị hư hỏng trong quátrình tác nghiệp). Cuối ngày thực hiện in Phiếusử dụng phôi bìa sổ BHXH (MẫuC06-TS) va Phiếu sử dụng phôi thẻ BHYT (Mẫu C07-TS).
- Trước ngày 01/02 hàng năm, Phòng Cấp sổ, thẻ/BHXHhuyện lập danhmụcsổ BHXH, thẻ BHYT hỏng để bàn giao cho BHXH tỉnh. Sổ BHXH, thẻBHYT hỏng phảiđượclưugiữ, quản lý trong thời hạn 02 năm.
3. Hủy sổ BHXH, thẻ BHYT hỏng
- Thành lập Hội đồng hủy sổ BHXH, thẻ BHYT doLãnh đạo BHXH tỉnhlàm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo các Phòng: KH-TC; Cấp sổ, thẻ; Kiểmtra và Vănphònglàm ủy viên.
- Định kỳ trước ngày 15/02 hàng năm, thực hiệnhủy sổ BHXH, thẻ BHYTsau khi Hội đồng tiến hành kiểm đếm, lập bảngkê chi tiết về số lượng, tình trạngcủa sổ, thẻ hỏng,không sử dụng được, lập Biên bản (Mẫu C10-TS) và trình Giám đốc BHXH tỉnh ký Quyếtđịnh hủy. Gửi 01 bộ hồ sơ về BHXH Việt Nam.
Điều 45. Kiểm kê phôisổ BHXH, thẻ BHYT
1. Định kỳ cuối mỗi quý và cuối năm BHXHtỉnh/huyện kiểm kê phôi sổ BHXH, thẻ BHYT nhằm xác nhận số lượng, số sêri củaphôi sổ, thẻ còn tồn kho thực tế và chênh lệch thừa thiếu so với sổ sách kếtoán.
2. Tổ kiểm kê BHXH tỉnh, huyện gồm đại diện:lãnh đạo BHXH tỉnh, huyện; các Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ; Phòng/Tổ KH-TC; Văn phòng. Việckiểm kê phải lập Biên bản (Mẫu C63-HD ban hành kèm theo Thông tư số 178/2012/TT-BTC ); trong đó nêu rõ lý do thừa, thiếu và xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhâncùng kiến nghị việc giải quyết.
Mục 4: CẤP VÀ QUẢN LÝSỔ BHXH, THẺ BHYT
Điều 46. Cấp và quảnlý sổ BHXH
1. Cấp sổ BHXH lần đầu: Người tham giaBHXH, BHTN được cơ quan BHXH cấp sổ BHXH.
2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất,hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh.
2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp:sai giới tính, quốc tịch; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp:mất, hỏng hoặc đã giải quyếtchế độ BHXH có điều chỉnh quá trình đóng BHXH.
3. Ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH,BHTN trong sổ BHXH
Nội dung ghi trong sổ BHXH phải đầy đủtheo từng giai đoạn tương ứng với mức đóng và điều kiện làm việc của người thamgia BHXH, BHTN (kể cả thời gian nghỉ ốm trên 14 ngày trong tháng, nghỉ thaisản, nghỉ việc không hưởng lương, tạm hoãn HĐLĐ), cụ thể:
3.1. Người lao động thực hiện chế độ tiềnlương do Nhà nước quy định, mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm vàcác khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp bảo lưu thì ghi hệ số lương; phụ cấp thâmniên nghề, thâm niên vượt khung (nếu có) thì ghi tỷlệ (%).
3.2. Người lao động hưởng lương do đơn vịquyết định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khácthì ghi tiền Việt Nam đồng, kể cả người hưởng lương bằng ngoại tệ.
3.3. Ghi xác nhận sổ BHXH, BHTN của ngườilao động trong một số trường hợp đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN:
a) Doanh nghiệp trong quá trìnhthực hiện thủ tục phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật còn nợ tiền BHXH,BHYT, BHTN nếu có người lao động chuyển nơi làm việc thì cơ quan BHXH xác nhận thờigian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đã đóngBHXH để người lao động tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới, sau khi thu hồiđược khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổBHXH của người lao động.
b) Các trường hợp khác: thực hiện theo Văn bản quy địnhcủa Chính phủ và hướng dẫn của BHXHViệt Nam.
