QUYẾT ĐỊNH
CỦA CỤCTRƯỞNG CỤC DỰ TRỮ QUỐC GIA SỐ 667-DT/QĐ NGÀY 14-5-1993 BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀPHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ PHÒNG NỔ TRONG NGÀNH DỰ TRỮ QUỐC GIA.
CỤC TRƯỞNG CỤC DỰ TRỮ QUỐC GIA
Căn cứ Nghị định số 31-HĐBT ngày 18-2-1984 của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máycủa Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước (nay là Cục Dự trữ quốc gia);
Căn cứ Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với côngtác phòng cháy và chữa cháy do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 4-6-1961,và Chỉ thị số 175-CT ngày 31-5-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay làChính phủ) về tăng cường công tác phòng cháy và chữa cháy;
Theo đề nghị của ông Trưởng phòng Thanh tra bảo vệ Cục;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.- Ban hành kèm theo Quyết địnhnày bản Quy định về phòng cháy, chữa cháy và phòng nổ trong ngành dự trữ quốcgia.
Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực kểtừ ngày ký. Các ông Trưởng phòng Thanh tra bảo vệ, Trưởng các phòng nghiệp vụCục, Chánh văn phòng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục chịu trách nhiệm thihành Quyết định này.
QUY ĐỊNH
VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY,PHÒNG NỔ
TRONG NGÀNH DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 667-DT/QĐ ngày 14-5-1993
của Cục trưởng Cục dự trữ quốc gia).
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.- Công tác phòng cháy, chữacháy, phòng nổ, bảo vệ an toàn vật tư hàng hoá dự trữ, cơ sở vật chất kỹ thuậtvà con người là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn thể cán bộ, công nhân viên trongngành Dự trữ quốc gia. Trước hết là trách nhiệm của Thủ trưởng các cấp quản lý.
Điều 2.- Căn cứ vào các quy định củaNhà nước và của Cục về công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, Thủ trưởng cácđơn vị có trách nhiệm:
1. Chủ độngtổ chức quan hệ với đơn vị phòng cháy, chữa cháy của công an, các đơn vị cóliên quan ở địa phương xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ sátvới điều kiện thực tế của đơn vị mình và thường xuyên tổ chức tập dượt cácphương án đó, thông qua tập dượt, tiếp tục bổ sung, sửa đổi phương án ngày cànghoàn thiện.
2. Hàng năm,tổ chức cho cán bộ công nhân viên học tập nội dung các quy định của Nhà nước,của Cục về công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, nội dung nội quy phòngcháy, chữa cháy, phòng nổ đối với từng loại hàng hoá đơn vị đang quản lý, nhằmnâng cao nhận thức về công tác này trong quản lý dự trữ, làm cho mỗi người thấyđược trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ,trong khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao.
3. Thành lậplực lượng xung kích phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ từ Chi Cục đến các Cụm kho.Vùng kho, nhằm xử lý kịp thời khi có cháy, nổ xẩy ra, hạn chế thấp nhất mứcthiệt hại hàng hoá dự trữ, cơ sở vật chất kỹ thuật và con người.
4. Xây dựngnội quy phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ đến từng nhà kho, điểm kho có nội dungphù hợp với từng mặt hàng đơn vị đang trực tiếp quản lý. Đồng thời thường xuyêntổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các nội quy trên ở các kho,cụm kho thuộc đơn vị.
Điều 3.- Khen thưởng thoả đáng đối vớicá nhân, tập thể thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ. Xử lý hoặcđề nghị xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm các nội quy, quy chế phòng cháy,chữa cháy, phòng nổ.
Điều 4.- Cùng với việc sơ kết, tổngkết, kiểm điểm đánh giá công tác quý, 6 tháng, cả năm, các đơn vị tổ chức kiểmđiểm thật sâu sắc việc thực hiện quy chế của Nhà nước, quy định của Cục vềphòng cháy, chữa cháy, phòng nổ. Đề ra các biện pháp thực hiện nhiệm vụ này choquý tới, năm tới.
