UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Số: 25/2000/QĐ-UB |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẨNG
V/v Ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trưng ương Đảng khóa VIII
__________________
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Quyết định số 207/1999/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 1999 về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Thủ tướng Chính phủ;
- Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch thực hiện một số vân đề về tổ chức, bộ máy biên chế trong các cơ quan hành chính - sự nghiệp, DNNN thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quản lý theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VIII.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND thành phố, Trưởng ban
Ban Tổ chức chính quyền thành phố, Thủ trưdng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các quận,. huyện, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chủ tịch (Đã ký) Nguyễn Bá Thanh |
KẾ HOẠCH THựC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA VIII CỦA UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 25/ 2000/QĐ-UB ngày 13 tháng 3 năm 2000 của UBND thành phố Đà Nẵng)
_____________________
Để triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) MMột số vấn đề về tể chức bộ máy của hệ thổhg chính trị và tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc ngân sách Nhà nước; Quyết định số 207/1999/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 1999 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Thủ tưởng Chính phủ và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 7 của Thành ủy, Ưy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã nghiên cứu, quán triệt các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và thống nhất kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU
1- Quan điểm chỉ đạo:
Việc kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thông chính trị trong thời gian tới là nhằm từng bước nâng cao chất lượng trước hết là chất lượng chính trị của mỗi tổ chức cũng như của toàn hệ thốhg chính trị, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy, cơ chế vận hành, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng cán bộ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, cụ thể hóa nội dung và phương thức quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
2- Những nội dung chủ yêu:
* Tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính - sự nghiệp
- Bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phồ theo hướng quản lý tổng hợp trên nguyên tắc bảo đảm về sô lượng, tăng cường chất lượng để đú sức giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương cò hiệu lực hiệu quả đốì với mọi mặt hoạt động của các tổ chức, cá nhân và các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố, phân định rõ chức năng quản lý hành chính và quản lý sự nghiệp, tăng cường kết hợp quản lý ngành và quản lý lãnh thổ.
- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính gắn liền với việc thực hiện các Nghị quyết TW8 (khóa VII), Nghị quyết- TW3 (khóa VIII) và Nghị quyết TW6 (lần 2).
* Tổ chức lại căc cơ quan sự nghiệp, sự nghiệp kinh tế
- Đôi với các đơn vi sự nghiệp nói chung cần phân loại rõ các loại hình như sự nghiệp giúp cho công tác quản lý Nhà nước của ngành, sự nghiệp công cộng vì lợi ích xã hội, sự nghiệp dịch vụ công... từ đó có các chính sách, biện pháp quản ký phù hợp, loại nào cần tiếp tục củng cố duy trì, loại nào từng bước tiến hành xã hội hòa (theo Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ) và loại nào có thu và tự trang trãi được để đề ra các giải pháp quản lý, chính sách tài chính.
* Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)
Tiên hành soát xét đánh giá lại các DNNN, từng bước sắp xếp, ’kiện toàn củng cố mọi mặt để DNNN tiếp tục phát triển, đấy mạnh việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa, thực hiện việc chuyển giao bán, khoán, cho thuê, đò"i với các doanh nghiệp có điều kiện; kiên quyết xử lý, giải thể những doanh nghiệp hoạt động khồng có hiệu quả, thua lỗ kéo dàỉ, thất thoát tài sản, tiền vốn của Nhà nước. Tổ chức việc xếp hạng DNNN theo hướng dẫn của TW.
* Thực hiện việc giảm biên chế hành chính ở các cơ quan quản lý Nhà nước, biên chế gián tiếp trong các đơn vị sự nghiệp, doanh nghỉệp Nhà nước trên cơ sở xác định nộ ỉ dung và khối lượng công việc cụ thể và tiêu chuẩn các chức danh, cơ cấu cán bộ, công chức hợp lý nhằm xây dựng một dội ngũ cán bộ, công chức của thành phố thực sự có đầy đủ phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đáp ứng yêu cầu phục vụ cho nhân dân.
- Thực hiện chính sách giải quyết chế độ cho người dôi ra sau khi sắp xếp tinh giảm biên chế theo các văn bản của TW, riêng ở địa phương có chính sách, cơ chế phù hợp nhằm động viên khuyến khích số lao động dôi dư sau sắp xếp có điều kiện về việc làm và ổn định cuộc sông.
* Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) trên cơ sở Chương trình hành động của Thành ủy Đà Nẵng nhằm kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện, cán bộ xã, phường, DNNN, đơn vị sự nghiệp, sự nghiệp kinh tế, tăng cường chất lượng hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh.
II- CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG CỤ THỂ
1- Về tổ chức bộ máy:
a) Tiến hành rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước trực thuộc UBND thành phố, trên cơ sở đó hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy. Việc rà soát dược thực hiện theo những nội dung sau đây:
- Xác định rõ chức năng quản lý Nhà nước của từng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND thành phố (dưới đây gọi chung là Sở) kể cả quản lý Nhà nước và chỉ đạo hoạt động sự nghiệp trong phạm vi toàn thành phố;
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Sở phải tập trung chủ yếu vào công tác quản lý Nhà nước, từng cấp, từng cơ quan mạnh dạn giao quyền và phân cấp cụ thể, rõ ràng cho cấp dưới và xác đinh chế đô trách nhiệm cao.
- Khắc phục những chồng chéo, trùng lặp trong chức năng, nhiệm vụ giữa Sở vđi các Sở, Ngành khác, bảo đảm một công việc chỉ đạo do một Sở chủ trì thực hiện, tránh tình trạng một công việc mà nhiều Sở cùng chịu trách ựỊiiệm, dồng thời bổ sung những lĩnh vực, những nhiệm vụ còn bỏ sót hoặc các nhiệm vụ phát sinh theo yêu cầủ quản lý mới cho cơ quan chuyên môn cụ thể đảm nhận.
- Quy định cụ thể sự chỉ đạo, điều hành của UBND thành phcT đối với Sở, quận, huyện và mốì quan hệ phôi hợp giữa các Sở với nhau và giữa Sở với UBND quận, huyện trong việc thực hiện chức năng, nhỉệm vụ chung của bộ máy quản lý hành chính Nhà nước từ thặnh phc) đến quận, huyện.
- Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm tập thể của tổ chức và thẩm quyền trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu tổ chức trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ và quyền hạn phải tương xứng, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính.
- Từng Sở, ngành, quận, huyện và đơn vị phải xây dựng quy chế hoạt động, quy chế giải quyết công việc với tổ chức, công dân gắn với công tác cải cách hành chính, đặc biệt trong khâu thủ tục hành chính.
b) Tiến hành rà soát, sắp xếp tổ chức, bộ máy bên trong các Sở và các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND quận, huyện:
Đây là tiền đề nhằm để xác lập bộ máy của Sở, UBND quận, huyện, do vậy, yêu cầu chung là phải trên cơ sở xác định rồ và đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức, điều chỉnh cơ câu tổ chức bộ máy bên trong cơ quan cũng như các đơn vị trực thuộc Sở, UBND quận, huyện cho hợp lý, bảo đảm hoạt động có hiệu quả, giảm những đơn vị không thật cần thiết và những đơn vị lập ra không đúng theo quy định của Nhà nước.
Nguyên tắc chỉ đạo việc rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy của các Sở, UBND quận, huyện và các đơn vị là:
- Định rõ các nội dung và khôi lượng công việc thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND quận, huyện bao gồm việc nghiên cứu các chủ trương chính sách của cấp trên để xây dựng chính sách, chế độ quản lý, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác giám sát, thẩm định, thanh tra, kiểm tra thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của các Sở, UBND quận, huyện.
- Chức năng, nhiệm vụ, khôi lượng công việc đến đâu thì lập tổ chức thích hợp đến đó hướng vào tinh gọn bộ máy, các Phòng, ban chuyên môn phải đủ biên chế (tôl thiểu phải có người lãnh đạo và người chịu sự lãnh đạc). Các tổ chức sự nghiệp phục vụ công tác quản lý Nhà nước phải được UBND thành phố cho phép.
- Từ nay cho đến khi hoàn thành việc xây dựng đề án tổ chức, bộ máy nói chung không lập thêm các Ban, Phòng, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, UBND quận, huyện. Trong trường hợp thật cần thiết phải thành lập thì phải có quy định, hướng dẫn của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và cơ quan quản lý chuyên ngành câp trên.
- Đối với các DNNN đánh giá một cách toàn diện sau khi kiểm kê tài sản, đẩy mạnh công tác đổi mới doanh nghiệp, đặc biệt trong việc cổ phần hóa, thực hiện chuyển giao, bán, khoán, cho thuê đối với các đơn vị có vốn pháp định thấp, đôl với các đơn vị làm ăn thua lỗ kéo dài từ 3 năm trở lên nhưng không có hướng khắc phục, kiên quyết chuyển đổi hình thức sở hữu, bố trí lại cán bộ chủ chốt hoặc giải thể không để kéo dài.
2- Về biên chế:
Thực hiện việc tinh giảm biên chế ở các cơ quan hành chính sự nghiệp và hành chính trong các doanh nghiệp Nhà nước theo các nguyên tắc:
- Không theo tỷ lệ bình quân nhưng phải phấn đấu đến cuối năm 2000 giảm khoảng 15% tổng biên chế hiện nay theo mục tiêu chung của Đảng và Chính phủ.