3.4. Khi điều chỉnh giảm thời gian hoặc mứcđóng BHXH đã ghi trong sổ BHXH, phải ghi cụ thể nội dung điều chỉnh, xác nhận lũykế hoặc tổng thời gian đã đóng BHXH, BHTN.
4. Thẩm quyền ký trên sổ BHXH
4.1. Chữ ký trên bìa sổ BHXH và tờ rời sổBHXH chốt thời gian đóng BHXH, BHTN do Giám đốc BHXH tỉnh, huyện ký hoặc ủy quyềncho phó Giám đốc BHXH tỉnh, huyện;Trưởng, Phó Phòng Cấp sổ, thẻ kýtrực tiếp.
Giám đốc BHXH tỉnh, huyện chịu tráchnhiệm về việc ủy quyềnký trên bìa sổ BHXH và tờ rời sổ BHXH chốt thời gian đóng BHXH, BHTN.
4.2. Chữ ký của Giám đốc BHXH tỉnh, huyệnđược quét trong phần mềm đểin trên tờ rời sổ BHXH ghi thời gian đóng BHXH hằng năm.
5. Xử lý một số tình huống trong công táccấp sổ BHXH
5.1. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lênghi thời gian đóng BHXH khôngtrùng nhau thìcơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu,in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấplại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.
5.2. Một số sổ BHXH được cấp cho 2 hay nhiềungười thì cơ quan BHXH giữ lại số sổ BHXH đã cấp cho người có thời gian thamgia BHXH sớm nhất, các sổ BHXH còn lạithực hiện thu hồi và cấp lại theo số sổ mới. Trường hợp người tham gia BHXH sauđã giải quyết chế độ BHXH thì tất cả các sổ còn lại cấp lại theo số sổ BHXH mới.
5.3. Trường hợp người tham gia chỉ mất hoặchỏng 01 hoặc một số tờ rời: Giám đốc BHXH quyết định việc in lại các tờ rời bịmất hoặc in lại tờ rời từng giai đoạn bị mất và phải đảm bảo đầy đủ thời gian,mức đóng BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện,BHTN chưa hưởng các chế độ của người lao động.
5.4. Người đã hưởng BHXH một lần nếucòn thời gian tham gia BHTN chưa hưởng thì cơ quan BHXH nơi giải quyếtBHXH một lần thực hiện cấp lại và chốt sổ BHXH thời gian tham gia BHTN chưa hưởng.
5.5. Trường hợp người lao động hưởng trợ cấpthất nghiệp sai quy định, thực hiện điều chỉnh và ghi, chốt lại sổ BHXH.
5.6. Trường hợp cơ quan BHXH làm mất hoặc hỏngsổ BHXH thì cơ quan BHXH có trách nhiệm cấp lại sổ BHXH.
5.7. Sổ BHXH thu hồi phải lưu cùng hồ sơ cấplại sổ BHXH.
Điều 47. Cấp và quảnlý thẻ BHYT
1. Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT củacác đối tượng thamgia BHYT tại Điều 17
1.1. Đối tượng tại Khoản 1:
a) Cán bộ, công chức, viên chức hưởnglương từ ngân sách nhà nước: thời hạn sửdụng ghi trên thẻ không quá 03năm; từ ngày đầu của tháng đóng BHYT đến ngày 31/12 năm thứ hai saunăm cấp thẻ.
b) Các đối tượng còn lại: thời hạn sửdụng ghi trên thẻ không quá 01 năm; từ ngày đầu của tháng đóng BHYTđến ngày 31/12 trong năm.
1.2. Đối tượng tại Điểm 2.1, 2.2, 2.4,2.5 Khoản 2 và đối tượng tại điểm 3.2 Khoản 3; Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằngtháng theo Quyết địnhsố 206/CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ): thời hạn sửdụng ghi trên thẻ không quá 05 năm; từ ngày đăng ký cấp thẻ đến ngày 30/6 nămthứ tư sau năm cấp thẻ.