Điều 5.- Thực hiện nghiêm túc chế độbáo cáo về công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ theo quy định (thườngxuyên, đột xuất) Cục đã ban hành.
CHƯƠNG II
CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG CHÁY NỔ
CHO KHO TÀNG, VẬT KIẾN TRÚC
I. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÂY DỰNG VÀ GIAI ĐOẠN THI CÔNG
Điều 6.- Khi chuẩn bị xây dựng mới khotàng dự trữ quốc gia và các nhà xưởng trong ngành dự trữ quốc gia, chuẩn bị sửachữa lớn hoặc cải tạo, mở rộng các kho hoặc vật kiến trúc đã được Nhà nước phêduyệt, các yếu tố kinh tế và kỹ thuật xây dựng trong luận chứng kinh tế kỹthuật, thiết kế kỹ thuật phải chứa đựng và thể hiện được nội dung phòng cháy,chữa cháy, phòng nổ. Đối với những kho, điểm kho có sức chứa hàng hoá lớn hoặcdự trữ những mặt hành có giá trị kinh tế lớn, khi làm luận chứng kinh tế kỹthuật, thiết kế, các đơn vị cần phải thoả thuận với công an phòng cháy, chữacháy (công an địa phương) hoặc Cục Cảnh sát, phòng cháy, chữa cháy (Bộ Nội vụ)về thiết kế thiết bị an toàn phòng, chữa cháy. Thoả thuận trên đây phải đượcthể hiện bằng văn bản, có ký tên dóng dấu của cấp lãnh đạo có thẩm quyền vàđược lưu kèm theo hồ sơ công trình.
Điều 7.- Không được xây dựng kho, sửachữa kho bằng những vật liệu dễ cháy. Cấu kiện xây dựng phải đảm bảo khả năngchịu lửa bậc II (trừ kho muối).
Điều 8.- Không được bố trí cho cán bộ,công nhân viên ăn, ở, làm việc trong kho hàng. Trường hợp trong khu vực kho cóbố trí khu nhà ở, làm việc thì phải thiết kế xây dựng thành nơi riêng biệt, cókhoảng cách tối thiểu đối với kho gần nhất là 50m và phải có tường rào ngăncách.
Điều 9.- Khi thiết kế và thi công mạnglưới điện bảo vệ và phục vụ cho công tác bảo quản vật tư - hàng hoá dự trữ phảituân thủ:
1. Thực hiệnđúng quy phạm kỹ thuật an toàn về điện.
2. Căn cứ vàotính chất lý - hoá, tính chất cháy nổ của từng loại vật tư hàng hoá để xác địnhvà sử dụng loại thiết bị điện và kỹ thuật lắp đặt phù hợp.
Riêng khoxăng dầu hoặc kho hoá chất dễ gây cháy nổ chỉ được dùng ánh sáng từ bên ngoàichiếu vào hoặc đèn chiếu sáng có các thiết bị phòng nổ.
3. Mỗi kho cómột mạch điện và cầu dao riêng. Cầu dao, công tơ, công tắc, ổ cắm điện dều đặtở ngoài kho.
Nghiêm cấmviệc đặt dây dẫn trần, cáp trần dẫn điện trong kho hàng.
Đèn điệntrong kho phải được treo ở điểm vừa an toàn vừa thuận tiện cho việc kiểm tra vàhoạt động bảo quản vật tư hàng hoá. Bóng đèn phải có chụp thuỷ tinh và lưới sắtbọc ngoài để phòng ngừa gây cháy khi bóng nổ hoặc tác hại khác do bóng nổ gâyra.
4. Chủ nhiệmTổng kho (Cụm kho) và lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ cùng thủ kho phảithường xuyên kiểm tra hệ thống thiết bị điện, phát hiện kịp thời những trụctrặc có thể gây cháy, nổ và có biện pháp xử lý hợp lý. Đồng thời báo cáo về ChiCục các hiện tượng trên và kết quả xử lý.
Hàng năm Thủtrưởng các đơn vị trực thuộc Cục phải chỉ đạo và trực tiếp tổ chức kiểm tra hệthống thiết bị điện ở các tổng kho (Cụm kho), điểm kho thuộc đơn vị quản lý.