- Đối với DNNN phải giảm tôi đa lực lượng lao dộng gián tiếp để chuyển sang khu vực trực tiếp sản xuất kinh doanh.
- Mức biên chế của từng Sở, quận, huyện phải dựa trên cơ sở khôi lượng công việc cụ thể, cơ cấu bộ máy, cán bộ và tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, tăng cường năng lực để bảo đảm biên chế được ổn định lâu dài. Từ nay cho đến khi xác định xong phương án tinh giảm biên chế các cơ quan, đơn vị vẫn thực hiện biên chế theo Thông báo số 400/TCCP /TCBC ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.
-Phân định rõ biên chế trong các cơ quan hành chính với biên chế trong các đơn vị sự nghiệp, sự nghiệp kinh tế, đơn vị dịch vụ hành chính công, có biện pháp chỉ đạo giảm biên chế phù hợp với từng loại tổ chức. Chuyển các đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động tự trang trải, từng bước chuyển số biên chế sự nghiệp trong các đơn vị hoạt động có thu ra khỏi quỹ lương thuộc ngân sách Nhà nước.
- Chỉ đạo thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Chính phủ dôi với việc tinh giảm biên chế. Xây dựng và ban hành các chính sách cụ thể của thành phố để khuyên khích tạo điều kiện thực hiện có kết quả việc tinh giảm biên che' như chính sách trợ cấp cho cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi quy định, thôi việc, chuyển công tác hoặc chuyển hẳn ra khỏi biên chế Nhà nước, chính sách cử đi đào tạo, bồi dưỡng để bố trí lại... theo hướng bảo đảm ổn định đời sông của cán bộ, công chức sau khi sắp xếp.
- Tiến hành xây dựng Đề án khoán biên chế và khoán chi phí hành chính. Thí điểm thực hiện việc khoán biên chế và khoán chi phí hành chính tại một số Sở có chức nàng, nhiệm vụ ổn định để rút kinh nghiệm, tiêli đến thực hiện diện rộng sau năm 2001.
- Chỉ đạo xây dựng Đề án thí điểm và từng bước mở rộng việc xã hội hóa các dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao theo tinh thần Nghị định 73/1999/NĐ ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ. Cùng với quá trình mở rộng xã hội hóa, các ngành nói trên, tiếp tục nghiên cứu chuyển và cho phép các thành phần kinh tế tham gia vào các dịch vụ công cộng mà trước đây do Nhà nước đảm nhận.
3- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:
- Cụ thể hóa hơn nữa công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiêu chuẩn cán bộ, công chức theo tinh thần Pháp lệnh cán bộ, công chức.
- Nâng cao hơn nữa năng lực hành chính của cán bộ, công chức, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác văn phòng, quản lý, từng bước chuyên môn hóa, hiện đại hóa.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, trong DNNN, xây dựng chế độ khen thưởng, kỷ luật nhằm động viên sức mạnh tổng hợp của tập thể cán bộ, công chức và cá nhân của mỗi người trong việc xây dựng cơ quan đơn vị vững mạnh.
- Xây dựng chế độ trách nhiệm của từng loại cán bộ, công chức từ lãnh đạo đến nhân viên thừa hành.
III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Giao Ban Tổ chức chính quyền thành phố chủ trì phôi hợp với các ngành có liên quan giup UBND thành phố hướng dẫn việc tổ chức thực hiện bản Kế hoạch và theo dõi tổng hợp đê án của các đơn vị để báo cáo UBND thành phố thông qua và trình Thường vụ Thành ủy vào cuối quý II năm 2000.
- Giao Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện, Giám đốc các đơn vị trực thuộc và DNNN tiên hành thực hiện các nội dung liên quan ở phần II để báo cáo UBND thành phố vào tháng 4-2000.
- Giám đổc các Sở, Chủ tịch UBND các quận, huyện thuộc thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp ngành, địa phương mình tiến hành rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, xác định biên chế cần thiết của ngành, địa phương mình tổng hợp và xây dựng Đề án trình UBND thành phố theo đúng yêu cầu nội dung, tiến độ thời gian quy định.
- Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền thành phố, Chánh Vàn phòng UBND thành phố có trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho UBND thành phố.
Các ngành, địa phương trực thuộc UBND thành phố trong quá trình thực hiện kế hoạch này cần tiếp tục thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính, mở rộng cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực; cải tiến quy trình chuẩn bị và thông qua văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố và của UBND các cấp; cải tiến lề lôi làm việc, phân định rõ trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cơ quan, địa phương, làm cho cơ quan hành chính Nhà Iiước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Chủ tịch |
(Đã ký) |
Nguyễn Bá Thanh |