Đối tượng tại Điểm 2.3 Khoản 2: thời hạnsử dụng ghi trên thẻ không quá 01 năm; từ ngày đầu của tháng đóng BHYT đến ngày 31/12trong năm.
1.3. Đối tượng tại Điểm 3.10 Khoản 3: thờihạn sử dụng ghi trên thẻ không quá 05 năm; từ ngày người đã hiến bộ phận cơ thểra viện đến ngày 31/12 năm thứ tư sau năm cấp thẻ.
1.4. Đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệptại Điểm 2.6, Khoản 2, thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT tương ứng với thời hạn đượchưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cấpcó thẩm quyền.
1.5. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, thời hạn sửdụng ghi trên thẻ BHYT kểtừ ngày sinh đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 thángtuổi mà chưa đến kỳ nhập họcthì thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT đến ngày 30/9 của năm đó.
1.6. Đối tượng tại Điểm 3.4 Khoản 3: thời hạnsử dụng ghi trên thẻ theo nhiệm kỳ bầu cử, từ ngày đăng ký cấp thẻ đến ngày kếtthúc nhiệm kỳ.
1.7. Đối tượng tại Điểm 3.1, 3.3, 3.8, 3.9 Khoản 3:thời hạn sử dụng ghi trên thẻ không quá 03 năm, từ ngày đăng ký cấp thẻ đến ngày 31/12năm thứ hai saunăm cấp.
Đối tượng tại Điểm 3.12 Khoản 3: thờihạn sử dụng ghi trên thẻ không quá 01 năm; từ ngày đầu của tháng đóng BHYT đếnngày 31/12 trong năm.
1.8. Đối với người dân tộc thiểu số đangsinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sốngtại vùng có điềukiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo: Thờihạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm đó hoặc ngày31/12 của năm cuối ghi trên thẻ BHYT (trường hợp thời hạn sử dụng thẻ BHYT cấp nhiềunăm).
Đối với người thuộc hộ gia đình nghèo,người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mứcđóng: thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của nămđó. Trường hợp, cơ quan BHXH nhận được danh sách đối tượng tham gia BHYT kèm theoQuyết định phê duyệt danh sách người thuộc hộ gia đình nghèo, người thuộc hộ giađình cận nghèo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau ngày 01/01 thì thời hạn sửdụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
1.9. Đối tượng tại Điểm 3.11 Khoản 3: thờihạn sử dụng thẻ BHYT theo thời hạn khóa học từ ngày đăng ký cấp thẻ BHYT đếnngày hết thời hạn khóa học.
1.10. Đối tượng tại Điểm 4.2 Khoản 4: thời hạnsử dụng thẻ BHYT từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm đó; đối với học sinh vàolớp một và sinh viên năm thứ nhất thời hạn sử dụng ghi trên thẻBHYT từ ngày nhập học hoặc ngày hết hạn của thẻ BHYT được cấp lầntrước đến 31/12 năm sau; đối với học sinh lớp 12 và sinh viên năm cuối thời hạn sửdụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày 01/01 đến ngày cuối của tháng kết thúc năm họcđó.
1.11. Đối tượng tại Điểm 4.1, 4.3 Khoản 4:thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT tương ứngvới thời hạn được hưởng chính sách theo Quyết định phê duyệt danh sách người thuộc hộ giađình cận nghèo và ngườithuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mứcsống trung bình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp tham gia BHYT lầnđầu hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thờihạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT sau30 ngày kể từ ngày ngườitham gia nộp tiền đóng BHYT.
1.12. Đối tượng tại Khoản 5: thời hạn sử dụngghi trên thẻ BHYT không quá 12 tháng, từ ngày người tham gia nộptiền đóng BHYT; trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia khôngliên tục từ 3 tháng trở lên trong nămtài chính thì thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT sau 30 ngày kể từ ngày người tham gia nộptiền đóng BHYT.