Điều 10.- Hệ thống chống sét phải đượcthiết kế, lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước cho từng loạikho.
Điều 11.- Bể nước phục vụ phòng cháy,chữa cháy, phòng nổ phải được thiết kế, xây dựng ở vị trí vừa thuận tiện vềnguồn cấp nước vừa thuận tiện cho việc chữa cháy khi có cháy xảy ra và đượchoàn thiện cùng với việc hoàn thiện công trình kho tàng. Dung tích của bể nướcphải phù hợp với quy mô kho hàng và tính chất của hàng hoá được bảo quản trongkho (xem phụ lục).
Điều 12.- Các kho đều phải có biển quyđịnh phòng cháy, chữa cháy, có nội dung phù hợp với tính chất cháy, nổ, từngmặt hàng và được viết to, rõ ràng trên bảng gỗ hoặc bảng kim loại treo ở nơi dễnhìn thấy nhất để cán bộ công nhân viên làm bảo vệ, bảo quản và những ngườiliên quan nghiêm túc thực hiện.
Các kho phảicó kẻng để báo động khi có cháy xảy ra.
II. PHÒNG, CHỐNG CHÁY, NỔ ĐỐI VỚI KHO CHUYÊN DỤNG CỤ THỂ
A.Kho lương thực:
Điều 13.- Kho chuyên dùng dự trữ lươngthực chỉ được chứa và bảo quản loại hàng duy nhất là lương thực. Không đượcchứa xen kẽ giữa các ngăn kho hoặc chứa cùng lương thực trong cùng một ngăn khocác vật tư, hàng hoá khác, nhất là những vật tư - hàng hoá dễ cháy, nổ, độchại.
Điều 14.- Khi đưa lương thực vào kho đểdự trữ, đơn vị phải chấp hành nghiêm túc quy trình bảo quản lương thực theohình thức đổ rời hoặc quy trình bảo quản lương thực theo hình thức đóng bao màCục đã ban hành.
B.Kho thiết bị, xe, máy và phụ tùng:
Điều 15.- Khi xây dựng kho thiết bị,xe, máy và phụ tùng phải đảm bảo:
1. Các cấukiện xây dựng phải đảm bảo cho công trình có khả năng chịu lửa bậc II.
2. Kho phảicó đủ cửa và lỗ thông gió luôn bảo đảm thông thoáng.
3. Cánh cửađi vào nhà kho phải thiết kế mở ra ngoài hoặc dùng cửa lùa, cho phép thiết kếcửa thoát nạn nằm trong cánh cửa ra vào dành cho xe, máy...
4. Phải tínhtoán, sắp xếp bộ trí cửa ra vào hợp lý với thiết kế kho, đảm bảo ra vào thuậntiện, để khi có cháy xẩy ra việc sơ tán, cứu chữa được dễ dàng.
Cửa dành choxe, máy tính theo kích thước của loại xe lớn nhất đảm bảo:
- Chiều caothông thuỷ lớn hơn chiều cao xe, máy tối thiểu là 0,2m.
- Chiều rộngthông thuỷ lớn hơn chiều rộng xe, máy tối thiểu là 0,6m.
Điều 16.- Khi đưa kho vào sử dụng,không được chứa và bảo quản các xe, máy có chủng loại, kích thước khác nhautrong cùng một nhà kho. Trường hợp xếp chung, thì phải chia thành từng khu vựccho từng loại xe và phải được ngăn cách bằng tường ngăn cháy hoặc khoảng cáchngăn cháy.
Điều 17.- Xe, máy xếp trong kho phảitheo đúng hàng lối, đầu quay ra phía cửa kho và xếp thành từng nhóm, mỗi nhómkhông quá 10 xe, máy. Khoảng cách giữa các xe, máy là 0,8m, cách tường kho 1m;giữa các nhóm và các hàng phải đảm bảo khoảng cách phòng cháy lan và làm lối đirộng 3,5m. Khoảng cách và lối đi này phải thẳng hướng với cửa ra vào cửa kho.