1.2. Thẻ BHYT đổi, cấp lại: ghi thời hạn sửdụng như thẻ BHYT đã thẻ phải đổi, mất.
2. Quản lý, sử dụng thẻ BHYT
2.1. Thẻ BHYT cấp cho người tham gia BHYTvà làm căn cứ để người thamgia BHYT được hưởng các quyền lợi theo quy định của Luật BHYT.
Thẻ BHYT không có giá trị sử dụngtrong các trường hợp:
a) Thẻ đã hết thời hạn sử dụng.
b) Thẻ bị sửa chữa, tẩy xóa.
c) Người có tên trên thẻ BHYT không tiếptục tham gia BHYT.
2.2. Tên cơ sở khám chữa bệnh BHYT ban đầuđược ghi trong thẻ BHYT:
a) Người tham gia BHYT được đăng ký khámchữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặctương đương; trừ trường hợpđược đăng ký tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quyđịnh của Bộ trưởng Bộ Y tế.
b) Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng kýkhám chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
2.3. Thẻ BHYT in hỏng và thẻ BHYT thu hồi phải được cắtgóc. Riêng thẻ BHYT thu hồi đượclưu cùng hồ sơthu, hồ sơ đổi thẻ BHYT.
2.4. Người hưởng chế độ ốm đau, thai sảntiếp tục sử dụngthẻ BHYT đã cấp, không thực hiện đổi thẻ BHYT.
Chương VI
HỆTHỐNG CHỨNG TỪ, MẪU BIỂU VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO
Điều 48. Hệ thống chứngtừ, sổ, mẫu biểu và chế độ thông tin báo cáo
1. Hệ thống chứng từ, sổ, mẫu biểu:
(Phụ lục đính kèm)
2. Chế độ thông tin báo cáo
2.1. BHXH tỉnh, huyện: Mở sổ theo dõi và lập báo cáo vềthu cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo Mẫu quy định tại Văn bản này.
2.2. Thời hạn nộp báo cáo.
a) BHXH huyện gửi BHXH tỉnh:
- Báo cáo tháng: trước ngày 03 của tháng sau; dữliệu điện tử chuyển trước ngày 02.
- Báo cáo quý: trước ngày 10 tháng đầu quý sau, kèmtheo dữ liệu điện tử.
- Báo cáo năm: trước ngày 10/01 năm sau, kèm theo dữ liệuđiện tử.
b) BHXH tỉnh gửi BHXH Việt Nam:
- Báo cáo tháng: trước ngày 05 tháng sau, dữ liệu điện tửchuyển trước ngày 03. Riêng dữ liệu điện tử báo cáo chỉ tiêu quản lý thu, cấp sổ,thẻ (Mẫu B01-TS): đồngthời gửi Ban Thu, Ban Sổ-thẻ.
- Báo cáo quý: trước ngày 25 tháng đầu quý sau,kèm theo dữ liệu điện từ.
- Báo cáo năm: trước ngày 25/01 năm sau, kèmtheo dữ liệu điện tử.
Chương VII
TỔ CHỨCTHỰC HIỆN
Điều 49. Trách nhiệmcủa người tham gia
1. Lập, kê khai đầy đủ, chính xác cácthông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, nộp đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng quytrình, quy định tại Văn bản này.
2. Khi ngừng tham gia BHYT phải nộp lạithẻ BHYT còn hạn sử dụng cho đơn vị, cơ quan quản lý đối tượng.
3. Tự bảo quản sổ BHXH (từ 01/01/2016),thẻ BHYT.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nộidung kê khai trong hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN; các hồ sơ, tài liệu cung cấp cho đơn vịvà cơ quan BHXH.
Điều 50. Trách nhiệmcủa đơn vị, Đại lý thu
1. Đơn vị
1.1. Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiềnBHXH, BHYT, BHTN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luậtvề BHXH, BHYT, BHTN.
1.2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việclập hồ sơ; lưu trữ hồ sơ của người tham gia và đơn vị.