Điều 18.- Đối với các loại thiết bị,phụ tùng khác, việc sắp xếp, kê đặt trong kho cũng phải xếp đặt theo từng lôhàng có chung tính chất cháy, nổ theo chủng loại, mác mã riêng biệt. Giữa cáclô hàng phải có khoảng cách ngăn cháy và đi lại theo đúng quy định ở Điều 17.Nghiêm cấm để lẫn các loại thiết bị, phụ tùng có tính chất cháy, nổ khác nhautrong cùng ngăn kho, nhà kho hoặc cùng lô hàng.
Riêng xăm,lốp phải chứa và bảo quản ở kho riêng, xếp thành từng lô hàng trên giá đỡ, phùhợp với việc bảo quản, xuất, nhập hàng hoá và khi có cháy xẩy ra.
Điều 19.- Các loại vật tư như xăng,dầu, mỡ, hoá chất, nguyên liệu. .. dùng cho công tác bảo quản thiết bị, xe,máy, phụ tùng. . . trong quá trình dự trữ phải được để ở kho riêng cách biệtvới kho dự trữ, khi xẩy ra cháy nổ không ảnh hưởng đến vật tư hàng hoá dự trữ.
Điều 20.- Trong thực hiện công tác bảoquản xe, máy, vật tư phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sau:
1. Khi dùngxăng dầu chạy thử, khởi động xe, máy phải có đầy đủ các dụng cụ đong, rót,không để xăng dầu chẩy hoặc trào ra ngoài. Sau khi khởi động, chạy thử xong,phải rút hết xăng, dầu còn lại ra khỏi bình chứa nhiên liệu của xe, máy.
2. Khi thựchiện việc bảo hành, bảo dưỡng xe, máy và các loại thiết bị, phụ tùng có dùngđến xăng dầu hoặc các loại vật tư, nguyên liệu dễ cháy, phải chuẩn bị sẵn sàngcác dụng cụ phòng, chữa cháy tại chỗ như bình bọt, bình CO2. v.v...
3. Sau khithực hiện xong công việc bảo hành, bảo dưỡng v.v... các dụng cụ, giẻ lau,v.v... phải được thu dọn gọn gàng, sạch sẽ và dựng vào thùng sắt có nắp đậy, đểvào nơi quy định.
Thường xuyênlàm vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khu vực kho hàng (trong kho, ngoài kho).
4. Cấm khôngđược hút thuốc, đốt lửa hoặc làm các thao tác có khả năng phát sinh lửa trongkho hàng.
Trường hợpcần chiếu sáng cục bộ, phải dùng đèn pin hoặc đen ắc quy có điện áp không quá12v.
C.Kho gỗ và kho giấy:
Điều 21.- Trong giai đoạn chuẩn bị xâydựng và thi công, phải tuân thủ các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 bản quy định này.
Việc chứahàng và sắp xếp gỗ, giấy trong kho và trong quá trình quản lý các đơn vị vậndụng Điều 18, 19 và điểm 4 Điều 20 của phần B trên đây.
D.Kho xăng dầu:
Điều 22.- Do tính chất cháy, nổ củaxăng dầu rất nguy hiểm, nên việc thiết kế kho xăng dầu phải tuân thủ nghiêmngặt tiêu chuẩn Việt Nam "kho dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ" được banhành kèm theo Quyết định số 254-BXD/KHKT ngày 31-12-1990 của Bộ trưởng Bộ Xâydựng.
Điều 23.- Xung quanh kho hoặc vùng khophải có hàng rào bảo vệ bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy đảm bảo chiềucao theo quy định hiện hành về phòng cháy, chữa cháy kho xăng dầu.
Khoảng cáchtừ kho hoặc vùng kho đến các công trình phụ cận (nhà ở, nhà làm việc) phải theođúng quy định về an toàn trong xây dựng kho xăng dầu.
Điều 24.- Trong thực hiện công tác kiểmtra, bảo quản, bảo vệ và thực hiện việc giao nhận xăng dầu tuyệt đối nghiêm cấmngười thực hiện nhiệm vụ hút thuốc, đốt lửa hoặc có những thao tác có khả nănggây ma sát làm phát tia lửa.