1.3. Thu hồi thẻ BHYT của người lao động ngừngtham gia BHYT, nộp cho cơ quan BHXH để điều chỉnh số phải thu (trừ trường hợp chết; chờgiải quyết chế độ hưutrí, trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hàng tháng).
Trường hợp gửi Danh sách lao động thamgia BHXH, BHYT,BHTN (Mẫu D02-TS) bằnghình thức trao đổi thông tin qua mạng internet thì cuối tháng chuyển thẻBHYT cho cơ quan BHXH. Chi phí khám, chữa bệnh BHYT phát sinh (nếu có) kể từ thờiđiểm báo giảm đến khi cơ quan BHXH nhận được thẻ BHYT do đơn vị có trách nhiệm thanhtoán.
1.4. Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin,tài liệu liên quan đến việc đóng,hưởng BHXH theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH.
1.5. Phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT, BHTNtrong đơn vị.
1.6. Phối hợp với cơ quan BHXH thực hiệncác quy định về pháp luật BHXH, BHYT, BHTN.
2. Đại lý thu
2.1. Thực hiện đúng quy trình, quy địnhtại Văn bản này; bảo quản, sử dụng biên lai thu tiền do cơ quan BHXH cấp, đốichiếu biên lai thu tiền và số tiền đã thu theo quy định.
2.2. Thực hiện tuyên truyền, vận động, hướngdẫn người tham gia về mức đóng, phương thức đóng; địa điểm đóng, quyền lợi vềBHXH, BHYT theo quy định.
2.3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về lậphồ sơ, thời hạn nộp hồ sơ và số tiền đã thu của người tham gia theo quy định.
Điều 51. Trách nhiệmcủa cơ quan BHXH
1. BHXH huyện
1.1. Tổ chức thực hiện thu, cấp sổ BHXH, thẻBHYT đối với các đối tượng được phân cấp và hướng dẫn tại Văn bản này.
1.2. Tổ chức thực hiện kiểm tra các nộidung do người tham gia, đơn vị đã kê khai, kiến nghị xử lý theo quy định củapháp luật đối với các trường hợp kê khai không đúng.
1.3. Tổng hợp, báo cáo thu BHXH, BHYT, BHTNvà tiền lãi chậm đóng; cấp sổBHXH, thẻ BHYT hằng quý, nămtheo quy định.
1.4. Lưu trữ hồ sơ tham gia BHXH, BHYT,BHTN; hồ sơ truy thu BHXH, BHYT, BHTN theo quy định tại Văn bản này và quy địnhcủa pháp luật.
1.5. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin,tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH theo yêu cầu của cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền.
1.6. Phân công nhiệm vụ, quy định mối quanhệ phối hợp của các tổ nghiệp vụ và công chức, viên chức để thực hiện quytrình, quy định thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Không được phân công, phân cấp trái vớiquy định này.
2. BHXH tỉnh
2.1. Tổ chức thực hiện thu; cấp sổ BHXH, thẻBHYT đối với các đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN do BHXH tỉnh trực tiếp thutheo quy định.
2.2. Phân công nhiệm vụ, quy định mốiquan hệ phối hợp củacông chức, viên chức, các phòng thuộc BHXH tỉnh, tổ thuộc BHXH huyện để thực hiệnquy trình, quy định thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Không được phâncông, phân cấp trái với quy địnhnày.
2.3. Thành lập Tổ thẩm định để giải quyết hồsơ cộng nối thời gian không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việcnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thời giantrước ngày 01/01/1995. Thành phần Tổ thẩm định gồm:
- Lãnh đạo BHXH tỉnh làm tổ trưởng.
- Lãnh đạo Phòng Cấp sổ, thẻlàm tổ phó.
- Đại diện Phòng Quản lý thu, Phòng Chế độBHXH, Phòng Kiểm tra, Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính là thành viên.Trong đó, Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính có trách nhiệm tiếpnhận và quản lý hồ sơ trong thời gian giải quyết.
Khi thẩm định hồ sơ, Tổ thẩm định phảilập biên bản chi tiết cho từng hồ sơ (ghi rõ nội dung thẩm định; căn cứthẩm định; ý kiến cụ thể, chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định và ký xác nhậncủa từng thành viên).