Nếu phươngtiện giao nhận bị hỏng động cơ, thì không được sửa chữa tại điểm giao nhận, màphải đưa phương tiện ra khỏi khu vực giao nhận bằng phương pháp thủ công (kéo,đẩy...) mới được sửa chữa và phát động thử động cơ.
Từng kho,phải có biển "cấm lửa", nội quy an toàn phòng cháy, chữa cháy, nộiquy ra vào vùng kho hoặc kho xăng dầu.
Điều 25.- Trong tổ chức sản xuất, nhậpxăng dầu không cho phép các ô-tô không trang bị phương tiện chữa cháy và thiếtbị dập tàn lửa ống xả ra vào khu vực kho xăng dầu.
- Khi xăngdầu phải chứa vào thùng, can, phuy, xi téc việc sắp xếp các phuy, can xăng dầuphải theo từng lô hàng. Cấm không được xếp chồng các phuy, can xăng dầu lênnhau.
- Khi bơmrót, nhân viên tiếp nhận trực tiếp phải sử dụng thành thạo các phương tiệnphòng cháy, chữa cháy được trang bị. Nghiêm cấm bơm rót xăng dầu khi có sấmsét. Không để xăng, dầu vương vãi hoặc trào ra ngoài khi bơm rót.
Điều 26.- Khi có nghi vấn hoặc pháthiện bể hoặc xi téc bị rò rỉ, trước khi kiểm tra hoặc sửa chữa phải tuân thủ:
- Báo cáolãnh đạo có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo xử lý.
- Đưa hếtxăng dầu ra khỏi bể, xi téc.
- Làm vệ sinhcông nghiệp bể, xi téc theo đúng quy trình Bộ Thương mại đã ban hành.
- Mời cơ quanphòng cháy, chữa cháy kiểm tra kỹ nồng độ xăng dầu ở thể khí trong bể, xi téctrước khi sửa chữa để tránh tai nạn lao động do cháy, nổ gây ra.
E.Phòng cháy, chữa cháy,
phòng nổ trong các lĩnh vực hoạt đông khác:
Điều 27.
a) Đối vớitrụ sở làm việc của các đơn vị trực thuộc Cục, Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo cácphòng ban, bộ phận liên quan xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy, phòng nổphù hợp với điều kiện thực tế và kiến trúc trụ sở làm việc của đơn vị mình.
Trụ sở làmviệc của các Tổng kho, cụm kho và nơi làm việc của từng điểm kho (nếu có), việcphòng cháy, chữa cháy, phòng nổ nằm trong phương án phòng cháy, chữa cháy,phòng nổ đối với kho tàng, vật tư - hàng hoá của từng cụm kho, tổng kho.
b) Trong hoạtđông sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
- Các đơn vịđược Nhà nước cho phép và Cục ra quyết định thành lập doanh nghiệp; các đơn vịcó tổ chức bộ phận kinh doanh dịch vụ, căn cứ vào bản Quy định này và các quyđịnh của Nhà nước, các Bộ, ngành có liên quan, Thủ trưởng đơn vị tổ chức xâydựng phương án phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ phù hợp với các hoạt động sảnxuất, kinh doanh của đơn vị.
Việc sắp xếpxe, máy trong nhà xưởng sửa chữa; sắp xếp vật tư - hàng hoá, vật tư nội bộtrong kho, cửa hàng, các đơn vị vận dụng các quy định từ Điều 15 đến Điều 26bản Quy định này. Riêng các cơ sở chế biến, gia công, sản xuất vật tư hàng hoá,ngoài việc vận dụng các Điều nêu trên (Điều 15, Điều 26), trong tổ chức hoạtđông các đơn vị cần lưu ý đến việc thực hiện điểm 4 Điều 20 trên đây.
- Các đơn vịkinh doanh dịch vụ về vận tải thuỷ phải chấp hành đầy đủ, nghiêm túc quy địnhphòng cháy, chữa cháy, phòng nổ trên tàu thuỷ và có trách nhiệm mua sắm, trangbị đầy đủ trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ cho từng loại tàu theođúng quy định của Nhà nước và của Bộ Giao thông vận tải.
CHƯƠNG III
HỆ THỐNG NƯỚC CHỮA CHÁY - CÁC PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY - PHƯƠNG TIỆN THÔNG TINLIÊN LẠC VÀ LỰC LƯỢNG XUNG KÍCH PHÒNG CHÁY,
CHỮA CHÁY
Điều 28.- Căn cứ vào tình hình thực tếvề tích lượng diện tích kho; khối lượng hàng hoá, tính chất quan trọng và tínhchất cháy nổ của từng mặt hàng để bố trí phương tiện, dụng cụ chữa cháy, dungtích bể nước phù hợp và đầy đủ theo quy định của cơ quan phòng cháy, chữa cháy(xem phần phụ lục).
Điều 29.- Việc bố trí phương tiện, dụngcụ chữa cháy phải tuân thủ các yêu cầu sau:
1. Nơi nào cóvòi nước chữa cháy vách tường, thì vòi phun nước, đầu lăng phái cho vào hộp gỗsơn đỏ được đặt ngay cạnh họng nước và các hộp trên được đánh số thứ tự đểthuận lợi trong vận hành khi có cháy xẩy ra.
2. Máy bơmnước chữa cháy phải đặt nơi dễ vận hành, thuận tiện về nguồn nước cách khokhông quá 100m. Nhà đặt máy bơm phải được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông, lợpngói để chống mưa, nắng, ẩm mốc và chống cháy.
Nếu máy bơmchạy bằng điện, phải bố trí hai nguồn điện riêng, không phụ thuộc vào nguồnđiện của kho và nhà sản xuất.
3. Bể nước,giếng nước và các dụng cụ dập tắt lửa thô sơ khác phải bố trí phân tán theotừng khu vực cần thiết phù hợp với phương án phòng cháy, chữa cháy của kho, cụmkho và để ở nơi dễ thấy, dễ lấy.
Điều 30.- Hệ thống nước chữa cháy phảiđảm bảo lưu thông, áp suất đẩy theo đúng thiết kế.
Nếu có nguồnnước tự nhiên (ao, hồ, sông, ngòi...) cạnh kho tàng phải làm bến cho xe chữacháy đỗ và đường cho xe chạy ra bến lấy nước, đường rộng tối thiểu 3,5m.
Điều 31.- Việc quản lý các trang thiếtbị phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ phải tuân theo các yêu cầu sau:
1. Phải mở sổsách (kèm danh mục) theo dõi các thiết bị, phương tiện, dụng cụ, chữa cháy đãđược cấp phát, trang bị phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy. Danh sáchcán bộ, công nhân viên ở từng kho được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng cácthiết bị, phương tiện, dụng cụ chữa cháy.
2. Thườngxuyên kiểm tra, bảo hành, bão dưỡng máy bơm, xe chữa cháy (nếu có) theo đúnghướng dẫn của cơ quan phòng cháy, chữa cháy.
3. Thườngxuyên kiểm tra, bảo quản các phương tiện, dụng cụ bình bọt, bình CO2 và cácdụng cụ khác, luôn bảo đảm chất lượng, sạch sẽ, sắp đặt ở nơi quy định gọngàng, để khi có cháy xẩy ra việc ứng cứu được kịp thời, hiệu quả.
4. Các thiếtbị, phương tiện, dụng cụ chữa cháy đều được sơn màu đỏ (trừ vòi chữa cháy). Mọicán bộ, công nhân viên của đơn vị đều phải nắm vững kiến thức cơ bản về phòngcháy, chữa cháy, tính năng, tác dụng thiết bị phương tiện và biết sử dụng thuầnthục khi có cháy xẩy ra.
5. Nghiêm cấmviệc sử dụng các thiết bị, phương tiện, dụng cụ chữa cháy vào các việc kháckhông vì mục đích chữa cháy hoặc cứu nạn khẩn cấp.
Điều 32.- Từ Chi cục đến Tổng kho đềuphải thành lập đội xung kích phòng cháy, chữa cháy, bao gồm những cán bộ, côngnhân viên có sức khoẻ tốt và tổ chức cho lực lượng này học tập nắm vững kiếnthức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy, hiểu rõ tính năng, tác dụng và thao tácthuần thục các thiết bị, phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy. Đội trưởngcó nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Nắm vữngkiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy và tính năng, tác dụng của các thiếtbị, phương tiện, dụng cụ chữa cháy.
2. Nắm vữngtính chất cháy, nổ và vị trí chứa hàng của từng loại vật tư - hàng hoá trongkho thuộc đơn vị mình.
3. Không chophép tiến hành công việc, thao tác liên quan đến lửa trong kho hàng hoá khichưa được phép bằng văn bản của Trưởng Chi cục và cơ quan phòng cháy, chữacháy.
4. Không chophép để hàng hoá, vật tư hoặc các vật cản trên đường đi trong khu vực kho, nhấtlà để trên khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy, trên đường đi đến nguồnnước hoặc nơi để, đặt thiết bị, phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy.
5. Sau thờigian làm việc, phải kiểm tra kỹ nơi làm việc, kho tàng, nhằm đảm bảo an toànphòng cháy, chữa cháy và ghi kết quả vào sổ ghi biên bản.
6. Khi xẩy racháy, nhanh chóng tập hợp và triển khai lực lượng theo phương án đã có và thamgia vào việc điều tra nguyên nhân vụ cháy.
7. Kiểm tra,đôn đốc cán bộ, công nhân viên trong đơn vị mình thực hiện các quy định vềphòng cháy, chữa cháy của Cục Nhà nước.
Điều 33.- Kho, Tổng kho phải từng bướcđược trang bị đủ điện thoại hoặc vô tuyến điện thoại và phải đảm bảo việc làmbình thường. Kho, cụm kho phải quan hệ chặt chẽ với cơ quan phòng cháy, chữacháy chuyên nghiệp gần nhất. Số điện thoại của cơ quan phòng cháy, chữa cháyđược ghi rõ ràng ở nơi đặt máy điện thoại của mình. Khi có cháy phải nhanhchóng báo cho cơ quan phòng cháy, chữa cháy biết để ứng cứu kịp thời.
CHƯƠNG IV
KIỂM TRA AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
Điều 34.- Để hạn chế đến mức thấp nhấtcác vụ cháy nổ, hàng năm Cục sẽ phối hợp với Cục phòng cháy, chữa cháy Bộ Nộivụ kiểm tra kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy ở các đơn vị thuộc Cục, nhằmphát hiện và uốn nắn kịp thời những sai sót trong thực hiện các quy định củaNhà nước, của Cục về phòng cháy, chữa cháy.
- Hướng dẫn,đôn đốc các đơn vị tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác phòng cháy, chữacháy ở đơn vị mình, nhất là việc xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy,phòng nổ ở các điểm kho, Cụm kho và việc tổ chức tập dượt các phương án đó.
- Các đơn vịthuộc Cục có trách nhiệm phối hợp với cơ quan phòng cháy, chữa cháy ở địaphương, tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, phòngnổ các điểm kho, Cụm kho thuộc đơn vị. Việc kiểm tra trên đây, định kỳ 6 tháng1 lần, khi cần thiết có thể tổ chức kiểm tra đột xuất.
- Chủ nhiệmTổng kho có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra các kho, điểm kho về việc bảoquản, bảo vệ các trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy vàtinh thần sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ ứng cứu chữa cháy, cứu nạn của cán bộ,công nhân viên thuộc Cụm kho, Tổng kho.
Điều 35.- Nếu có cháy xẩy ra, thì việctrước tiên lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ phải tìm mọi biện pháp, dùngphương tiện, dụng cụ thiết bị sẵn có để dập tắt lửa, đồng thời thông báo kịpthời cho cơ quan phòng cháy, chữa cháy gần nhất và chính quyền địa phương để tổchức ứng cứu kịp thời. Mặt khác, vừa chữa cháy, vừa sơ tán hàng hoá nơi chưacháy hoặc các kho bên cạnh có nguy cơ bị đám cháy đe doạ.
- Sau khi dậptắt lửa, phải tổ chức lập biên bản, nội dung phải ghi rõ giờ, ngày xẩy ra vụcháy; nguyên nhân; biện pháp xử lý cháy; hậu quả (thiệt hại hàng hoá, tài sản,người, v.v...) và lập báo cáo gửi kèm biên bản lên cấp trên xem xét, đánh giá.
- Cùng vớiviệc lập biên bản, báo cáo phải thu thập các vật chứng hoặc các vật có nghi vấnliên quan đến vụ cháy; có biện pháp bảo vệ hiện trường tốt, để phục vụ cho cáccơ quan chuyên môn trong điều tra, xem xét và kết luận về vụ cháy được dễ dàng,đúng với thực tế, nguyên nhân xẩy ra vụ việc, đồng thời làm rõ trách nhiệm,hình thức xử lý đối với các cá nhân, tập thể có liên quan trên cơ sở kết quảđiều tra xem xét nêu trên.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 36.- Kinh phí phục vụ cho công tácphòng cháy, chữa cháy nằm trong kinh phí hoạt động của ngành Dự trữ quốc gia.Nên hàng năm, mỗi kỳ kế hoạch, dự án kế hoạch của các đơn vị phải thể hiện rõphần kế hoạch này để Cục có căn cứ tổng hợp kế hoạch trình Nhà nước phê duyệt.
Điều 37.- Các đơn vị, cán bộ, công nhânviên trong ngành Dự trữ quốc gia đều có trách nhiệm nghiên cứu kỹ bản Quy địnhnày và nghiêm túc tổ chức thực hiện.
Điều 38.- Đơn vị, cá nhân có thành tíchtrong việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ tài sản của đơn vị,của nhân dân, vật tư hàng hoá của Nhà nước, bảo đảm an toàn tính mạng con người(cán bộ, công nhân viên, nhân dân chung quanh) sẽ được khen thưởng thoả đáng kểcả về vật chất và tinh thần.
Những cánhân, đơn vị vi phạm Quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy này, tuỳ theo mứcđộ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật thích đáng theo quy định hiện hành. Trường hợphành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong quátrình thực hiện, nếu pháp hiện có những vấn đề bản Quy định này chưa có hoặc cónhưng chưa phù hợp, các đơn vị, cá nhân phản ánh, kiến nghị về Cục để xem xét,sửa đổi nhằm nâng cao tính thực tiễn của bản Quy định phòng cháy, chữa cháy,phòng nổ của ngành.
PHỤ LỤC
TIÊU CHUẨN TRANG BỊ SỐ LƯỢNGCÁC PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY TẠI CHỖ Ở KHO TÀNG
Tên gọi | Các phương tiện chữa cháy tại chỗ | |||||||||
Số TT | kho tàng | Đơn vị tính | Máy bơm nước chữa cháy | Bình | Bình | Nước chữa cháy m3 | Cát m3 | Chăn chiên | Thangtre | |
1 2 3 | Kho ô-tô Kho phụ tùngvật liệuthiết bị Kho thóc | Đến 100 đầu xe Từ 100 đến 300 đầu xe Từ 300 đến 500 đầu xe Trên 500 đầu xe Đến 500 m2 Từ 500 đến 1.000 m2 Trên 1.000 m2 Đến 1.000 T 5.000 T Trên 5.000 T | 1 2 3 4 1 2 2 1 1 2 | 20 40 70 100 25 50 75 10 20 50 | 20 50 70 100 25 55 75 10 25 50 | 100 150 150 200 100 150 200 50 100 150 | 5 7 10 15 5 5 7 3 5 5 | 15 20 25 30 10 10 15 10 20 25 | 5 7 10 15 5 5 7 5 10 20 |
Ghi chú:
1. Kho xăng dầu và tàu biển trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháynhư quy định chuyên ngành.
2. Tuỳ theo tính chất nguy hiểm cháy, nổ của hàng hoá trong kho mà trangbị phương tiện chữa cháy cho phù hợp...