2.3. Hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc côngtác thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với BHXH huyện.
2.4. Thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT, BHTN đối vớiBHXH huyện theo định kỳ quý, năm,lập Biên bản (Mẫu C03-TS).
2.5. Quản lý chặt chẽ việc tiếp nhận và sửdụng phôi bìa sổ BHXH và thẻ BHYT theo quy định tại Văn bản này.
2.6. Các Phòng: KH-TC, Chế độ BHXH, Giám địnhBHYT, Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính, Công nghệ thôngtin, Tổ chức cán bộ và Văn phòng phối hợp với phòng Quản lý thu, phòng Cấp sổ,thẻ lập kế hoạch thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; quản lý phần mềm; xử lý các nghiệpvụ liên quan và quản lý hồ sơ.
2.7. Xây dựng quy trình khai thác, sử dụngcơ sở dữ liệu đúng chức năng, nhiệm vụ và quy trình thu; cấp sổ BHXH, thẻBHYT đối với BHXH tỉnh,BHXH huyện theo quy định.
3. BHXH Việt Nam
3.1. Ban Thu, Ban Sổ - thẻ:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát,đôn đốc BHXH tỉnhthực hiện thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo quy định tại Văn bản này.
b) Hằng năm:
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra BHXH tỉnh về việcchấp hành quy định tại Văn bản này và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT, BHTN;tình hình quản lý, sử dụng phôi sổ BHXH, phôi thẻ BHYT đối với BHXH tỉnh hàngquý,năm.
- Kiểm tra, khảo sát, đánh giá tình hình thựchiện quy trình thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT của BHXH tỉnh.
c) Phối hợp với Trung tâm Công nghệ thôngtin BHXH Việt Nam sửa đổi, nâng cấp, quản lý và ứng dụng phần mềm quản lý thu,quản lý nợ, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đồng bộ, liên thông phù hợp với điều kiện củaBHXH Việt Nam, BHXH tỉnh.
3.2. Trung tâm Công nghệ thông tin:
a) Chủ trì, phối hợp với cácBan nghiệp vụ có liên quan để xây dựng, sửa đổi, nâng cấp, quản lý và chuyểngiao, hướng dẫn kịp thời ứng dụng phần mềm quản lý thu; quản lý nợ; cấp sổBHXH, thẻ BHYT đồng bộ, liên thông phù hợp điều kiện của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh,BHXH huyện;
b) Ban hành quy định về quản lý, khaithác dữ liệu thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trong toàn Ngành phù hợp tình hình cụ thểtừng thời kỳ.
Đối với chương trình quản lý thu, phảiđảm bảo sau khi ghi dữ liệu vào chươngtrình theo quy định tại Điểm 2.5 Khoản 2 Điều 35 thì không thể sửa, xóa dữ liệu,trừ trường hợp có ý kiến củaGiám đốc BHXH bằng văn bản và do Phòng/Tổ Công nghệ thông tin thực hiện.
3.3. Các Ban: Tài chính, Kế toán, Kếhoạch và Đầu tư, Thực hiệnchính sách BHXH, Thực hiện chính sách BHYT, Pháp chế, Văn phòng và Trung tâmCông nghệ thông tin BHXH Việt Nam phối hợp với Ban Thu, Ban Sổ - Thẻ:
a) Lập kế hoạch thu; cấp sổ BHXH, thẻBHYT; quản lý phần mềm và xử lý các nghiệp vụ liên quan;
b) Hướng dẫn nghiệp vụ thu; cấp sổ BHXH, thẻBHYT; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch thu; chế độ thông tin, báo cáo đối với BHXH BộQuốc phòng, BHXH Công an nhân dân đảm bảo đồng bộ với Văn bản này.
3.4. Ban Đầu tư quỹ thông báo mức lãi suất đầutư từ quỹ BHXH doBHXH Việt Nam công bố cho BHXH tỉnh.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc,BHXH tỉnh báo cáo BHXH Việt Nam xem xét, giải quyết./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |